cau7777777

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

• cau 7 bao duong thuong xuyen duong nhua..

5.13.2 / - Với mặt đường nhựa:

a/ Vệ sinh mặt đường :

Bằng thủ công ( chổi quét ) hoặc máy quét đường

Tuỳ theo mức độ bẩn của mặt đường ( do xe ôtô chở đất, cát rơi vãi ra hoặc do dân cư hai bên đường gây ra ), để bố trí số lần vệ sinh mặt đường trong tháng, thường khoảng 4-8 lần/tháng.

b/ Chống chảy nhựa mặt đường :

Kỹ thuật sửa chữa :

- Sử dụng sỏi 5-10mm hoặc đá mạt, cát vàng ( hàm lượng bột ít ) để té ra mặt đường. Thời điểm thích hợp nhất để té đá là vào khoảng thời gian từ 11h - 15h những ngày nắng nóng

- Luôn luôn quét vun lượng đá bị bắn ra hai bên mép đường khi xe chạy, dồn thành đống để té trở lại mặt đường khi cần.

c/ Vá ổ gà, cóc gặm :

Vá ổ gà có thể dùng nhựa nóng hoặc hỗn hợp đá trộn nhựa pha dầu ( đá đen ) hoặc hỗn hợp bêtông nhựa nguội (BTNN)....

Vá ổ gà bằng hỗn hợp đá đen hoặc BTN nguội : áp dụng cho mặt đường cũ là mặt đường thảm bêtông nhựa (BTN) hoặc đá dăm láng nhựa (ĐDN).

* Với mặt đường BTN :

Chiều sâu ổ gà thông thường < 10 cm ( chỉ dùng hỗn hợp BTN nguội làm vật liệu để vá ổ gà, cóc gặm ) . Trình tự tiến hành :

- Dùng máy cắt bê tông cắt cho vuông thành sắc cạnh chỗ hỏng. Không cần đào sâu hơn chiều sâu hỏng

- Lấy hết vật liệu rời rạc trong khu vực vừa cắt. Quét, chải sạch bụi đảm bảo chỗ vá khô sạch.

- Tưới nhựa dính bám ( lượng nhựa tưới từ 0,5-1,1kg/m2 ) lên chỗ vá sửa và chờ cho nhựa khô, lưu ý nên tưới rộng hơn khu vực cần vá một chút.

- Rải hỗn hợp BTN nguội, san phẳng kín chỗ hỏng và cao hơn mặt đường cũ xung quanh. Chiều cao tính theo hệ số lèn xốp 1,4.

- Dùng lu rung loại nhỏ 0,8T lu lèn 3-4 lần/điểm, tốc độ xe lu từ 1,5-2km/h.

* Với mặt đường ĐDN :

( Thường dùng hỗn hợp đá đen để vá ổ gà, cóc gặm ):

+ Chiều sâu ổ gà 2-6cm :

- Dùng cuốc chim, xà beng sửa cho vuông thành sắc cạnh chỗ hỏng. Không cần đào sâu hơn chiều sâu hỏng

- Lấy hết vật liệu rời rạc trong khu vực vừa cuốc. Chải sạch bụi đảm bảo khô, sạch.

- Rải hỗn hợp đá đen, san phẳng kín chỗ hỏng và cao hơn mặt đường cũ xung quanh. Chiều cao tính theo hệ số lèn xốp 1,4.

- Rắc đá mạt 2-5mm hoặc cát sạn, cát vàng phủ đều kín lớp đá nhựa, tiêu chuẩn 4-5lit/m2, để chống dính.

- Dùng đầm thủ công đầm 6-8 lần hoặc dùng lu rung loại nhỏ 0,8T lu lèn 3-4 lần/điểm, tốc độ xe lu từ 1,5-2km/h.

+ Chiều sâu ổ gà >6 cm kỹ thuật vá ổ gà như sau :

- Cuốc sửa cho vuông thành sắc cạnh chỗ hỏng, tạo chiều sâu chỗ hỏng tối thiểu 10cm .

- Quét sạch các vật liệu rời rạc và bụi ở phạm vi chỗ hỏng đảm bảo khô sạch .

- Ra đá 4x6 hoặc 2x4 hết chiều sâu chỗ cần sửa. San phẳng và căn cứ hệ số lèn xốp 1,3 để khi đầm chặt chẽ lớp đá dăm thì mặt lớp đá thấp hơn mặt đường cũ ở xung quanh chỗ hỏng khoảng 3cm.

- Dùng đầm thủ công ( nếu diện tích ổ gà nhỏ ) hoặc lu rung 0,8T lu lèn chặt lớp đá dăm.

- Rải hỗn hợp đá đen tiêu chuẩn 40-50 lit/m 2 san phẳng phủ kín mặt lớp đá dăm và cao hơn mặt đường cũ xung quanh.

- Rắc đá mạt 2-5mm hoặc cát sạn, cát vàng phủ đều kín lớp đá nhựa, tiêu chuẩn 4-5lit/m 2 để chống dính.

- Dùng đầm thủ công đầm 8-10 lần/điểm hoặc lu rung loại nhỏ 0,8T lu lèn 3-4 lần/điểm, tốc độ xe lu từ 1,5- 2km/h..

Hỗn hợp đá trộn nhựa pha dầu được sản xuất theo " Qui trình kỹ thuật sản xuất và sử dụng nhựa pha dầu trong sửa chữa mặt đường ô tô 22TCN-21-84 của Bộ GTVT " và hỗn hợp bêtông nhựa nguội sản xuất theo " Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và sử dụng BTNN để sửa chữa mặt đường nhựa " ban hành theo Quyết định số 439/QĐ-KHCN&QHQT ngày 14/3/2002 của Cục ĐBVN.

* Vá ổ gà bằng nhựa nóng :

Chỉ áp dụng cho mặt đường cũ ĐDN ( Khi số lượng ổ gà nhiều, diện tích lớn ). Trình tự tiến hành :

- Dùng cuốc chim, xà beng đào toàn bộ chỗ hư hỏng cho vuông thành sắc cạnh, tạo chiều sâu chỗ hỏng tối thiểu 10cm .

Hình 6-13 : Vá ổ gà mặt đường nhựa

- Ra đá dăm ( 4x6 hoặc 2x4 ) đến cao độ cần bù, có tính đến hệ số lu lèn 1,3 .

- Dùng đầm thủ công đầm 8-10 lần/điểm hoặc lu rung loại nhỏ 0,8T lu lèn 3-4 lần/điểm, tốc độ xe lu từ 1,5-2km/h.

- Tưới nhựa lần 1 tiêu chuẩn nhựa 1,9kg/m 2

- Ra đá 15/20, lượng đá 18-20 l/m 2

- Lu lèn bằng lu 6-8T, 6-8 lượt/điểm

- Tưới nhựa lần 2 tiêu chuẩn nhựa 1,5kg/m 2

- Ra đá 10/15 lượng đá 14-16 l/m 2

- Lu lèn bằng lu 6-8T, 6-8 lượt/điểm

- Tưới nhựa lần 3 tiêu chuẩn nhựa 1,1kg/m 2

- Ra đá 5/10 lượng đá 9-11 l/m 2

- Lu lèn bằng lu 6-8T, 4-6 lượt/điểm.

d/ Láng nhựa mặt đường rạn chân chim :

Xử lý bằng cách láng 2 lớp bằng nhựa nóng, tiêu chuẩn nhựa 2,7-3,0kg/m2 tuỳ theo mức độ rạn nứt của mặt đường ( Theo Tiêu chuẩn kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường láng nhựa 22TCN 271 - 01 ) hoặc láng 2 lớp bằng nhựa nhũ tương a xít ( Theo Tiêu chuẩn kỹ thuật thi công và nghiệm thu mặt đường láng nhựa nhũ tương a xít 22 TCN 250 - 98 ).

+ Láng 2 lớp bằng nhựa nóng :

Trình tự tiến hành:

- Làm sạch mặt đường cũ bằng máy hơi ép ( hoặc chổi quét )

Hình 6-14 : Vệ sinh mặt đường cũ

- Tưới nhựa lần 1 tiêu chuẩn nhựa 1,5-1,8kg/m2

- Ra đá 10/15 lượng đá 14-16 l/m2

- Lu bằng lu 6-8T, 6-8 lượt/điểm

- Tưới nhựa lần 2 tiêu chuẩn nhựa 1,2 kg/m2

- Ra đá 5/10 lượng đá 10-12 l/m2

Hình 6-15 : Tưới nhựa ra đá.

- Lu lèn bằng lu 6-8T, 4-6 lượt/điểm.

- Sau khi thi công xong cần bố trí người theo dõi hướng dẫn cho xe chạy hạn chế tốc độ 20km/h và điều chỉnh cho xe chạy đều trên mặt đường trong vòng 15 ngày và để quét các viên đá rời rạc bị bắn ra ngoài lề khi xe chạy, sửa các chỗ lồi lõm cục bộ, những chỗ thừa nhựa thiếu đá hoặc ngược lại.

+ Láng 2 lớp bằng nhựa nhũ tương a xít :

Trình tự tiến hành :

- Làm sạch mặt đường bằng máy hơi ép ( hoặc chổi quét ).

- Tưới nhũ tương lần thứ nhất ( lượng nhũ tương cần thiết phụ thuộc vào kích cỡ đá và hàm lượng nhựa của nhũ tương ).

- Rải đá lớp thứ nhất ( lượng đá tuỳ thuộc vào cỡ đá sử dụng ). Lu 1-2 lần/điểm.

- Tưới nhũ tương lần thứ hai

- Rải đá lớp thứ hai

- Lu lèn bằng lu bánh lốp ( hoặc lu 6-8 T ) 3-5 lần/điểm

- Sau khi thi công xong cần bố trí người theo dõi hướng dẫn cho xe chạy hạn chế tốc độ 20km/h và điều chỉnh cho xe chạy đều trên mặt đường trong vòng 15 ngày và để quét các viên đá rời rạc bị bắn ra ngoài lề khi xe chạy.

e/ Sửa chữa các khe nứt mặt đường (chỉ với mặt đường thảm BTN):

Trình tự tiến hành: Có 2 cách :

+ Cách thứ nhất:

- Đục mở rộng vết nứt tạo thành dạng hình nêm.

- Nạo vét sạch vật liệu rời .

- Tưới nhựa đường lỏng, nhũ tương hoặc nhựa đặc đã đun nóng chảy vào khe nứt.

- Chét chặt hỗn hợp BTNN hạt nhỏ vào khe nứt.

+ Cách thứ hai :

- Đục mở rộng vết nứt tạo thành dạng hình nêm.

- Nạo vét sạch vật liệu rời .

- Tưới nhựa nóng vào khe nứt.

- Rắc cát vào khe nứt, thấp hơn mặt đường cũ xung quanh 3-5mm

- Tưới nhựa lần thứ hai vào khe nứt

- Rắc cát vào khe nứt cho đầy và chườm ra 2 bên khe nứt 5-10cm

Hình 6-16 : Sửa chữa khe nứt mặt đường

f/ Sử lý lún lõm cục bộ :

+ Với mặt đường ĐDN : Tuỳ theo chiều sâu lún lõm để tiến hành xử lý

*Trường hợp chiều sâu lún lõm  2 cm : Chưa xử lý

*Trường hợp chiều sâu lún lõm từ 3-6cm : Xử lý tương tự như trường hợp vá ổ gà bằng hỗn hợp đá đen ( hoặc nhựa nóng ), nhưng bỏ thao tác đào cuốc sửa chỗ hỏng.

Trình tự tiến hành như sau:

+ Sử dụng đá dăm đen:

- Vệ sinh mặt đường cũ

- Tưới nhựa đặc đun nóng pha dầu hoả ( tỷ lệ dầu/nhựa = 25/85 theo trọng lượng , dùng ở nhiệt độ 70-800C ( 22TCN 249 - 98 ) hoặc nhựa nhũ tương a xít phân tích vừa ( 22 TCN 252-98 ).

- Rải hỗn hợp đá dăm đen, san phẳng kín chỗ lún lõm và cao hơn mặt đường cũ xung quanh. Chiều cao tính theo hệ số lèn xốp 1,3 và 1cm phòng lún sau thi công.

- Rắc đá mạt 2-5mm hoặc cát sạn, cát vàng phủ đều kín lớp đá nhựa, tiêu chuẩn 4-5 lit/m2 để chống dính.

- Dùng đầm thủ công đầm 6-8 lần hoặc dùng lu rung loại nhỏ 0,8T lu lèn 3-4 lần/điểm, tốc độ xe lu từ 1,5-2km/h.

Hình 6-17 : Sử lý lún lõm mặt đường

+ Sử dụng nhựa nóng:

- Ra đá dăm ( 20/40 ) đến cao độ cần bù, có tính đến hệ số lu lèn 1,3

- Dùng đầm thủ công đầm 8-10 lần/điểm hoặc lu rung loại nhỏ 0,8T lu lèn 3-4 lần/điểm, tốc độ xe lu từ 1,5-2km/h.

- Tưới nhựa lần 1 tiêu chuẩn nhựa 1,9kg/m 2

- Ra đá 15/20, lượng đá 18-20 l/m 2

- Lu lèn bằng lu 6-8T, 6-8 lượt/điểm

- Tưới nhựa lần 2 tiêu chuẩn nhựa 1,5kg/m 2

- Ra đá 10/15 lượng đá 14-16 l/m 2

- Lu lèn bằng lu 6-8T, 6-8 lượt/điểm

- Tưới nhựa lần 3 tiêu chuẩn nhựa 1,1kg/m 2

- Ra đá 5/10 lượng đá 9-11 l/m 2

- Lu lèn bằng lu 6-8T, 4-6 lượt/điểm.

*Trường hợp chiều sâu lún lõm từ >6cm : Bù lún lõm bằng đá dăm tiêu chuẩn (20/40;15/20;10/15; 5/10 mm), tưới nhựa 3 lớp tiêu chuẩn nhựa 4,5 kg/m2.

Trình tự tiến hành:

- Ra đá dăm đến cao độ cần bù, có tính đến hệ số lu lèn 1,3

- Đầm lèn đạt 100% giai đoạn 2, bắt đầu giai đoạn 3 của mặt đường đá dăm nước ( lưu ý không tưới nước, không rải cát ), yêu cầu lớp đá dăm này phải vững chắc, bằng phẳng.

- Tưới nhựa lần 1 tiêu chuẩn nhựa 1,9kg/m2

- Ra đá 15/20, lượng đá 18-20 l/m2

- Lu lèn bằng lu 6-8T, 6-8 lượt/điểm

- Tưới nhựa lần 2 tiêu chuẩn nhựa 1,5kg/m2

- Ra đá 10/15 lượng đá 14-16 l/m2

- Lu lèn bằng lu 6-8T, 6-8 lượt/điểm

- Tưới nhựa lần 3 tiêu chuẩn nhựa 1,1kg/m2

- Ra đá 5/10 lượng đá 9-11 l/m2

- Lu lèn bằng lu 6-8T, 4-6 lượt/điểm đến khi có hiện tượng vỡ đá mới ngừng lu.

*Trường hợp chiều sâu lún lõm >16cm phải chia làm 2 lớp để lu lèn đảm bảo độ chặt yêu cầu.

+ Với mặt đường thảm BTN:

- Làm sạch mặt đường cũ bằng máy hơi ép ( hoặc chổi quét )

- Tưới dính bám bằng nhựa nóng (lượng nhựa tưới từ 0,5-1,1kg/m2 ) hoặc nhựa nhũ tương có hàm lượng nhựa tương đương.

- Rải hỗn hợp BTNN, san phẳng kín chỗ hỏng và cao hơn mặt đường cũ xung quanh. Chiều cao tính theo hệ số lèn xốp 1,4 .

- Dùng lu rung loại nhỏ 0,8T lu lèn 3-4 lần/điểm, tốc độ xe lu từ 1,5-2km/h.

g/ Sửa chữa mặt đường nhựa bị bong tróc (chỉ với mặt đường ĐDN):

Xử lý bằng cách : Láng nhựa 2 lớp tiêu chuẩn nhựa 2,7kg/m2 .

Trình tự tiến hành :

- Làm sạch mặt đường cũ bằng máy hơi ép ( hoặc chổi quét )

- Tưới nhựa lần 1 tiêu chuẩn nhựa 1,5kg/m2

- Ra đá 10/15 lượng đá 14-16 l/m2

- Lu bằng lu 6-8T, 6-8 lượt/điểm

- Tưới nhựa lần 2 tiêu chuẩn nhựa 1,2 kg/m2

- Ra đá 5/10 lượng đá 10-12 l/m2

- Lu lèn bằng lu 6-8T, 4-6 lượt/điểm.

- Sau khi thi công xong cần bố trí người theo dõi hướng dẫn cho xe chạy hạn chế tốc độ 20km/h và điều chỉnh cho xe chạy đều trên mặt đường trong vòng 15 ngày và để quét các viên đá rời rạc bị bắn ra ngoài lề khi xe chạy, sửa các chỗ lồi lõm cục bộ, những chỗ thừa nhựa thiếu đá hoặc ngược lại.

h/ Sửa chữa mặt đường nhựa bị bạc đầu:

Mặt đường nhựa sử dụng lâu ngày dần dần sẽ bị mất lớp hao mòn, bảo vệ, trơ mặt đá cơ bản. Hiện tượng này gọi là " mặt đường nhựa bị bạc đầu" . Để khôi phục lại lớp bảo vệ cho mặt đường bị bạc đầu, cần láng 1 lớp bằng nhựa nóng tiêu chuẩn nhựa 1,5kg/m2 hoặc láng 2 lớp bằng nhựa nhũ tương a xít.

+ Láng 1 lớp bằng nhựa nóng :

Trình tự tiến hành :

- Làm sạch mặt đường cũ bằng máy hơi ép ( hoặc chổi quét)

- Tưới nhựa tiêu chuẩn 1,5kg/m2

- Rải đá 5/10 lượng đá 15-17 l/m2

- Lu lèn bằng lu 6-8 T, 4-6 lượt/điểm.

+ Láng 2 lớp bằng nhựa nhũ tương a xít :

Trình tự tiến hành :

- Làm sạch mặt đường bằng máy hơi ép ( hoặc chổi quét ).

- Tưới nhũ tương lần thứ nhất ( lượng nhũ tương cần thiết phụ thuộc vào kích cỡ đá và hàm lượng nhựa của nhũ tương ).

- Rải đá lớp thứ nhất ( lượng đá tuỳ thuộc vào cỡ đá sử dụng ). Lu 1-2 lần/điểm.

- Tưới nhũ tương lần thứ hai

- Rải đá lớp thứ hai

- Lu lèn bằng lu bánh lốp ( hoặc lu 6-8 T ) 3-5 lần/điểm.

- Sau khi thi công xong cần bố trí người theo dõi hướng dẫn cho xe chạy hạn chế tốc độ 20km/h và điều chỉnh cho xe chạy đều trên mặt đường trong vòng 15 ngày và để quét các viên đá rời rạc bị bắn ra ngoài lề khi xe chạy.

i/ Sử lý mặt đường bị cao su, sình lún cục bộ:

+ Khi mặt đường bị cao su, sình lún cục bộ, kết cấu móng mặt đường bị phá vỡ một phần hay hoàn toàn, đôi khi bùn đất trồi cả lên mặt đường. Đó là do:

- Đất nền đường yếu.

- Mực nước ngầm cao

- Kết cấu áo đường mỏng không đủ khả năng chịu lực, dưới tác dụng của tải trọng xe ( nhất là xe nặng ), qua quá trình trùng phục dẫn đến kết cấu bị phá hoại.

+ Kỹ thuật sử lý :

- Đào bỏ phần mặt, móng và nền bị cao su đến nền đất cứng và đầm chặt đất nền đảm bảo K  95

- Tuỳ thuộc kết cấu áo đường cũ, lưu lượng và tải trọng xe, điều kiện khí hậu, thuỷ văn để quyết định kết cấu phần thay thế.

o Nếu thời tiết khô hanh thì có thể hoàn trả phần đất nền phía dưới bằng lớp đất có chọn lọc . ( Lưu ý chia từng lớp dày  30cm để đầm đảm bảo K  95 ).

o Nếu khu vực ẩm ướt hoặc mùa mưa thì dùng cát, tốt nhất là cát hạt thô để thay thế.

- Lớp móng dưới của mặt đường có thể dùng đá thải với hàm lượng đất dính < 10% chia lớp đầm chặt.

- Hoàn trả lớp móng trên và lớp mặt đường như kết cấu của mặt đường cũ .

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hưng