CÂU5. Đặc điểm tổng quát của nấm

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


CÂU5. Đặc điểm tổng quát của nấm

a.Cơ thể của nấm là một tản, tức là cơ thể có bộ máy dinh dưỡng chưa phân hóa thành cơ quan khác nhau. Tản của nấm có thể đơn bào, hình cầu hoặc hình trứng, nhưng thông thường có dạng sợi gọi là sợi nấm. Sợi nấm có thể có vách ngăn hoặc không. Các sợi nấm rất nhỏ thường có đường kính trung bình khoảng 5mcm, phát triển theo chiều dài ở ngọn và có thể tạo thành các nhánh ngang, cả sợi nấm và các nhánh nấm nếu có phát triển từ một bào tử nấm theo 3 chiều trên 1 cơ chất thành một khối sợi gọi là hệ sợi nấm. Ở một số nấm, các sợi nấm có nhánh quấn chặt, thậm chí dính liền với nhau theo chiều dọc tạo thành các dạng hình thái đặc biệt như thể đệm hạch nấm, chụp nấm, rễ giả.

b. các vách ngăn ở sợi nấm có vách ngăn đều có lỗ thông, lỗ thông để cho nguyên sinh chất và nhân di chuyển đến phần sợi nấm đang có hoạt động sinh lý hóa sinh mạnh. Trừ các nấm men có cấu tạo đơn bào, rõ ràng sợi nấm không có dạng cấu tạo tế bào điển hình như các nhóm sinh vật khác ( đơn bào, cộng bào hoặc đa bào)

c. mặc dù nấm có dạng cấu tạo tế bào đặc trưng đó và 1 vài đặc điểm riêng trong sự phân bào, các thành phần cấu tạo của tế bào, đặc biệt là cấu tạo nhân tế bào nấm về cơ bản không khác ở các sinh vật khác có nhân thực do đó vi nấm thuộc nhóm Eukaryota khác với vi khuẩn và tảo lam Prokaryota.

d. thành tế bào nấm có điểm cấu tạo đáng lưu ý. Trừ một số nấm roi thuộc lớp phụ nấm noãn ( Oomycetidae) và một số nấm roi khác thuộc lớp phụ Hyphochytridiomycetidae có cấu tạo thành tế bào là cellulose-glucan, các loài nấm còn lại, các lớp nấm tiếp hợp, nấm túi nấm đảm, nấm bất toàn đều có thành không có cellulose mà thành phần chủ yếu gồm: kitin, kitosan và glucan. Khác với tảo và thực vật bậc cao, chất dự trữ glucid của tế bào nấm không phải tinh bột mà là glycogen là chất dự trữ thường có ở động vật.

e. một đặc điểm tế bào học nữa là nấm ko có diệp lục tố. Tính chất này qui định phương thức dinh dưỡng của nấm. Nấm dị dưỡng bằng cách hấp thu: tế bào nấm tiếp xúc với môi trường ngoài và hấp thu chất dinh dưỡng bằng cách dùng men phân hủy các chất đến kích thước nhỏ để thấm vào tế bào.

f. Nấm sinh sản bằng bào tử ( bào tử vô tính và bào tử hữu tính)

Bào tử vô tính khác nhau bởi các đặc điểm hình thái và bởi các đặc điểm phát sinh chung, ta phân biệt 2 loại bào tử vô tính:

- Bào tử kín ( bào tử nang, Sporangiosporum) phát sinh trong các nang bào tử kín, và chỉ khi vỏ nang vỡ hoặc bị phân hủy thì bào tử kín mới được phóng thích ra ngoài. Bào tử kín ở nấm roi di động trong nước nhờ roi khi đó bào tử kín được gọi là động bào tử.

- bào tử trần( gymosporum conidium) phát sinh bên ngoài các tế bào sinh bào tử( ngoại sinh) hoặc bên trong tế bào sinh bào tử ( nội sinh) nhưng bào giờ cũng bị đẩy ra ngoài  các tế bào này, trong khi các bào tử trần khác vẫn tiếp tục hình thành ở bên trong.

Nhiều nấm cũng sinh sản hữu tính. Sinh sản hữu tính ở nấm rất đa dạng nhưng trong tất cả quá trình hữu tính đó, 2 nhân tế bào ( khác tính) tiếp xúc với nhau và trộn lẫn với nhau, tiếp theo đó là sự giảm phân, cuối cùng trứng ( hợp tử) phát triển trực tiếp thành sợi nấm mới ( ở nám cái lớp phụ Chytridiomycetidae và Hyphochytridiomycetidae) nhưng trong hầu hết các trường hợp trứng biến đổi thành bào tử sông nghỉ ( bào tử noãn và bào tử tiếp hợp lần lượt ở các loài nấm noãn và nấm tiếp hợp) hoặc do quá trình phát sinh riêng biệt tạo thành các bào tử ( bào tử túi và bào tử đảm ở các loài nấm túi và nấm đảm).

g. Nấm không có một chu trình phát triển chung mà có nhiều kiểu chu trình phát triển khác nhau.

- chu trình lưỡng bội: giao tử đơn bội, bào tử lưỡng bội, thể lưỡng bội của bào tử chiếm ưu thế so với giao tử. Chu trình này gặp ở một số nấm thuộc lớp phụ Chytridiomycetidae và một số lớp phụ Oomycetidae.

- chu trình 2 thế hệ: giao tử đơn bội xen kẽ với bào tử lưỡng bội, 2 thế hệ này tương đương nhau. Một số loài lớp phụ OOmycetidae có kiểu chu trình này.

- chu trình đơn bội: trong chu trình này sự giảm phân nối tiếp ngay quá trình phối nhân để tạo thành giao tử thể đơn bội. Giao tử thể đơn bội phát triển bằng các bào tử vô tính ( đơn bội) và sinh ra một thế hệ giao tử đơn bội thứ 2 – giao tử hệ thứ 2 này tiếp tục phát triển bằng bào tử vô tính ( đơn bội) hoặc tạo thành các giao tử ít bị phân hóa về hình thái. Giai đoạn lưỡng bội tương ứng với bào tử thể chỉ tồn tại trong 1 dạng hình thái rất hạn chế như ở bào tử tiếp hợp.

- Chu trình đơn bội – song nhân : gặp ở nấm túi và nấm đảm.

- Chu trình vô tính: đặc trưng cho lớp nấm bất toàn.

Các đặc điểm tổng quát trên ngăn cách nấm với những sinh vật còn lại: thực vật, tảo, vi khuẩn, động vật. Vì vậy người ta xếp nấm vào một giới riêng gọi là giới nấm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro