cau4 hmt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 4: Trình bày sự ô nhiễm khí quyển do các khí: CO, SO2, NOx gây ra?

*) Khí CO:

- Nguồn phát sinh CO:

. Do đốt cháy không hoàn toàn nguyên liệu hoá thạch như than, dầu, một số hợp chất hữu cơ khác:

. Trong quá trình luyện gang, ở nhiệt độ cao, CO2 cũng phản ứng với các chất chứa cacbon: 

. Sự phân huỷ CO2 ở nhiệt độ cao chủ yếu do hoạt động của con người:

                

     . Quá trình hoạt động tự nhiên của núi lửa, sự thoát ra của khí tự nhiên, sự phóng điện khi xảy ra giông bão, quá trình nảy mầm của hạt giống

       - Tác hại:

. Đối với con người và động vật: Do Hemoglobin (Hb) trong máu có ái lực mạnh đối với CO hơn là đối với O2 nên xảy ra phản ứng:

Phản ứng này làm mất khả năng vận chuyển oxi của Hemoglobin có trong máu.­

*) Khí SO2:

- Nguồn phát sinh: Chủ yếu là do quá trình đốt cháy các nhiên liệu có chứa lưu huỳnh, các quá trình tinh chế dầu mỡ, luyện kim, tinh luyện quặng đồng, sản xuất xi măng và giao thông vận tải. Khí SO2 là khí gây ô nhiễm không khí điển hình.

- Tác hại:

. Khí SO2 gây ô nhiễm khí quyển, làm hại đến sức khoẻ con người (chủ yếu qua đường hô hấp), làm giảm độ bền của các nguyên vật liệu, gây ra hiện tượng mưa axit...

. Hơi axit H2SO4 gặp lạnh ngưng tụ thành mù axit. Chúng tồn tại lơ lửng trong không khí hoặc hấp thụ thêm hơi nước tạo thành những giọt axit loãng . đó là nguyên nhân chủ yếu gây đến mưa axit

. SO2 nặng hơn không khí nên thường ở lớp không khí ở sát mặt đất, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con ngườivà sinh vật. SO2 tan trong nước nên rất dễ gây phản ứng với các cơ quan tiêu hoá của con người và động vật.

. Ở nồng độ thấp, SO2 gây sưng niêm mạc, khi hàm lượng cao sẽ gây khó thở, ho, viêm loét đường hô hấp. Khi có thêm khí SO3 thì tác hại gây ra mạnh hơn, gây co thắt phế quản và ở nồng độ cao có thể dẫn đến tử vong.

. SO2 cũng gây độc cho thực vật, gây bệnh vàng lá, ăn mòn kim loại, làm giảm độ bền của các vật liệu vô cơ, hữu cơ, làm bạc màu các tác phẩm nghệ thuật. Không khí ô nhiễm SO2 dễ tạo thành mù, làm giảm tầm nhìn gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông.

*) Khí NOx: có 3 loại oxit thường được bắt gặp trong khí quyển: N2O, NO và NO2.

- Nguồn phát sinh: đốt cháy nguyên liệu hoá thạch ở nhiệt độ cao, quá trình oxi hoá nitơ trong khí quyển do hoạt động của núi lửa, hiện tượng sấm sét, các quá trình sản xuất hợp chất chứa nitơ. Đặc biệt, NOx được hình thành ở quá trình trong buồng đốt của động cơ đốt trong.

- Tác hại:

. Khí NO: gây nguy hiểm vì nó tác dụng với hồng cầu trong máu, làm giảm khả năng vận chuyển oxi của máu.

. Khí NO2: là khí rất độc,rất dễ hấp thụ bức xạ tử ngọai, dễ hòa tan vào nước và tham gia phản ứng quang hóa, gây mưa axit thiệt hại cây cối mùa màng; Có tính kích thích niêm mạc, tạo thành axit qua đường hô hấp hoặc hòa tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hóa, sau đó vào máu. Ơ hàm lượng 15-50ppm gây nguy hiểm cho tim phổi gan

. Khí N2O: bền trong không khí, vận chuyển tới những tầng trên của khí quyển, nó sẽ tác dụng một cách chậm chạp với oxi nguyên tử.

Các khí NOx nói chung còn làm phai màu thuốc nhuộm, làm hư hỏng vải và gây ăn mòn kim loại.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro