cau9triet

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 9: (triết) Trình bày các khái niệm phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ sản xuất. Sự vận dụng của Đảng ta trong đường lối đổi mới?

TL:

1.      Các khái niệm:

a, Khái niệm Phương thức sản xuất:

Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất ra của cải vật chất ở từng giai đoạn  lịch sử nhất định cỉa XH loài người.

Phương thức sản xuất xét về tổ chức kết cấu, là sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

b, Khái niệm Lực lượng sản xuất:

Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, là sự thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.

LLSX là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu SX (Trong TLSX gồm nhiều yếu tố khác nhau như: đối tượng lao động, phương tiện lao động, nhưng công cụ lao động là yếu tố quan trọng nhất vì nó quyết định năng suất lao động, tính chất động và cách mạng của lực lượng sản xuất).

Ngày nay, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nó vừa là ngành sản xuất riêng, vừa thâm nhập vào các yếu tố cấu thành LLSX, đem lại sự biến đổi về chất của LLSX.

Trong LLSX, người lao động là nhân tố quan trọng nhất, vì mọi công cụ lao động và thành tựu khoa học đều do người lao động tạo ra. Ngày nay, loài người bước vào nền kinh tế tri thức, thì nguồn lực tri thức con người trở thành nguồn lực vô tận.

c, Khái niệm Quan hệ sản xuất:

QHSX là những quan hệ cơ bản giữa người với người trong quá trình sản xuất xã hội, là mặt xã hội của phương thức sản xuất, tồn tại khách quan độc lập với ý thức.

QHSX bao gồm:

-         Quan hệ sở hữu đối với TLSX

-         Quan hệ tổ chức, quản lý quá trình sản xuất

-         Quan hệ trong phân phối sản phẩm.

Ba mặt đó có mối quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó quan hệ sở hữu đối với TLSX là mặt quyết định các quan hệ khác.

2.      Nội dung quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ của LLSX

a, Các khái niệm:

Tính chất của LLSX là tính chất cá nhân hay xã hội (tính chất xã hội hóa) trong việc sử dụng TLSX (chủ yếu là công cụ lao động) của con người để tạo ra sản phẩm.

Trình độ của LLSX là trình độ phát triển của công cụ lao động, kỹ thuật, kỹ năng của người lao động, quy mô sản xuất, trình độ phân công lao động xã hội…

Sự phù hợp của QHSX  với trình độ của LLSX là cả ba mặt của QHSX tạo điều kiện tạo địa bàn cho LLSX phát triển; nó tạo ra những tiền đề, điều kiện cho người lao động kết hợp và tư liệu sản xuất kết hợp hài hòa nhất để sản xuất xã hội phát triển.

b, Mối quan hệ biện chứng mang tính quy luật giữa LLSX và QHSX

- LLSX quyết định sự hình thành và biwwns đổi QHSX:

+ Nếu không có LLSX thì không có quá trình SX. DO đó, không có quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, tức là không có QHSX.

+ Trong mỗi PTSX có 2 mặt là LLSX và QHSX, trong đó LLSX là nội dung quyết định hình thức. Nó diễn ra như sau:

LLSX và QHSX phát triển không đồng bộ, vì LLSX bao giờ cũng phát triển nhanh hơn, do trong LLSX có yếu tố động là công cụ sản xuất. Trong qua trình sản xuất, người lao động luôn tìm cách cải tạo công cụ lao động để người lao động bớt nặng nhọc và có năng suất cao hơn.

Công cụ lao động biến đổi phát triển làm cho các yếu tố của TLSX phát triển. Mặt khác khi con người cải tạo và sử dụng công cụ lao động mới sẽ tích lũy được kinh nghiệm và kỹ năng lao động, nhờ vậy trình độ của người lao động cũng được nâng cao.

Như vậ, TLSX phát triển, người lao động nâng cao trình độ thì LLSX được nâng lên một trình độ mới.

Trong khi đó QHSX phát triển chậm hơn vì nó gắn liền với các thiết chế xã hội, với lợi ích giai cấp thống trị (giai cấp thống trị luôn muốn duy trì kiểu QHSX có lợi cho mình), với tập quán, thói quen lao động…

Khi LLSX phát triển lên một trình độ mới dẫn đến tất yếu mâu thuẫn với QHSX cũ, và đòi hỏi khách quan xảy ra là phải xóa bỏ QHSX cũ, thiết lập một QHSX mới phù hợp tính chất và trình độ mới của LLSX. LLSX mới và QHSX mới lại tạo thành một PTSX mới. Tương ứng với nó là chế độ xã hội mới ra đời.

- Sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX:

+ Nếu phù hợp thì nó trở thành động lực để phát triển LLSX.

+ Nếu không phù hợp thì nó kìm hãm sự phát triển của LLSX, thậm chí phá hoại LLSX, nó diễn ra ở 2 dạng:

Một là: QHSX lạc hậu so ới tính chất và trình độ của LLSX

Hai là: QHSX “tiên tiến vượt trước” giả tạo so với tính chất và trình độ của LLSX.

·        Kết luận: Quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ của LLSX là quy luật chung nhất của sự phát triển XH. Sự tác động của quy luật này đã đưa XH loài người trải qua các PTSX kế tiếp nhau từ thấp đến cao: CXNT (công xã nguyên thủy), CHNL, PK,  TBCN và phương thức sx CSCN tương lại.

3.      Vận dụng quy luật này trong đường lối đổi mới của Đảng ta.

- Nước ta là một nước lạc hâuh tiến lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, cho nên ngay từ đầu chúng ta phải xây dựng cả LLSX lẫn QHSX mới.

- Căn cứ vào thực trạng và trình độ của LLSX ở nước ta tồn tại nhiều trình đô (thô sơ, thủ công, cơ khí, bán tự động…) và có nhiều tính chất (cá thể, xã hội).

- Đảng ta đã chủ trương:

+ Về LLSX: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Đây là yếu tố có ý nghĩa quyết định chống lại “nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới”. Trong đó LLSX phát triển tương đối cao, lao động thủ công được thay thế bằng  lao động cơ khí, máy móc.

Đảng ta xác định khoa học công nghệ cùng với giáo dục đào tạo là quốc sách, chính là nhằm thực hiện một cuộc cách mạng khoa học công nghệ và tạo ra lực lượng lao động có kỹ thuật ngày càng đáp ứng với yêu cầu phát triển của nền kinh tế.

+ Về QHSX cần xác lập cũng phải đa dạng, phong phú về hình thức sở hữu, quản lý, phân phối. Đai hội đảng lần thức X đã xác định có 5 thành phần kinh tế cơ bản. “Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN; đó chính là nề kinh tế thị thị trường theo định hướng XHCN”. Việc Đảng ta xác định nhiều thành phần kinh tế chính là làm cho các QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX, từ đó thúc đẩy nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển. Thực tế 20 năm đổi mới nền kinh tế của nước ta đã chứng minh sinh động vấn đề này.

+ Về chế độ sở hữu thực hiện đa dạng hóa hình thức sở hữu trong đó kinh tế nhà nước mà kinh tế tập thể giữ vai trò chủ đạo. Hiện nay Đảng ta chủ trương cổ phần hóa các công ty, xí nghiệp nhằm phát huy vai trò chủ sở hữu trong nền kinh tế.

+ Về phân phối, Đảng ta chủ trương phân phối theo lao độngvà hiệu quả của sản xuất kinh doanh.

+ Trong thời đại ngày nay, vấn đề toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, Đảng ta chủ trương mở rộng quan hệ đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế nhằm phát triển LLSX và QHSX.

- Bài học mà Đảng ta rut ra trong việc cải tạo nền kinh tế - XH và xây dựng QHXH xã hội chủ nghĩa: nhận thức đúng quy luật va làm theo quy luật khách quan thì sẽ giành thắng lợi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro