Câu6. Phân tích nội dung Luận cương chính trị 10-1930 của Đảng?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu6. Phân tích nội dung Luận cương chính trị 10-1930 của Đảng? Việc Luận cương xác định vấn đề thổ địa là “cái cốt” của cách mạng tư sản dân quyền có phù hợp với thực tiễn xã hội Việt Nam lúc đó không. Tại sao?

+) Hoàn cảnh triệu tập Hội nghị BCHTW lần thứ nhất (10/1930):

Từ ngày 14 đến ngày 31-10-1930, BCHTW họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc) do Trần Phú chủ trì. Hội nghị quyết định một số vấn đề sau:

- Thông qua Nghị quyết về “tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng”.

-         Thảo luận bản Luận cương chính trị và Điều lệ của Đảng, điều lệ các tổ chức quần chúng.

-         Đổi tên Đảng: Đảng Cộng sản Đông Dương

-         Cử BCHTW chính thức và cử Trần Phú làm Tổng bí thư.

+) Nội dung của Luận cương chính trị:

+ Luận cương chính trị đã phân tích đặc điểm, tình hình xã hội thuộc địa nửa phong kiến và nêu lên những vấn đề cơ bản của cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương do giai cấp công nhân lãnh đạo. Mâu thuẫn giai cấp đang diễn ra gay gắt ở Đông Dương giữa một bên là thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc.

+ Phương hướng chiến lược của cách mạng: Phương hướng chiến lược của cách mạng: cách mạng Đông Dương lúc đầu là một cuộc “cách mạng tư sản dân quyền”, “có tính chất thổ địa và phản đế”. lấy đây làm thời kỳ dự bị để làm cách mạng xã hội, sau khi cách mạng tư sản dần quyền thắng lợi sẽ tiếp tục phát triển bỏ qua thời kỳ tư bản mà đấu tranh thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.

+ Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là đánh đổ phong kiến, tiến hành cách mạng ruộng đất triệt để và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Hai nhiệm vụ chiến lược đó có quan hệ khăng khít với nhau. Trong đó, “vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền”, là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày.

+ Lực lượng cách mạng : giai cấp vô sản vừa là động lực chính của cách mạng tư sản dân quyền vừa là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Dân cày là lực lượng đông đảo nhất và là động lực mạnh của cách mạng. Tư sản thương nghiệp đứng về phe đế quốc và địa chủ chống lại cách mạng, còn tư sản công nghiệp thì đứng về phía quốc gia cải lương và khi cách mạng phát triển cao thì họ sẽ theo đế quốc. Trong giai cấp tiểu tư sản, bộ phận thủ công nghiệp có thái độ do dự; tiểu tư sản thương gia thì không tán thành cách mạng, tiểu tư sản trí thức thì có xu hướng quốc gia chủ nghĩa và chỉ có thể hăng hái tham gia chống đế quốc trong thời kỳ đầu. Chỉ có các phần tử lao khổ ở đô thị như những người bán hàng rong, thợ thủ công nhỏ và tri thức thất nghiệp mới đi theo cách mạng mà thôi.

+Về phương pháp cách mạng: ra sức chuẩn bị cho quần chúng về con đường vũ trang bạo động theo nghệ thuật quân sự.

+ Về vai trò lãnh đạo của Đảng: sự lãnh đạo của đảng cộng sản là điều kiện cốt yếu cho thắng lợi của cách mạng.  

 + Đoàn kết quốc tế: Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Giai cấp vô sản Đông Dương phải đoàn kết gắn bó với giai cấp vô sản thế giới, trước hết là giai cấp vô sản Pháp, và phải mật thiết liên hệ với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa nhằm mở rộng và tăng cường lực lượng cho cuộc đấu tranh cách mạng ở Đông Dương.

+ Luận cương 10-1930 đã đưa ra cách giải quyết nhiều vấn đề căn bản thuộc về chiến lược cách mạng, có một số điểm khác với Cương lĩnh chính trị đầu tiên 2-1930.Tuy nhiên Việc Luận cương xác định vấn đề thổ địa là “cái cốt” của cách mạng tư sản dân quyền ko phù hợp với thực tiễn.

Nguyên nhân : Không nêu được mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp, từ đó không đặt nhiệm vụ chống đế quốc lên hàng đầu. Đánh giá không chính xác vai trò cách mạng của một số tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Không đề ra được chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#tuan