cau3tthcm

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nội dung 3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

a) Về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội

+ Mục tiêu chung, đó là độc lập cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân. Tôi chỉ có một ham muốn…. Chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. Hoặc không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân. Đây là mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội theo quan niệm của Hồ Chí Minh đã khẳng định tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội so với các chế độ đã tồn tại trong lịch sử là chỉ ra nhiệm vụ giải phóng con người một cách toàn diện.

Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là lâu dài, Hồ Chí Minh cho rằng: “chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta….”, Hồ Chí Minh đã đề cập đến các mục tiêu cụ thể như:

+ Mục tiêu chính trị: Xuất phất từ việc xem chủ nghĩa xã hội là một lý tưởng chính trị - xã hội, là phong trào hiện thực là xu thế tất yếu nhằm giải phóng những người lao động ở các nước tư bản và thuộc địa. Cho nên, chế độ chính trị mà chúng ta xây dựng là chế độ dân chủ, do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước là của dân, do dân và vì dân.

+ Mục tiêu kinh tế: Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công-nông nghiệp hiện đại, khoa học - kỹ thuật tiên tiến, bóc lột bị xoá bỏ dần, cải thiện đời sống. Kết hợp các lợi ích. Sinh thời C. Mác từng khẳng định xây dựng chủ nghĩa xã hội về thực chất là có tính chất kinh tế.

+ Mục tiêu văn hoá - xã hội: văn hoá là mục tiêu cơ bản, xoá mù chữ, phát triển nghệ thuật, thực hiện nếp sống mới, nâng cao dân trí…xây dựng một nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, kết tinh và kế thừa những giá trị của nhân loại, nhưng vẫn bảo tồn và phát huy được bản sắc văn hóa và những truyền thống nghìn năm văn hiến của dân tộc nhằm biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc. Theo Hồ Chí Minh không có văn hóa, thiếu tri thức, dân tộc sẽ mất đi độc lập tự cường, tự chủ và vì vậy văn hóa không chỉ là động lực mà còn là mục tiêu lớn của cách mạng.

+ Mục tiêu con người(quan hệ xã hội): Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của nhân dân. Do đó, nếu không có con người thì sẽ không có chủ nghĩa xã hội.

Trước hết, để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Đó là con người có lý tưởng xã hội chủ nghĩa, đấu tranh cho lý tưởng của chủ nghĩa xã hội. Con người biết hy sinh lợi ích các nhân vì tập thể. Ở giai đoạn giải phóng dân tộc về chính trị, quyền lợi dân tộc và quyền lợi các giai cấp là thống nhất(nhất trí). Sang giai đoạn giải phóng dân tộc về mặt kinh tế thì quyền lợi chính trị là thống nhất, nhưng quyền lợi kinh tế của các giai cấp lai không đồng nhất, thậm chí có khi lại còn mâu thuẫn. Muốn có sự nhất trí về quyền lợi chính trị và quyền lợi kinh tế đòi hỏi phải có thời gian để dần dần tạo ra trong nhận thức của mỗi người, mỗi giai cấp cách mạng về lực lượng xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thứ hai, con người xã hội chủ nghĩa phải luôn gắn tài năng với đạo đức. Người quan niệm: Có tài mà không có đức là hỏng. Có đức mà không có tài thì không thể làm việc được.

b) Về động lực của chủ nghĩa xã hội

+ Phát huy các nguồn động lực về vật chất và tư tưởng cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội: vốn, khoa học công nghệ, con người (năng lực của con người); trong đó lấy con người làm động lực quan trọng và quyết định. “chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được với sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu người”. Nòng cốt là công – nông – trí thức.

Phát huy động lực con người trên cả hai phương diện: cộng đồng và cá nhân. Phát huy động lực của cộng đồng là phát huy sức mạnh của khối  đại đoàn kết - động lực chủ yếu để phát triển đất nước. Phát huy sức mạnh của cá nhân trên cơ sở kích thích hành động gắn liền với lợi ích vật chất chính đáng của người lao động; “phải chăm nom đến chỗ ăn, chỗ ở, việc làm của nhân dân”. “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi. Nếu dân rét, Đảng và Chính phủ có lỗi”.

Hồ Chí Minh coi trọng động lực về kinh tế, phát triển sản xuất, kinh doanh, giải phóng mọi năng lực sản xuất, làm cho mọi người, mọi nhà trở nên giàu có, ích quốc lợi dân, gắn liền với phát triển kinh tế - kỹ thuật, kinh tế - xã hội. Tác động cả về chính trị và tinh thần trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động và ý thức làm chủ, Hồ Chí Minh cũng quan tâm đến văn hoa, khoa học, giáo dục. Đó là những động lực bên trong, tiềm tàng của sự phát triển. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng nhất là trong vấn đề thực hiện công bằng xã hội phải theo nguyên tắc: không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng. Tránh bình quân, Bác nêu khẩu hiệu 3 khoán và 1 thưởng. Thưởng phạt công minh. Khoán là một điều kiện của chủ nghĩa xã hội…. Sử dụng vai trò điều chỉnh các nhân tố tinh thần khác như: văn hoá, đạo đức, pháp luật đối với hoạt động của con người. Đó là những động lực bên trong quan trọng.

Ngoài ra Hồ Chí Minh còn nêu các động lực bên ngoài như kết hợp với sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, sử dụng những thành quả khoa học kỹ thuật thế giới.

+ Nét độc đáo trong phong cách tư duy Hồ Chí Minh là chỉ ra yếu tố kìm hãm, triệt tiêu nguồn lực vốn có của chủ nghĩa xã hội. Đó là các lực cản:

Căn bệnh thoái hoá, biến chất của cán bộ;

Chống chủ nghĩa cá nhân; Bác coi đó là  kẻ thù hung ác của CNXH.

Chống tham ô lãng phí; Bác coi đó là bạn đồng minh của thực dân phong kiến.

Chống bè phái mất đoàn kết nội bộ; chống chủ quan, bảo thủ, giáo điều; chống lười biếng... Theo Bác các căn bệnh trên sẽ phá hoại đạo đức cách mạng, làm suy giảm uy tín và ngăn trở sự nghiệp cách mạng của Đảng, Bác gọi đó là giặc nội xâm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro