cau9 abc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.     Nguyên nhân chấn thương TDTT?

     Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây nên chấn thương. Một chấn thương có thể do một nguyên nhân gây nên, có thể do nhiều nguyên nhân phối hợp gây nên.

     Có 6 nhóm nguyên nhân:

     Nhóm 1: Do thiếu sót và sai lầm trong phương pháp tập luyện

-   Vi phạm nguyên tắc tập luyện cơ bản là tập từ dễ đến khó, từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp.

-   Tập luyện không thường xuyên định hình, động tác không củng cố, định hình của hệ thần kinh thực vật suy giảm.

-   Thiếu khởi động hoặc khởi động không đầy đủ.

-   Giáo trình giáo án tập luyện cứng nhắc, máy móc không điều chỉnh kịp thời khi có những biểu hiện xấu về sức khoẻ hay tâm lý của VĐV.

-   Tập luyện và nghỉ ngơi không hợp lý, thường chỉ chú ý đến tập luyện mà không chú ý đến nghỉ ngơi phục hồi sức khoẻ do đó dẫn đến tình trạng mệt mỏi thường diễn ra hoặc tập luyện quá sức.

-   Thi đấu non và thi đấu thiếu sự chuẩn bị chu đáo về thể lực và tâm lý.

     Nhóm 2: Do những đặc điểm về kỹ thuật

-   Những môn thể thao có sự va chạm trực tiếp giữa hai đối tượng hoặc nhiều đối tượng như: quyền anh, vật, bóng đá, bóng rổ, bóng bầu dục...

-   Những môn đòi hỏi độ linh hoạt cao, tốc độ vận động nhanh và chính xác như: thể dục dụng cụ, nhào lộn...

-   Những động tác mềm dẻo quá mức, biên độ động  tác vượt quá giới hạn về giải phẫu của các khớp.

     Nhóm 3: Do tổ chức tập luyện và thi đấu không chu đáo

-   Tổ chức sắp xếp chỗ tập không hợp lý. Thiếu nội quy và phương tiện an toàn trong tập luyện và thi đấu.

-   Tổ chức tập luyện lẫn lộn giữa người già và người trẻ, giữa nam và nữ, giữa những người có trình độ tập luyện khác nhau.

-   Thiếu luật lệ, không nắm vững luật lệ, thi hành luật không nghiêm túc.

-   Xếp cân không đúng hoặc làm giảm cân tạm thời quá mức trong thi đấu các môn quyền anh, vật...

-   Thiếu tổ chức kiểm tra y học và kiểm tra Dopinh khi thi đấu.

     Nhóm 4: Liên quan tới đạo đức tác phong và trạng thái tâm thần của VĐV

-   Những loại người có loại hình thần kinh yếu hoặc không thăng bằng.

-   Những VĐV lần đầu tiên thi đấu hoặc biểu diễn trước đông người.

-   VĐV không đảm bảo nội quy, kỷ luật, trật tự ở nơi tập luyện hoặc thi đấu.

-   VĐV sống không lành mạnh, có những thói quen có hại: hút thuốc, uống rượu... sinh hoạt buông thả.

-   Thiếu đạo đức và tinh thần hữu nghị trong thi đấu thể thao.

     Nhóm 5: Liên quan tới sức khoẻ và bệnh tật của người tập

-   Tập luyện, thi đấu khi sức khoẻ không đảm bảo, đang bị bệnh, kinh nguyệt...

-   Những người có tật: mắt cận, viễn, loạn...

-   Những người bỏ tập lâu nay trở lại thi đấu.

     Nhóm 6: Do cơ sở vật chất kỹ thuật không đầy đủ, thiếu quy cách, điều kiện vệ sinh tập luyện kém

-   Phòng tập, sân bãi, phương tiện luyện tập và thi đấu không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn.

-   Nơi tập thiếu ánh sáng hoặc chiếu sáng không đúng.

-   Điều kiện thời tiết nơi tập quá nóng hoặc quá lạnh, bị gió lùa...

Ngoài ra chấn thương trong TDTT còn do những nguyên nhân bất ngờ không xác định khác...

     Xử trí ban đầu chấn thương vận động?

     Sơ cứu chấn thương TDTT là công việc cứu chữa bước đầu ngày tại nơi đang luyện tập hay thi đấu. Bước cứu chữa này tuy ngắn ngủi, khẩn trương và tiến hành trong những điều kiện thường không được thuận lợi, nhưng nó có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ kết quả quá trình điều trị tiếp theo.

(Ví dụ một người bị gãy xương kín nếu được bất động sớm thì không những phòng được choáng chấn thương do đau mà còn phòng được các biến chứng như chèn ép hoặc làm rách mạch máu, dây thần kinh.... do xương gãy di động).

     Do vậy sơ cứu và xử trí ban đầu chấn thương TDTT là công việc rất quan trọng đối với các bác sỹ thể thao.

Sơ cứu chấn thương TDTT bao gồm những nhiệm vụ sau:

-   Nhanh chóng bộc lộ những nơi bị chấn thương trên cơ thể, khám và chẩn đoán xem người đó bị thương tích gì? (chủ yếu là khám  cơ năng và thực thể: nhìn, sờ, gõ...)

-   Phòng ngừa choáng chấn thương: vì mọi loại chấn thương nặng đều có thể gây ra choáng (gãy các xương lớn, vỡ tạng...).

-   Phòng ngừa chảy máu bằng cách  băng ép và bất động. Tiến hành cầm máu tạm thời. Đối với mạch máu lớn cần chuyển nhanh và sớm nhất tới bệnh viện.

-   Chống nhiễm trùng: tuỳ tình hình vết thương, cách xử trí có khác nhau. Vết thương nhỏ và nông có thể rửa sạch và băng bó lại. Vết thương rộng và sâu thì không nên rửa mà chỉ băng bó lại và chuyển ngay tới bệnh viện.

1)  Phòng choáng chấn thương:

-   Choáng chấn thương thường xảy ra khi có:

+ Vết thương dập nát chi nhiều

+ Vết thương nhẹ những có nhiều vết thương

+ Gãy xương lớn

+ Chấn thương bụng, ngực nặng

-   Điều kiện thuận lợi gây choáng:

+ Bị lạnh   

+ Đau nhiều, nhất là khi trên đường vận chuyển

+ Chảy máu (thường là chảy máu ri rỉ kéo dài)

+ Lúc tháo dây ga rô đột ngột

+ Sợ hãi

-   Xử trí:

+ Bình tĩnh sơ cứu người bị chấn thương

+ ủ ấm kịp thời nhất là về mùa đông

+ Nhẹ nhàng thăm khám, băng bó hoặc cầm máu vết thương-  Khẩn trương cầm máu tạm thời.

+ Hạn chế đau, sự di lệch của xương gãy tới mức tối đa bằng cách bất động tốt chi bị thương. Đối với vết thương gãy xương, chỉ sau khi bất động tốt mới đưa tới bệnh viện. Nếu có điều kiện cho tiêm moocphin 0,01g (không được tiêm khi có kèm theo tổn thương bụng).

+ Vận chuyển nhanh chóng và không để bị sóc mạnh trên đường vận chuyển.

2)  Phòng chống mất máu:

-   Muốn thực hiện tốt cầm máu cần phân biệt được giữa vết thương chảy máu động mạch (ĐM) và vết thương chảy máu tĩnh mạch (TM):

-   Xử trí:  Sử dụng các biện pháp cầm máu tạm thời:

+ Băng ép: đối với những vết thương chảy máu ít thì chỉ cần băng ép và bất động là đủ cầm máu.

+ Ấn gián tiếp: là để cầm máu tức thời trong lúc chuẩn bị các phương tiện cầm máu khác (đặt ga rô).

+ Đặt ga rô: khi có chảy máu nhiều và các phương pháp cầm máu tạm thời khác không có kết quả (chú ý tới ưu điểm của đặt ga rô)

Chú ý: vết thương chảy máu có đặt ga rô phải được ưu tiên chuyển tới bệnh viện sớm nhất và được theo dõi sát.

3)  Chống nhiễm trùng:

     Có thể rửa vết thương bằng nước muối sinh lý  và Ôxy già 3%, sau đó băng bó kín vết thương trước khi vận chuyển đến bệnh viện.

8. Xử trí chấn thương cơ quan vận động

Trong hoạt động thể thao chấn thương cơ quan vận động hay gặp là bong gõn, chạm thương, góy xương kớn… Người ta thường sử dụng những nguyờn lý sau để sử trớ cỏc chấn thương này:

- Nghỉ ngơi     (Rest)                            - Chườm đỏ     (Ice)

- Băng ộp         (Compression)             - Nõng cao chi (Elevation)

Nguyờn lý này gọi tắt là phương phỏp RICE; được tiến hành ngay sau khi bị chấn thương hoặc khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiờn của chấn thương. Phương phỏp này nếu được ỏp dụng sớm trong vũng 30 phỳt đầu ngay sau khi bị chấn thương cú thể rỳt ngắn được thời gian điều trị vài ngày thậm chớ vài tuần tạo điều kiện cho vận động viờn sớm trở lại tập luyện và thi đấu.

8.1. Nghỉ ngơi (Relative rest):

Khi bị chấn thương hoặc khi xuất hiện cỏc dấu hiệu đầu tiờn của chấn thương thỡ phải ngừng ngay tập luyện. Nếu tiếp tục tập luyện sẽ làm cho chấn thương nặng thờm và thời gian nghỉ tập sẽ kộo dài. Trong vũng ba ngày đầu (72 giờ) cần phải bất động hoàn toàn và thực hiện cỏc bước tiếp theo của phỏc đồ RICE. Sau giai đoạn này nghỉ ngơi tương đối, chứ khụng phải bất động hoàn toàn vỡ nếu bất động hoàn toàn sẽ gõy ra những biến chứng xấu như teo cơ, cứng khớp…

8.2. Chườm đỏ (Ice):

Là phương phỏp làm lạnh tại chỗ bị chấn thương. Liệu phỏp này cú tỏc dụng làm giảm sưng, giảm đau, giảm chảu mỏu và chống viờm. Phương phỏp này cú hiệu quả nhất nếu sử dụng trong 15 – 20 phỳt đầu và ngay sau khi bị chấn thương. Cảm giỏc đặc trưng của chườm đỏ là lạnh, buốt, sau đú là đau cuối cựng là tờ. Khi đặt đỏ lờn chỗ chấn thương phải gúi vào khăn ướt để trỏnh làm vựng tổn thương quỏ lạnh. Khụng gúi vào khăn khụ vỡ sẽ làm ngăn cỏch lạnh và da. Việc chườm đỏ được thực hiện càng sớm càng tốt. Thời gian chườm đỏ tốt nhất trong khoảng 48-72 giờ sau chấn thương, chườm đỏ cú thể cũn tỏc dụng đến ngày thứ 7 sau chấn thương, đặt biệt trong trường hợp đụng dập nặng. Thời gian chườm thường từ 10-30 phỳt và cú thể lặp lại sau 1 tiếng. Thời gian mỗi lần chườm đỏ phụ thuộc vào đặc điểm chấn thương, vị trớ chấn thương nụng hay sõu, thể trạng gầy hay bộo của vận động viờn.

8.3. Băng ộp (Compression):

Để giảm phự nề chỗ bị chấn thương nờn đặt băng ộp liờn tục. Băng ộp cú thể tiến hành ngay cả trong khi chườm đỏ và sau khi chườm. Khi khụng chườm đỏ nữa trờn chỗ bị chấn thương nờn dựng băng chun để băng. Bắt đầu băng từ chỗ thấp hơn chỗ bị chấn thương, băng dần lờn trờn theo hỡnh xoắn, vũng băng sau đố lờn 2/3 vũng băng trước, băng tương đối chặt tay và kết thỳc ở phớa trờn chỗ bị chấn thương. Chỳ ý khi băng thường xuyờn theo dừi màu sắc của da, cảm giỏc của vận động viờn để cú thể đảm bảo là băng khụng quỏ chặt nhưng cũng khụng bị lỏng.

8.4. Nâng cao chi (Elevation):

Khi bị chấn thương cần giữ chỗ bị chấn thương ở vị trớ nõng lờn cao nhằm làm giảm sự tớch tụ dịch và mỏu xuất hiện do cỏc mụ và tổ chức bị tổn thương, viờm nhiễm. Giữ chỗ bị chấn thương luụn ở tư thế nõng cao từ 24-72 giờ.

Chỳ ý: trong thời gian từ 24-48 giờ đầu sau khi bị chấn thương khụng được dựng cỏc liệu phỏp như xoa búp, xoa dầu núng, tắm núng và khụng uống rượu bia. Vỡ điều đú làm tăng phự nề và tăng chảy mỏu tại chỗ bị chấn thương.

Phương pháp RICE khụng chỉ là phương phỏp điều trị mà cũn là phương phỏp sơ cứu được sử dụng phổ biến trong chấn thương thể thao.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro