CÂY RAU H Ọ CẢI

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG VII

CÂY RAU H Ọ CẢI

(CRUCIFERAE, BRASSICACEAE)

Cây rau họ cải (thập tự) được trồng phổ biến ở khắp Châu Âu, Địa Trung Hải, nơi được coi l à nguồn gốc của chúng (Anh, 1996). Cây cải được sử dụng rộng rãi làm thức ăn cho người, gia súc và nguyên liệu ngành dược. Cây cải chiếm vị trí quan trọng bậc nhất trong ngành rau nhờ chủng loại phong phú, sản lượng cao, thích nghi rộng rãi với điều kiện thời tiết, đất đai khác nhau, dễ vận chuyển, cất gi ữ lâu, dễ ăn, dễ chế biến v à nấu nướng.

H ọ cải hay thập t ự là h ọ rau lớn nhất gồm 350 chi (genus) ở Việt Nam có 5 chi: Brassica (cải); Rhaphanus (cải củ). Có khoảng 3.000 loài (species), nước ta c ó 11 loài: Brassica chinensis L.(Cải ngọt); Rhaphanus sativus L. (Cải củ). Giống hay variety B. oleracea L. var. botrytis L. (Cải bông đơn còn gọi là cải bông trắng), B. oleracea L. var. capitata (Cải bắp) (Vọng, 1998).

Các loại rau ăn trong họ thập t ự (Monika, 1997): 1. Cải bắp (cabbage) 2. Cải bông đơn (cauliflower) 3. Cải bông kép (broccoli) 4. Cải rổ (kale) 5. Cải bi xen (brussels sprouts) 6. Su hào (Kohrabi) 7. Cải bắc thảo (chinese cabbage) 8. Cải bẹ dún (celery cabbage) 9. Cải bẹ trắng 10. Cải ngọt, cải thìa (pakchoi) 11. Cải Xanh (leaf mustard) 12. Cải củ (radish) 13. Xà lách soong (watercress) 14. Cải dưa, tùa xại Brassica oleracea var. capitata (L.) B. oleracea var. botrytis B. oleracea var. italica (L.) B. oleracea var. viridis (L.) B. oleracea var. gemmifera B. oleracea var. caulorapa) B. campestris (L.) spp. pekinensis. B. oleracea var. sabauda B. chinensis (L.) B. integrifolia (O. B. Schultz) B. juncea (L.) Raphanus sativus (L.) Nasturtium officinale (L.) Năng suất trung bình của các loại cải ở ĐBSCL như sau: Cải bắp 25-35 t/ha, cải bông 10-15 t/ha, cải củ: 30-40 t/ha, cải trắng, cải xanh, cải ngọt 20-25 t/ha, cải dưa 20-30 t/ha.

Rau trong họ thập t ự có hàm lượng nước từ kh á 85% (cải bixen) đến cao 95% (cải bắc thảo). Hàm lượng chất đường bột t ừ thấp 3g (Bắc Thảo) đến cao 8,3g (cải bixen), đường chứa trong cải là đường đơn (glucose, fructose), đường

saccharose chỉ tìm thấy ở thân củ su hào, thân các loại cải ăn lá và ở các giống muộn, protein đa số thấp 1,2% (cải thảo) đến khá cao 4,9% (Cải bixen). Cải bông và cải bixen chứa nhiều N. Ngoài ra trong cải còn chứa nhiều acid amin t ự do rất cần thiết cho người như triptophan, felanin, metonin, hispidin, Acginin, ...

Ngoài vit C, A và B cải bắp còn chứa một lượng vit U đáng kể, do đ ó cải bắp c ó khả năng chữa lành các vết loét ở bao tử. Chất khoáng chủ yếu là Ca, K, P kế đến là Na và S, cải bixen chứa nhiều K và P; cải ăn lá chứa nhiều Ca và S; cải bông chứa nhiều Fe, Ca và P.

L á cải chứa một lượng lớn những hợp chất hửu cơ chứa S (0,027-0,15%) tạo cho cải c ó mùi vị đặc biệt. Ở cải bắp hợp chất lưu huỳnh được gọi là glucozinolat cấu tạo bởi 2 chất progoitrin và goitrin. Chất goitrin trong cơ thể người thiếu iod c ó khả năng kích thích hoạt động của tuyến giáp trạng làm tuyến nầy phù to gây bệnh bướu cổ. Bảng : Thành phần dinh dưỡng trong 100g cải phần ăn được của một s ố loại rau ăn trong họ thập tự (National food review 1978, USDA) Chất dinh dưỡng

Nước (%) Năng lượng (cal.) Chất đạm (g) Chất béo (g) Chất bột đường (g) Ca (mg) P (mg) K (mg) Vit C (mg) Vit A (I.U) Cải bắp

92 24 1,3 0,2 5,4 49 29 233 47 130 Cải bông

91 27 2,7 0,2 5,2 25 56 295 48 60 Cải bixen

85 45 4,9 0,4 8,3 36 80 390 102 550 Su hào

90 29 2,0 0,1 6,6 41 51 372 66 20 Bắc thảo

95 14 1,2 0,1 3,0 43 40 253 25 150 Cải bắp có khả năng dự tr ữ lâu trong kho chứa vào mùa đông dưới dạng tươi sống từ 5-6 tháng. Trong điều kiện ở nước ta cải bắp có thể d ự trữ ở nơi mát từ 10-15 ngày sau khi thu hoạch (Minh, 1998). Su hào, cải bông c ó khả năng cất giữ khá 4-7 ngày nơi thóang mát, còn các lọai cải ăn lá thì thời gian cất giữ nhanh nhất.

Cải c ó thể ch ế biến dưới nhiều hình thức đ ể d ự trữ như muối chua (cải bắp, cải dưa, cải bắc thảo); muối mặn (cải củ); muối khô (cải hủ từ cải bắp và cải bắc thảo). Đông lạnh tươi cải bông, cải bixen.

2. HIỆN TRẠNG CANH TÁC

Theo s ố liệu của FAO năm 1987 diện tích gieo trồng cải trên th ế giới hằng năm là 1,5 triệu ha. Năng suất rau cải gần đây đạt đến mức ổn định nhờ s ử dụng 2

giống mới, giống lai và phương pháp canh tác tiên tiến. Trong các loại rau cải, cải bắp được canh tác nhiều nhất, rộng rải khắp 5 châu và chiếm sản lượng cao nhất. Đặc biệt là các giống Âu Châu dần dần được canh tác rộng rãi ở các nước Á Châu và hiện nay lan dần sang các nước Phi Châu.

Các nước c ó diện tích và sản lượng cải cao nhất là Liên Xô, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ. Ở Châu Âu Ý, Anh, Pháp, Ba Lan, Nam Tư, Tây Ban Nha canh tác cải nhiều nhất. Hiện nay các nước đ ã phát triển c ó khuynh hướng trồng cải bông và cải bixen thay th ế cải bắp vì các loại cải nầy giàu chất dinh dưỡng hơn và c ó thể đóng hộp hay đông lạnh tươi. Ở Nhật, Trung Quốc, Triều Tiên do tập quán lâu đời nên cải thảo v à cải c ủ vẫn còn được ưa chuộng trong sản xuất. Ở các nước đang phát triển như nước ta cải bắp và cải ăn l á còn là loại rau quan trọng hơn cả vì năng suất cao nên trãi c ó khả năng giải quyết tình trạng thiếu rau ăn trong nước.

Bảng : Tình hình xuất khẩu cải tươi của Việt Nam năm 1997 (Market A.G. Company. 1999) Quốc gia Loại cải Hồng Kông Singapore Đài Loan Cải bắp và cải khác Cải bắp Cải bông, cải bixen Cải rổ, cải khác Cải Bắc Thảo Số lượng (tấn)

57,12 454,00 1,99 7.146,46 1.192,37 Thu nhập (đô la)

162,00 214.000,00 0,69 1.449,05 286,72 3. ĐẶC ĐIỂM PHÂN BIỆT CÁC LOÀI CẢI

Cải thuộc họ Cruciferae. Các loài cải trồng gồm có:

3.1 Cải bắp (B. oleracea var. capitata): là cây 2 năm, năm đầu thân không vươn cao, chồi nách ít phát triển, bắp cuộn tròn, thành lập ở chồi ngọn, năm thứ hai cây thông qua giai đoạn xuân hóa và ánh sáng để vươn cao, trổ hoa v à kết trái.

3.2 Cải bông (B. oleracea var. botrytis): là cây hằng niên, thân cao trung bình, lá hẹp hình thìa, phiến và cọng lá dài, chồi nách ít phát triển. Phần sử dụng làm thực phẩm l à nụ hoa còn non thành lập từ nách l á trên cùng, nụ hoa nếu tiếp tục phát triển s ẽ thành phát hoa. Cải bông yêu cầu điều kiện ngoại cảnh nghiêm khắc hơn các loài cải khác.

3.3 Cải bắc thảo, cải bẹ dún (B. campestris va B. oleracea var. sabaudi): l à cây 2 năm, các l á dưới gom thành tán dầy, lá mọc thẳng đứng với gân chánh, bẹ lá dẹp, 3

4

5

rộng và trắng, không cọng hay c ó cọng ngắn, cải cuộn bắp hay không cuộn bắp và thường chống chịu kém với sâu bệnh và điều kiện môi trường.

3.4 Cải bixen (B. oloracea var. gemmifera): là cây 2 năm, trước khi cuốn thân vươn cao, chồi nách phát triển mạnh và cuộn thành bắp nhỏ ở mỗi nách l á dọc thân trong khi chồi ngọn luôn luôn xòe không cuộn bắp. Cải bixen giàu dinh dưỡng nhưng năng suất thấp và nhiều sâu bệnh nên ít trồng phổ biến.

3.5 Su hào (B. oleracea var. gongylodes): l à cây 2 năm có l á dài, cuống lá nhỏ, tròn, trong quá trình sinh trưởng thân phình to thành củ chứa dinh dưỡng và l à bô phận sử dụng chủ yếu.

3.6 Cải trắng, cải ngọt (B. chinensis B. integrifolia): là cây 2 năm nhưng được canh tác như cây 1 năm, cây nh ỏ hơn cải thảo, l á mọc trần trên cọng dài, rìa lá hơi gợn sóng, cọng mọc xòe ở phía dưới, cọng mềm, màu trắng xanh, cải không thành lập bắp và chống chịu khỏe.

3.7 Cải mù tạc (B. juncea): là cây hằng niên, tán lá mọc xòe, rìa l á răng cưa sâu, cài không cuộn thành bắp. Hạt chứa nhiều chất béo (35-47%) v à chất đạm (25%) dùng để ép dầu. Dầu cải dùng làm thức ăn hoặc s ử dụng trong kỹ nghệ đô hộp, kẹo bánh, nướng bánh mì, làm x à bông hay k ỹ nghệ dệt. B ả m ù tạc c ó vị cay dùng chế biến gia vị hay làm thuốc dán chống cảm lạnh, đau nhức.

4. NGUỒN GỐC VÀ S Ự HỢP NHIỂM CỦA GIỐNG BRASSICA

Những nghiên cứu trong giống Brassica đ ã làm sáng tỏ tiến trình hình thành các loài. Trên cơ s ở s ố liệu của các nhà nghiên cứu Nhật Bản T. Morinaga và U. Mizushima (1950) trong giống Brassica c ó 3 loại cơ bản:

- B. campestris và các loại lân cận có n=10 và mang gen ký hiệu AA.

- B. nigra với n=8 v à mang gen BB.

- B. oleracea với n=9 v à mang gen CC

Các loài còn lại hiện canh tác đều là loài hợp nhiểm t ừ 3 loài trên.

Hiện nay các giống hoang dại của B. juncea, B. carinata v à B. napus vẫn chưa tìm thấy. Điều nầy chứng tỏ thuyết hợp nhiểm l à đúng. Thuyết hợp nhiểm được xác minh thêm bằng việc tổng hợp nhân tạo các loại B. napus (1947), B. juncea (1943) và B. carinata (1947) do K. Frandsen. Ngày nay bằng con đường hợp nhiểm nhiều loài cải mới, giống mới được tạo lập. 6

B. oleracea (CC)

n=9 1,4 B. carinata (BC) n=17 1,4 n=19 1,4 B. napus (AC) n=8 1

B. nigra (BB) n=18 1

B. juncea (AB) n=10 1

B. campestris (AA) Hình : Sơ đồ hợp nhiểm của các chi ở giống Brassica theo H. Uchimiya và S.G. Wildmam (1978). Bảng : Những loại cải cần thời tiết lạnh để tạo hạt Tên cải

Cải bắp Cải Bắc Thảo Cải bông • • • • Giống cực sớm Giống sớm Giống trung ngày Giống dài ngày Cải bixen • • • Giống sớm Giống trung ngày Giống dài ngày Giai đoạn lá

10-20 Mọi giai đoạn - 12-15 17-22 20-25 > 30 - 17-22 20-25 > 30 Nhiệt độ

o ( C) < 10 < 12 - 20-23 17-20 15-17 < 15 - < 22 < 17 < 2-3 Thời gian (Ngày) > 30 7 20-30 - - - - 30 - - - 7

CÂY CẢI BẮP

Tên tiếng Anh: Cabbage Tên khoa học: Brasica olereaceav var capitata (L.) Họ bầu bí: Cruciferae

1. GIỚI THIỆU

Cải bắp được biết tiến ho á từ loài cây hoang dại không cuộn bắp ở dọc bơ biển phía Đông nước Anh v à phía Tây Châu Âu. Cải bắp nổi tiếng từ năm 1867 va phổ biến khắp thế giới (Lin Xingming, 1993). Cải bắp là loại rau trồng chủ yếu trong vụ Đông xuân được canh tác rộng khắp năm Châu và chiếm sản lượng cao nhất (Bộ Nông Nghiệp và công nghiệp thực phẩm, 1979).

Bảng : Tình hình sản xuất cải bắp (FAO, 1996) Tình hình DIỆN TÍCH (Ha) NĂNG SUẤT (Tấn/ha) SẢN LƯỢNG (Tấn/năm) Quốc gia Thế giới Châu A Việt Nam Trung Quốc Nhật Phi Thái Lan Thế giới Châu A Việt Nam Trung Quốc Nhật Phi Thái Lan Thế giới Châu A Việt Nam Trung Quốc Nhật Phi Thái Lan 1985 1.606.600 756.549 3.700 325.215 76.300 6.204 17.681 24,18 23,35 21,62 20,32 40,19 10,65 10,72 38.851.300 17.666.400 80.000 6.609.800 3.067.000 66.127 189.707 1990 1.633.260 814.846 4.000 352.948 69.100 6.431 17.500 24,02 25,03 23,75 23,20 40,0 10,62 11,08 39.246.200 20.400.000 95.000 8.190.470 2.764.000 68.338 194.000 1995 1.750.970 930.290 4.500 0 63.000 7.700 18.400 24,04 24,5 23,22 0 41,26 11,03 11,14 42.110.300 22.804.000 104.500 0 2.600.000 85.000 205.000 8

Cải bắp được trồng ở các tỉnh ĐBSCL, trong những năm gần đây diện tích c ó chiều hướng giảm vì lợi nhuận thấp hơn trồng cải loại rau cải khác, không thể cạnh tranh với cải bắp chở từ Đà Lạt, về giá c ả cũng như chất lượng.

2. ĐẶC TÍNH THỰC VẬT

2.1 Rễ: Cải bắp có b ộ r ể phát triển kém, r ễ cải chỉ phát triển ở tầng đất mặt sâu đến 30 cm. R ễ phát triển theo hướng ngang, bán kính c ó thể đạt 60-70 cm. Nói chung, cải bắp yêu cầu ẩm đ ộ cao trong suốt quá trình sinh trưởng và khả năng chịu hạn kém. Hình : Các phần của cây cải bắp 1. Cây năm th ứ nhất 5. Cánh hoa 2. Bắp 6. Phát hoa 3. lá 7. trái 4. Hoa 9

2.2 Thân: Thân gồm thân ngoài và thân trong.

- Thân ngoài là đoạn thân mang những lá xòe không cuộn thành bắp. Trên thân lá sắp xếp theo hình xoắn ốc. Giống sớm c ó thân ngoài ngắn hơn giống muộn. Thân ngoài cải bắp liên quan đến khả năng đ ổ ngã và thu hoạch bằng cơ giới.

- Thân trong l à đoạn thân mang các l á cuộn thành bắp. Độ dài của thân trong có liên quan đến độ chặt bắp. Thân trong càng ngắn lá cuộn càng dầy, bắp càng chặt.

3.3 Lá: Gồm l á ngoài và lá trong. L á ngoài là l á xanh chủ yếu làm nhiệm vụ quang hợp. L á trong vì không tiếp nhận ánh sáng nên có màu trắng ngà, c ó nhiệm vụ d ự trữ chất dinh dưỡng và l à b ộ phận sử dụng chủ yếu.

Ở thời kì cây con l á giữa các loại thuộc giống Brassica rất khó phân biệt, nhất là ở giai đoạn c ó 1-2 l á thật. Cần căn cứ vào các đặc tính như hình dạng, gân lá, màu sắc lá, phần trên lá, rìa lá đ ể khỏi nhầm lẩn.

3.4 Hoa, trái, hạt: Phát hoa phát triển từ thân trong hay nách lá. Hoa cải nhỏ, màu vàng, có 4 cạnh xếp thành hình chử thập. Hoa nở vào buổi sáng, thụ phấn chéo nhờ côn trùng là chánh. Sự lai tạp giữa các loài trong giống Brassica không có ý nghĩa kinh tế. Tuy nhiên các giống cải bắp lai với nhau thì thể hiện ưu thế lai rất rỏ.

Trái thuộc loại tự khai do đó nên thu hoạch giống lúc trái hơi vàng. Hạt cải nhỏ, màu nâu, không có nội phôi nhũ, trọng lượng 1000 hạt từ 3-3,5g.

3. CÁC THỜI K Ỳ SINH TRƯỞNG

T ừ khi gieo trồng đến khi cây tàn cải bắp trải qua 6 giai đoạn sinh trưởng. Việc tìm hiểu được đặc điểm của các thời kì nầy cho phép tác động các biện pháp thích hợp để tăng năng suất và phẩm chất.

3.1 Giai đoạn mọc mầm

Nếu nhiệt đ ộ trên 20 oC và ẩm đ ộ đầy đủ hạt mọc mầm 3-4 ngày sau khi gieo. Sau khi mọc khỏi đất lá mầm còn khép kín trong vỏ vài ngày sau mới m ở hoàn toàn, khi đ ó lá thật mới thấy được bằng mắt, lúc nầy cây c ó r ễ chánh và hệ thống rễ nhánh cấp 1.

3.2 Giai đoạn cây con

Bắt đầu khi cây c ó lá thật đến khi cây ra đồng. Thời gian cây con thay đổi tùy điều kiện khí hậu và giống. Nói chung cây có 5-6 l á thật là cấy được. Ở ĐBSCL 10

giai đoạn nầy khoảng 20-25 ngày, ở Đ à lạt 40-45 ngày. Ở giai đoạn nầy cây phát triển chậm, hệ thống rễ hoạt động yếu và hút chất dinh dưỡng kém.

3.3 Giai đoạn tích lũy khối lượng lá

S ự tăng trưởng chậm của cây sau khi cây được chuyển sang giai đoạn phát triển mạnh của tán lá và r ễ cây. Cây sinh trưởng mạnh, đồng hóa mạnh, tăng nhanh về s ố lá và kích thước tán (đường kín tán lá trung bình 40-50 cm lúc 30 ngày SCK, cây chuẩn bị cuộn bắp; 50-60cm lúc 36 NSKC, đường kính bắp 5 cm. Thúy, 1997), tạo cơ s ở vật chất cho s ự cuốn bắp sau nầy. Giống cũng co ảnh hưởng đến thời gian phát triển b ộ lá ngoài. Các giống ở ĐBSCL đạt được s ố lá ngoài tối đa và vào cuốn 30-40 ngày sau khi cấy. S ố l á ngoài của các giống nầy thay đổi từ 25-30 lá.

3.4 Giai đoạn cuốn bắp

Cải thường vào cuốn (30-35 NSKC đối với giống K.K.cross) 1-2 tuần trước khi tán cây đạt kích thước tối đa (45-50 NSKC đường kính đạt tôi đa 65 -75 cm ở giống K.K.cross. Thúy, 1997). Khi bắt đầu cuộn các l á trên ngọn chuyển từ trạng thái đứng thẳng sang trạng thái cong và bao lấy ngọn, sau đó chồi ngọn bắt đầu ra l á trong tạo thành bắp. Các nhà khoa học Nhật Bản khi nghiên cứu quá trình cuốn bắp cho rằng lá phía dưới cung cấp cho chồi ngọn nhiều chất carbohydrat kích thích sự thành lập bắp và sau đ ó tạo ra xung động để bắp phát triển. Những chuyển động của lá trong quá trình hình thành bắp được kiểm soát bởi chồi ngọn, mức cân bằng của các chất kích thích sinh trưởng và tỉ l ệ C/N.

Quá trình chuyển từ giai đoạn hình thành bắp sang giai đoạn chặt bắp được đánh dấu bằng sự ngừng mọc l á bên trong bắp. Các l á tạo bắp bắt đầu tăng trưởng và tích lũy vật chất. Trọng lượng bắp tùy thuộc vào s ố l á hình thành bắp (45-50 lá, nặng 1,1-1,3 kg/bắp ở giống K.K.cross. Thúy, 1997 ) và đ ộ chặt của các l á trong cùng. Sự phát triển bắp và đ ộ chặt bắp tùy thuộc vào giống và điều kiện môi trường. Thường nhiệt độ hơi lạnh và khô giúp cải bắp vào cuốn nhanh và cuốn chặt. Trong thời gian cuộn bắp cây đòi hỏi nhiều nước v à chất dinh dưỡng.

3.5 Giai đoạn trổ hoa

Mùa xuân sau khi cây đã qua giai đoạn xuân hóa trong điều kiện ngoài đồng hay trong kho chứa, phát hoa bắt đầu dài ra v à cho mầm hoa. Khi cây trổ hoa thân chánh và các nhánh ngang tăng trưởng tích cực cho đến khi cây trổ hoàn toàn. Cải bắp trổ hoa từ dưới lên trên v à từ trong ra ngoài. Tùy vào điều kiện 11

thời tiết và mức đ ộ phát triển của cây thời gian tr ổ hoa kéo dài từ 15-30 ngày.

3.6 Giai đoạn thành lập trái và hạt chín

Sau khi thụ phấn trái phát triển trong 3 tuần là tròn đầy. Khoảng 40-50 ngày sau khi tr ổ hoa hạt chuyển từ màu xanh sang nâu đó là hạt đã chín, trái lúc ấy c ó thể còn xanh hay chuyển sang vàng. Vì cây tr ổ hoa không cùng lúc nên trái chín không cùng lúc, do đ ó phải thu hoạch nhiều lần. Thời gian từ khi gieo đến thu hoạch hạt là 6-8 tháng. 1.Nẩymầm 2.Cây con x x 0

Gieo x 25-30

Cấy 3.Tích lũy thân la x 65-70

4.Cuộn bắp 5.Tr ổ hoa x 95-100

Thu hoạch bắp 6.Thành lập trái+hột x 110-115 x 180-240

Thu trái 4. YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH

4.1 Nhiệt độ

Cải bắp là cây chịu rét trung bình, cây con lúc mới nẩy mầm và c ó lá thật o đầu tiên có khả năng chịu rét -5 đến -6 C trong một thời gian ngắn. Nhiệt độ ngày thích hợp cho cây tăng trưởng là 15-18 C. Nếu nhiệt độ cao hơn 25 C giống ôn đới phát triển kém, tán lá và bắp nhỏ, bệnh phát triển nhiều, bắp dễ nứt, thời gian cuộn bắp kéo dài và tỉ l ệ cây không cuộn bắp gia tăng. Các giống cải bắp lai chịu o nóng có khả năng sinh trưởng ở nhiệt độ 25-27 C, có thể trồng tốt ở ĐBSCL. Tuy nhiên, cải bắp cần nhiệt độ thấp để sinh trưởng, nên vụ đông xuân cây cho năng suất cao nhất.

Các giống cải bắp khác nhau c ó mức đ ộ chịu nóng khác nhau. Ở giống không chịu nóng lượng nước trong l á giảm vào gi ờ trưa nắng và chỉ được tái lập lại một phần vào buổi chiều hay tiếp tục giảm. Ở giống chịu nóng cây cũng mất nước vào buổi trưa nóng nhưng có khả năng tái lập lại bình thường vào buổi chiều. T ế khổng trên lá của các giống chịu nóng mở rộng suốt ngày, nhờ đ ó giống chịu nóng có khả năng quang hợp ban ngày nhiều hơn giống không chịu nóng.

Để chuyển từ giai đoạn tăng trưởng sang sinh dục cây cải bắp cần tác dụng của nhiệt đ ộ thấp trong một thời gian nhất định. Thời gian chịu tác động của nhiệt đ ộ thấp tùy thuộc đặc tính sinh l ý của giống, tuổi cây v à ch ế đ ộ nhiệt. Giống sớm hay giống chịu nóng đòi hỏi thời gian chịu nhiệt ngắn hơn so với giống muộn, vì vậy ở Đà lạt c ó thể đ ể giống được cải chịu nóng trồng ở vùng đồng bằng nhưng không để giống được các giống cải của vùng ôn đới. Phần lớn cây của các giống o o 12

bắt đầu thu nhận tác động của nhiệt độ thấp ở giai đoạn 7-8 lá khi đường kính thân > 6mm. Nhiệt đ ộ tốt nhất để cây qua giai đoạn xuân hóa l à 2-5 oC, nhiệt độ cao hơn thường dẫn đến việc kéo dài thời gian xuân hóa. Ở ĐBSCL, cây không gặp điều kiện này nên cây sẽ không ra hoa.

4.2 Ánh sáng

Cải bắp là cây ưa sáng, nếu bị che rợp nhất là ở giai đoạn cây con thân va cọng lá cải vươn dài, cây trở nên yếu. Cải bắp là cây ngày dài, ngày dài thúc đẩy sinh trưởng và phát triển của cây, giúp cây tích lũy năng suất, vì vậy giống ôn đới trồng trong điều kiện ngày ngắn cho bắp nhỏ hỏn trồng trong điều kiện ngày dài. Cải bắp chịu nóng có thể cuốn bắp trong điều kiện ngày ngắn, nhưng trổ hoa kết trái trong điều kiện ngày dài. Trong điều kiện chiếu sáng nhân tạo, đ ể cải tăng trưởng bình thường cần chiếu sáng cây ở cường độ 3.000 lux trong 16 giờ/ngày.

4.3 Ẩm độ

Cải bắp yêu cầu ẩm đ ộ đất và không khí cao vì cải c ó hệ thống r ễ ăn cạn và diện tích mặt lá lớn. Độ ẩm đất thích hợp là 75-85%, độ ẩm không khí khoảng 80- 90%. Đất quá ẩm (trên 90%) kéo dài 3-5 ngày, trong điều kiện yếm khí sẽ làm rê cây nhiễm độc. Nhưng đất không đủ nước, cây sẽ kéo dài thời gian tăng trưởng, cuộn bắp chậm, tỉ l ệ cây không cuộn bắp tăng, bắp nhỏ, nhiều xơ, ăn có vị đắng. Cải bắp thuộc nhóm cây chịu hạn kém, do b ộ r ễ phát triển cạn chỉ ở 30 cm trên tầng đất mặt, cần cung cấp nước thường xuyên cho đủ ẩm.

4.4 Đất và chất dinh dưỡng

Cải bắp phát triển tốt trên các loại đất phì nhiêu. Đất phù sa rất thích hợp cho cải bắp phát triển, cải muộn thích đất sét vì giữ ẩm tốt. Cải không thích đất chua, pH đất 6,0-6,5 là thích hợp trên đất chua cải bắp thường bị bệnh bướu rễ do Plasmodiophora brassica gây ra, khả năng chịu phèn kém,.

4.4.1 Đạm: Cải bắp là cây rau ăn lá hấp thu nhiều đạm, việc cung cấp đầy đ ủ đạm cho đất đảm bảo s ự sinh trưởng nhanh và phẩm chất cao của cải bắp (Sun Qui, 1992). Bắp cải s ẽ không thành lập nếu không cung cấp đ ủ N, bón nhiều phân đạm quá bắp cải không cuộn chặt và bị thối bên trong (IFA, 1992). Nhiều N cây d ể bị thiệt hại do côn trùng và bệnh, trực tiếp làm giảm sản lượng (Vittum và Harvey, 1957). Tuy nhiên, bón đạm đơn độc trong suốt thời gian sinh trưởng năng suất tăng 31% (Nguyễn Thị Tỳ và Nguyễn Mân, 1980).

4.4.2 Lân: Lân giúp tăng khả năng hút đạm của cây làm bắp cuộn sớm, tăng phẩm chất và trọng lượng bắp. P cần nhiều nhất trong thời kỳ tạo bắp (IFA, 1992). Thiếu lân gân có màu tím (Bộ Nông Nghiệp và Công Nghiệp Thực phẩm, 1970). Nồng 13

đ ộ lân trong dung dịch đất cần thiết để đạt được 75-95% năng suất tối đa cho cải bắp ở Hawaii l à 0,05-0,2meq/100g đất (Jones và Fox, 1977; Fox 1978, 1978, 1981). Tuy nhiên bón lân đơn độc trong suốt thời gian tăng trưởng năng suất cải bắp chỉ tăng 22% (Nguyễn Thị T ỳ và Nguyễn Mân, 1980).

Bảng : Tóm tắt triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cải bắp, cải bắc thảo. Triệu chứng xuất hiện Dinh dưỡng thiếu Ghi Ch ú (Cách phân biệt với những triệu chứng tương tự) Vị trí Biểu hiện

Lá:-Vàng từ lá già, lên lá non N Toàn cây, đặc biệt Bắp:-Không tạo bắp, hoặc ở lá già bắp rất nhỏ Lá:-Xanh đậm, tím ở P L á già những cuống lá bên dưới Toàn cây:-Xanh đậm, dê ngã, hóa gổ Thời kỳ tối hậu: L á non:-Vàng nâu ở chóp Giai đoạn thành và rià lá lập bắp L á già Lá:-Rìa lá và cuống lá gìa K Thời kỳ tối hậu: trở nên vàng Giai đoạn thành Gân, cuống lập bắp L á già Mg lá:-Thỉnh thoảng tím Lá: Đốm vàng giữa những 1. Màu vàng phân biệt rõ ràng với các phân xanh 2. Bộ phận vàng trở nên nâu và ch ế một cách d ễ dàng - Ranh giới giữa phân vàng và xanh không rõ ràng - Phổ biến trên đất phèn - Phổ biến trên đất phèn Xuất hiện sớm ở cuống lá, lá cong vào trong giai đoạn tăng trưởng

Chóp lá non Lá:-Úa vàng, thối ở chóp và rià lá non Mo 1. Thiếu Ca-Đất phèn • Thiếu B-Đốm nâu hoặc đen trên gân chính Ca Lá:-Thối rìa và bên trong Gân chính:-Đốm nâu và/hoặc đốm đen trên gân chính B 2. Thiếu Ca-Không thê hiện triệu chứng trên gân chính • Thiếu B-Đốm nâu hoặc đen trên gân chính 14

S ự mẩn cảm đối với hiện tượng thiếu dinh dưỡng trên cải bắp: N: P: K: Ca: Mg: Dể xuất hiện (++) Ít xuất hiện (+) Rất dể xuất hiện (+++) Dể xuất hiện (++) Ít xuất hiện (+) 4.4.3 Kali: Kali đóng vai trò quan trọng trong việc quang hợp vận dụng ánh sáng một cách c ó lợi hơn. Thiếu K, rìa l á bị úa phẩm chất bắp kém, nhưng thừa K s ẽ gây nứt bắp (IFA, 1992).

Nhu cầu các chất dinh dưỡng đa lượng trong l á cải bắp ở giai đoạn tạo bắp (% chất khô) N

3,3 P

0,5 K

3,1 Mg

0,4 Ca

1,6 S

0,2 Kết quả hai năm nghiên cứu cải bắp ở một s ố tỉnh ĐBSCL cho năng suất trung bình cao nhất có ý nghĩa kinh tế đạt được ở công thức 150-100-60 (Trần Thị Ba, 1998). Phân bón không chỉ làm tăng năng suất mà còn ảnh hưởng đến phẩm chất, thời gian giữ bắp sau khi thu hoạch và khả năng chống chịu của cây.

S ự hấp thu N, P, K

S ự hấp thu NPK của toàn cây cải bắp ở các nghiệm thức c ó bón phân (mức phân bón bình quân 245-148-70 kg NPK/ha) đều cao hơn đối chứng. Hàm lượng NPK hấp thu trong tổng sinh khối tươi cải bắp bình quân 131,28-71,62-109,47 kg NPK/ha với năng suất bình quân 27,57 t/ha. Vậy đ ể tạo 1 tấn sinh khối tươi cây cải bắp cần 3,02; 1,71; 2,56 kg NPK/ha, tỉ lệ NPK hấp thu trong bắp cải 1,0 : 0,6 : 0,8 (bảng ). Điều này cho thấy cây cải bắp hấp thu N nhiều nhất, kế đến K và P thấp nhất, tỉ lệ NPK hấp thu trong phần bắp và cây tương đương nhau 1,0 : 0,6 : 0,8 (1 tấn bắp cải tươi chứa 2,5-1,4-2,1 kg NPK). Kết quả tỉ lệ này phù hợp với báo cáo của IFA, 1992; Walter, 1979 v à Thắng, 1989). Tỉ lệ NPK trong bắp cải so với toàn cây cải tương đương nhau 52-53-52 %. Điều này c ó nghĩa là NPK nằm trong bắp cải (phần ăn được) tương đương với phần rễ, thân, lá (phần không ăn được). Việc s ử dụng thân, lá cải sau thu hoạch làm phân xanh bón cho đất sẽ tận dụng lượng NPK đáng kể.

Nếu so sánh lượng dinh dưỡng cây hấp thu/dinh dưỡng bón vào đất cuả các nghiệm thức c ó bón phân thì hiệu suất s ử dụng phân bón NPK 67-60-182%, 15

hiệu quả s ử dụng N và P khá cao so với dưa hấu, đặc biệt là K được hấp thu cao hơn mức phân bón vào đất. Do cải bắp có nhu cầu K cao, gần tương đương với N, nên khi cung cấp K không đầy đủ cây huy động K có sẵn trong đất. Bảng : Hiệu quả của các công thức phân bón trên năng suất Cải bắp (tấn/ha) tại hai điểm thí nghiệm (ĐHCT, 1996- 1997) Nghiệm thức

CẦN THƠ Đối chứng ĐC nông dân 100-100-60 100-100-100 150-100-100 150-100-100 200-100-60 200-100-100 Trung bình L

TIỀN GIANG Đối chứng ĐC nông dân 100-100-60 100-100-100 150-100-100 150-100-100 200-100-60 200-100-100 Trung bình

Trung bình năm

C,V (%) = 11,2 Năm 1996 Năm 1997 Trung bình L x T Khác biệt L x Y x T 23,31 b 36,32 a 32,60 a 32,46 a 35,27 a 34,64 a 35,78 a 35,42 a 33,22 5,56 23,31 a c 4,72 39,61 a d 30,86 bc 28,15 c 31,67 bc 29,99 c 30,55 bc 35,24 ab 28,25 1,82 44,66 a c 13,08 b 18,28 a 20,37 a 22,31 a 23,26 a 20,48 a 18,33

25,78 39,61 ab 35,40 b 43,37 a 40,41 a 41,68 a 41,21 a 36,02

32,43 14,01 37,96 a 31,73 c 30,30 c 33,47 bc 32,31 bc 33,16 bc 35,33 ab 31,03

3,69 33,98 bc 26,35 26,84 31,87 bc 31,36 c 32,47 bc 30,84 27,18

29,10 c e 18,59 ** -3,29 ns 1,75 ns 4,31 ns 3,60 ns 4,65 ** 5,22 ** 0,18 ns e

d d 3,74 ns -21,35 ** -26,53 ** -17,12 ** -23,00 ** -18,10 ** -18,42 ** -20,73 ** -6,66 Khác biệt F (5%): N, Ghi chú: K, L, Y, T x L, T x Y, L x Y, T: Nghiệm thức N: Đạm K: Kali L: Đi ạ điểm Y: Năm Các trị s ố trong cùng một cột mang cùng mẫu tự (chữ thường), hoặc cùng hàng (chữ in) không khác biệt nhau ở đ ộ ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan (DMRT). Công thức phân bón của nông dân: Cần Thơ (510-370-120), Tiền Giang (260-120-60) 16

Bảng : Khả năng hấp thụ và tích lũy NPK trong cây cải bắp (kg/ha) trung bình qua 2 năm v à 2 điểm thí nghiệm (ĐHCT, 1996-1997) Nghiệm thức Phần kinh t ế (bắp) N

20,34 88,99 91,35 77,33

69,51

1,0 P

13,13 55,00 43,22 44,24

38,90

0,6 K

33,13 68,32 59,86 69,60

57,73

0,8 Rễ, thân, l á ngoài N

14,53 91,75 69,41 71,08

61,69

1,0 P

8,69 48,18 39,06 34,95

32,72

0,6 K

18,69 62,56 70,64 55,06

51,74

0,8 Toàn cây cải bắp N

34,87 180,74 161,10 148,41

131,28

1,0 P

21,82 103,18 82,28 79,19

71,62

0,6 K

51,82 130,88 130,50 124,66 109,47

0,8 1. Đối chứng 2, ĐC Nông dân* 5. 150-100-60 7. 200-100-60

Trung bình

Tỉ lệ N : P : K * 385-245-90 kg NPK/ha

Bảng : Hàm lượng N, P, K chứa trong 1 tấn sinh khối (rễ, thân, lá ngoài bắp, lá tạo bắp của cây cải bắp), ĐHCT, 1996-1997 Nghiệm thức Hàm lượng NPK (kg/1 tấn sinh khối) N

3,96 2,77 2,74 2,62 3,02

1,0 P 2O5

2,48 1,58 1,40 1,40 1,71

0,6 K 2O

3,81 2,01 2,22 2,20 2,56

0,8 1. Đối chứng 2. ĐC Nông dân 5. 150-100-60 7. 200-100-60

Trung bình

Tỉ l ệ N : P : K Tổng sinh khối (t/ha)

8,80 65,23 58,86 56,58 47,37 Ghi chú: * 385-245-90 kg NPK/ha 5. GIỐNG • • K.K.cross: L à giống lai F1 của hảng Nhật Bản Takii, được trồng phổ biến ở vùng đồng bằng các tỉnh phía nam từ năm 1968 đến nay, cải c ó thể cuộn bắp o trong điều kiện nhiệt đ ộ trung bình hằng tháng 27-32 C. Đặc điểm của giống là thấp cây, lá ngoài ít, cuộn chặt trung bình, bắp tròn, nhỏ từ 1-2 kg, chống chịu sâu bệnh khá và chịu nóng tốt, thời gian cấy đến thu hoạch 60-70 ngày, c ó thể trồng quanh năm và cho năng suất trung bình 20-30 tấn/ha.

Newtop: Cũng là giống lai F1, trồng ở vùng đồng bằng. Giống Newtop có lá ngoài nhiều, bắp hơi dẹp, to, nặng t ừ 2-3 kg, cuộn chặt trung bình, chống chịu sâu bệnh kém vì l á mỏng, vì vậy giống Newtop chỉ trồng được vào v ụ đông xuân. Thời gian t ừ cấy đến thu hoạch 75-85 ngày, năng suất bình quân 35-40 tấn/ha. 17

• Asia cross: Giống lai F1 của Technisem (Pháp), dạng bắp tương tự K.K.cross, khả năng năng cho bắp lớn hơn, kháng bệnh thối nhũn tốt hơn K.K.cross nhưng d ễ nhiễm bệnh thối hạch (do các l á gốc mọc khít nhau và trải rộng, nước tưới đọng trên lá tạo cho bệnh dễ phát triển). Giống này cho thu hoạch chậm hơn K.K.croos 3-5 ngày.

Các phương pháp tạo giống chịu nóng trong nước cho vùng đồng bằng được thực hiện nhiều năm đều không mang lại kết quả thực tiển. Phương pháp cấy mô nâng giá thành sản xuất cây con cao hơn mua hạt nhập, phương pháp để giống đời F2 và chọn giống từ giống lai F1 đều không mang lại kết quả vì giống không đồng đều và cho năng suất kém, do đ ó cho đến nay việc nhập giống vẫn còn phải tiếp tục đ ể phục vụ sản xuất. Ngoài các giống trồng kể trên nhiều giống khác của các công ty giống nước ngoài như Sakata, Tohoku (Nhật), Known you seed (Đài Loan), Top green (Nam Triều Tiên), ... đang được thử nghiệm ở nhiều nơi, một số giống cho kết quả khá tốt ở các mùa vụ khác nhau như Leo, Tropicana XII...

6. K Ỹ THUẬT TRỒNG

6.1 Thời vụ

Đồng Bằng Sông Cữu Long có thể gieo trồng cải bắp quanh năm, tuy nhiên khả năng sản xuất cải bắp vào các tháng 8, 9, 10 dl còn hạn chế và chưa ổn định. Các vụ trồng chính như sau: • • • • Đông xuân sớm: gieo tháng 8-9, trồng tháng 9-10 và thu hoạch vào tháng 11- 12 dl. Cải trồng chủ yếu trên đất có cơ cấu nhẹ, b ờ cao thoát nước tốt và không ngập úng khi nước sông dâng cao. Giống trồng là K.K.cross, năng suất còn thấp, 12-15 tấn/ha. Canh tác v ụ nầy đ ở công tưới nước, ít sâu, gi á bán cao.

Chính v ụ (đông xuân): gieo cải tháng 10-11, trồng 11-12 và thu hoạch vào tháng 1-2 dl (Tết nguyên đán). Đầu vụ còn mưa cần làm giàn che cây con và đánh luống thoát nước đ ể tránh ngập úng. Khi trồng cây ra ruộng trời khô ráo d ễ sửa soạn đất, cây sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ tương đối thấp trong năm nên phát triển thuận lợi, năng suất cao, ít sâu bệnh, năng suất trung bình 20-25 tấn/ha.

Xuân hè: gieo tháng 12-1, trồng tháng 1-2 và thu hoạch vào tháng 3-4 dl. Phần lớn cải được trồng sau vụ lúa trên đất ruộng. Vì trời không mưa, nhiệt độ cao nên lượng nước cung cấp cho cải rất lớn, sâu bệnh nhiều nhất là sâu tơ, năng suất trung bình 18-22 tấn/ha.

Hè Thu: Gieo tháng 3-4, trồng tháng 4-5, thu hoạch tháng 6-7 dl. Cải trồng chủ yếu trên đất ruộng cao không trồng lúa h è thu được. V ụ nầy c ó mưa nên đ ở tưới nước, sâu bệnh nhiều, nhất l à bệnh thối nhũn, năng suất trung bình 15-18 tấn/ha. 18

6.2 Sản xuất cây con

Lượng hạt giống cần thiết để cung cấp đủ cây con cho 1 ha đất trồng là 2 0,5kg, gieo sạ trên 300m đất. Với phương pháp bầu cây con c ó khả năng tiết kiệm lượng hạt giống gieo. Khi gieo cần rãi thêm thuốc sát trùng để tr ừ kiến, dế. Cần gieo giống nơi trãng để cây con khỏi mọc vóng. Trong suốt thời gian ở líp ương không nên tưới thúc phân hóa học, chỉ khi cây phát triển quá kém c ó thể tưới thúc urea hay DAP nồng độ 1-2%.

6.3 Cách trồng

Trên đất nhiều sét, có cơ cấu nặng ở vùng ĐBSCL cần lên líp cao 20-40 cm. Líp rộng 60-80 cm nếu trồng hàng đơn v à 1-1,2 m nếu trồng hàng kép, khoảng cách giữa 2 líp 30-50 cm. Nên bón lót trước khi trồng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cải sau khi cây hồi xanh. Tùy giống, mùa vụ và đ ộ phì nhiêu của đất m à b ố trí mật độ trồng cho thích hợp. Giống K.K.cross khoảng cách giữa 2 hàng 50-60 cm, giữa 2 cây 45-60 cm (mật đ ộ 24.000-37.000 cây/ha); còn Newtop giữa 2 hàng 70-90 cm và giữa 2 cây l à 70 cm (mật độ 17.000-22.000 cây/ha).

6.4 Bón phân

Lượng phân bón và thời kì bón thay đổi tùy điều kiện đất đai, mùa vụ và giống trồng. Ở ĐBSCL có thể áp dụng lượng phân như sau: Phân chuồng hay phân tôm: 1-2 tấn/ha. Phân đạm: 150-250kg N hay 326-540kg urea/ha Phân lân: 80-120kg P2O5 hay 530-800kg super lân/ha Phân kali: 60-100kg K2O hay 100-160kg KCl/ha. Phân được chia làm nhiều lần để bón tùy theo mức sinh trưởng của cải.

- Bón lót: Trước khi cấy với 1/10 N, 1/3 P, 1/5 K v à 1/3 phân hữu cơ.

- Bón thúc:

§ Tưới phân dậm: C ó thể dùng Urea hoặc DAP pha loãng nồng đ ộ 1-2 % lúc 5-7 NSKC, lần 2 nồng độ 2-3 % lúc 12-15 NSKC.

§ Rãi phân lần 1 (20-25 NSKC) 3/10 N, 1/3 P, 1/5 K v à 1/3 phân hữu cơ. Nếu trồng hàng đôi thì đánh rãnh giữa 2 hàng bón phân xong lấp đất lại, còn trồng hàng đơn thì rãi phân giữa 2 gốc.

§ Tưới phân dậm: Dùng Urea hoặc DAP pha loãng nồng đ ộ 2-4 % tưới giữa lần rãi phân 1 và 2..

§ Rãi phân lần 2 (35-40 NSKC) rãi 3/10 N, 1/3 P, 1/5 K v à 1/3 phân hữu cơ còn lại. Lúc này b ộ r ễ cây cải đ ã lớn không nên đánh rãnh vì dễ bị đứt rễ, nên rãi phân giữa 2 cây hoặc xung quanh gốc rồi vun gốc lấp phân. 19

§ Tưới phân thúc nuôi bắp: Lượng phân còn lại sau 2 lần bón rãi chia khoảng 3 lần tưới; lần đầu chú ý nhiều N hơn, lần giữa N, P (nếu dùng DAP hoặc hỗn hợp NPK) và lần cuối cùng K (không đạm) giúp cho bắp cuộn chặc, ít bị nứt và ít bệnh thối nhũn. Ngưng bón N ít nhất 7-10 ngày trước khi thu họach để bảo đảm đ ộ lưu tồn chất nitrat.

6.5 Chăm sóc

6.5.1 Làm cỏ, xới gốc

Trong suốt thời gian canh tác nên làm c ỏ 2 lần vào ngày 20 và 40 sau khi cấy. Khi làm c ỏ kết hợp xới gốc phá váng và đánh bỏ các l á già đ ể chân cải được thoáng, sâu bệnh không ẩn nấp, thường kết hợp với các lần bón phân thúc (rãi phân xung quanh gốc).

6.5.2 Tưới nước

Lượng nước tưới cho cải bắp thay đổi tùy theo điều kiện thời tiết và đất đai. Vụ Đông xuân và xuân hè ở ĐBSCL nếu tưới thùng có thể tưới 2-3 lần trong ngày, tưới phun máy mỗi ngày 1 lần. Ở Tiền Giang nước được dẫn từ sông vào rảnh giữa các líp cải giúp tưới thấm một phần, khi cải còn nhỏ r ễ ăn nông có thể tát nước lên líp dễ dàng. Phương pháp nầy nhẹ công tưới nước nhưng mất đất nhiều vì diện tích mương lớn.

6.6 Phòng trừ sâu bệnh

6.6.1 Sâu hại

- Sâu tơ (Plutella xylostella)

Còn gọi l à sâu dù hay sâu hỏa tiển vì sâu c ó hình dáng thon dài, 2 đầu nhỏ như hỏa tiển, khi động sâu nhả tơ buông mình xuống đất để núp. Sâu ăn phá mặt dưới l á thành những lổ như kim nhâm. Sâu làm nhộng dưới đất. Sâu tơ gây hại trầm trọng trên cải vì sinh sản nhanh (21-27 ngày/lứa) và kháng thuốc mạnh, do đ ó cần áp dụng nhiều phương pháp thay đổi mới diệt sâu có hiệu quả. Các phương pháp phòng trị:

Thuốc ho á học: Rất nhiều công trình đã được công b ố về việc s ử dụng thuốc phòng trị sâu tơ và hằng năm nhiều thuốc mới cũng như phương pháp mới được đ ề nghị. Ở nước ta s ử dụng thuốc hóa học phòng trị sâu tơ l à phổ biến dù rất khó khăn vì sâu kháng thuốc mạnh, do đó phải thay đổi hay pha ch ế nhiều loại thuốc với nhau mới diệt được. Các loại thuốc thường dùng hiện nay trong sản xuất là MVP, BT, Aztron, Biobit, Dipel, Thuricide, Forwabit 30cc(g)/8lít (thuốc vi sinh, ít độc) kết hợp với một trong các loại thuốc Sumi-alpha, Fastac, Sumicidin, Decis, Cyperan, Karate, Cymbus 5cc/8lít (chỉ nên phối hợp 2 loại trong một lần phun) và phun thuốc sớm khi sâu còn nhỏ. Muốn diệt sâu có hiệu quả nên áp dụng luân 20

phiên các nhóm thuốc c ó gốc hóa học khác nhau và rút ngắn thời gian giữa các lần xịt thuốc đ ể sâu không kịp sinh dòng kháng thuốc. Gần đây nhiều loại thuốc hóa học mới c ó tác dụng ngăn chận sự tổng hợp kitin của côn trùng (chitin synthesis inhibitor), do đ ó côn trùng không biến thái được. Các thuốc mới nầy đang có tác dụng diệt sâu tốt.

Thuốc sinh học điều chế từ Bacillus thuringiensis (BT) v à các loại thuốc kể trên hiện được s ử dụng phổ biến và không gây độc cho người tiêu dùng. Thuốc Bt tỏ ra c ó hiệu quả cao trong vòng 30 năm kể từ khi thuốc được sản xuất, mãi đến gần đây một số nghiên cứu ở Nhật cho thấy sâu tơ cũng kháng thuốc sinh học Bt (Tanaka, 1991) nhất là s ử dụng thuốc cho cải canh tác quanh năm.

Phương pháp dùng bẫy đèn diệt bướm cũng được s ử dụng hổ trợ cho phương pháp dùng thuốc vào những mùa m à mật s ố sâu cao. Việc lai tạo các giống cải kháng sâu tơ cũng được thực hiện. Dickson (1975-1985) tìm thấy c ó mối tương quan giữa tính kháng sâu tơ v à đặc tính màu lá xanh đậm, bóng láng (dark green glossy-leaved) của cải bắp và cải bông. Tuy nhiên đặc tính nầy di truyền theo tính lặn và các giống kháng sâu được tạo ra chưa c ó cho năng suất cao và tăng trưởng tốt.

- Sâu ăn tạp (Spodoptera litura)

Sâu phá hại ở mọi mùa vụ, mọi thời kỳ sinh trưởng của cải, cắn đứt ngang cây con, tai hại nhất là lúc cải vào cuốn, sâu ăn vào bắp và phá hại bên trong bắp rất khó diệt. Sâu đ ẻ trứng ở mặt dưới l á thành từng ổ, trên ph ủ lông màu trắng ngà. Sâu cũng c ó khả năng kháng thuốc. Nên thay đổi loại thuốc thường xuyên. Phun vào giai đoạn trứng sắp nở s ẽ cho hiệu quả cao: Sumicidin 10EC, Cymbus 5EC, Karate 2.5EC, Fenbis 2.5 EC, Polytrin P 440ND, Decis 2.5 EC...1-2%o c ó thể pha trộn với Atabron 5EC t ừ 2-3 cc/8 lít.

- Rầy mềm (Brevicoryne brassica, Myzus persicae, Rhopalosiphum pseudobrassicae)

Rầy tập trung ở mặt dưới l á chích hút nhựa làm cây suy yếu, l á biến vàng, khô cả cây và bọ nhảy con thành trùng ăn lủng lá, ấu trùng cạp rễ và gốc. Phun thuốc DDVP, Sumicidin, Baythroit, Polytrin, Cymbus, Fastac 5-10cc/bình 8 lít.

- Bọ nhảy (Phyllotreta sp.)

Xuất hiện nhiều vào cuối mùa nắng và đầu mùa mưa, bọ gậm nhấm mặt trên l á làm thành những lổ tròn nhỏ, ảnh hưởng đến diện tích quang hợp lá. Con trưởng thành đ ẻ trứng dưới đất gần nơi cây mọc, ấu trùng phá hại r ễ con dưới đất, s ự thiệt hại khó nhận thấy, sau đ ó hóa nhộng. Phòng trị b ọ nhảy bằng các thuốc thông dụng như DDVP, Sherpa,... 21

6.6.2 Bệnh hại:

- Héo cây con (Rhizoctonia solani)

Trộn thuốc tr ừ nấm vào đất hoặc tưới đất đ ể khử mầm bệnh. Phun ngừa hoặc trị bằng thuốc Copper B 25-30 g /8 lít nước, Ridomil 25WP, Anvil 5SC, Derosal 50SC, Appencarb 10FL 10-20 g-cc/8lít nước, Tilt 250EC 3-5 cc/8 lít nước.

- Cháy lá (Pellicularia sp.)

Vết bệnh xuất hiện bằng những chấm nhỏ màu nâu từ bìa lá, lan dần vào bênh trong làm c ả l á cháy khô; nhiệt và ẫm đ ộ cao giúp bệnh phát triển nhanh làm chết khô c ả cây. Phun: Manzate 200, Mancozeb 80 BHN , Copper B, Topsin M, Rovral 50 BHN với lượng 25-30g/8 lít nước.

- Bệnh thối nhũn, tiêm cùi (Erwinia carotovora)

Bệnh thối nhũn hay tiêm cùi (Bacterial soft rot). Bệnh thường xuất hiện sau khi bắp cải đ ã cuộn, bệnh rất nặng trong mùa mưa. Đặc điểm nhận diện bệnh là mùi hôi kh ó chịu ở cây bệnh, vết bệnh ướt và nhầy, ăn lan vào bên trong bắp và thân cây, bệnh còn tiếp tục phát triển trong kho vựa sau thu hoạch. Ẩm đ ộ và nhiệt độ cao l à 2 yếu tố thúc đẩy bệnh phát triển nhanh. Vi khuẩn tồn tại trong dư thừa thực vật sau khi thu hoạch. Để phòng ngừa bệnh phải chăm sóc cải tốt, diệt sâu tơ, rầy, nhổ b ỏ cây bệnh ra khỏi ruộng, x ử lý dư thừa thực vật sau khi thu hoạch bắp và áp dụng luân canh triệt để các cây h ọ cải. X ử l ý thuốc tr ừ bệnh kịp thời khi cây vừa chớm c ó bệnh: Copper zinc, Kasuran, Kasumin, Kasugamicin, Coc, Champion, Topsin M 20-30 g-cc/8 lít nước.

- Bả trầu (Xanthomonas campestris)

Bệnh gây tổn thương hệ thống mạch của cây, l á tr ở nên vàng từ rìa l á cháy lan vào trong, gân l á tr ở nên đen, bó mạch ở thân cũng có màu đen do vi khuẩn phát triển trong các mạch của gân lá, chẻ thân ra sẽ thấy mạch dẫn nhựa bị đen và chứa những giọt vi khuẩn màu vàng. Nếu điều kiện thời tiết ẩm vết bệnh nhũng ra, nếu thời tiết khô hạn, vết bệnh khô dòn;. Nếu bệnh xuất hiện sớm cây không phát triển và cuốn bắp được. Phương pháp phòng trị tốt nhất là trồng giống kháng, nên khử hạt trước khi gieo v à luân canh cải bắp từ 3-4 năm. Phun ngừa: Copper zinc, Kasuran, Kasumin, Kasugamicin, Topsin M 20-30 g-cc/8 lít nước.

- Bệnh da lợn hay thối khô (Rhizoctonia solani)

Bệnh thối hạch (Water soft rot). Bệnh gây hại trên lá già sau đó lan dần vào bắp, mô bệnh mềm, nhũn nước nhưng không có mùi hôi, vết bệnh được bao phu bởi lớp tơ trắng của sợi nấm, giữa những sợi nấm l à những hạch tròn, đen, cứng. Bệnh gây hại và phát triển rất trể vào giai đọan cuốn băp đến thu họach nhất là khi ẩm đ ộ cao. 22

Phun ngừa bằng các lọai thuốc như tr ừ bệnh héo cây con hoặc thuốc trư bệnh đốm vằn lúa. Biện pháp phòng trừ chủ yếu là biện pháp canh tác, sinh học, hạn chế tối đa việc s ử dụng thuốc ho á học. Mầm bệnh và hạch nấm gi ữ lâu trong dư thừa thực vật, nhất là trên ruộng dùng rơm tủ mặt líp mà rơm c ó mang mầm bệnh. Nên trồng giống kháng bệnh và xịt ngừa Anvil, validacin, Topsin-M, Bonanza,... khi thấy bệnh xuất hiện.

6.7 Thu hoạch

Thời gian thu hoạch tùy thuộc giống, mùa trồng và địa điểm canh tác. Các giống trồng ở ĐBSCL cho thu hoạch bắp 60-75 ngày sau khi trồng ra đồng. Thu hoạch bắp khi bắp cuộn chặt, 2 lá úp ngoài mặt bắp căng, bắp phát triển đầy đủ, mặt bắp bóng láng và lá gốc bắt đầu vàng. Nếu thu sớm bắp chưa cuộn chặt, năng suất kém. Nếu thu muộn bắp nứt nẽ, kém phẩm chất. Nên thu hoạch lúc trời mát hay ban chiều, có thể thu tỉa nhiều đợt nếu bắp tăng trưởng không đều. Bắp tươi bán ở ch ợ được cắt tỉa bớt lá ngoài cho đẹp và giữ bắp không bị bầm dập. Nhiệt độ tốt nhất để tr ữ bắp trong kho là 0-2 oC và ẩm đ ộ tối hảo l à 90-95%.

CÂU HỎI

1. Vị trí cây dưa hấu trong sản xuất rau ở ĐBSCL? 2. Đặc tính các giống cải bắp hiện trồng ỏ ĐBSCL? 3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cải bắp trong giai đoạn cuốn bắp? 3. Vì sao cải bắp trồng ở ĐBSCL không tr ổ hoa? 4. Vì sao vụ hè thu rất ít nông dân trồng cải bắp ? 5. Biện pháp kỹ thuật hạn chế nứt bắp cải giai đoạn sắp thu hoạch và biện pháp neo bắp ngoài đồng khi chưa được giá hoặc gặp mưa đột xuất lúc gần thu hoạch? 6. Qui trình bón phân cho cải bắp? 7. Sâu bệnh hại chính trên cải bắp? Triệu chứng nhận diện và cách phòng trị? CÂY CẢI CU 23

Tên tiếng Anh: Radish Tên khoa học: Raphanus sativus (L.) Họ bầu bí: Cruciferae 1. GIỚI THIỆU Bảng : Thành phần dinh dưỡng của cải c ủ so với c à rốt trong 100g phần ăn được (theo National Food Review, 1987, USDA) Thành phần nước (%) năng lượng (cal) chất đạm (g) Chất béo (g) Cabohydrad (g) Ca (mg) P (mg) K (mg) Vit. C (mg) Vit. A (I.U) Cải cu 95 17 1 0,1 3,6 30 31 322 26 10 C à rốt 88 42 1,1 0,2 9,7 37 36 341 8 11.000 Chất lượng r ễ c ủ tùy thuộc vào giống, thời kỳ thu hoạch và điều kiện đất đai. Tuy cải c ủ c ó giá trị dinh dưỡng thấp nhưng cho sản lượng cao, dễ trồng, dễ vận chuyển và cất giữ lâu được. Cải c ó nhiều giống, thời gian thu hoạch khác nhau nên có thể trồng nhiều vụ trong năm do đ ó là loại rau giải quyết giáp vụ tốt. Cải c ó thể chế biến nhiều cách: nấu, phơi, muối, nén, đ ể d ự trữ ăn trong những mùa hiếm rau. Ngoài ra giá thành sản xuất cải c ủ thấp vì ít tốn phân thuốc và công chăm sóc, do đ ó cải được canh tác rộng rãi ở nhiều nước.

2. ĐẶC TÍNH SINH HỌC

Rễ: R ễ chính là r ễ trụ, ăn sâu t ừ vài tấc đến 2m tùy giống. Bộ r ễ phát triển mạnh trong lớp đất cày và càng xuống sâu hệ thống rễ phát triển yếu dần.

Cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng là r ễ củ, đ ó là dạng biến thái không chỉ riêng của r ễ m à c ả s ự tham gia của trục thượng và hạ diệp. Về hình thái r ễ c ủ c ó 3 phần: • • "Đầu" là phần trên rễ c ủ mang các l á xếp thành hình hoa thị, chồi dinh dưỡng và những vết lá chét. "Đầu" có thể được hình thành từ trục thượng diệp hay phần trên của nó.

"Cổ" là phần giữa, cổ được phát triển hoăc từ trục thượng và hạ diệp, hoặc t ừ một phần của hai bộ phận nầy. 24

• "R ễ thật" là phần đuôi của r ễ c ủ được hình thành từ r ễ mầm hoặc từ phần dưới của trục hạ diệp, phần nầy có mang nhiều rễ bên phân nhánh và hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Mức đ ộ tham gia của trục thượng, hạ diệp và r ễ mầm vào việc hình thành r ễ c ủ tùy thuộc vào giống.

La: mọc ở phần đầu của c ủ gồm phiến lá và cọng lá. Cọng dài hay ngắn, nhỏ hay to, không lông hay có lông tùy giống. Phiến có thể nguyên hay xẻ thùy, rìa lá nguyên hay răng cưa tùy giống. L á non ăn được như salad.

Hoa: phát hoa phân nhánh, hoa nh ỏ trắng hay phớt tím, c ó 4 cạnh, thụ phấn chéo nhờ côn trùng. Hình : S ự phát triển của c ủ cải 1. Cây mới mọc mầm 2. Cải c ủ dạng tròn 3. Cải c ủ dài 3. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI

Cải c ủ c ó nguồn gốc từ Trung Quốc, nơi c ó nhiều dạng cải hoang dại hiện nay vẩn còn tìm thấy. Cải c ủ là thức ăn phổ biến của người Ai Cập trước khi xây dựng Kim Tự Tháp. Nhiều dạng cải c ủ với màu sắc khác nhau được mô t ả trong sách ở nước Ý trước Công Nguyên. Tuy nhiên mải đến thế kỷ thứ 16 cải c ủ mới được canh tác rộng rãi ở Châu Âu.

Loài Raphanus sativus được chia làm 3 loại phụ theo sinh thái, các loài phụ 25

không khác nhau v ề s ố lượng nhiểm sắc thể, cấu tạo hoa và d ễ dàng lai tạp với nhau.

- Subsp. sativus: gồm các giống trồng ở Châu Âu, là cây 1 năm hay 2 năm, rễ c ủ rất đa dạng, l á xẻ với lá chét to, nang quả không có đuôi. Hình 25: Dạng trái của các loài cải cu

1,2- subsp. Isativusi 3,4- subsp. Isinensisi 5,6- subsp. Iraphanistroidesi 7,8- loài hoang dại

- Subsp. sinensis: gồm các giống trồng c ó nguồn gốc Trung Quốc, được trồng rộng rãi ở các nước vùng Đông Nam Á và Trung Á, l à cây 1 năm hay 2 năm, c ó hoặc không thành lập rễ củ. Giống không cho củ được trồng lấy hột làm dầu hay làm thức ăn cho gia súc. Loài phụ nầy c ó lá x ẻ hoặc nguyên, nang quả c ó hay không có đuôi.

- Subsp. troides: gồm các giống c ó nguồn gốc từ Nhật Bản, trồng phổ biến ở Nhật và các nước trong vùng Đông Nam Á. Hầu hết giống trồng đều là cây 1 năm, thành lập rễ củ, c ó l á xẻ với lá chét nhỏ và nang quả c ó đuôi dài.

3. GIỐNG: Các giống thường trồng ở ĐBSCL gồm có: 26

• Giống 45 ngày: của Thái Lan (East West, Trái bầu, Chiatai, xe lửa), Hồng Kông (Choi Hing Lee, Đại Địa). Giống 45 ngày được ưa chuộng nhiều và trồng phổ biến vì mau ăn, đầu tư thấp, năng suất cao, c ó thể trồng trogn mùa mưa. Tuy nhiên mau bọng ruột, mau tr ổ hoa nếu thu trể.

- Chiatai: Nhập của Thái Lan, dạng củ suông dài đẹp, vỏ c ủ màu trắng, trơn láng, c ở c ủ nhỏ, dạng lá ngắn, chiều dài c ủ 18-22 cm, đường kính c ủ 4-4,5 cm, củ trắng, ít xơ, trồng được quanh năm.

- ĐT-45: Nhập của Thái Lan (East West), c ủ màu trắng, không bị xanh hoặc vàng đầu, đầu và đuôi c ủ thắt lại, củ chắc ít bị xốp, thời gian thu hoạch c ủ 45 ngày sau khi gieo nhưng có thể thu trễ hơn (50-50 ngày) nếu giá thị thường không c ó lợi. Cây phát triển đều, l á thẳng đứng, dễ dàng chăm sóc. • • Giống 60 ngày: Hồng Kông (Choi Hing Lee), phần lơn giống 60 ngày được ưa chuộng trong vụ thu đông, đông xuân. Trong điều kiện mưa dầm và trời âm u, cải phát triển chậm. Giống 60 ngày chịu đựng tốt và cho năng suất cao hơn giống 45 ngày. Những vùng xa chợ, sản xuất cải muối thích giống này hơn vì cho năng suất cao, củ to dài, chắc hơn, muối dưa ngon hơn.

Cải củ Trạch: chọn từ giống cải c ủ trồng phổ biến lâu đời tại C ủ Chi, củ dài 15-20cm, đường kính 2-3cm, trọng lượng củ 100-150g, từ khi gieo đến thu hoạch 35-40 ngày, năng suất trung bình 15-20t/ha. Cải c ủ Trạch dùng để gieo làm cải ăn l á vào đầu mùa mưa hay trồng thu hoạch làm cải muối, phẩm chất củ kém vì cây mau trổ hoa và quần thể c ủ không đều.

Cải c ủ trồng ở ĐBSCL đều là giống hằng niên. 4. K Ỹ THUẬT CANH TÁC

4.1 Cách trồng

Cải c ủ c ó thể trồng trên nhiều loại đất nhưng tốt nhất là đất tơi xốp, đất phù sa, đất thịt pha cát không có đ á sỏi, phì nhiêu, ít phèn, có pH 6-8. Đất trồng cải cu cần phải cày bừa sâu, tơi nhuyễn và bằng phẳng. Nếu trồng vào mùa mưa nên lên luống cao để d ễ thoát nước. Trước khi gieo nên sàng bỏ hột nhỏ đ ể hột lên đều và 27

cho năng suất cao. Lượng hột giống cần thiết 10-15kg/ha tùy theo mật độ trồng. Đối với giống ngắn ngày hay trồng trong mùa nắng thường áp dụng cách gieo vãi giống trên mặt líp, sau đó dùng cào hay tro và đất thịt vùi hột, khi hột mọc đều nhổ tỉa chừa khoảng cách cây 10cm. Cũng c ó thể gieo hột thành hàng để d ễ chăm sóc. Dùng miếng tre rạch hàng theo chiều ngang cách nhau 15-20cm, sâu 2cm, gieo hột trên hàng và lấp đất lại, 15 ngày sau gieo tỉa bớt chỗ dầy, chừa cây cách nhau 7-10cm để c ủ d ễ nẩy nở. Phương pháp nầy ít tốn hột giống hơn gieo vải nhưng tốn công hơn.

Cải c ủ phát triển mau lẹ, nhất là các giống sớm, do đ ó muốn có năng suất cao cần bón đầy đủ phân vô cơ lẩn hửu cơ. Có thể bón cho 1ha s ố lượng phân như sau:

- Phân chuồng: 1-2 tấn

- Phân hổn hợp NPK 400-500kg (urea 100-150kg, super lân 200-250kg, phân KCl 100-150kg).

Vì cải ngắn ngày nên bón lót 40% lượng phân bón và bón thúc 60% lượng phân còn lại sau khi nh ổ tỉa định cây.

4.2 Phòng trừ sâu bệnh: Côn trùng và bệnh gây hại trên cải c ủ cũng giống như trên cải bắp gồm c ó sâu tơ, sâu ăn tạp, rầy mềm, b ọ nhảy (xem phần ở cây cải bắp). Do cải ngắn ngày nên việc phòng trừ d ễ dàng hơn, chỉ cần phun thuốc 2-3 lần trong thời gian trồng là đủ.

Bệnh thường gặp gồm có:

- Bệnh thối đen củ do nấm Aphanomyces raphani: nấm tấn công vào rê làm r ễ c ủ trở nên đen, không phát triển và đầu r ễ tóp lại. Bệnh phát triển mạnh khi ẩm đ ộ và nhiệt độ đất cao và khi có s ự hiện diện của nấm Rhizoctonia solani. Việc phòng trừ bằng thuốc hóa học không hiệu quả đối với bệnh nầy.

- Bệnh đốm lá do nấm Alternaria brassicae: Đốm bệnh trên lá hình tròn màu nâu sậm, bệnh nặng đốm bệnh lan xuống c ủ và lây lan cả ruộng nếu xuất hiện sớm. - Bệnh thối nhũn do vi khuẩn Erwinia carotovora: Bệnh thường xuất hiện ở c ổ thân và lan dần xuống củ, bệnh tạo thành những vết nhũn mùi hôi thối.

Để phòng trừ bệnh hửu hiệu nên luân canh cải với các cây trồng khác họ, khử độc hột trước khi trồng và phun copper zinc hay Copper B nồng đ ộ 2%. định kỳ 7-10 ngày/lần.

4.3 Thu hoạch 28

Cải c ủ cần thu hoạch đúng ngày, ngay khi c ủ đạt kích thước tối đa của giống. Nếu thu hoạch trể cải trổ hoa, c ủ xốp, bọng ruột, nhiều xơ và nhẹ cân, mất phẩm chất. Thu hoạch lúc trời mát, cắt bớt lá, rửa sạch đất rồi b ó thành bó hay đóng gói. Cải trồng mùa mưa năng suất kém hơn mùa khô, mùa mưa năng suất trung bình 12-15 t/ha v à mùa khô 20-25t/ha.

CÂU HỎI

1. Sự hình thành và phát triển rễ c ủ ở cải củ? 2. Có thể áp dụng phương pháp cấy khi trồng cải c ủ không, tại sao? 3. Cho biết lượng giống gieo, thời gian v à cách thức nh ổ tỉa cải củ? 4. Cách bón và liều lượng bón phân cho cải củ? 29

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro