Cau37-38

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

37- Làm thế nào để giữ cân bằng giữa hợp tác và cạnh tranh trong liên minh chiến lược?

Sự liên minh luôn bao gồm lợi ích và rủi ro. Theo nghĩa thông thường, liên minh chính là sự thỏa hiệp giữa các đối tượng tham gia để đạt được sự kết hợp tốt nhất. Cái giá đắt nhất và sự mạo hiểm nhất là khi các nhà quản lý xem sự liên minh như là sự thay thế hoàn toàn cho chính công ty của họ trong môi trường hội nhập quốc tế. Trong nhiều trường hợp, những nhà quản lý giàu kinh nghiệm thường xem sự liên minh như một chỗ dựa dài hạn để giúp họ tránh khỏi những cam kết thực tế. Tin tưởng quá mức vào sự liên minh để học hỏi, xây dựng và đưa ra một nguồn lợi ích mới của sự cạnh tranh có thể là một sai lầm nghiêm trọng. Mặt khác, sự cẩn thận khi đưa ra và ứng dụng chiến lược liên minh có thể giúp các công ty thu được nhiều lợi ích quan trọng và tránh bớt được những rủi ro liên quan.

Dưới đây là một vài hướng dẫn cơ bản mà nhà quản lý có thể dùng để thiết kế việc liên minh một cách hiệu quả để bảo vệ và mở rộng khả năng đặc biệt của công ty mình và để giữ được cân bằng giữa hợp tác và cạnh tranh:

Hiểu về nền tảng kiến thức và kỹ năng của một công ty

Một bước quan trọng nhất chuẩn bị cho một liên minh là hiểu được kiến thước và kỹ năng của công ty đóng vai trò như thế nào với lợi thế cạnh tranh. Bằng cách biết được những kỹ năng nào thiết yếu đối với tương lai của công ty, các nhà quản lý có thể xác định phạm vi, các mục tiêu và các giới hạn cho việc hợp tác với một đối tác. Trước hơn hết, các công ty phải hiểu các khả năng đặc biệt của họ góp phần như thế nào đến xây dựng lợi thế cạnh tranh. Các khả năng đặc biệt của một công ty nằm ở nền tảng cho việc học và áp dụng những công nghệ mới, những kỹ năng cỗi lõi cái mà được biết thành các sản phẩm mới. Tuy nhiên, làm việc với liên minh đối tác sẽ bộc lộ ra những kỹ năng nòng cốt cũng như các khả năng đặc trưng của công ty mình.

Lựa chọn các đối tác bổ sung

Các công ty cần phải cẩn thận khi chọn đối tác liên minh. Các liên minh có thể làm cho công việc dễ dàng hơn và giảm thiểu rủi ro nếu hai hãng cùng hợp tác trong một dự án mà dự án đấy không phải là nguồn chủ chốt mang lại lợi ích cho họ, hoặc nếu họ hợp tác trong một thị trường nơi mà lợi ích của họ không ảnh hưởng lẫn nhau. Các đối tác có sản phẩm, dịch vụ, công nghệ, kỹ năng tương tự nhau được thiết kế cho thị trường hoặc khu vực giống nhau thường tự tìm ra cách cạnh tranh với các đối thủ khác một cách nhanh hơn. Sự phát triển này xuất hiện khi các hãng nhận ra rằng mục tiêu dài hạn của họ có thể có cùng hướng trong tương lai, đặc biệt là nếu như có sự khác biệt giữa công nghệ và công nghiệp trở nên không rõ ràng. Nhìn chung, các hãng cạnh tranh trong cùng một khu vực hoặc thị trường tương tự thường tìm các đối tác sẽ trở thành các đối thủ tiềm năng bởi vì những hoài bão cá nhân của từng người có thể dẫn đến mong muốn hợp tác. Do đó, các hãng có kỹ năng về công nghệ phụ trợ hoặc có thế mạnh về thị trường phụ trợ tại các khu vực khác có thể là đối tác tốt hơn bởi vì giảm thiểu sự cạnh tranh trực tiếp trong sản phẩm và thị trường cuối cùng. Liên minh Nestle và Coca-Cola là ví dụ về mối liên hệ hỗ trợ. Nestle có một phần nhỏ lợi ích trong việc thâm nhập thị trường đồ uống có ga. Coca-Cola cũng có một phần trong mảng thị trường cà phê. Tuy vậy, cả hai hãng vẫn được lợi từ việc sử dụng các kênh phân phối và các chương trình marketing của nhau. Hai đối tác cũng tăng cường khả năng cạnh tranh trong từng thị trường riêng.

Duy trì liên minh nhân sự dài hạn

Học hỏi và ứng dụng công nghệ và kỹ năng mới đòi hỏi thời gian và sự kiên nhẫn. Do vậy, có sự bắt buộc trong mối quan hệ lâu dài giữa các nhà quản lý. Bước này nhằm đảm bảo rằng thời kỳ "thai ngén" phải đủ cho việc học hỏi và hiểu nhau một cách hiệu quả. Kết quả là các nhà quản lý của Mỹ thường nhận được những bài học rằng: làm việc ở các chi nhánh thường kém hiệu quả hơn làm việc ở trụ sở chính. Thông thường, các chi nhánh thường xa so với trụ sở chính, do vậy cần thiết phải có mối liên hệ lâu dài với các nhà quản lý để làm việc hiệu quả.

38- Ý nghĩa của việc xây dựng "tổ chức học tập" trong doanh nghiệp.?

Xây dựng "Tổ chức học tập" Trong doanh nghiệp được xem là yếu tố giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển được trong môi trường kinh doanh, cạnh tranh toàn cầu luôn thay đổi mạnh mẽ và chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro bất ngờ.

Để xây dựng "Tổ chức học tập" đạt hiệu quả thì Doanh nghiệp cần tiến hành xây dựng theo sáu nhóm yếu tố, đó là: Luân chuyển cán bộ; Đào tạo cán bộ; Phân quyền hợp lý; Đa dạng các thử nghiệm; Cởi mở và tiếp nhận các ý tưởng; Khoan dung với thất bại. Sáu nhóm yếu tố trong "Tổ chức học tập" này có ý nghĩa quyết định sự phát triển và thành công của Doanh nghiệp:

Luân chuyển cán bộ: Giúp các nhân viên bộc lộ được những kinh nghiệm, kỹ năng, năng lực chuyên môn, điểm mạnh và quan điểm đã được hình thành ở những vị trí công tác trước đó. Thông qua việc luân chuyển, nhà quản lý có thể phát hiện ra những nhân viên giỏi để phân việc phù hợp đồng thời tạo cho nhân viên phản ứng nhanh với công việc khi môi trường thay đổi cũng như xây dựng các mối quan hệ hợp tác giữa các bộ phận trong Doanh nghiệp.

Đào tạo cán bộ: Tạo lên mối quan hệ tin tưởng, gắn kết giữa người lao động và người sử dụng lao động đồng thời những khoá huấn luyện và phát triển định kỳ sẽ giúp cho các nhà quản lý và các nhân viên học được những kỹ năng mới và từ đó giảm nỗi lo sợ đồng thời giảm sự phản đối với sự thay đổi của Doanh nghiệp.

Phân quyền hợp lý: Phân quyền khuyến khích nhà quản lý và người lao động cùng tham gia quá trình ra những quyết định đồng thời việc phân quyền nhằm phát triển năng lực làm việc và nâng cao tính cộng đồng cho nhân viên trong Doanh nghiệp.

Đa dạng các thử nghiệm: Giúp Doanh nghiệp phát triển, nâng cao tính cạnh tranh, thông qua việc thử nghiệm Doanh nghiệp sẽ lựa chọn được các công nghệ, sản phẩm, hoạt động quản lý, vv phù hợp theo định hướng và mục tiêu của Doanh nghiệp.

Cởi mở và tiếp nhận các ý tưởng: Sẵn sàng lắng nghe những ý tưởng mới lạ nhằm lựa chọn ý tưởng đồng thời kết hợp với sự nỗ lực của nhà lãnh đạo doanh nghiệp có thể sẽ tìm được bước đột phá cho sự phát triển của Doanh nghiệp.

Khoa dung với thất bại: Thất bại được coi là quá trình học hỏi và phát triển con người đồng thời kiến thức có được từ những thất bại sẽ trở thành những công cụ trong việc phát triển công nghệ mới, sản phẩm mới, phương thức quản lý mới, vv.

Vậy, trong xu hướng hội nhập toàn cầu việc xây dựng "Tổ chức học tập" phải trở thành định hướng chiến lược của Doanh nghiệp, tổ chức cũng như mỗi cá nhân, muốn tồn tại thì phải học, học để sống tốt hơn như Lênin đã nói "Học, học nữa, học mãi".

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro