cau8

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 8:Thân chủ là gì? Nan đề của thân chủ là gì? Nguyên nhân xuất hiện nan đề? Và các cơ chế phòng vệ khi có nan đề?

Trả lời:

* Khái niệm thân chủ:

- Thân chủ là một hay một nhóm người bình thường hoặc có vấn đề, người mất cân bằng hoặc rối loạn về mặt tâm lý.

- Trong tham vấn hiện đại: Thân chủ là 1 chủ thể chủ động tích cực, làm chủ bản thân, tự giải quyết vấn đề của bản thân khi có sự giúp đỡ của nhà tham vấn.

- Thân chủ biết rõ về mình và nan đề của mình nhưng luôn tự hỏi mình làm gì bây giờ? Đôi khi hoang mang, có nhu cầu trò chuyện, bộc lộ.

- Cá nhân thành thân chủ khi:

+ Biết mình có nan đề và hiểu nan đề của mình là gì và tự mình không thể giải quyết được.

+ Chấp nhận sự giúp đỡ, nói ra vấn đề của mình1 cách khách quan, sẵn sàng chấp nhận cách nhìn mới và thay đổi hành vi, cách sống( nếu cần).

+ Chấp nhận tốn kém về thời gian, công sức, chi phí cho việc giải quyết nan đề của mình.

* Khái niệm nan đề của thân chủ

-Nan đề là những vấn đề nan giải, những khó khăn về mặt tâm lí cần được giúp đỡ(đôi lúc còn gọi là vấn nan).

-Người có nan đề mà  không được giải quyết, họ sẽ mất cân bằng về mặt tâm lý, thậm chí kéo theo những rối loạn về mặt sinh lý và ứng xử về hành vi xã hội

* Nguyên nhân xuất hiện nan đề:

- Nhu cầu không được thỏa mãn, kinh tế sa sút đột ngột, kéo dài vượt quá ngưỡng chịu đựng của cá nhân

- Thất bại trong nghề nghiệp

- Bị phụ tình

- Áp lực công việc, xã hội

- Cạnh tranh, chèn ép, kì thị…., họ không có nghị lực để vượt lên những khó khăn trên, không làm chủ được bản thân

=> Dẫn đến có nan đề.

* Biểu hiện của nan đề: lo âu, chán nản, tự ti, sợ hãi, phòng vệ thái quá, mặc cảm bản thân, nói nhảm, mất cân bằng về mặt tâm sinh lý.

* Các cơ chế phòng vệ khi có nan đề

- Cơ chế dồn nén, kiềm chế: là sự cố tình gạt ra ngoài ý thức những ý nghĩ, cảm xúc, kinh nghiệm ko vui của bản thân mà nếu gợi lên thì khó chấp nhận

 + Chúng ta dồn nén, kiềm chế các cảm xúc tiêu cực, những sự sợ hãi lo âu bằng cách tảng lờ, tránh đề cập đến hay cho rằng nó không tồn tại. Đó là 1 sự chế ngự những lo lắng, không cho chúng phát lộ ra ngoài. Quên lãng là một trong những biểu hiện cơ bản do cơ chế này gây ra.

VD: một người phụ nữ trong quá khứ bị chồng bạo hành thì khi nói chuyện với nhà tham vấn về vấn đề này họ sẽ luôn né tránh bằng cách nói “tôi không nhớ” hoặc “tôi đau đầu quá”/

- Cơ chế phóng chiếu: là gán cho người khác những ý nghĩ, lỗi lầm do mình gây ra, phóng lên, gán cho người khác những cảm xúc, ham muốn mà không thể chấp nhận của chính bản thân, quy kết, đổ lỗi cho người khác khi chúng ta phạm tội.

Cơ chế này giúp chúng ta tránh được sự lo âu do mình gây ra do không thừa nhận những ham muốn, lỗi lầm không thể nói ra. Đây là cơ chế tự vệ nhằm giữ thăng bằng cho bản thân, là cơ sở cho việc xuất hiện các triệu chứng hoang tưởng.

VD: nhà tham vấn tiếp xúc với 1 cô gái làm nghề mại dâm, thì cô gái này luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh gia đình, do bị lừa gạt và do bạn bè lôi kéo.

- Cơ chế né tránh, phủ định hoặc cự tuyệt: là từ chối một cách vô thức 1 hiện thực đang xảy ra, là sự gạt bỏ 1 ý nghĩ, 1 biểu tượng trong đầu mà nếu nó xuất hiện thì xem như không phải do bản thân nghĩ đến.

VD: một bà vợ có chồng đã mất lâu rồi nhưng bà vẫn giữ nguyên đồ đạc của chồng trong nhà, vẫn xem như người chồng chưa mất mà vẫn luôn bên cạnh mình.

- Cơ chế bù trừ: chúng ta che đậy 1 lỗi lầm, 1 khuyết điểm hoặc  khắc phục những yếu kém về thân thế hoặc tâm trí của mình bằng cách phát triển một nét tính cách hay làm 1 hoạt động tích cực mà người khác chấp nhận được.

VD: một đứa trẻ hư ở lớp luôn nói chuyện, lười làm bài tập, học kém hay trốn học nhưng học sinh đó lại đối xử rất tốt với bạn bè, lễ phép với thầy cô và vâng lời cha mẹ.

- Cơ chế hợp lý hóa: là tìm cách lý giải, biện minh cho hành vi vô lý bằng cách gán cho nó những nguyên nhân có vẻ hợp lý, đưa ra lý lẽ để biện minh cho cái tôi méo mó của mình.

VD: một người chồng hay đánh vợ anh ta sẽ biện minh là do áp lực công việc căng thẳng hay do bạn bè rủ rê uống rượu quá chén, những lúc như thế vợ lại không tâm lý, hay cáu gắt nên anh ta mới có những hành động như vậy.

- Cơ chế chuyển di: là sự chuyển cảm xúc hay phản ứng tiêu cực của mình từ 1 đối tượng này sang đố tượng khác hoặc sang đồ vật nhăm giải tỏa cảm xúc tiêu cực.

VD: người chồng có chuyện bực tức ở công ty nhưng không được giải tỏa anh ta về nhà quát mắng vợ con.

- Cơ chế thoái lùi: khi rơi vào tình huống hụt hẫng con người có thể lé tránh căng thẳng, tức giân bằng cách biểu hiện những hành vi của trẻ thơ, thoái lui và quay trở lại giai đoạn kém phát triển nhất của c/n tâm lý với những biểu hiện của tính trẻ con.

VD: trong quá trình tham vấn sự xuất hiện cơ chế thoái lui thời thơ ấu của thân chủ thể hiện ở những hành động: nhõng nhẽo, giậm chân, mút tay, cắn móng tay, la hét, mach người lớn…

- Cơ chế thăng hoa: là sự hoạt hóa những xung lực bản năng không được thỏa mãn do bị cấm kỵ, không được chấp nhận vào những hoạt động được xã hội đề cao như: nghệ thuật,  khoa học, tôn giáo… nhằm hướng tới 1 mục đích cao đẹp, thích nghi được với xh.

VD: một người nhiễm HIV đang trong sự tuyệt vọng thì nhà tham vấn có thể giúp họ thăng hoa để trở thành 1 cộng tác viên, 1 tuyên truyền viên giỏi trong  việc phòng chống HIV/AIDS

- Cơ chế huyễn tưởng, mơ mộng: các cá nhân tìm cách vượt qua áp lực của thực tế bằng cách huyễn hoặc, mơ môgj hay tạo ra những câu chuyện hoang đường để trốn tránh lo âu.

VD: những đứa trẻ lang thang có ước mơ về 1 gia đình hạnh phúc hay khi chúng ta bị bặt nạt thì chúng ta thường mơ ước có 1 siêu nhân để đánh lại họ.

- Cơ chế đồng nhất hóa: đồng nhất bản thân với cá nhân hay nhóm người mà mình cho là có giá trị để tăng cảm giác có giá trị của bản thân. Là cơ chế qua đó chúng ta chấp nhận cách thức ứng xử như một hình mẫu của người mà ta ngưỡng mộ.

VD: một đứa trẻ rất ngưỡng mộ bố nó là 1 người công an chuyên bắt tội phạm vì bố nó rất giỏi và có thể giúp đỡ mọi người nên nó cũng thường có những hành động bắt trước bố nó.

- Cơ chế hình thành phản ứng ngược: là cơ chế tự vệ thể hiện sự phản ứng ngược lại với ý muốn bị dồn nén, ý muốn một đằng nhưng thể hiện ra lại ngược lại nhằm che giấu những tình cảm, suy nghĩ thực của mình một cách vô thức.

VD: 1 người vợ bị chồng bạo hành nhưng khi ra ngoài ai hỏi thì chị ta cũng nói rằng gia đình chị vẫn rất hạnh phúc, chồng chị rất thương chị.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro