cau6-10

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 6: Căn cứ để khẳng định : Xô Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của cao trào cách mạng 1930-1931? Vì sao XVNT đạt được đỉnh cao đó?

I.Căn cứ để khẳng định:

1. Phong trào ở đây diễn ra nhiều cuộc đấu tranh với quy mô lớn, với số lượng đông đảo quần chúng tham gia.

2. Cuộc đấu tranh bắt đầu từ tháng 5, ban đầu chỉ có 54 cuộc đấu tranh, sau đó tăng dần gấp 7 lần vào tháng 9 và 10.

3. Phong trào lan tỏa trong cả nước với thời gian ngắn, mạnh mẽ là ở miền trung.

4. Phong trào có sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang (thô sơ), đi về bề sâu thì nó ở tất cả các giai cấp nước ta mà giai cấp công nhân và nông dân là đứng đầu.

5. Giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nông dân (Xô Viết công nông) ở một số huyện xã thuộc 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Thành quả này chưa địa phương nào ở nước ta làm được.

II. XVNT đạt được đỉnh cao đó là vì:

1.Nguyên nhân chủ quan:

- Nghệ An và Hà Tĩnh là 2 tỉnh nghèo, có truyền thống đấu tranh chống xâm lược rất anh dũng.

- Chính quyền cách mạng ở Nghệ An và Hà Tĩnh ra đời sớm nhất trong cả nước, chưa ở đâu trên đất nước ta làm được.

- Một số huyện và xã của 2 tỉnh này đã giành được chính quyền nên được gọi là đỉnh cao của cao trào.

Đảng bộ của 2 tỉnh này vững mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng lại được sự chỉ đạo trực tiếp của TW Đảng. Cả nước có 2400 đảng viên thì Nghệ Tĩnh có 2000 đảng viên, trong đó có những nhân vật chủ chốt như: NAQ, Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai...

2. Nguyên nhân khách quan:

Nghệ Tĩnh có trung tâm công nghiệp lớn ở Vinh, Bến Thủy nên công nhân tập trung đông, dễ dàng phát động phong trào.

Câu 7: Vì sao nói cao trào dân tộc dân chủ 36-39 là cuộc tổng diễn tập cho CMT8-1945 của ĐCSVN?

CMT8 thành công là kết quả chuẩn bị của 15 năm lãnh đạo của Đ từ khi ra đời. Có được thành công này là do kết quả của quá trình lãnh đạo của Đ về mọi mặt, trải qua nhiều bước phát triển mới đạt đến thắng lợi cuối cùng. Đ và nhân dân dã trải qua nhiều cuộc tổng diễn tập như 30-31, 36-39 hay 39- 45, trong đó cuộc tổng diễn tập 36-39 được coi là quan trọng để chuẩn bị cho CM T8.

1. Hoàn cảnh:

- Cao trào 30-31 mà đỉnh cao là Xô viết nghệ tĩnh kết thúc để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí báu. Sau cao trào 30-31, phong trào CM nước ta rơi vào thoái trào CM tạm thời. Với sự lãnh đạo đúng đắn của ĐCS với tình hình thế giới nhiều thuận lợi, phong trào CM bùng lên mãnh liệt tạo thành cao trào 36-39.

- Đây là cao trào dân chủ rộng khắp. Trong thời kì này, Đảng đã tận dụng mọi điều kiện thuận lợi, phát động phong trào dân chủ, thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Hình thức và phương pháp đấu tranh hết sức phong phú: công khai và bán công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp.

2. Ý nghĩa:

- Đây là thời kì hiếm có trong một nước nửa thuộc địa: Đ ta đã tập trung huy động tới mức cao nhất lực lượng quần chúng trên trận chiến đấu tranh CM. Mặc dù mục tiêu đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ còn đơn sơ nhưng Đ đã có điều kiện cử cán bộ Đ viên tiếp xúc rộng rãi với quần chúng, tuyên truyền CM 1 cách phổ cập trong QCND, giác ngộ quần chúng. Thành công này có ý nghĩa quyết định thắng lợi của CMT8.

- Qua thực tiễn, đội ngũ Đ viên được tăng về cả số lượng lẫn chất lượng. Đ viên được tôi luyện, rèn rũa trong thực tế để trưởng thành. Chính điều này đã khiến cho số lượng Đ viên tăng, tổ chức Đ từ cơ sở đc kiện toàn đồng thời cũng làm tăng uy tín của Đ trong QCND.

3. Bài học kinh nghiệm:

- Bài học về sự chỉ đạo của Đ:

Đ đã nhận thức được nhiệm vụ chiến lược của cuộc CM cả về quy mô, tính chất và độ dài.

+ Nhiệm vụ chiến lược và sách lược là đánh đuổi thực dân Pháp, lật đổ đế quốc giành độc lập dân tộc đồng thời lật đổ phong kiến giành lại ruộng đất cho dân cày.

+ Nhiệm vụ sách lược trước mắt là phải chống phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi cơm áo hòa bình.

- Bài học về xây dựng lực lượng:

+Xây dựng lượng CM đông đảo.

+ Chủ trương, chính sách đúng, hònh thức tổ chức tập hợp lực lượng phù hợp.

+ XD mặt trận dân tộc thống nhất, rộng rãi và trên cơ sở liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của Đ, tập hợp mọi tầng lớp, giai cấp tham gia.

- Bài học về phương pháp CM:

Thay đổi hình thức tổ chức và đấu tranh, tận dụng mọi khả năng công khai, hợp pháp, nửa công khai, nửa hợp pháp... bên cạnh đó vẫn duy trì hình thức hoạt động bí mật đề phòng khi tình hình thay đổi thì có thể chuyển hướng kịp thời.

4. Kết quả:

Cuộc vận động dân chủ 36-39 đã làm cho trận địa CM đc mở rộng, lực lượng CM đc tăng cường. Yếu tố này có ảnh hưởng tích cực, chuẩn bị cho nhân dân ta tiến lên làm CM thành công.

Như đồng chí Lê Duẩn đã phân tích: " Lênin từng nói nếu không có quyền dân chủ do CM tháng 2 đem lại thì ko thể có thắng lợi của CM tháng 10", với ý nghĩa này tương tự, có thể nói rằng " Nếu ko có cao trào dân chủ 36-39 thì ko thể có thắng lợi của CM tháng 8".

Câu 8: Phân tích để làm rõ tư tưởng dân tộc dân chủ of lãnh tụ NAQ thể hiện trong NQ 8 BCH TW 5/1941 ?

Hội nghị TW 8 ra đời đã thể hiện đc tư tưởng dân tộc of NAQ. Hội nghị diễn ra từ ngày 10-15/5/41 tại Pác Pó-Cao Bằng dưới sự chủ trì of NAQ.

1.Những vấn đề trong NQ thể hiện tư tưởng dân tộc NAQ:

- Đặt lợi ích dân tộc lên trên hết: Khẳng định sự chuyển hướng lãnh đạo CM của hội nghị BCH TWĐ VI và VII là hoàn toàn đúng đắn và chủ trương giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, coi nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ trước mắt, nhiệm vụ hằng ngày "trong lúc này nếu ko giành được độc lập cho quốc gia dân tộc thì chẳng những quốc gia dân tộc phải sống mãi trong kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng ko đòi lại được".

- Muốn GPDT thì fải tận dụng phát huy sức mạnh dân tộc, vì thế Người đã đưa ra hình thức tổ chức: MTDT thống nhất (có các hình thức nhỏ trong mặt trận như: thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, nam nhi ấu phụ quốc...).

- Đưa ra vấn đề vũ trang, phải lấy khởi nghĩa vũ trang của nhân dân ta có thể đi từ khởi nghĩa từng phần giành chính quỳên ở địa phương, giành chính quyền từng bộ phận rồi tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

- Sau khi hoàn thành CM GPDT thì tuỳ nhân dân Lào và Campuchia có lựa chọn xây dựng nhà nước liên bang hay ko còn nhân dân VN tự lựa chọn cho mình 1 con đường đó là nhà nước dân chủ nhân dân. Đó là 1 nhà nước của dân, do dân, vì dân.

- Giải quyết vấn đề dân tộc phải gắn với xu thế chung để vừa tận dụng vừa góp phần vào phong trào chung đó.

2. Ý nghĩa, giá trị của tư tưởng:

- Đề cao về CM GPDT chính là điểm quy tụ sức mạnh của cả dân tộc cho vấn đề CMGPDT.

- Tìm ra giải pháp từng bước giải quyết vấn đề dân tộc cho phù hợp với từng thời kì, từng địa phương tiến tới CM T8/45.

- Tư tưởng dân tộc ko chỉ có giá trị với dân tộc VN mà còn mang tính quốc tế thời đại sâu sắc.

Câu 9: Vì sao CMT8 thành công, lãnh tụ HCM và ĐCSVN chọn hình thức Nhà nước dân chủ nhân dân?

CMT8 thành công là bước ngoặt lớn trong LS đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta. Nó đã đập tan ách áp bức bóc lột của CNTD tồn tại hàng trăm năm ở nc ta và chế độ quân chủ nhân dân tồn tại hàng nghìn năm, xây dựng 1 chế độ mới- chế độ dân chủ nhân dân.

I/ Nguyên nhân lựa chọn hình thức NN DCND:

1.Hoàn cảnh:

- Sau CMT8 thành công, lãnh tụ HCM và ĐCSVN đã lựa chọ hình thức NN DCND. Vấn đề lựa chọn hình thức NN sau khi CMT8 thành công là 1 vấn đề hết sức quan trọng đã đc Chủ tịch HCM và Đảng ta đặt ra từ rất sớm- ngay từ cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đ, HCM xác định: Đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc, thành lập CP công-nông-binh và tổ chức quân đội công -nông.

Như vậy, ngay từ đầu, Đ ta đã dự định NN công-nông-binh, nhưng đến năm 1941 lại hình thức NN DCND.

- NN DCND là NN của dân, do dân, vì dân. Đây là hình thức NN DC đầu tiên ở ĐNA và ở nc ta.

2. Nguyên nhân:

- Hạn chế các hình thức NN tồn tại trước đó:

Trong LS CMTG, nhiều cuộc CM đã thành công và cho ra đời hàng loạt các NN tiến bộ như: công xã Pari, công xã Quảng Châu, nước Nga Xô Viết... Nhưng 1 loạt các NN trên chỉ tồn tại trong 1 thời gian ngắn, hoặc sụp đổ sau 1 thời gian dài phát triển. Bởi vì những NN đó mới chỉ đại diện cho quyền lợi của thiểu số người trong XH : Công xã Pari đại diện cho giai cấp công nhân, công xã Quảng Châu đại diện cho nông dân. Đây là những chính quyền của 1 giai cấp hoặc có chăng như chính quền Xô Viết đại diện cho giai cấp công-nông nhưng tất cả những NN trên đều thất bại.

- Ưu điểm của hình thức NN DCND:

+ Cuộc đấu tranh CM giành độc lập dân tộc của ND ta là CM DTDCND có sự góp mặt tham gia của tất cả các giai cấp. CM DTDCND là kết quả của cuộc CM của nhiều giai tầng khác nhau trong XH: công nhân, nông dân, tư sản, trí thức, học sinh, thanh niên...

+ Hình thức NN này phản ánh đúng bản chất dân chủ của NN, nó cũng là mục đích xác định của HCM và Đ ta, đó là xây dựng 1 NN của dân, do dân và vì dân của mọi tầng lớp, mọi giai cấp, có sự thống nhất đoàn kết giữa các dân tộc trong một NN, một chính đảng duy nhất để xây dựng và phát triển đất nước.

+ Mặt khác, thời điểm ta là giành chính quyền cũng chưa thể tiến lên CM XHCN ngay được, muốn đc điều đó ta phải xây dựng chính quyền DCND để tạo điều kiện cho việc xây dựng NN XHCN.

Quyết định chọn hình thức NN DCND chỉ nhân dân là quyết định đúng đắn, sáng suốt của Đ và chủ tịch HCM, thể hiện óc linh hoạt sáng tạo của Bác, biết mình biết người để CM thành công.

Câu 10: Vì sao Đ ta kđ củng cố, giữ vững chính quyền là nhiệm vụ trung tâm của CM sau CMT8-1945?

CMT8 thành công, chính quyền nước ta đứng trước muôn vàn khó khăn thử thách: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Lênin cũng đã khẳng định "giành chính quyền là việc khó nhưng giữ chính quyền lại là việc muôn vàn khó khăn hơn" vì thế phải giữ vững chính quyền sau CMT8 là nhiệm vụ trung tâm của CMT8.

1.Căn cứ vào mặt lí luận:

Mọi chủ trương chính sách của Đ đều xuất phát từ mặt lí luận, chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc CM, giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền lại càng khó khăn hơn.

- Chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc CM vì:

+ Chính quyền là mục tiêu trực tiếp của mọi cuộc CM.

+ Đây là cuộc đấu tranh 1 mất 1 còn giữa CM và phản CM.

- Giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền lại càng khó hơn vì:

+ Sau khi mất quyền lực giai cấp thống trị cũng điên cuồng chống phá CM.

+ Các thế lực cấu kết chống phá chính quyền vừa mới giành đc .

+ Sau khi giành chính quyền người CM dễ sinh ra chủ quan ngạo mạn.

2. Căn cứ từ thực hiện:

Chính quyền CM vừa mới đc thành lập còn non nớt thiếu thốn và đầy những khó khăn:

NN chưa đc thế giới công nhận.

- Cơ cấu bộ máy chính quyền đang tiếp tục đc củng cố và xd.

- LL vũ trang còn non trẻ trong khi vũ khí còn thô sơ thiếu thốn, nền ktế nghèo nàn lạc hậu xơ xác.

- Chúng ta phải đối phó vs nhiều kẻ thù (Anh, pháp, Tưởng và các tổ chức phản động) đều có dã tâm chống phá chính quyền CM.

- Củng cố giữ vững chính quyềnn là bảo vệ thành quả của CMT8.

- Củng cố giữ vững chính quyền là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ khác: Kháng chiến chống thực dân P, bài trừ phản động và cải thiện đời sống nhân dân.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro