cau8 abc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.     Nguyên tắc khi áp dụng thể dục chữa bệnh?

1)  Phải áp dụng sớm và đúng lúc

     Trong các trường hợp bị bệnh và chấn thương, TDCB càng được thực hiện sớm càng đem lại hiệu quả cao vì tác dụng của nó không chỉ ở góp phần chữa bệnh mà còn dự phòng biến chứng và chuẩn bị cho người bệnh sớm quay chở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường. Vì nội dung của TDCB rất phong phú và phạm vi áp dụng rộng rãi, cho nên không có phản chỉ định tuyệt đối mà chỉ có phản chỉ định tạm thời đối với từng loại bệnh và mức độ bệnh. Đặc biệt trong ngoại khoa và chấn thương, việc áp dụng sớm càng cần thiết để duy trì và phục hồi công năng vận động.

     Áp dụng sớm TDCB là phương pháp điều trị khoa học, tích cực nhằm hạn chế sự giảm vận động, bất động hoặc cố định một bộ phận, một cơ quan của cơ thể trong thời gian bị  tổn thương, nhanh chóng đưa cơ thể trở lại trạng thái vận động.

2)  Luyện tập kiên trì, liên tục, tự giác

     Tác dụng của bài thể dục chủ yếu thông qua các phản xạ của cơ thể (theo bốn cơ chế tác động của TDCB) đối với lượng vận động cao, tăng dần (các kích thích được dẫn chuyền thông qua cung phản xạ thần kinh) cho nên phải bền bỉ tập luyện, lặp đi lặp lại nhiều lần; kết quả phục hồi đạt được hôm nay sẽ là cơ sở cho kết quả ngày mai cao hơn. Các phản xạ đã được phục hồi hoặc hình thành nếu không thường xuyên củng cố sẽ dần dần mất đi. Hiệu quả chữa bệnh của thể dục là kết quả của một quá trình các phản xạ thần kinh được tích luỹ và phát triển liên tục thông qua vận động, nếu không thường xuyên củng cố bằng vận động sẽ dần mất đi hoặc giảm chức năng. Thực tế cho thấy, tác dụng thường có sau luyện tập một thời gian là hàng tuần, hàng tháng, thậm chí hàng năm.

     Ngoài ra, hiệu quả tăng lên của TDCB còn do tính tích cực tự giác của người bệnh; còn do sự kết hợp chặt chẽ giữa việc chỉ dẫn giúp đỡ nhiệt tình đúng đắn của thầy thuốc hoặc hướng dẫn viên với ý thức tập luyện tốt của người bệnh.

3)  Phải nâng dần mức độ bài tập từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp

     Tác dụng của các bài thể dục được hình thành thông qua quá trình của cơ thể với lượng vận động tăng dần; không nâng dần mức độ vận động lên thì kết quả rất hạn chế, nhưng nếu nâng lên quá nhanh, đột ngột, cơ thể không thích nghi kịp sẽ gây phản ứng ngược lại, thậm chí có thể gây nguy hiểm. Vì vậy, tăng dần mức độ luyện tập từ thấp lên cao không những phát huy được hiệu quả tối đa mà còn đảm bảo an toàn cho người bệnh. Đây là một nguyên tắc cơ bản phải được thực hiện nghiêm chỉnh trong suốt cả quá trình áp dụng, trong từng lần điều trị, trong bất kỳ nội dung hoặc hình thức nào, kể cả trong từng động tác.

     Hình thái vận động trong TDCB rất phong phú và đa dạng, mức độ vận động tinh vi phức tạp, việc lựa chọn lượng vận động chính xác có nhiều khó khăn; để xác định lượng vận động phù hợp phải dựa vào: số lượng bộ phận cơ thể tham gia thực hiện động tác, biên độ , chu kỳ động tác, tính chất động tác (đơn giản hay phức tạp, đơn điệu hay phối hợp tinh vi), các phản ứng của cơ thể khi thực hiện động tác…

4)  Phải luôn kết hợp động tác toàn thân và cục bộ

     Các bài TDCB thường có tác dụng toàn thân, nhưng cũng có lúc được sử dụng với mục đích tác dụng cục bộ là chủ yếu. Phản ứng tốt của toàn thân tạo điều kiện cho hiệu quả điều trị cục bộ cao hơn và ngược lại, hiệu quả cục bộ tác động tốt đến toàn thân trong mối tương quan chặt chẽ. Sự kết hợp toàn thân và cục bộ phải được chú ý không những trong lúc thực hiện mà cả trong lúc chuẩn bị; thực tế cho thấy, các động tác cục bộ ở chi bị tổn thương sẽ được thực hiện dễ dàng và chính xác hơn khi người bệnh có trạng thái tinh thần vui vẻ phấn chấn; ngoài ra, kết quả điều trị cục bộ tốt cũng có tác động về mặt tâm lý, làm tăng hiệu quả điều trị toàn thân; ví dụ các trường hợp bị liệt do vết thương cột sống. Sự kết hợp toàn thân và cục bộ phải được thống nhất và thực hiện trong cả quá trình điều trị, trong từng lần điều trị và ngay cả trong việc lựa chọn nội dung và động tác thích hợp.

     Các nguyên tắc khi áp dụng luyện tập TDCB có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau bảo đảm cho việc điều trị đạt kết quả cao và an toàn.

     Động tác thở trong thể dục chữa bệnh?

a)  Nhịp thở bình thường

     Nhịp thở (nhịp hô hấp) bình thường gồm 2 chu kỳ: thở vào và thở ra, điều hoà với tần số khoảng 10 - 12 lần/phút.

-   Chu kỳ thở vào: là động tác chủ động tích cực; lồng ngực và phổi dãn theo 3 chiều:

+ Tăng chiều thẳng đứng: dưới tác dụng của cơ hoành (có diện tích khoảng 250 cm2, ngăn cách giữa lồng ngực và ổ bụng), vòm hoành co lại hạ xuống (cơ phẳng ra); nhịp thở bình thường cơ hạ 1,5 cm; nhịp thở gắng sức cơ hạ 7 - 8 cm. Tăng chiều trước sau và chiều ngang: do hệ thống cơ phụ hô hấp (cơ liên sườn, cơ bậc thang, cơ răng to…) và các xương sườn kéo lồng ngực qua điểm khớp là cột sống ra phía trước và nằm ngang lên (ở tư thế nghỉ các xương sườn chếch ra trước và xuống dưới, các cơ thở vào đi chếch từ trên xuống bám vào bờ trên các xương sườn, quan trọng là cơ liên sườn ngoài).

+ Thở vào gắng sức: là động tác chủ động tích cực, có thêm một số cơ tham gia, những cơ này bám vào lồng ngực, làm cử động đầu và tay, khi thở gắng sức cơ bị giữ cố định để nâng thêm xương sườn lên (tăng thêm thể tích), là các cơ phụ hô hấp: ức đòn chũm, cơ ngực, cơ chéo góc…, tạo tư thế thở vào gắng sức - cổ hơi ngửa, tay nắm chắc, không cử động.

-   Chu kỳ thở ra: là động tác tự động, không có sự co cơ, do tính đàn hồi, cơ và lồng ngực trở về trạng thái ban đầu, khí được đẩy ra ngoài.

+ Thở ra gắng sức: là động tác tích cực sau nhịp thở bình thường, huy động thêm một số cơ tham gia: cơ thành bụng (để kéo xương sườn xuống thêm) ép chặt ổ bụng đẩy các tạng dồn lên cơ hoành làm tăng áp lực ổ bụng.

-   Áp dụng thực tế động tác thở trong hô hấp nhân tạo: là động tác thở thụ động; nguyên tắc làm thay đổi thể tích lồng ngực nhờ các nhóm cơ phụ hô hấp (bằng tư thế, động tác), thay đổi áp suất bên trong lồng ngực theo các chu  kỳ thở. Thực tế tốt nhất cho thấy là dùng phương pháp "miệng vào miệng", "miệng vào mũi" đạt hiệu quả cao, hay còn gọi là thổi khí trực tiếp.

-   Các động tác thở đặc biệt:

+ Rặn: hít vào sâu, đóng thanh môn rồi cố sức thở ra, do đó tạo áp lực lớn trong lồng ngực và ổ bụng; trạng thái cơ thể như "điểm tỳ", động tác có lượng vận động lớn.

+ Ho, hắt hơi: hít vào sâu, đóng thanh môn rồi cố thở ra tạo áp lực lớn trong lồng ngực, sau đó thanh môn đột ngột mở ra tạo luồng khí có áp suất và tốc độ lớn đi qua miệng (ho); đi qua mũi (hắt hơi).

+ Nói: là một động tác thở, không khí vào ra kết hợp rung động dây thanh âm, các cơ lưỡi, môi, miệng và phát ra âm thanh.

b) Tập thở trong TDCB

-   Áp dụng luyện tập các chu kỳ thở chủ động tích cực có tính chất sinh lý bình thường: thở vào, thở vào gắng sức, thở ra gắng sức.

-   Chủ động tập chu kỳ nín thở; đây là động tác ở giữa 2 chu kỳ thở vào và thở ra, là động tác chủ động tích cực; tại chu kỳ này hô hấp "tạm ngừng" hoạt động (người bình thường có tập luyện trong nhịp hô hấp đã hình thành chu kỳ nín thở). tác dụng của nó làm chậm nhịp hô hấp, tăng trao đổi khí trong phế nang, kích thích chu kỳ thở ra (do nồng độ CO2 trong máu tăng), tăng cường cơ năng cơ hô hấp, cân bằng các phản xạ thần kinh điều hoà hô hấp (chủ động thở tích cực, giảm rối loạn hô hấp do tác động của các yếu tố ngoại lai bên ngoài…)

-   Tập các kiểu thở:

+ Thở bụng (thở hoành): là kiểu thở tích cực, thở sâu, bụng di động nhiều, cơ hoành tham gia tích cực; chu kỳ thở vào bụng từ từ phình ra tối đa, nín thở bụng không di động, thở ra bụng từ từ hóp lại, áp lực ổ bụng thay đổi lớn và liên tục.

+ Thở ngực: quan sát thấy ngực di động là chủ yếu, nhịp thở không sâu, cơ phụ hô hấp tham gia là chủ yếu, cơ hoành tham gia không nhiều.

+ Thở tối đa: kết hợp thở bụng và thở ngực (thở bụng là chủ yếu), áp lực lồng ngực và ổ bụng thay đổi lớn liên tục; thường áp dụng 2 chu kỳ thở vào và thở ra.

c)  Các chỉ số đánh giá chức năng hô hấp:

-   Các thể tích (TT) hô hấp:

+ TT lưu thông (nhịp thở bình thường):       400ml

+ TT dự trữ thở vào:                                   2000ml

+ TT dự trữ thở ra:                                     1100ml

TT cặn (đọng lại trong phổi):              1200ml

-   Dung tích sống: đánh giá trạng thái tĩnh của phổi, là thể tích khí thở ra sau một lần thở vào gắng sức và thở ra gắng sức; gồm: TT lưu thông, TT dự trữ thở vào,  TT dự trữ thở ra. Người bình thường có dung tích sống khoảng 3500 - 4000ml; chỉ số này tăng lên khi có tập luyện, giảm đi khi bệnh lý hoặc có khuyết tật ở bộ máy hô hấp (viêm nhiễm, tổn thương cơ, xương hệ hô hấp…)

-   Khả năng thông khí của phổi: đánh giá trạng thái hoạt động của phổi, được tính bằng thể tích thông khí tối đa trong 1 phút. Cách tính: thực hiện thở nhanh và sâu trong vòng 15 -          30 giây (qui về 1 phút) và đo thể tích khí thở ra tối đa ngay giây đầu tiên; bình thường chỉ số này bằng 80% dung tích sống; chỉ số giảm khi phổi kém đàn hồi và các bệnh phế quản, giãn phế nang…

-   Thể tích cặn chức năng: được tính bằng tổng TT dự trữ thở ra với TT cặn; đánh giá độ bão hoà ôxy trong không khí phế nang; chỉ số này càng lớn độ bão hoà ôxy càng giảm; trong bệnh hen phế quản, chu kỳ thở ra khó, rối loạn nhịp thở nên thể tích này tăng rất cao gây khí phế thũng (giãn phế nang).

     Nội dung các động tác thể dục không dụng cụ?

     Tư thế ban đầu (trạng thái cơ bản) khi tập TDCB: đứng, ngồi (quì), nằm

*   Tuỳ theo tính chất và bộ phận cơ thể tham gia để phân loại:

-   Động tác thở:

+ Thở tĩnh: thở ở các tư thế cơ bản không kết hợp vận động chân tay và thân mình

+ Thở động: thở ở các tư thế cơ bản kết hợp vận động chân tay hoặc thân mình

+ Thở đặc biệt: động tác tạo điều kiện tống các chất xuất tiết ra ngoài.

+ Các kiểu thở, chủ yếu tập thở bụng

-   Động tác toàn thân, động tác cục bộ:

+ Co cơ động: co cơ kết hợp vận động khớp (kết hợp nhiều phản xạ thần kinh - cơ)

+ Co cơ tĩnh: co cơ không vận động khớp (lên gân), trương lực cơ thay đổi, chiều dài cơ không thay đổi (co cơ đẳng trường), tạo cho cơ thể ở trạng thái vững chắc như một "điểm tỳ"; áp dụng khi rối loạn hoạt động trương lực cơ.

+ Mềm cơ (thả lỏng): làm cho cơ ở trạng thái "nghỉ" tối đa, trương lực giảm tối đa; thường áp dụng để chống hiện tượng mệt mỏi thần kinh - cơ, cơ năng cơ bị giảm, giúp phục hồi nhanh khả năng hoạt động của cơ, làm hạ huyết áp, làm ức chế thần kinh trung ương đang bị hưng phấn kích thích…

-   Động tác phối hợp thăng bằng: tập trung lượng vận động vào một phần cơ thể, thường kết hợp với các phản xạ giác quan (mắt), tiền đình ở ốc tai…

-   Động tác tưởng tượng (tưởng động): vận động các bộ phận hoặc cơ quan lành rồi nhắm mắt tưởng tượng đang tiếp tục vận động bên bị tổn thương (tưởng động bên đối diện) hoặc tưởng tượng đang vận động tuỳ ý (tưởng động tuỳ ý). Mục đích duy trì hay phục hồi mối liên hệ thần kinh và kích thích trung khu vận động thần kinh trung ương; động tác muốn đạt kết quả thường phải kết hợp với củng cố bằng vận động thụ động; thường được áp dụng cho các trường hợp bị liệt hoặc đang phải cố định.

*   Tuỳ theo khả năng thực hiện động tác của người tập để phân loại:

-   Động tác chủ động: tự thực hiện theo ý muốn hoặc theo yêu cầu của người hướng dẫn, không có sự giúp đỡ của người khác hoặc cơ quan bộ phận khác.

-   Động tác thụ động: thực hiện hoàn toàn do sự giúp đỡ của người khác.

-   Động tác nửa chủ động: khi thực hiện vừa có sự tham gia nỗ nực của người tập vừa có sự trợ giúp của người khác hoặc cơ quan, bộ phận khác.

-   Động tác được giảm nhẹ: làm cho động tác dễ thực hiện hơn bằng cách dùng tư thế hoặc dụng cụ. Thí dụ khi vận động các khớp.

-   sĐộng tác có trở lực: làm cho động tác khó thực hiện hơn (tăng lượng vận động) bằng cách dùng lực cản hoặc tư thế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro