caudua

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Giá trị dd, ý nghĩa kinh tế

     +Hàm lượng đường cao, giàu vitamin, giàu năng lượng.

     +Dứa đóng hộp cần giống có axit cao để sản phẩm giòn, đường 80-100g/kg thịt quả, giàu vitamin, A, thiamin; chất khoáng : Ca, P, Fe, K.

     +Đa dạng sản phẩm : ăn tươi, đóng hộp: dứa cắt lát, dứa khoanh, nước dứa cô đặc. 20.5% SP chế biến từ Singapore Spanish, 60%- từ Cayenne.

+Phụ phẩm chế biến làm thức ăn gia súc.        

4.2 Thân

     +L=30-35cm, hình chùy, ɸ=6.5-7.5cm dưới đỉnh ST, long ngắn(1-10mm).

     +Chồi cuống

     +Chồi nách: ST liên tục đến khi thu hoạch, to hơn chồi cuống, P biến động mạnh;250-450G, chồi ngọn 100-350g.

     +Chồi ngọn

     +Chồi ngầm

4.3 Rễ

+Krauss(1948) có 2 loại rễ : rễ đất mọc ở phần thân ngầm, rễ bên mọc ở thân trên mặt đất. Rễ đất mọc dày đặc, phân bố nông (15cm), đất tốt, xốp, tầng canh tác dày có thể ăn sâu 50 cm, lan rộng 1.83m ở cây 1 tuổi.

4.4. Lá

+Lá sắp xếp hoa thị.

+Diệp tự 5/13

+Số lá tang TB 5-6 lá/tháng, lá già tồn tại trên cây, cây trưởng thành có 70-80 lá hoạt động.

+6 loại lá : A, B, C, D, E, F.

     +Lá D- lá dài nhất (80-100cm), là chỉ số phát triển đối với trạng thái dinh dưỡng và hydratcacbon của cây.

     +Đồng hóa CAM, biến động lớn giữa ngày- đêm trong việc sử dụng axit hữu cơ (axit malic và axit citric) và kiểu sử dụng  khí nghịch chuyển.

     +CO2 cố định ban đêm, phát tán đình hoãn ban ngày.

     +Khí khổng đóng 9-14h, mở 14h đến suốt đêm. Các pha đóng –mở liên quan chặt chẽ đến mức CO2 trong gian bào.

     Khả năng chịu hạn cao nhờ:

+Vị trí, hình máng xối của lá.

+Lông che phủ, khí khổng phân bố trong rãnh dưới lớp lông phủ ở mặt dưới lá.

     +Cấu tạo bên trong có mô nước. Độ dày mô nước=1/2 độ dày lá ở phần giữa lá ở dk trương nước, hẹp lại khi tress về nước và nhỏ dần phía mép và đỉnh lá.

4.5 Chùm hoa và hoa

     +Tín hiệu bắt đầu phân hóa hoa : diệp tự thay đổi từ 5/13 sang 8/21, hình thành nhiều lá nhỏ.

     Khi chùm hoa ngừng PT diệp tự trở về 5/13 hình thành chồi ngọn. Hoa chùm : 100-200 hoa , hoa nở từ phía cuống hoa, 3-4 tuân nở hết.

     +Hoa lưỡng tính , 6 nhị phân bố 2 vòng, 3 lá noãn. Cayenne không hạt vì tự bất dục.

4.5 Quả.

     +Quả phức gọi là quả tụ.

+Nhị,nhụy,cánh hoa héo đi nhưng phần cuống còn PT thành quả.

+Tàn hoa -> quả chín: 4 tháng, phân hóa mầm hoa-> thu hoạch : 6-7 tháng. P quả chín tang 20 lần so với khi hoa nở.

+Chồi ngọn ST sau khi quả bắt đầu phát triển 30-45 ngày, loại bỏ chồi ngọn sớm P quả lớn hơn.

4.6 Chọn tạo giống và giống

-Tập trung vào tính chống chịu sâu bệnh, tạo giống dứa ăn tươi.

-Tạo các quần thể con lai để chọn ra các dạng có triển vọng

-Loại thải thường xuyên các đột biến không mong muốn

+Giống

- Collins (1960) phát triển khoá phân loại thực vật cho chi và loài chính. Bằng công nghệ isozym đã xác định 5 nhóm giống (Losion-cabot, 1992, Aradhya, 1994 et al…):

1. Nhóm Cayenne (Cayen)

Cayenne trơn : giống chuẩn cho chế biến, ăn tươi, quả to (P=1,5-2,0 kg), hình trụ, mắt dẹt, thịt màu vàng, vị hơi chua, NS cao, ít chồi (1,5-2), dễ bị đột biến mầm. Mẫn cảm với rệp sáp, tuyến trùng. Các dòng đột biến mới : Sarawak ở Malaysia, Champaka ở Ấn độ v.v..

2. Nhóm Hoàng hậu (Queen)

     Cây nhỏ, quả nhỏ (P=0,6-0,7kg), lá nhiều gai, lá ngắn hơn Cayenne, thịt màu vàng đậm, thơm, đẻ nhiều chồi (5-7), kháng bệnh hơn Cayen,mẫn cảm với thối nõn dứa, trồng nhiều ở Nam phi, Úc, Việt nam. Dứa Z-Queen, James Queen- đột biến tự nhiên (3n) của Queen Natal.

3. Nhóm Tây ban nha

     Cây nhỏ -TB lá có gai, ST khỏe, kháng bệnh héo rũ do rệp sáp, mẫn cảm với bệnh chảy gôm ( gummosis) do sâu non của bọ nhậy Batrachedra gây ra. Quả ăn tươi, không thích hợp cho chế biến vì màu sắc thịt quả kém, mắt sâu. Tây ban nha đỏ trồng chủ yếu ở Caribe. Các giống Singapore Spanish, Singapore Canning, Nanas Merah- dứa đóng hộp trồng ở Malaysia, thịt vàng sang.

4. Nhóm Abacaxi

     Trồng ở Mỹ Latinh. Caribe cung cấp cho các chợ địa phương của Brazil nhờ hương vị hấp dẫn.

5. Nhóm Maipure

Trồng ở Trung, Nam Mỹ cung cấp cho thị trường địa phương.

5.Yêu cầu ngoại cảnh

5.1. Khí hậu

* Lượng mưa

Ưa khô hạn, chịu hạn trong thời gian khô hạn kéo dài. WUE cao hơn cây lúa mì 3,3 lần, lượng mưa thích hợp cho sản xuất hàng hóa 1000-1500mm.

* Nhiệt độ

+ T là yếu tố quan trọng nhất sản xuất dứa. Tốc độ ST, PT của cây tương quan dương T đến ngưỡng 29oC. T  thấp ST chậm, lá nhỏ, cứng và ngắn, số chồi cuống nhiều hơn, quả nhỏ, mắt to, thịt quả mờ đục, axit cao, đường giảm. T thích hợp cho rễ 29oC, lá 32oC, tang trưởng P quả : 20-30oC, không chịu lạnh, đỉnh lá bị chết, quả bị tổn thương ở T  7-10oC trong vài giờ trong vài tuần. T Min và Max thích hợp :15-20 và 25-32oC. T tối thích ngày/đêm : 30/20oC. Càng xa xích đạo thời gian ST càng kéo dài.

+T mát mẻ kích thích cây phân hóa mầm hoa, tang hiệu quả việc xử lý ra hoa. T cao (>28oC) xử lý ra hoa khó khăn hơn, tỷ lệ cây ra hoa giảm tỷ lệ thuận với sự gia tang của nhiệt độ (Glennie, 1981)

+Nhóm Cayenne : NS, chất lượng cao hơn ở đk nhiệt đới, mẫn cảm hơn với T thấp, đặc biệt là thối nõn dứa (blackheart) : Queen trồng chủ yếu ở các vùng á nhiệt đới.

Ánh sáng

-P quả tương quan có ý nghĩa với bức xạ trung bình từ khi trồng đến khi thu hoạch. P quả thấp do sinh khối cây thấp

+Bức xạ thấp ở thời gian xử lý ra hoa. Trời mây giảm ST, quả nhỏ, axit tang, đường giảm. NS giảm 10% khi bức xạ giảm 20%.

+ 95 % bức xạ giữ lại trong tán khi LAI=5, do hướng lá thẳng. Trồng mật độ dày hơn sẽ gây ra che bóng->P quả giảm, tổng NS tang lên.

+ Cường độ chiếu sang mạnh khi quả chín gây hỏng quả.

+ Quang chu kỳ

Là cây ngày ngắn không bắt buộc, không yêu cầu biến động biên độ ngày/đêm (Friend và Lydon, 1978). Cây ST trong dk 8h/ngày-ra hoa 100% ; 10h/ngày- ra hoa 69%, 12h/ngày- ra hoa 53% ; 16h/ngày-ra hoa 30%.

5.2. Đất đai

-Trồng trên các loại khác nhau : đất than bùn ở Malaysia, Indonesia, trên đất thịt nhẹ đen ở Oaxaca, Meehico, đất có nguồn gốc núi lưa ở Hawai. Theo Collins (1960) đất lý tưởng cho dứa- đất có nguồn gốc núi lửa hoặc thịt nhẹ, thoát nước tốt, không bị ngập úng. pH thích hợp 4,5-6,5.

6.Kỹ thuật trồng trọt

6.1 Thực liệu trồng và nhân giống

     Loại chồi : Chồi ngọn, chồi cuống, chồi nách- là thực liệu nhân giống. Thời gian trồng-> thu hoạch : chồi ngọn cần 18-24 tháng, chồi cuống 15-20 tháng, chòi nách 14-17 tháng.

     Xử lý chồi : thuốc diệt bệnh, buộc chồi thành bó và dựng ngược chồi ở nơi khô ráo,râm mát một vài tuần trước khi trồng.

Thực liệu trồng

     + Chồi ngọn

     +Chồi cuống

     +Chồi nách

     +Chẻ thân

     +Chẻ chồi ngọn

     +Cây con (từ xử lý tạo chồi cuống bằng chlorflurenol)

     +Nuôi cấy mô

Các pp nhân nhanh:

     A. Nhân bằng thân : cắt bỏ lá, bổ dọc thân thành 4 mảnh, cắt thành các mẩu nhỏ hình tam giác sao để một mẩu chứa 1-3 mầm ngủ.

     -Nhúng vào dung dịch khử trùng (thuốc diệt nấm), vớt ra, để khô ráo vài ngày.

     -Giâm vào cát sạch, tưới nước giữ ẩm 2 tuần đầu

     -Chồi mọc 10cm thì ra ngôi, chăm sóc 6-8 tháng ở vườn ươm.

     -Hệ số nhân 25 lần (Collins,1960)

     B. Nhân bằng chồi : bổ dọc chồi ngọn, chồi thân đã có rễ 4 phần, giâm, khi mọc chồi bên tách, ra ngôi.

     C. Nhân bằng lá chứa mầm ngủ: ở Okinawa lá dứa từ chồi ngọn giâm vào cát, từ phía cuống lá sẽ mọc một mầm. Từ một chồi ngọn tách ra 40-70 lá.

     D. Nuôi cấy mô: từ một chồi ngọn có thể nhân ra 5000 cây, trong  1 năm-100000 cây (Mapes,1973), quá nhiều đột biến soma- sản xuất không chấp nhận.

E. Kích thích chồi cuống phát triển : Sử dụng Morphactins chứa Chloroflurenol kích thích chồi cuống PT sau khi dung ethephon loại bỏ ưu thế ngọn, sau 1-9 tuần sau xử lý ra hoa và trước khi câu phân hóa mầm hoa xử lý Chloroflurenol, tang hệ số nhân lên 10 lần.

6.5 Khoảng cách trồng

-Khoảng cách trồng phụ thuộc vào giống.

-Nhóm dứa Tây ban nha, Queen cây nhỏ nhưng lá có gai trồng thưa hơn dứa Cayenne không gai.

-Mật độ phổ biến 30x60x90-120cm, mật độ 44444-58700 cây/ha. P quả giảm 45g khi mật độ tăng 25000 cây/ha.

Trồng dứa

+Trồng thủ công

-Phổ biến nhất hiện nay trên thế giới

+Trồng có sự hỗ trợ của máy móc

-Áp dụng ở các trang trại nhỏ ở Úc, Nam Phi, Đài Loan

6.6 Tưới nước

-Vườn dứa không tưới NS thấp, chất lượng quả kém, trọng lượng thấp.

- Ở Bờ Biển Ngà tưới  NS tang 14-22 tấn/ha, chi phí tưới 5 tấn dứa/ha

-Tưới phun mù, tưới nhỏ giọt kết hợp bón phân

+ phòng trừ sâu bệnh.

Tưới nước : tưới nhỏ giọt

Phun thuốc

-Sau trồng :

+ Phân bón lá

+ Trừ cỏ

+ Trừ sâu bệnh

+ Điều tiết sinh trưởng

6.8.Xử lý ra hoa

Ý nghĩa : rải vụ, kéo dài cung cấp quả tươi, nguyên liệu cho chế biến, giảm sự căng thẳng mùa vụ, xác đnjh chính xác thời gian thu hoạch.

Phương pháp

-Hun khói ở Puectorico (Rodriguez, 1932), Philipin (1970-1980) bằng đốt chất hữu cơ.

-Muối của α-napthalen axit acetic (SNA) đầu tiên được sử dụng dưới dạng hàng hóa để xử  lý ra hoa cho dứa ở Hawaii.

-Ethylen, axetylen sử dụng phổ biến hiện nay.

-Xử lý đất đèn:

+Xử lý khô : đất đèn thành viên to như hạt đậu xanh/hạt ngô, bỏ vào nõn dứa khi trong nõn dứa có nước.

+Xử lý ướt : 6g CaC2  hòa tan trong 1 lít nước tưới vào nõn dứa cho 20 cây (50ml/cây). Khoảng 20kg/ha. Tỉ lệ ra hoa cao hơn xử lý khô (80-90%).

+Thời gian xử  lý : trước 6 h sang, sau 6 giờ tối.

+ Tiêu chuẩn cây xử lý : 35-40 lá D ở Queen, Tây ban nha.

-Ethephon (hoặc Ethrel) phân hủy và sản sinh ra ethylene trong pH trung tính. Nồng độ : 500-1500µg/L. Vùng ấm thì cần một lượng cao hơn ở các vùng có khí hậu mát mẻ. Sauk hi xử lý 40-60 ngày 90-100% cây ra hoa ở nồng độ xử lý 1000µg/L (Bartholomew, 19770.

Chú ý: _Thêm ít sodium borat để điều chỉnh pH lên đến 7.

_Xử lý khi khí khổng mở.

_Xử lý khi T<30oC hiệu quả hơn ở T cao.

­­_Ngừng bón đạm trước khi xử lý ít nhất 4-6 tuần.

_Ở Cayen xử lý khi P cây = 2-4kg.

6.9.Phòng trừ sâu bệnh.

6.9.1.Bệnh và tuyến trùng

+Héo do rệp sáp

Bệnh này liên quan đến rệp Mealy bug Dysmicoccus brevipes và Dysmicoccus neobrevipes. Bệnh héo này được coi là do virut hoặc một loại độc dược (phytotoxin) do rệp truyền từ cây này sang cây khác. Kiến đầu to thường bảo vệ tập đoàn rệp và mang chúng lan truyền từ cây này sang cây khác. Rệp phát sinh ở rễ, ở phần thân phía trên rễ, trên phiến lá và ở các khoang của chùm hoa.

Cây bị rệp còi cọc, sau đó chuyển màu hơi vàng rồi ửng đỏ.

Phòng trừ : phun thuốc trừ rệp và kiến, trồng hàng dứa bảo vệ quanh vườn để tạo ra vùng đệm quanh vườn và phun thuốc định kỳ để diệt trừ rệp, vì rệp hay tụ tập ở vùng bìa ruộng trong các đám cỏ để rồi tấn công vào vơpnf dứa.

+Bệnh thối nõn dứa và thối rễ

Nấm Phytophthora cinammomi Rands và P.parasitica Dastur gây ra. Bệnh xuất hiện không đồng đều, mức độ nhiễm bệnh biến động theo năm. Đk bệnh PT : thoát nước kém, mưa nhiều và pH>5,5.-Phòng trừ : xử lý chồi và phun cho vườn cây Alliette (Postyl-A), Ridomil (Metalaxyl).

+Bệnh thối đen quả

Nấm Chalara paradoxa, Ceratocystis paradoxa gây ra. Mức độ hại phụ thuộc mức độ tổn thương, bầm dập khi thu hoạch, đóng gói, mức độ xử lý tiệt trùng trên quả, T khi vận chuyển, phân phối. Sự lây nhiễm xảy ra 8-10h sau khi bị tổn thương.

Phòng trừ : giảm thiểu gây vết thương trong thời gian thu hoạch, vận chuyển quả, nhúng quả vào thuốc diệt nấm 6-12h sau khi thu hoạch. Cayenne mẫn cảm hơn Tây ban nha đỏ.

6.9.2.Tuyến trùng

Nguy hiểm với dứa  lưu niên, thiệt hại NS 1/3 đối với dứa vụ đầu, mất mùa hoàn toàn đối với dứa chồi. Cây có tuyến trùng ký sinh không có k/n tái sinh rễ.

Phòng trừ : rất khó khăn. Xông hơi đất bằng các loại thuốc xông hơi không loại bỏ hoàn toàn trứng và sâu non ngủ trong đất. Để đạt hiệu quả xử lý cao đất phải  được cày bừa kỹ, tơi xốp, xử lý xong cần phủ đất bằng PE. Xử lý đất kết hợp cho thuốc vào hệ thống tưới nhỏ giọt rất hiệu quả. Các loại thuốc diệt tuyến trùng : Telone (1,3-dichloropropene), Oxamyl (Vydate), Fenamiphos (nemacur), Mocap.

7.Phòng trừ cỏ dại

+Thủ công

+Che phủ PE

+Thuốc diệt cỏ : Diuron là thuốc diệt cỏ trước-sau khi mọc đối với các loại cỏ lá rộng.

8.Thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch

8.1Thu hoạch

+Có thể xử lý Ethephon 48h hoặc sớm hơn trước khi thu hoạch để quả chuyển màu nhanh, đồng đều hơn.

+Thu hoạch : dứa chế biến thu hoạch khi quả có màu vàng 1/2-3/4. Dứa vận chuyển đi xa để  ăn tươi thu hoạch khi vỏ còn xanh cho đến 1/4 quả chuyển màu vàng. Mức độ chín dựa vào sự mở của mắt, màu vỏ quả, tỉ lệ đường/axit. (đường 12 %-14%, tỉ lệ đường/axit là 0,9-1,3)

8.2.Bảo quản sau thu hoạch

Thu hoạch->phân loại theo kích thước , màu sắc->R quả -> xử lý bệnh->bọc sáp-> đóng gói.

Quả chín, cứng, quả đều, không khuyết tật, mắt phẳng, TSS ít nhất 12-14%, có chồi ngọn đối với dứa ăn tươi. Kích thước tối thiểu với tỉ lệ về chiều dài so với quả là 0,33-1,5. Bảo quản quả ở T = 7,5-12oC, Ao =70-95%.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#fanzhong