cauhoionccna

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Router là gì? Các thành phần bên trong của Router ? Các chế độ lệnh thực thi cấu hình Router ?·         Router là một thiết bị phần cứng dùng để quản lý các định tuyến

Router gồm các thành phần sau đây:

Ø  RAM/DRAM : lưu trữ  các bảng định tuyến và sẽ bị mất khi khởi động lại router hoặc khi tắt

Ø  NVRAM ( nonvolatile RAM): lưu trữ cấu hình dự phòng của tệp cấu hình, và không bị mất khi tắt hoặc khởi động lại router

Ø  Bộ nhớ FLASH: hoạt động như một ROM có thể xóa và lập trình lại ,  cho phép lưu trữ hệ điều hành liên mạng và vi mã. Nội dung của FLASH được giữ lại khi khởi động lại hoặc tắt  router

Ø  ROM ( khôi phục lại mật khẩu):chứa chương trình khởi động, chuẩn đóan và phần mềm hệ điều hành tối thiểu

Ø  Các giao diện: các kết nối trên bo mạch chính , trên các giao diện riêng biệt

Các chế độ thực thi

Ø  Chế độ thực thi người sử dụng: chế độ này chỉ có quyền tham khảo cấu hình router (router>)

Ø  Chế độ thực thi đặc quyền: cho phép cấu hình các tham số hoạt động của router (router#)

Ø  Chế độ cấu hình toàn cục: cho phép cấu hình các tham số áp dụng cho toàn bộ hệ thống của router như mật khẩu, tên router… (router(config)#)

Ø  Chế độ cấu hình giao diện: cho phép cấu hình tham số cho các giao diện LAN, WAN của router (router(config-if)#)

Ø  Chế độ cấu hình đường kết nối: cho phép thiết lập cấu hình tham số cho các đường đầu cuối (router(config-line)#)

Ø  Chế độ cấu hình router: cho phép cấu hình giao thức định tuyến IP như: RIP, EIGRP,OSP

2. Định tuyến ? Có bao nhiêu loại định tuyến ? Kể tên và phân biệt các loại định tuyến bạn vừa nêu?

·         Định tuyến là quá trình router sử dụng để chuyển tiếp các packet đến mạng đích. Router đưa ra quyết định dựa trên địa chỉ IP đích của packet

·         là quá trình định hướng di chuyển cho các gói dữ liệu.

Định tuyến có 2 loại: static routingvào dynamic routing

Ø  Static routing: dựa vào số AD đề chỉ ra độ tin cậy của một con đường

Ø  Dynamic routing: sử dụng đường đi tối ưu nhất

3. Các giá trị Administrative Distance (AD), Autonomous System (AS) có ý nghĩa gì ? Variable Length Subnet Mask (VLSM) là gì ? Demo minh họa VLSM.

Administrative distance (AD): là một tham số tùy chọn, chỉ ra độ tin cậy của một con đường. Con đường có giá trị càng thấp thì càng được tin cậy. Giá trị AD mặc định của tuyến đường tĩnh là 1

Autonomous System (AS): Là một tập hợp các mạng có cùng chính sách định tuyến và thường

thuộc quyền quản lý, khai thác của một chủ thể.

4. Phân biệt Classful Routing Protocol và Classless Routing Protocol ?

Classful Routing Protocol: Giao thức định tuyến classful không gửi subnet mask, nên nó chỉ nhận ra các lớp địa chỉ tương ứng với subnet mask là default thôi, chẳng hạn với lệnh #router rip , #network 10.1.1.0

Classless Routing Protocol: Giao thức định tuyến classless thì truyền subnet mask cùng với thông tin định tuyến, do đó nó không quan tâm đến là lớp A, B,C gì cả mà vẫn xác định được chính xác địa chỉ, do đó gọi là "phi lớp" giao thức classless hỗ trợ được VLSM bởi vì nó mang subnet mask nên mới hỗ trợ subnet mask độ dài thay đổi thôi

5. Giới thiệu định tuyến tĩnh? Đường đi mặc định (default route ) là như thế nào ?

Ø  Static routing: Router sẽ đưa con đường vào trong bảng định tuyến.  Con đường định tuyến tĩnh sẽ được đưa vào sử dụng.

DEFAULT ROUTE

Cú pháp: ip route 0.0.0.0 0.0.0.0 {nexthop ip address | outgoing interface}

Default route được sử dụng để gởi các packet đến các mạng đích mà không có trong bảng định tuyến. Thường được sử dụng trên các mạng ở dạng stub network (mạng chỉ có một con đường để đi ra bên ngoài)

6. Giới thiệu định tuyến động ? Có bao nhiêu dạng trong định tuyến động ? Phân biệt các dạng đó.

Ø  Dynamic routing: Một giao thức định tuyến cho phép các router chia sẻ thông tin về các network. Router sử dụng các thông tin này để xây dựng và duy trì bảng định tuyến của mình

·         Distance Vector: RIP, IGRP. Hoạt động theo nguyên tắt "hàng xóm", nghỉa là mổi router sẻ gửi bảng routing-table của chính mình cho tất cả các router được nối trực tiếp với mình. Các router đó sau đo so sánh với bản routing-table mà mình hiện có và kiểm xem route của mình và route mới nhận được, route nào tốt hơn sẻ được cập nhất. Các routing-update sẻ được gởi theo định kỳ (30 giây với RIP, 60 giây đối với RIP-novel, 90 giây đối với IGRP). Do đó, khi có sự thay đổi trong mạng, các router sẻ biết được khúc mạng nào down liền.

Ưu điểm : Dể cấu hình. router không phải sử lý nhiều -->CPU và MEM còn rảnh để làm việc khác .

Nhược điểm:

- Thứ nhất: hệ thống metric quá đơn giản (như rip chỉ là hop-count ) nên có thể sẩy ra việc con đường "tốt nhất" chưa phãi là tốt nhất

- Thứ 2: Do phải cập nhật định kỳ các routing-table , nên một lượng bandwidth đáng kể sẻ bị chiếm, làm trong thoughput sẻ mất đi (mặc dù mạng không gì thay đổi nhiều) .

- Cuối cùng và trầm trọng nhất là do các Router hội tụ chậm , sẻ dẩn đến việc sai lệch trong bảng route-->Routing LOOP!!!!!!.

·         Link-state: Linkstate không gởi routing-update, mà chỉ gởi tình trạng [state] của các cái link trong linkstate-database của mình đi cho các router khác, để rồi tự mỗi router sẻ chạy giải thuật shortest path first (bởi vậy mới có OSPF - open shortest path first) , tự build bãng routing-table cho mình . Sau đó khi mạng đả hội tụ , link-state protocol sẻ không gởi update định kỳ như Distance-vector , mà chỉ gởi khi nào có một sự thay đổi nhất trong topology mạng (1 line bị down , cần sử dụng đường back-up)

Ưu điểm:

- Scalable: có thể thích nghi được với đa số hệ thống , cho phép người thiết kế có thễ thiết kế mạng linh hoạt , phản ứng nhanh với tình huống sảy ra.

- Do không gởi interval-update , nên link state bảo đảm được băng thông cho các đưởng mạng .

Khuyết điểm:

- Do router phải sử lý nhiều , nên chiếm nhiều bộ nhớ lẩn CPU , -->tăng delay .

- Một khuyết điểm khá ngộ nửa là : linkstate khá khó cấu hình để chạy tốt , những người làm việc có kinh nghiệm lâu thì mới cấu hình tốt được , do đó các kỳ thi cao cấp của Cisco chú trọng khá kỷ đến linkstate

7. Giới thiệu giao thức RIP ? Ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng giao thức RIP ? So sánh giữa RIPv1 và RIPv2.

RIP (Routing Information Protocol) là một giao thức định tuyến bên trong miền sử dụng thuật toán định tuyến distance-vector, sử dụng số hop làm metric để xác định hướng và khoảng cách cho bất kỳ một liên kết nào trong mạng. 

Các đặc điểm chính của RIP:

-Là giao thức định tuyến theo Distance Vector.

-Thông tin định tuyến là số lượng hop.

-Nếu gói dữ liệu đến mạng đích có số lượng hop lớn hơn 15 thì gói dữ liệu đó sẽ bị hủy bỏ.

-Chu kỳ cập nhật mặc định là 30 giây. 

- RIP v1 và RIP v2

Trao đổi bảng chọn đường.

+Định kỳ.

·         Các vector khoảng cách được trao đổi định kỳ mỗi 30s

·         Mỗi thông điệp chứa tối đa 25 mục

·         Trong thực tế nhiều thông điệp được sử dụng

+Sự kiện.

·         gửi thông điệp cho nút hàng xóm mỗi khi có thay đổi

·         Nút hàng xóm sẽ cập nhật bảng chọn đường của nó.

-Các bộ đếm thời gian của RIP: +Update timer:

·         Dùng để trao đổi thông tin cứ 30s

+Invalid timer

·         Khởi tạo lại mỗi khi nhận được thông tin chọn đường

·         Nếu sau 180s mà không nhận được thông tin thì chuyển sang trạng thái Hold Down

+Hold down timer

·         Giữ lại trạng thái Hold Down trong 180s

·         Chuyển sang trạng thái Down

+Flush timer

·         Khởi tạo lại mỗi khi nhận được thông tin chọn đường

·         Sau 120s xóa mục tương ứng trong bảng chọn đường

Nhược điểm

Rip tính metric bằng Hopcount (Max 16) . Vậy mạng lớn hơn 16 Router thì chắc không dùng

hội tụ chậm

+ 30s gửi gói tin update chứa toàn bộ bảng định tuyến

+ Dễ bị loop

So sánh điểm khác nhau giữa RIPv1 và RIPv2:

RIPv1

Định tuyến theo lớp địa chỉ.

Không gởi thông tin về subnet-mask trong thông tin định tuyến.

Không hỗ trợ VLSM. Vì vậy tất cả các mạng trong hệ thống RIPv1 phải cùng subnet mask.

Không có cơ chế xác minh thông tin định tuyến.

Gởi quản bá theo địa chỉ 255.255.255.255

RIPv2

Định tuyến không theo lớp địa chỉ.

Có gởi thông tin về subnet mask trong thông tin định tuyến.

Có hỗ trợ VLSM. Nên các mạng trong hệ thống RIPv2 có thể có chiều dài subnet mask khác nhau.

Có cơ chế xác minh thông tin định tuyến.

Gửi quản bá theo địa chỉ 224.0.0.9 nên hiệu quả hơn.

8. Giới thiệu giao thức EIGRP ? Ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng giao thức EIGRP ? So sánh giữa IGRP và EIGRP.

Ø  EIRGP là giao thức riêng của Cisco, được đưa ra vào năm 1994, được phát triển từ giao thức IGRP

Ø  Không giống IGRP là một giao thức định tuyến theo lớp địa chỉ, EIGRP có hỗ trợ định tuyến liên miền không theo lớp địa chỉ (CIDR- Classless Interdomain Routing) và cho phép người thiết kế mạng tối ưu không gian địa chỉ bằng VLSM.

Ø  So với IGRP, EIGRP có thời gian hội tụ nhanh hơn, có khả năng mở rộng tốt hơn và khả năng chống loop cao hơn.

Ø  EIGRP còn được xem là giao thức lai vì nó kết hợp các ưu điểm của cả giao thức định tuyến theo distance vector và giao thức định tuyến link-state.

Giao thức độc quyền của Cisco.

- Giao thức định tuyến classless (gởi kèm thông tin về subnet mask trong các update).

- Giao thức distance-vector.

- Chỉ gởi update khi có sự thay đổi trên mạng.

- Hỗ trợ các giao thức IP, IPX và AppleTalk.

- Hỗ trợ classless (tương tự RIPv2 và OSPF)

- Hỗ trợ VLSM/CIDR.

- Hỗ trợ gom mạng và mạng không liên tục

- Troyền thông qua giao thức RTP (Reliable Transport Protocol)

- Lựa chọn đường đi tốt nhất thông qua giải thuật DUAL(Diffusing Update Algorithm)

- Xây dựng và duy trì các bảng neighbor table, topology table và routing table.

- Metric được tính dựa trên các yếu tố: bandwidth, delay, load, reliability.

- Cho phép cân bằng tải trên các con đường có giá thành không bằng nhau (unequal-cost).

- Giá trị AD bằng 90.

- Khắc phục được vấn đề discontiguous network gặp phải đối với các giao thức RIPv1 và IGRP.

Những ưu điểm của EIGRP

Tốc độ hội tụ nhanh

-Sử dụng băng thông hiệu quả.

-Có hỗ trợ VLSM (Variable – Length Subnet Mask) và CIDR (Classless Interdomain Routing) không giống như IGRP, EIGRP có trao đổi thông tin về subnet mask nên nó hỗ trợ được cho hệ thống IP không theo lớp.

Hỗ trợ cho nhiều giao thức mạng khác nhau

-Không phụ thuộc vào giao thức định tuyến

Nhược điểm của EIGRP

Nhược điểm lớn nhất của EIGRP là nó chỉ sử dụng được cho router của cisco .

So sánh giữa EIGRP và IGRP:

EIGRP

EIGRP router không có ranh giới khi hoạt động chung với IGRP router

EIGRP có thể hỗ trợ nhiều giao thức khác nhau

EIGRP tăng thông số định tuyến của IGRP lên 256 lần vì EIGRP sử dụng thông số 32 bit

Băng thông trong công thức trên áp dụng cho EIGRP = (10.000.000/băng thông thật sự)*256.

Độ trễ trong công thức trên áp dụng cho EIGRP= (độ trễ thực sự /10)*256.

EIGRP có số lượng hop tối đa là 224

 EIGRP đánh dấu những đường ngoại vi vì những con đường này không xuất phát từ các EIGRP router

IGRP

IGRP không hỗ trợ nhiều giao thức

IGRP sử dụng thông số 24 bit

Băng thông trong công thức trên áp dụng cho IGRP = 10.000.000/băng thông thật sự.

Độ trễ trong công thức trên áp dụng cho IGRP= độ trễ thực sự /10

IGRP có số lượng hop tối đa là 255

IGRP thì không phân biệt đường ngoại vi và nội vi.

9. Giới thiệu giao thức OSPF ? Ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng giao thức OSPF? So sánh giữa EIGRP và OSPF.

Ø  OSPF là một giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết (link-state) được triển khai dựa trên các chuẩn mở(OSPF hoàn toàn mở với công cộng, không có tính độc quyền)

Ø  OSPF khắc phục được các nhược điểm của RIP vì nó là một giao thức định tuyến mạnh, có khả năng mởi rộng, phù hợp với các hệ thống mạng hiện đại. OSPF có thể cấu hình đơn vùng để sử dụng cho các mạng nhỏ

Ø  OSPF chọn đường dựa trên chi phí được tính từ tốc độ của đường truyền. Đường truyền có tốc độ càng cao thì chi phí OSPF tương ứng càng thấp.

Ø  OSPF có hỗ trợ VLSM nên nó được xem là một giao thức định tuyến không theo lớp địa chỉ

Ø  OSPF thì không giới hạn về kích thước mạng, nó hoàn toàn có thể phù hợp với mạng vừa và lớn.

Ø  OSPF có thể chia các router thành nhiều nhóm. Bằng cách này, OSPF có thể giới hạn lưu thông trong từng vùng. Thay đổi trong vùng này không ảnh hưởng đến hoạt động của các vùng khác

Một vài tính chất của OSPF

- Chuẩn mở

- Giao thức link-state.

- Chỉ hỗ trợ giao thức IP.

- Gom nhóm các network và router vào trong từng area. Luôn tồn tại area 0 (backbone area). Tất cả các area khác (nếu có) đều phải nối vào area 0

- Sử dụng giải thuật Dijkstra để xây dựng cây đường đi ngắn nhất đến các đích.

- Cho phép cân bằng tải trên các con đường bằng có giá thành bằng nhau (equal-cost).

- Hỗ trợ VLSM/CIDR.

- Chỉ gởi update khi có sự thay đổi trên mạng.

- Khắc phục vấn đề liên quan đến discontiguous network.

- Xây dựng và duy trì các neighbor database, topology database.

- Giá trị AD bằng 110.

OSPF giải quyết được các vấn đề sau:

-Tốc độ hội tụ.

-Hỗ trợ VLSM (Variable Length Subnet Mask).

-Kích cỡ mạng.

-Chọn đường.

-Nhóm các thành viên.

Ưu điểm của OSPF

+ hội tụ nhanh

+ gửi gói tin update 1 lần

So sánh giữa EIGRP và OSPF

EIGRP

Sử dụng giao thức distance vector

AD là 90

EIGRP tính Metric bằng 5 tham số băng thông, độ trễ, độ tin cậy, tải và MTU

EIGRP thì có thể dùng thoải mái

EIGRP có thể tận dụng dialer-watch một cách hiệu quả cho kết nối dự phòng

Có hỗ trợ load-balancing

OSPF

Sử dụng giao thức link-state

AD là 110

OSPF dựa vào cost (chi phí)

OSPF đòi hỏi có thiết kế phân cấp

demand-circuit của OSPF thình thoảng vẫn kéo đường truyền lên

OSPF không hỗ trợ un-equal cost load-balancing.

10. Access Control List (ACL) là gì? Có bao nhiêu dạng ACL?  Phân biệt các dạng đó?  Sử dụng mặt nạ wildcard có ý nghĩa gì trong ACL?

Ø  ACL là một danh sách các câu lệnh được áp đặt vào các cổng (interface) của router.Danh sách cho router biết gói tin nào được chấp nhận(allow) và gói tin nào bị từ chối(deny).Sự chấp nhận hay hủy bỏ này có thể dựa vào địa chỉ nguồn, địa chỉ đích hoặc số port

Ø  ACL có hai dạng: Standard và Extended

Ø  IP: standard : 1-99, extended : 100-199

IPX: stand:  800-899, extend:  900-999

Ø  Mặt nạ Wildcard  là một dãy 32 bit được chia thành 4 byte đi kèm với địa chỉ IP đễ xác định vị trí cần so sánh

Ø  Bit wildcard bằng “ 0 ” có nghĩa cần kiểm tra lại bit tương ứng địa chỉ IP.Bit wildcard bằng “ 1 ” có nghĩa là không cần kiểm tra lại bit tương ứng địa chỉ IP

Ø  ACL sử dụng mặt nạ wildcard để nhận diện một hoặc nhiều  địa chỉ khi cho phép hoặc từ chối những địa chỉ này

Ø  Mặc dù là 32bit nhưng mặt nạ wildcard và mặt nạ mạng con IP hoạt động khác nhau.

Ø  Bit 0 và 1 trong mặt nạ mạng con xác định địa chỉ IP mạng,địa chỉ mạng con và địa chỉ trạm của địa chỉ IP tương ứng

Ø  Bit 0 và 1 trong mặt nạ wildcard xác định bit tương ứng địa chỉ IP cần phải kiểm tra hoặc bỏ qua các bit tương ứng trong địa chi IP

11. Network Address Translation (NAT) là gì ? Có bao nhiêu dạng ? Phân biệt các dạng vừa nêu ?

Ø  NAT là thay thế địa chỉ thực trong một packet thành địa chỉ được ánh xạ có khả năng định tuyến trên mạng đích

Ø  Nat gồm có 2 bước: một tiến trình dịch địa chỉ thực thành địa chỉ ánh xạ và một tiến trình dịch ngược trở lại

Ø  Nat có một số lợi ích như sau:

Ø  Bạn có thể sự dụng các địa chỉ riêng trên mạng inside.Các địa chỉ này không được định tuyến trên Internet

Ø  Nat ẩn địa chỉ thực của một host thuộc mạng inside trước các mạng khác vì vậy các attacker không thể học được địa chỉ thực của một host inside

Ø  Có thể giải quyết vấn đề chồng chéo địa chỉ IP

NAT có 3 loại: Static Nat, Dynamic Nat và Overload Nat

Static Nat:

·         Static NAT tạo một translation cố định của một (hoặc nhiều) địa chỉ thực đến một (hoặc nhiều) địa chỉ được ánh xạ

·         với static Nat, người sử dụng ở mạng đích có thể khởi tạo một kết nối đến host được dịch (nếu accsess list) cho phép

Dynamic Nat:

·         Dynamic Nat dịch một nhóm các địa chỉ thực thành một dải các địa chỉ được ánh xạ và có khả năng định tuyến trên mạng đích

·         Các địa chỉ được ánh xạ có thể ít hơn các địa chỉ thực. Khi một host muốn dịch địa chỉ khi truy cập vào mạng đích thì PIX sẽ gán cho nó một địa chỉ trong dải địa chỉ được ánh xạ

Overload Nat:

12. Virtual Local Area Network (VLAN) là gì? Có mấy dạng VLAN? Phân biệt các dạng vừa nêu?

Ø  Virtual Lan(VLAN) là một nhóm các thiết bị mạng được gom nhóm lại với nhau nhưng không phụ thuộc vào vị trí địa lý.

Ø  Một Vlan có thể được chia dựa vào các chức năng, nhiệm vụ, công việc của từng bộ phận

Ø  Chỉ có các thiết bị trên cùng một Vlan  mới giao tiếp được với nhau

Ø  Đặc điểm:

Dễ dàng thêm, xóa, sửa Vlan

Ø  Mỗi Vlan được xem là một broadcast domain

Ø  Mội Vlan có thể thuộc một hoặc nhiều switch

Ø  Nếu các Vlan muốn liên lạc được với nhau thì phải cấu hình định tuyến thông qua router

Ø  Mức độ bảo mật Vlan thấp hơn router

Vlan có 3 dạng:

Ø  Port-based: đây là phương pháp cấu hình chung nhất

·         Cổng được gán độc lập, trong những nhóm,trong hàng hay xuyên qua một hoặc nhiều swich

·         Dễ sử dụng, thường được dùng ở những nơi mà DHCP được dùng đễ cấp ip động cho các host trên mạng

Ø  MAC address: ít sử dụng

·         Mỗi địa chỉ MAC phải đựơc khai báo vào trong switch và được cấu hình cho mỗi cá nhân

·         Khó quản trị, khắc phục sự cố và quản lý

Ø  Protocol base: cấu hình giống như MAC address, nhưng thay vào đó là sử dụng địa chỉ logic hoặc địa chỉ IP

13. VLAN Trunking Protocol (VTP) là gì ? Nêu lợi ích và các chế độ (VTP mode) được sử dụng trong việc cấu hình VLAN ?

Ø  VTP là một giao thức troyền thông điệp lớp 2(layer 2 messaging protocol) được sử dụng để quản lý việc thêm, xóa và đổi tên của VLAN trên một nền tảng mạng rộng.

Ø  Nếu VTP bị cấu hình sai hay cấu hình bị thay đổi thì sẻ là nguyên nhân gây ra lỗi như trùng tên VLAN, sai kiểu vlan được chỉ định và làm mất tính năng bảo mật

Các chế độ mode của VLAN

VTP domain:

·         Một VTP Domain (còn gọi là một domain quản lý VLAN) bao gồm một hay nhiều switch được kếtn nối với nhau để cùng chịu sự quản lý chung.Một switch có thể có một VTP domain

VTP mode:

·         Server: đây là kiểu mặc định của các switch, bạn cần ít nhất một switch VTP server trên VTP domain để có thể phân phát thông tin về VLAN trên domain.Để có thể tạo, thêm hay xóa VLAN trong VTP domain thì switch đó phải thuộc kiểu server.Bất cứ một sự thay đổi nào trên VTP , switch sẽ được gửi cho toàn bộ mạng

·         Client: switch cũng gửi và nhận thông tin cập nhật.Nhưng chúng không thể tạo ra bất kỳ sự thay đổi nào.Ở chế độ này, switch chỉ có thể thêm,xóa port vào trong VLAN được gửi qua từ VTP server

·         Transparent: đây là một chế độ cho phép switch không là một thành viên trong VTP.Một switch thiết lập chế độ VTP Transparent sẽ không quảng bá thông tin cấu hình VLAN cũng như sẽ không đồng bộ cấu hình VLAN dựa trên những thông tin nhận được.

14. Hãy nêu các bước để khôi phục mật khẩu của Switch và Router Cisco ?

R> enable

R#pass niit

R(config)#int fa0/0

R(config-if)# ip addr 10.0.0.1 255.0.0.0

R(config-if)#no shut

R# copy running-stating

R#reload

R>en

Pass:??

Vào pc.terminal ( vào->run: hypertrm)

Khởi động lại router

Trong lúc pc đang reload nhấn CTRL+Break         (Ctrl+break:0x2142; 0x2102; 0x2100)

Pc0:

rommon 1 >confreg 0x2142

rommon 2 > reset

R>enable

R#copy startup-config   running-config

Trở lại

R(config)# config-register 0x2102

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro