Câu5,6 HP

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cau 5: Quá trình hình thành và phát triển của Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ.

-quá trình phát triển của hiến pháp trong xã hội tư sản

Hiến pháp được hình thành cùng với cuộc cách mạng tư sản, là sản phẩm của cách mạng tư sản. Trong cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm chống lại chế độ phong kiến, chống lại quyền lực vô hạn của vua, chúa phong kiến. Để tập hợp lực lượng, giai cấp tư sản đã đưa ra yêu cầu phải xây dựng Hiến pháp nhằm để hạn chế hoặc xoá bỏ quyền lực vô hạn của vua chúa phong kiến. Hình thức hạn chế hoặc xoá bỏ quyền lực được thực hiện bằng cách: xoá bỏ chính thể quân chủ để xây dựng chính thể cộng hoà hoặc chỉ hạn chế quyền lực của nhà vua bằng cách áp dụng hình thức chính thể quân chủ hạn chế.

Giai cấp tư sản tiếp tục phục hưng những tư tưởng phân quyền đã được nêu lên trong thời kỳ cổ đại, phát triển chúng thành những học thuyết phân quyền, tiêu biểu như học thuyết phân quyền của J.Locke, Montexkio. Theo đó, quyền lực không những phải chống lại sự tập trung trong tay nhà vua, mà quyền lực cần phải được phân chia thành các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; đồng thời, những quyền này phải được giao cho các cơ quan khác nhau, có sự kiềm chế, đối trọng nhau để tránh sự lạm quyền và chuyên quyền.

Hiến pháp trong thời kỳ đầu thắng lợi của cuộc cách mạng tư sản, Hiến pháp được sử dụng để ghi nhận sự thắng lợi của cuộc cách mạng dân chủ, tuyên bố các quyền công dân và để hạn chế hay xoá bỏ quyền lực của nhà vua. Trong giai đoạn này, Hiến pháp mang giá trị tích cực, ngoài việc bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản thì các tầng lớp, giai cấp khác đóng vai trò là lực lượng hậu thuẫn cho giai cấp tư sản giành thắng lợi cũng được bảo vệ.

Khi giai cấp công nhân trong xã hội đã phát triển cả về chất và lượng, trở thành giai cấp đối trọng với giai cấp tư sản. Khi ấy, Hiến pháp là sản phẩm của nhà nước tư sản lại được sử dụng để chống lại giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Hiến pháp trong giai đoạn này, tuy có quy định các quyền công dân nhưng mang tính chất hình thức và phản dân chủ. Bản chất của Hiến pháp chỉ bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản - lực lượng chiếm thiểu số trong xã hội, Hiến pháp không đứng về số đông dân chúng.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, với thắng lợi của Xôviết, các nhà nước XHCN được hình thành và trở thành một hệ thống đối trọng với các nước TBCN. Trước sự đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp công nhân và dân chúng lao động, cùng với sự nhận thức của dân chúng được tăng cường. Để tập hợp lực lượng và để nhận được sự ủng hộ của dân chúng, giai cấp tư sản cũng đã phải ghi nhận và thực hiện đầy đủ hơn các quyền chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của công dân. Vì vậy, Hiến pháp trong giai đoạn này đã lại chứa đựng những yếu tố tích cực, tiến bộ.

-quá trình phát triển của hiến pháp trong XHCN

Hiến pháp XHCN được hình thành gắn liền với cuộc cách mạng vô sản. Giai cấp vô sản đã tiến hành phê phán Hiến pháp tư sản, chỉ ra rằng Hiến pháp tư sản có bản chất chỉ phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản. Đồng thời cũng nhận thấy được những giá trị tích cực của Hiến pháp, giai cấp vô sản cho rằng cũng cần phải xây dựng một loại Hiến pháp mới cho một  xã hội mới, xã hội XHCN. Hiến pháp được xây dựng để ghi nhận thắng lợi của giai cấp vô sản, ghi nhận những nền tảng của chế độ XHCN, ghi nhận những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, ghi nhận những nguyên tắc cơ bản về tổ chức quyền lực nhà nước.

Trong giai đoạn đầu, từ cách mạng tháng Mười đến năm 1945, Hiến pháp XHCN chỉ tồn tại trong phạm vi nội bộ quốc gia (Liên bang Nga, sau là liên bang Xôviết). Sau này, khi các nước XHCN khác được hình thành, cùng với nó là sự ra đời của các bản Hiến pháp, như: Hiến pháp Việt Nam năm 1946, Hiến pháp Bungary năm 1947, Hiến pháp Rumani năm 1948, Hiến pháp Cộng hoà dân chủ Đức năm 1949, Hiến pháp Hungary năm 1949, Hiến pháp Ba lan năm 1952, Hiến pháp Trung Hoa năm 1954. Từ năm 1990 đến nay, khi các nước XHCN ở Đông Âu tan rã và quay trở lại với hình thức nhà nước tư sản, các bản Hiến pháp XHCN ở các nước này đã được thay đổi, trở thành các bản Hiến pháp tư sản. Hiến pháp XHCN hiện chỉ  còn áp dụng tại một số rất ít quốc gia, trong đó có Việt Nam

Câu6. Kh¸i niÖm chÕ ®é chÝnh trÞ. Qu¸ tr×nh ph¸t triÓn cña chÕ ®é chÝnh trÞ qua c¸c b¶n HiÕn ph¸p cña nhµ n­íc ta.

khái niệm chế độ chính trị: Thuật ngữ chính trị có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là “politika” với nghĩa là công việc nhà nước, công việc xã hội. Hiện nay, thuật ngữ chính trị được hiểu là một lĩnh vực hoạt động gắn với những quan hệ giữa các giai cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội khác nhau xoay quanh một vấn đề trung tâm là giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước.

Từ cách hiểu về chính trị như vậy, chế độ chính trị - với tư cách là một chế định của ngành luật Hiến pháp, là tập hợp của các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ chính trị cơ bản và quan trọng nhất, đó là quan hệ giữa các giai cấp, dân tộc, quốc gia và các nhóm xã hội khác nhau xoay quanh một vấn đề trung tâm là giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước.

1.     Chế độ chính trị theo Hiến pháp 1946

Hiến pháp năm 1946 xác định nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là nhà nước do nhân dân lập ra. Vì vậy, tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân.

Hình thức chính thể cộng hoà được thể hiện ở việc xoá bỏ chế độ quân chủ phong kiến, thiết lập nghị viện nhân dân là cơ quan tối cao của nhà nước, do nhân dân bầu theo nhiệm kỳ.

Hình thức cấu trúc là nhà nước đơn nhất. Trung ương có các cơ quan nhà nước: Nghị viện nhân dân, Chính phủ, Tòa án tối cao. Lãnh thổ chia thành 3 bộ: Bắc bộ, Nam bộ, Trung bộ. Trong đó, mỗi bộ lại được chia thành các tỉnh; tỉnh được chia thành các huyện; huyện chia thành các xã. Ở cấp bộ và cấp huyện chỉ có Uỷ ban hành chính. Cấp tỉnh và cấp xã có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính. Uỷ ban hành chính bộ do Hội đồng nhân dân các tỉnh bầu ra, Uỷ ban hành chính huyện do Hội đồng nhân dân các xã bầu ra.

2.     Chế độ chính trị theo Hiến pháp 1959

Hiến pháp năm 1959 khẳng định rõ Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà do nhân dân lập ra, không phải chỉ ghi nhận trong lời nói đầu như Hiến pháp 1946 mà ghi nhận thành một điều trong Hiến pháp. Vì vậy, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Hiến pháp 1959 tiếp tục khẳng định hình thức chính thể cộng hoà dân chủ, hình thức cấu trúc đơn nhất. Trung ương có các cơ quan nhà nước: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tóa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Lãnh thổ chia thành các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh lại chia thành huyện, thành phố, thị xã; huyện chia thành xã, thị trấn. Các đơn vị hành chính đều lập Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính. Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân được thành lập theo đơn vị hành chính lãnh thổ, tổ chức đến cấp huyện.

3.     Chế độ chính trị theo Hiến pháp 1980

Hiến pháp năm 1980 tiếp tục khẳng định nước Cộng hoà XHCN Việt Nam do nhân dân lập ra. Khẳng định nhà nước ta là nhà nước chuyên chính vô sản. Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Hiến pháp năm 1980 khẳng định hình thức chính thể là cộng hoà XHCN, đây là sự phát triển, hoàn thiện của hình thức chính thể cộng hoà dân chủ. Hình thức cấu trúc là nhà nước đơn nhất. Trung ương gồm các cơ quan: Quốc hội, Chủ tịch nước, Hội đồng bộ trưởng, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Lãnh thổ chia thành các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh chia thành huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã; huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành các phường. Các đơn vị hành chính đều lập Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân được thành lập theo đơn vị hành chính lãnh thổ, tổ chức đến cấp huyện.

Hiến pháp năm 1980 quy định rõ về hệ thống chính trị, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản, các tổ chức chính trị - xã hội góp phần thực hiện quyền lực nhà nước. Hiến pháp cũng quy định nguyên tắc bình đẳng và đoàn kết dân tộc; nguyên tắc pháp chế XHCN; quan hệ đối ngoại với các nước XHCN trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

4.     Chế độ chính trị theo Hiến pháp 1992 và Nghị quyết số 51/2001/QH10 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 1992

Hiến pháp 1992 khẳng định rõ bản chất, tính giai cấp của nhà nước, nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền lực trực tiếp  và gián tiếp thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Hình thức chính thể cộng hoà XHCN, hình thức cấu trúc là nhà nước đơn nhất. Trung ương gồm các cơ quan: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Lãnh thổ chia thành các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh chia thành huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã; huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã; quận chia thành các phường. Các đơn vị hành chính đều lập Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân được thành lập theo đơn vị hành chính lãnh thổ, tổ chức đến cấp huyện.

Hiến pháp 1992 quy dịnh rõ về hệ thống chính trị và sự tham gia của các thiết chế cấu thành trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Quy định nguyên tắc pháp chế XHCN, nguyên tắc đoàn kết, bình đẳng dân tộc, quan hệ đối ngoại rộng mở trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro