CẤY GHÉP NHA KHOA

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

2.YÊU CẦU CỦA VẬT LIỆU GHÉP

2.1 Tính tương hợp sinh học:

  - Làm thúc đẩy những phản ứng sinh lý có lợi đối với các mô xung quanh (xương, mô liên kết và biểu mô),
-  Được cơ thể dung nạp hoàn toàn, không có độc tính và không gây phản ứng viêm
  - Những phản ứng nội mô giữa vật liệu ghép và mô xung quanh không làm thay đổi cấu trúc các thành phần của cơ quan
- Có các đặc tính sinh học giống hoàn toàn hoặc tái tạo lại như một bộ phận của cơ thể mà nó thay thế.
- Vật liệu ghép có những tính chất thuận lợi cho phép collagen hay tế bào bám vào một cách dễ dàng, hoặc tạo ra môi trường thuận lợi cho quá trình tạo xương (tinh chất bề mặt, nồng độ các ion).

2.2  Tương hợp cơ học:

 - Vật liệu ghép cần có tính chất vật lý phù hợp hoặc gần giống loại mô mà nó thay thế
- Không làm biến đổi tính chất vật lý của các mô xung quanh
- Hệ số tiêu ngót càng thấp càng tốt.
- Vật liệu phải chịu được các lực tác động trên vùng ghép bao gồm lực uốn, lực nén ép và lực xé mà không làm tổn hại tới vật liệu ghép và mô xung quanh.

Như hầu hết các loại vật liệu khác, lực nén ép của implant luôn lớn hơn lực uốn và lực xé.
- Thông thường, nhà sản xuất chú ý nhiều tới dạng vật liệu (kích thước hay khối lượng của vật liệu) có liên quan với các tính chất cơ học.

   Tuy nhiên, đối với cấy ghép implant thì xương có thể phân bố lực tác động trên implant => thiết kế kiểu dáng của implant cần tôn trọng sự phân bố lực này cũng như vẫn bảo tồn tốt sự vận mạch của hệ thống xương vùng ghép.
- Nhiêu nghiên cứu khác nhau và thực tế lâm sàng:
       Giới hạn lực nén của xương hàm trên kém hơn xương hàm dưới do xương hàm trên xốp. Nếu tăng lực nén quá lớn sẽ gây tổn hại tới xương và thậm chí hư hại tới sự vững ổn của implant.

2.3  Tương hợp về chức năng:

- Vật liệu ghép phải thỏa mãn được những đòi hỏi về chức năng và thẩm mỹ của mô
- Có các thành phần hóa học giống hoặc tương tự như cơ quan được ghép thay thế.
- Ngoài ra, vật liệu cấy ghép phải có độ tiêu ngót (hay tự tiêu sinh học) phù hợp  - Có tính cản quang để dễ dàng kiểm tra và đánh giá kết quả sau khi ghép.

2.4  Tính thực tiễn:

  - Vật liệu cấy ghép phải dễ sử dụng, thao tác thực hành đơn giản, khử trùng được, mua một cách dễ dàng và giá cả hợp lý.
- Ngày nay, việc sử dụng các loại vật liệu sinh học và kim loại như titan và hợp kim titan, hợp kim Cr-Co, tantalum niobium, hợp kim zirconium, kim loại quý và bán quý hay các loại vật liệu như sứ, vật liệu polymer đã trở nên phổ biến
=> Việc chọn lựa loại vật liệu phù hợp cho từng mục đích sử dụng không quá khó.
- Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là phải cân nhắc khi sử dụng vật liệu đòi hỏi phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu phức tạp mà vật liệu phải chịu đựng như trong môi trường miệng vê cơ học, hóa học và cân lưu tâm tới hiệu ứng không mong muốn của dòng điện Galvanic.

Tóm lại: vật liệu cấy ghép bắt buộc phải có đầy đủ bn yêu cầu trên, nếu thiếu một trong các yêu cầu không thể sử dụng làm vật liệu cấy ghép vào cơ thể sống.

3.PHÂN LOẠI VẬT LIỆU GHÉP

3.1  Theo quan hệ với người nhận ghép (mối quan hệ miễn dịch)

3.1.1.   Vật liệu ghép tự thân:

  - Là loại vật liệu được lấy ngay từ cá thể nhận ghép (ví dụ ở người có: răng, xương sườn hay mào chậu, biểu mô, mô liên kết...).
- Ưu điểm:
     + Mức độ an toàn cao
     + Không hoặc rất ít nguy cơ bị lây nhiễm bệnh
     + Ít nguy cơ bị thải trừ vật liệu ghép.
- Nhược điểm:
     + Khối lượng và số lượng mô ghép bị hạn chế
     + Khi ghép phải gây ra ít nhất hai vết thương ở hai vùng khác nhau.

3.1.2.  Vật liệu cấy ghép đồng chủng:

 - Là vật liệu được lấy từ cá thể khác cùng loài, tươi hoặc đông khô lưu trữ ở các ngân hàng mô như: mô sụn, mô xương, cơ quan nội tạng.
- Ưu điểm:
       + Có thể sử dụng được một số lượng hoặc khối lượng lớn mô ghép
       + Mô ghép phù hợp về tính chất, thành phần hóa học của vùng nhận ghép.
- Nhược điểm:
       + Nguy cơ lây nhiễm các loại bệnh   
       + Phản ứng thải trừ

3.1.3.  Vật liệu cấy ghép dị chủng:

   - Là vật liệu được lấy từ các sinh vật khác loài của quá trình xử lý
- Tùy mục đích ghép người ta cải thiện thêm các đặc tính sinh học cho phù hợp như: đông khô, đông khô khử khoáng, khử hữu cơ...
- Nhược điểm:
       +  Khả năng tương hợp sinh học kém
       + Nguy cơ thải trừ cao độ kích thích phản ứng miễn dịch.

3.1.4.   Vật liệu cấy ghép tổng hợp:

    - Các loại vật liệu đa phân tử hoặc đơn phân tử, kim loại, sứ.
- Ưu điểm:
      + Không bị hạn chế về số lượng, khối lượng
      + Dễ sử dụng cũng như tháo bỏ và tồn trữ.
- Nhược điểm:
      +  Tính tương hợp sinh học kém
      + Các kỹ thuật ghép tương đối phức tạp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro