cau5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 5. Cấp phối đá dăm CPĐD

-          Làhỗnhợpvậtliệu đádạnghạt cóthànhphầnhạttuânthủnguyênlýcấpphốiliêntục.

-          CPĐD dùnglàmmóngđườngđượcchialàmhailoại:

Loi  I  :làcấpphốihạtmàtấtcảcáccỡhạtđượcnghiềntừ đánguyênkhai.

LoiII :làcấpphốihạtđượcnghiềntừđánguyênkhaihoặcsỏicuội,trongđócỡhạtnhỏhơn2,36 mm có thể là vật liệu hạt tự nhiên không nghiền nhưng khối lượng không  vượt quá 50% khốilượngCPĐD.KhiCPĐDđượcnghiềntừsỏicuộithìítnhất75%sốhạttrênsàng9,5mmphảicótừ haimặtvỡ trởlên.

-          Phạm vi sử dụng:

·         CPĐDloạiI:đượcsửdụnglàmlớpmóngtrên(vàmóngdướitrêncơsởxemxétyếutốkinhtế,kỹ thuật)củakếtcấuáođườngmềmcótầngmặtloạiA1,A2.

·         CPĐDloạiII:đượcsửdụnglàmlớpmóngdướicủakếtcấuáođườngcótầngmặtloạiA1vàlàmlớp móngtrênchotầngmặtloạiA2.

-          Ưu nhược điểm:

Ưu điểm

·         Cường độ khá cao : E=250-300MPa với CPĐD loại I và 200-250 với CPĐD loại II.

·         Có thể cơ giới hóa toàn bộ từ khâu sản xuất đến thi công.

·         Ổn đinh với lực đẩy ngang (đá ít bị bong bật) và đỡ tốn công lu hơn mđ đá dăm nước.

             Nhược điểm

·         Rất dễ phân tầng trong thi công.

·         Yêu cầu vật liệu cao, đòi hỏi CN hiện đại => giá thành tương đối cao.

·         Dễ bị bào mòn dưới tác dụng của tải trọng bánh xe, sinh bụi khi trời khô hanh, khi trời mưa thì thành phần đất dính bị rửa trôi làm đá bong bật sinh ra các ổ gà làm mặt đg hỏng, kém bằng phẳng..

·         Kém ổn định với nước hơn so với mđ đá dăm nước. Tuy nhiên, nếu lu lèn chặt khả năng ổn định đối với nước cũng tương đối cao.

-          Trình tự thi công:

·         Chuẩn bị vật liệu theo đúng yêu cầu về thành phần hạt và các chỉ tiêu cơ lý.

·         Chuẩn bị mặt bằng thi công :Thi công lòng đường  và thi công móng đường đúng với yêu cầu thiết kế. Nếu là móng, mặt đường cũ phải tiến hành vá ổ gà, bù vênh trước (nếu bù vênh =CPĐD thì chiều dày bù vênh ≥ 3Dmax)

·         Vận chuyển CPĐD đến hiện trường bằng máy rải hoặc máy san tùy theo biện pháp thi công.

·         San rải:

o   Dùng máy rải (có thể dùng máy san với CPĐD loại II khi đc tư vấn giám sát chấp nhận trên cơ sở có các biện pháp phân tầng vật liệu)

o   Bề dày 1 lớp sau lu lèn chặt  ≤ 18cm (15cm) với lớp móng dưới (trên)

o   Trong suốt quá trình, phải thường xuyên kiểm tra độ bằng phẳng, in, id, độ đồng đều của vật liệu…

·         Lu lèn:

o   Đảm bảo lu ở Wtt gần Wop với sai số 2%.

o   Quyết định loại lu, số lần lu yêu cầu…sau khi thi công thí điểm, tham khảo:

-          Lu sơ bộ: lu bánh sắt 6-8T, n=3-4

-          Lu lèn chặt: lu rung bánh sắt 8-10T, n=8-10

                    lu bánh lốp 1,5-4T, n=20-25

-          Lu phẳng: lu bánh sắt 8-10T

o   Ngay sau lu lèn sơ bộ, phải thg xuyên kiểm tra độ bằng phẳng, in, id, độ đồng đều của vật liệu.. để kịp thời phát hiện các vị trí bất thường (hiện tượng lồi lõm, phân tầng..) để xử lí kịp thời.

·         Bảo dưỡng và làm lớp nhựa tưới thấm bám

o   Thường xuyên giữ W trên mặt lớp móng để trách cho các hạt mịn bị gió thổi. Ko cho xe cộ đi lại trên lớp móng khi chưa tưới nhựa thấm bám để tránh bong bật.

o   Tiến hành tưới nhựa thấm bám, chú ý tuân thủ theo đúng quy trình kỹ thuật.

o   Nếu phải đảm bảo giao thông, ngay sau khi tưới, phải phủ một lớp đá mạt 0,5x1cm với định mức 10±1lit/m2 và lu nhẹ khoảng 2-3 lần/điểm.

-Công tác kiểm tra, nghiệm thu:

·         Chất lượng vật liệu: trước khi vận chuyển (cứ 3000m3 lấy 1 mẫu) và khi tập kết tại chân CT trc khi đưa vào sử dụng (cứ 1000m3 lấy 1 mẫu) sao cho đạt các yêu cầu trên vật liệu.

·         Chất lượng thi công:

o   Cứ 200m3 vật liệu/1ca thi công tiến hành lấy mẫu TN thành phần hạt, W

o   Kiểm tra độ phân tầng của vật liệu bằng mắt

o   Cứ 800m2 kiểm tra độ chặt tại 1 điểm ngẫu nhiên bằng pp rót cát.

o   Các yếu tố hình học, độ bằng phẳng:

TT

Chỉ tiêu kiểm tra

Phương thức kiểm tra

Giới hạn cho phép

Mật độ kiểm tra

Móng dưới

Móng trên

1

Cao độ

Dựa trên số liệu đo cao tại tim và mép của lớp móng

-10mm

-5mm

Cứ 40-50 m với đoạn thẳng, 20-25m với đoạn tuyến cong bằng hc đứng đo 1 trắc ngang

2

Độ dốc ngang

±0,5%

±0,3%

3

Chiều dày

Dựa trên số liệu đo cao đạc tại cùng 1 vị trí thước và sau khi thi công lớp CPĐD

±10mm

±5mm

4

Bề rộng

Thước thép

-50mm

-50mm

5

Độ bằng phẳng

Thước 3m

≤10mm

≤5mm

Cứ 100m đo 1 vị trí

*Các chú ý khi thi công*

- Trong quá trình bốc, xúc, vận chuyển, san rải vl phải tìm mọi biện pháp chống phân tầng cho CPĐD:

·         Khi xúc vl lên xe ô tô, phải dùng máy xúc, máy xúc lật, ko đc dùng lưỡi ủi để ủi cấp phối lên xe. Khi dùng thủ công thì dùng sọt để chuyển lên xe, ko dùng xẻng hất vl lên xe.

·         Chiều cao của đáy thùng của xe tự đổ chỉ đc cao hơn mặt đổ tối đa 0,5m.

·         Nếu dùng máy san để rải cấp phối, phải bố trí công nhân lái máy lành nghề và công nhân phụ theo máy(để kịp thời phát hiện và xử lý hiện tượng phân tầng)

·         Trong quá trình san rải, nếu thấy có hiện tượng phân tầng, gợn sóng hc những dấu hiệu ko thích hợp thì phải tìm các biện pháp khắc phục ngay, riêng htg phân tầng thì phải xúc đi thay cấp phối mới. Cấm ko đc bù phụ các hạt và trộn tại chỗ.

-Trong suốt quá trình bốc, xúc, vận chuyển, san rải, đặc biệt trc khi lu lèn phải đảm bảo Wtt=Wop±2%

- Trước khi tiến hành thi công đại trà, phải tiến hành thi công thí điểm để rút ra các thông số cần thiết: sơ đồ vận hành máy san, máy rải, khoảng cách các đống vật liệu, hệ số lu lèn, chiều dày tối ưu của lớp thi công, sơ đồ lu lèn của mỗi loại lu, vân tốc lu, số lượt lu yêu cầu…Công tác thi công thí điểm phải được thực hiện trong các TH sau:

·         Trước khi thi công đại trà

·         Khi có sự thay đổi về thiết bị thi công chính như máy san, rải, máy lu

·         Khi có sự thay đổi về nguồn cung cấp vl hoặc loại vl.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro