Những ngày ấu thơ 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

... Ngày gia đình Cẩm Vân dọn đến thị trấn nhỏ ít người biết đến ấy là thời tiết âm u, lạnh lẽo... Không một ai trong trấn biết họ từ đâu đến. Một gia đình kì lạ, chỉ có 3 người phụ nữ: một người phụ nữ trung niên thoạt nhìn chỉ ngoài 40, gương mặt được chăm sóc rất tốt, không hề có một nếp nhăn; một cô gái trẻ xinh đẹp cỡ đôi mươi ăn vận vô cùng thời thượng, trẻ trung cùng một bé gái mập mạp chừng 3 tuổi một tay ôm gấu bông, tay kia túm chặt vạt váy cô gái trẻ. Gia đình kì lạ ấy dọn vào ngôi nhà cấp bốn rộng rãi. Mấy người hàng xóm bên cạnh thấy có người mới chuyển đến liền sang chào hỏi:
-Xin chào gia đình, chúng tôi thấy mọi người mới chuyển tới, muốn qua giới thiệu chút. Gia đình các vị toàn phụ nữ, nếu cần cứ nhờ chúng tôi giúp.
-Vậy làm phiền các bác quá - Cô gái xinh đẹp cười giòn, đôi mắt sáng như sao khiến ai cũng rung động - Cháu là Loan, năm 27 tuổi. Đây là mẹ và con gái cháu.
-Cảm ơn mọi người đã quan tâm, chúng tôi mới chuyển đến nên sau này còn làm phiền các bác nhiều lắm. Có gì các bác cứ góp ý - Người phụ nữ trung nhiên ôm cháu gái cười hiền lành.
Họ mời những người hàng xóm vào trong nhà chơi, thuận tiện trò chuyện, làm quen những người dân ở đây. Trong lúc đấy, đứa nhỏ 3 tuổi lại quá mờ nhạt, mọi người vui vẻ trò chuyện mà quên mất đứa bé. Đứa nhỏ 3 tuổi ấy sợ người lạ nên chạy trốn vào một góc chơi gấu bông, khi có người hỏi đến thì ngoan ngoãn chạy ra. Cô bé ấy là Trần Cẩm Vân.
Cẩm Vân là đứa nhỏ rất ngoan, không bao giờ quấy khóc, cuộc sống cũng có quy luật. Cả một ngày, cứ dậy là ăn, ăn xong lại đi ngủ rồi cứ tiếp tục như thế. Có lẽ bởi vì vậy mà bà ngoại bé mới nuôi bé béo mập như thế. Lớn hơn một chút, tức là khi 2 tuổi, bé thích chơi gấu bông. Bình thường ngoài ăn với ngủ ra, thì chỉ ôm gấu bông ngồi chơi một mình. Điều gì cũng tốt chỉ là cô bé lại mang một đôi mắt buồn rầu khiến mọi người không thích. Tính cách cũng lập dị hơn mấy đứa trẻ cùng tuổi nên Cẩm Vân không được mọi người yêu thích. Thầy tướng số nói rằng: "Đứa trẻ này số mạng rất mỏng, gặp nhiều trắc trở nhưng ăn ở tốt nên sẽ được quý nhân phù trợ cuối cùng tai qua nạn khỏi. Chỉ là có lẽ sẽ khó nuôi, lại khắc mẹ, đôi mắt kia thoạt nhìn đã biết là sẽ khiến mẹ gặp nhiều phiền phức trong chuyện làm ăn. Tốt nhất vẫn nên làm lễ bán* vào nhà chùa để tránh đi phần nào tai hoạ".
Tổ tiên nhà Cẩm Vân từ xa xưa đến nay đều thờ Phật, luôn tin vào các tín ngưỡng nhưng không có học theo các phong tục cổ, hủ tục dị đoan. Nghe thầy tướng số nói vậy, hàng lông mày liễu của người mẹ hơi nhíu lại. Sau một thời gian tìm hiểu và suy nghĩ, cuối cùng bà ngoại và mẹ của Cẩm Vân cũng hiểu rằng việc này không hề có hại gì cả nên thuận theo lời thầy tướng số nói mà làm. Sau khi được bán, mọi chuyện vẫn diễn ra như bình thường, đứa nhỏ này vẫn ăn ngủ đều đặn, khoẻ mạnh, không có việc gì cả.
...
Gia đình nhỏ của Trần Cẩm Vân mới chuyển đến thị trấn nhỏ được một tuần thì mẹ bé đã vội vã chuẩn bị quần áo, đóng vali để lên đường về Móng Cái làm việc. Đồ đạc cũng không có gì nhiều vì đa số quần áo của mẹ Cẩm Vân vẫn còn ở nhà trọ của cô ấy nên không cần mang theo quá nhiều hành lí. Trái với những đứa trẻ khác, khi biết mình phải xa ba mẹ thì sẽ gào khóc ầm ỹ còn Cẩm Vân chỉ một mình nằm trong phòng bà ngoại ôm gấu bông, mãi cho đến khi được gọi thì mới hớt ha hớt hải, chạy ra. Bà ngoại trìu mến vuốt mái tóc bé:
-Bây giờ mẹ con phải đi công tác rồi. Mau chào mẹ đi.
-Con chào mẹ - Cẩm Vân thật thà, ngẩng cổ nhìn mẹ.
Mẹ Cẩm Vân bế cô bé lên, bóp bóp thịt ở cánh tay cô bé, không bằng lòng nói:
-Vân Vân nhà ta béo quá rồi. Bà phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho con bé đi, sau này lớn lại thành béo phì thì xấu chết.
-Béo một chút mới tốt, hơn nữa con bé còn nhỏ. Ăn nhiều mới mau lớn, nhìn con đi, chỉ suốt ngày lo giảm cân, chẳng bao lâu thì thành con cá mắm.
-Được rồi, Cẩm Vân, mẹ phải đi làm kiếm tiền rất vất vả. Con ở nhà đừng làm phiền bà ngoại. Phải ngoan ngoãn, nghe lời hiểu không? Nếu bà ngoại mà gọi điện nói con khóc nhè thì mẹ sẽ về đánh đòn đấy.
-Vâng ạ.
Cẩm Vân gật đầu, không hề có ý định nói mấy câu kiểu như: "Mẹ đi công tác vui vẻ", "Con nhớ mẹ", "Mẹ mua quà cho con nhé", "Mẹ đừng đi mà, con không thích". Mẹ Cẩm Vân cũng không biết nói gì hơn với đứa con kì lạ của mình. Lắm lúc cô cũng tự hỏi có phải con mình bị trầm cảm hay không. Đặt một nụ hôn lên má Cẩm Vân rồi đặt cô bé xuống đất. Mẹ Cẩm Vẩn dặn bà ngoại bé mấy câu rồi xoay người kéo vali lên xe khách. Hai bà cháu nhìn theo chiếc xe đi khuất dạng mới dắt nhau vào nhà.
Cơm nước xong xuôi thì ánh sao cũng hiện rõ trên bầu trời. Cẩm Vân ngồi ôm gấu bông trên ghế salong, miệng lẩm nhẩm theo lời bài hát trên TV. Cô bé cứ nhìn những bạn nhỏ đang vui vẻ nhảy múa ca hát trên màn hình mãi. Mắt lấp lánh ẩn hiện ý cười. Chân ngắn không chạm đất cứ vung vẩy theo nhịp. Bà ngoại rửa bát xong, đi ra nhìn thấy sự thay đổi này của cháu gái cũng rất ngạc nhiên. Bà ngồi xuống cạnh Cẩm Vân. Cô bé bị giật mình, ngẩng đầu nhỏ giọng gọi: "Bà ngoại".
-Cẩm Vân thích nghe nhạc này sao? Ngày mai bà ngoại mang cháu đi chợ mua thêm đĩa CD ca nhạc về nghe nhé!
Cẩm Vân ngẩn người, mắt mở to nhìn bà ngoại, thắc mắc không hiểu "đĩa CD" mà bà nói là cái gì. Thế nhưng cuối cùng lại không đem suy nghĩ của mình nói ra mà chỉ lễ phép đáp: "Vâng ạ".
...
Ngày hôm sau, hai bà cháu ăn sáng xong liền dắt xe đạp cũ ra cửa chuẩn bị đi chợ. Vừa ra khỏi cửa liền thấy một người hàng xóm đang tập thể dục. Người hàng xóm tâm trạng phấn khởi:
-Hai bà cháu đi đâu sớm thế?
-À tôi đưa Vân Vân đi chợ mua mấy cái đĩa CD ca nhạc, hôm qua thấy cháu nó xem không rời mắt liền muốn đi mua thêm.
-Bà ngoại con tốt thật đó. Vân Vân phải cố gắng lớn nhanh giúp đỡ bà nhé... À mà bà Liên, hôm qua con gái bà đi đâu vậy? Tôi thấy nó xách vali theo.
-À con bé quay lại công ty làm việc rồi. Sau này không thể thường xuyên về thăm tôi với Cẩm Vân. Nhà có hai bà cháu thôi nên mong mọi người quan tâm nhiều hơn.
-Trời ạ, bà này, đừng khách sáo nữa. Đều là hàng xóm cả mà. Thôi hai bà cháu đi chợ đi, tôi cũng đi đánh cờ đây.
Bà ngoại giúp Cẩm Vân ngồi vững trên yên sau, còn cẩn thận dặn dò: "Phải ôm chặt bà đấy. Không sẽ ngã", vẫn như mọi khi đáp lại là tiếng "Vâng ạ" nhỏ như muỗi kêu. Đây là lần đầu tiên Cẩm Vân được ngồi xe đạp nên không tránh được cảm giác hồi hộp, sợ hãi. Chốc chốc lại cúi đầu xuống nhìn vì sợ chân mình bị cuốn vào bánh xe. Từng cơn gió lướt qua dần khiến cô bé bình tĩnh lại, mắt nhỏ liếc nhìn cảnh vật hai bên đường. Mọi thứ đều xa lạ, mới mẻ, hấp dẫn sự chú ý của cô bé. Tuy trong lòng vẫn còn sợ hãi vì hoàn cảnh sống thay đổi nhưng mà Cẩm Vân vẫn thích ứng được vì cô bé cảm thấy sống ở đây rất tốt. Mẹ và ba không cãi nhau nữa, không cần phải sợ hãi những tiếng quát mắng của mẹ, như thế là đủ rồi. Nghĩ đến bố, Cẩm Vân giật nhẹ vạt áo của bà ngoại:
-Bà ơi.
-Có chuyện gì vậy Vân Vân?
-Bao giờ bố mới đến thăm chúng ta vậy bà?
-À... - Bà ngập ngừng, như đang cố tìm một từ thích hợp để nói - Bà cũng không biết. Có lẽ vài hôm nữa. Cẩm Vân ngoan thì bố sẽ đến gặp cháu.
-Bố sẽ mang theo gấu bông chứ?
-Mẹ cháu không đồng ý đâu. Còn nhớ lần trước mẹ đã nổi giận khi cháu đòi bố mua gấu bông không?
-A... vâng ạ. Cẩm Vân nhớ.
-Ngoan lắm. Bé ngoan mới được mọi người yêu quý.
Cẩm Vân nghe vậy, cúi đầu bĩu môi, cũng không nói gì nữa. Mắt nhắm lại, áp lên lưng bà ngoại, tựa như đang ngủ. Sự hào hứng lúc đầu bỗng nhiên bay mất, những suy nghĩ trong đầu Cẩm Vân lại bay về một phương trời nào đó. Cái giọng quát tháo the thé của mẹ lại vang lên trong đầu con bé: "Tao đã bảo mày là không mua thêm gấu bông nữa rồi cơ mà... A khóc à? Có nín ngay hay không? Câm ngay cho tao". Hình ảnh mẹ lúc đó cầm cái ghế ném thẳng vào nó lúc ấy lại hiện lên như những thước phim quay chậm. Cũng may lúc đó bố kịp lao đến đỡ nên mới không bị thương. Cẩm Vân giật mình, mắt mở to ngập tràn nỗi sợ hãi, cô đơn cùng ngàn lời muốn nói. Sau cùng nó chỉ lẩm nhẩm như đọc thần chú: "Mau quên đi, phải quên đi, những chuyện ban nãy không có thật..."
...
Một tuần trôi qua kể từ ngày Cẩm Vân chuyển đến thị trấn nhỏ, bà ngoại đã quen được mấy người bạn già trong khi xóm, đi đâu cũng dắt châu gái đi theo. Ai gặp cũng khen:
-Cháu gái bà ngoan thật đấy.
-Cẩm Vân nhà tôi ít nói quá, năng động, hoạt bát như cháu trai bà mới tốt.
-Haizzz, có gì tốt cơ chứ, nó suốt ngày chạy đi chơi, theo mấy thằng nhóc khác học đánh nhau.
-Con trai nó thế mà, tôi cũng có con trai nên hiểu. Mà cuối tuần này nhà ông Tâm tổ chức hát karaoke đấy. Bà có đi không?
-Có chứ, kiểu gì tôi cũng đi. Thế Cẩm Vân nhà bà thì như nào? Ai trông con bé?
-Có gì đâu, mang nó theo được mà.
Thế là cuối cùng Cẩm Vân cũng theo bà ngoại đến nhà bạn nghe mọi người hát karaoke. Cả căn phòng rộng lớn chỉ có các ông bà tầm 50 tuổi... Cẩm Vân là đứa trẻ duy nhất ở đây. Con bé sợ người lạ nên chỉ dám ngồi cứng ngắc cạnh bà ngoại, ngẩn ngẩn ngơ ngơ nhìn mọi người vì không hiểu gì cả. Bà ngoại bé hát rất hay, mọi người cứ khen suốt. Những bài nhạc vàng nốt cao chót vót, mọi người không lên được thì một mình bà hát được hết. Cẩm Vân lúc đó nghe mấy bài háy này chỉ thấy buồn ngủ. Bà ngoại hát xong liền cầm điều khiển chọn bài hát "Em đi chùa Hương" rồi đưa micro của mình cho Cẩm Vân và dặn dò:
-Bài này bà hay mở cho Vân Vân nghe đấy. Con thử hát xem nào.
-Vâng ạ.
Cẩm Vân nhút nhát, học theo dáng vẻ của mọi người khi nãy, cầm micro, ngồi ngay ngắn nhìn dòng chữ màu trắng trên màn hình TV chăm chú đến nỗi mọi người tưởng là đứa nhỏ 3 tuổi này biết đọc thật. Tiếng nhạc quen thuộc vang lên bên tai, Cẩm Vân cất giọng hát: "Hôm qua em đi chùa Hương, hoa cỏ còn mờ hơi xương. Cùng thầy mẹ em vấn đầu xoi gương..." giọng hát trẻ con trong trẻo, ngọng níu ngọng nô vang lên khiến người lớn trong phòng bật cười. Mọi người vỗ tay cổ vũ, động viên Cẩm Vân. Nhưng mà vẫn chỉ là đứa nhỏ 3 tuổi, không thuộc được hết bài, hát được một nửa thì quên lời. Cẩm Vân bối rối ngừng lại, chớp chớp mắt nhỏ tội nghiệp nhìn bà ngoại. Thế là nửa sau của bài hát do bà ngoại trình bày.
Hôm nay Cẩm Vân lại có một phát hiện mới, con bé ghét bị nhiều người nhìn chòng chọc vào mình... nhưng mà hát karaoke thực sự rất vui vẻ.
...
Bà ngoại là một người sôi nổi, nhiệt tình lại thích giúp đỡ hàng xóm nên chẳng bao lâu đã quen được với tất cả mọi người trong xóm nhỏ. Gần đây bà hay dắt Cẩm Vân đi xem mấy người lớn chơi bài. Lần đầu thấy có người dắt trẻ con tới nên mấy người lớn cũng ngạc nhiên, sau khi trêu chọc đứa nhỏ một hồi liền tập trung vào chuyên môn "xoè quạt". Ở đây có nhiều đàn ông trung niên thích hút thuốc lá. Cẩm Vân ghét cái mùi cay cay khó ngửi ngập tràn trong phòng. Nó nằm gối đầu trên đùi bà, xoay lưng lại với mọi người để không ai nhìn thấy vẻ mặt nhăn nhó khó chịu của mình vì phải ngửi cái mùi ấy. Mấy người lớn cũng thật giỏi, chơi một lần là đến tận chiều tối mới dừng lại. Thay người liên tục, Cẩm Vân nhìn hoa cả mắt buông tha ý định nhớ mặt từng người ở đây. Con bé không có ai để nói chuyện, nằm một lúc là chìm vào giấc ngủ. Nhưng lại ngủ không ngon, chập chờn vì chốc chốc lại có người hô to tên của một quân bài hay những tiếng "Ù", tiếng vỗ đùi đắc ý vang lên rõ to.
Bà ngoại là tay chơi lão luyện, người thắng nhiều nhất là bà. Tan cuộc, bà bế Cẩm Vân mắt lim dim vì buồn ngủ về nhà. Bà ngoại vỗ lưng bé, vui vẻ kể: "Hôm nay bà ngoại kiếm được nhiều tiền lắm. Tối nay mua thịt xiên nướng cho Vân Vân ăn nhé". Thị nướng là món khoái khẩu của Cẩm Vân. Nghe bà ngoại nói, con bé tỉnh ngủ hẳn, quên hết nỗi bực dọc, khó chịu với cái mùi thuốc lá mà hào hứng nói: "Vâng ạ. Bà ơi, mình đi mua luôn nhé. Con muốn ăn bánh bột mì rán nữa". Cẩm Vân là đứa nhỏ ít nói nhưng hễ nhắc đến đồ ăn là phá lệ, biến thành ồn ào. Bà ngoại tâm trạng tốt, dĩ nhiên là đồng ý dắt cháu gái đi.
Sau nhiều ngày mang Cẩm Vân đến chỗ chơi bài, bà ngoại chợt nhận ra sự khác lạ của cháu gái. Bà thầm tự trách mình vì suy nghĩ không thấu đáo, khói thuốc không hề tốt cho sức khoẻ, thế mà bà lại mang cháu gái đến cái chỗ này. Suy nghĩ cẩn thận rồi bà quyết định sẽ để Cẩm Vân ở nhà rồi đi một mình chứ không mang bé đi theo nữa. Trước khi đi, bà khoá cửa sắt lại và dặn:
-Cẩm Vân ở nhà một mình phải ngoan. Ai gọi cũng không được ra nhé. Bao giờ bà về sẽ mua thịt cho cháu.
-Vâng ạ, bà ngoại yên tâm.
Bà ngoại chỉ nhìn thấy nụ cười rạng rỡ của cháu gái, không hề biết rằng khi cánh cửa khép lại, ngăn cách không còn nhìn được nữa, thì khuôn mặt Cẩm Vân đổi thành buồn bã, sợ hãi, lo lắng...
Thấy bà ngoại Cẩm Vân đến một mình, mọi người ngạc nhiên:
-Ơ hôm nay bà Liên không mang cháu gái theo à?
-Ừ không thể lúc nào cũng mang nó theo được.
-Ôi trời. Để con bé ở nhà một mình có sao không? Hay là bà cho cháu gái đi học mẫu giáo đi. Ở nhà trẻ có người chơi với nó cho đỡ buồn đấy.
Bà ngại cũng cho rằng đây là ý kiến sáng suốt nên chơi xong liền về nhà gọi điện thoại cho mẹ Cẩm Vân trao đổi rồi quyết định cho bé đi học mẫu giáo.
...
Cẩm Vân ở lớp mẫu giáo chính là học sinh được tất cả các cô giáo yêu quý hết mực vì con bé là một học sinh ngoan ngoãn, không gây phiền phức cho họ. Đây là lần đầu Cẩm Vân nhìn thấy nhiều bạn nhỏ ở gần mình như vậy nên sợ sệt tay túm chặt ống quần của cô giáo. Cô giáo trẻ bật cười: "Cẩm Vân thật ngoan. Đừng lo, các bạn không ăn thịt con đâu". Cô giáo hiểu rằng đứa trẻ này sợ người lạ nên lấy cho nó một cái ghế ngồi cạnh mình để tiện chăm sóc. Cẩm Vân cầm mấy cây bút màu, vẽ nguệch ngoạc lên trên giấy, tô hết màu này, màu kia chồng lên nhau, chẳng rõ hình thù gì. Chơi chán lại đi nhòm ngó đồ chơi để trên giá sách. Cẩm Vân không thích mấy bạn nhỏ trong lớp mẫu giáo vì tụi nó cứ gào khóc ầm ỹ đòi về nhà dù cô giáo đã dùng hết sức đễ dỗ dành cũng không khá hơn là bao.
Chuông reo lên, báo hiệu giờ ra chơi đã đến, lũ trẻ từ các lớp học reo lên những tiếng vui vẻ và chạy vèo ra sân chơi. Lúc mới đến cổng trường, Cẩm Vân đã chú ý đến mấy cái xích đu, tàu hoả sắt, bàn xoay ngựa gỗ, xích đu. Cô bé rất muốn chơi nhưng bà ngoại lại bảo phải đi gặp cô giáo trước nên đành thôi. Nhìn mấy bạn nhỏ vui vẻ chơi đùa Cẩm Vân cũng muốn ra mà lại ngại chỗ đông người nên cô bé chỉ biết đứng ở cửa lớp bĩu môi, hậm hực. Cô giáo dọn đồ chơi xong, ngẩng đầu lên thì thấy cảnh này. Cô bật cười, dắt tay Cẩm Vân ra chỗ tàu hoả sắt. Chỗ này toàn con trai nên Cẩm Vân không thích chút nào. Cô giáo liếc mắt một cái liền thấy đứa trẻ mình muốn tìm:
-Minh Duy, qua đây cô nhờ chút.
Bạn nhỏ ngồi ở băng ghế cuối nhảy từ trên xe lửa xuống, chạy lại chỗ cô giáo. Cẩm Vân nhận ra Minh Duy - bạn nhỏ sạch sẽ, thích hát ở trong lớp. Mình Duy chạy đến trước mặt cô giáo, lễ phép hỏi:
-Dạ, cô gọi con ạ?
-Bạn Vân Vân mới đến lớp, em dẫn bạn ấy đi chơi nhé!
-Nhưng con đang chơi tàu hoả với các bạn cô ạ - Minh Duy xị mặt, không hề đồng tình với ý kiến cô giáo.
-Giúp cô được không? Vân Vân là con gái, cô sợ em ấy bị bắt nạt, em là người duy nhất cô tin tưởng sẽ bảo về bạn ấy.
Minh Duy ngẫm nghĩ, nhớ lại lời bố mẹ dặn phải đối xử tốt với các bạn nữ nên cũng hơi xuôi lòng. Cô giáo tưởng cậu bé vẫn không đồng ý nên nói tiếp:
-Con giúp bạn hoà đồng với mọi người nhé. Thứ 7 cô cho con 2 phiếu bé ngoan.
-Được ạ.
Minh Duy cười tươi rói, đáp ứng ngay lập tức. Mẹ cậu luôn vui vẻ khi thấy cậu mang phiếu bé ngoan về nhà. Trong phòng còn có hẳn một cái bảng lớn chỉ để dán những tấm phiếu in đủ hình thù ngộ nghĩnh. Cô giáo yên tâm, dặn dò Cẩm Vân mấy câu rồi rời đi, để cho hai đứa nhỏ đi chơi với nhau. Minh Duy đi về phía cầu trượt, bước mấy bước quay đầu nhìn liền thấy Cẩm Vân đứng ngẩn người không nhúc nhích. Cậu nhóc đành chạy lại khua tay loạn xạ trước mặt Cẩm Vân:
-Này béo béo, cậu đứng đó làm gì? Đi chơi thôi.
-Béo béo? Cậu nói ai cơ?
-Bảo cậu đó, không gọi béo thì gọi là gì?
-Mình tên là Cẩm Vân.
-Được rồi, không cãi nhau với cậu nữa. Đi chơi cầu trượt nào Mập Mạp.
Thấy Cẩm Vân vẫn không nhúc nhích bày tỏ thái độ không hài lòng vì bị gọi sai tên. Minh Duy không nghĩ nhiều, túm áo cô bé kéo đi, cũng may cô bé không phản đối chỉ im lặng đi theo. Minh Duy cùng Cẩm Vân xếp hàng chờ mọi người một lúc thì cũng đến lượt. Cậu bé quay lại dặn dò cẩn thận:
-Bây giờ chúng ta leo lên cái nhà nhỏ đó. Lên đến nơi thì nhìn mình chơi rồi học theo nhé. Không được chạy lung tung.
Cẩm Vân gật đầu đáp ứng rồi học theo Minh Duy leo lên. Minh Duy thuần thục trượt xuống. Cậu bé đứng dậy phủi quần áo rồi vẫy tay với Cẩm Vân:
-Ê, mau trượt xuống đi.
Cẩm Vân chần chừ ngồi xuống nhưng vẫn không đủ can đảm để trượt. Minh Duy ở dưới hét to:
-Ê Mập Mạp là đồ nhát gan, không dám trượt cầu trượt.
-Ai nói mình không dám trượt chứ... - Cẩm Vân gắt gỏng phản bác nhưng mà giọng của cô bé nhỏ như tiếng muỗi kêu.
-Đồ nhát gan, nhát gan. Lêu lêu đồ thỏ đế.
Cẩm Vân nhắm tịt mắt lại dùng hết sức bình sinh mà trượt xuống, lờ tịt lời khiêu khích của Minh Duy. Chỉ cảm thấy một cơn gió sượt qua mặt, thổi bay mái tóc ngắn. Minh Duy bật cười:
-Ha ha ha, đồ đần. Mở mắt ra đi.
Cẩm Vân hé mắt nhìn, đập vào mắt là hình ảnh Minh Duy đứng ôm bụng cười nhăn nhở. Cô bé hậm hực, đứng dậy phủi bụi trên người rồi nói:
-Không chơi với cậu nữa. Mình mách cô cậu nói mình là đồ đần.
Nói rồi cô bé xoay người, phồng má bỏ đi thật. Minh Duy sợ mất cái phiếu bé ngoan, vội vã chạy theo dỗ dành:
-Nè Mập Mạp, mình xin lỗi mà.
-Hừ.
-Mập Mạp ngoan, đừng giận mà. Mình đưa cậu đi chơi trò khác.
-Tha cho cậu đấy. Mình muốn chơi cái kia.
Theo hướng Cẩm Vân chỉ, Minh Duy nhìn thấy hai chiếc xích đu nằm trong góc sân, không một ai đoái hoài. "Vậy đi thôi", nói rồi đứa trẻ cùng nhau chạy đến chỗ xích đu như sợ nếu chậm chân thì người khác cướp mất.
-Cái này chơi như nào? - Cẩm Vân ôm mặt, ngơ ngác nhìn Minh Duy.
-Trời ạ, đúng là đồ ngốc. Cái này mà cũng không biết chơi á?
-Ai là đồ ngốc thế? - Cẩm Vân học theo dáng vẻ của mẹ lúc quát bố, quắc mắt nhìn Minh Duy.
-Ha ha, không ai cả - Cậu bé cười xuề xoà rồi bắt đầu chỉ cho Cẩm Vân cách chơi - Cậu ngồi lên cái ghế này đi, còn lại để mình lo.
-Được.
Cẩm Vân ngồi lên xích đu, Minh Duy thì đi vòng ra đằng sau để đẩy xích đu cho cô bé chơi.
-Bám chắc vào đấy... 1... 2 ... 3
.... Thế nhưng chiếc xích đu chẳng xi nhê gì cả mặc cho Minh Duy đã dùng hết sức. Cẩm Vân chờ mãi không thấy có động tĩnh gì, tò mò ngoái đầu lại nhìn... chỉ thấy Minh Duy đang thở phì phò, mặt mũi đỏ bừng, nỗ lực đẩy. Cẩm Vân nhìn nhìn rồi chợt hiểu ra:
-A hình như cái xích đu này bị hỏng rồi á. :))
Cẩm Vân lúc đó vô cùng ngây thơ, không hề nghĩ đến nguyên nhân là do cân nặng của mình. Minh Duy nghe vậy cũng ngừng lại, không đẩy nữa, cậu bé nhíu mày, đăm chiêu suy nghĩ: "Hôm qua vẫn chơi được mà". Cẩm Vân định rủ Minh Duy đi chơi trò khác thì nghe cậu bé nói:
-Ngồi yên đó, đợi mình.
-Ơ, này... mình đi với...
Cẩm Vân chưa kịp nói hết câu thì Minh Duy đã chạy biến. Cô bé ngoan ngoãn ngồi chờ, chân đung đưa theo nhịp. Không lâu sau đó, Minh Duy cùng một cô giáo lạ đi về phía này. Cẩm Vân khoanh tay lễ phép nói:
-Em chào cô.
-Mập Mạp, cô giáo sẽ giúp cậu đẩy xích đu.
-Bé gái xinh xắn muốn chơi xích đu à? Cô giúp em nhé!
Nói rồi cô đi vòng ra sau lưng, cô giáo dùng sức đẩy. Quả nhiên là chiếc xích đu nhẹ nhàng di chuyển ra ngoài. Cẩm Vân mở to mắt ngạc nhiên, mừng rỡ nói với Minh Duy:
-Minh Minh, vẫn chơi được này. May quá.
-Ừ tớ thấy rồi. Chơi vui phải không?
-Đúng vậy. Minh Minh có muốn chơi không? Nhường cậu này.
-Ai chơi mấy trò con gái đó chứ. Tớ muốn về lớp chơi siêu nhân cơ. Tạm biệt.
Nói rồi cậu bé bỏ đi luôn. Vẫn chỉ là đứa trẻ, cuối cùng vẫn bị cám dỗ của đồ chơi mà quên mất cái phiếu bé ngoan mà cô giáo hứa cho. Cẩm Vân bối rối, không hiểu "siêu nhân" là trò gì mà lại chơi vui hơn xích đu. Cô bé ngoái đầu nói với cô giáo trẻ:
-Cô ơi, em không chơi nữa. Cô cho em xuống với.
-Được, cô dừng lại đây.
Cô giáo không đẩy xích đu nữa. Cẩm Vân đợi tới khi dừng hẳn liền nhảy xuống, quay lại lễ phép nói cảm ơn với cô giáo rồi chạy về hướng Minh Duy vừa bỏ đi. Về đến lớp, cô bé thấy mấy bạn trai đang túm năm tụm ba chơi siêu nhân. Cẩm Vân nhìn thấy Minh Duy ở trong nhóm người liền gọi to:
-Minh Minh, cậu làm gì thế?
-Đang chơi siêu nhân đó. Mà tên tớ là Minh Duy, không phải Minh Minh.
-Ừ. Minh Minh, hình như chơi rất vui?
-Đương nhiên là vui rồi - Minh Duy đang mải chơi, nên không để ý rằng Cẩm Vân lại gọi sai tên mình.
-Minh Minh dạy tớ chơi với.
-Con gái không chơi siêu nhân. Ê siêu nhân báo trắng của tớ mà. Trả đây.
Minh Duy gào lên với một cậu bạn vừa nhanh tay lấy mất siêu nhân yêu thích của cậu nhóc. Cậu bạn kia làm mặt xấu: " Lêu lêu, không trả đâu, giỏi thì bắt ta đi" thế là hai đứa trẻ rượt đuổi nhau ra sân trường. Cẩm Vân ở lại lớp ngơ ngác nhìn đống siêu nhân đồ chơi. Cô bé cầm siêu nhân đỏ lên quan sát. Xoay trái, xoay phải, nhìn trên, nhìn dưới mà vẫn không hiểu thứ này có gì hay. Vừa cứng, vừa xấu hơn gấu bông ở nhà. Cuối cùng cô bé buồn chán vứt siêu nhân vào trong thùng đồ chơi.
...
Giờ ăn trưa.
Chuông reo lên, mọi người dừng hoạt động lại, theo sự chỉ đạo của cô giáo, xếp hàng đi rửa tay rồi cùng nhau đi ăn cơm. Thấy Minh Duy và Cẩm Vân đã nhanh chóng thân thiết nên cô giáo xếp cho hai bạn nhỏ ngồi cạnh nhau ở phòng ăn. Hôm nay ăn cơm với trứng và thịt kho. Cẩm Vân cắn một miếng thịt thấy vị khác hẳn với món bà ngoại hay làm liền lắc đầu, bĩu môi. Cô bé quay sang nói nhỏ với Minh Duy:
-Minh Minh.
-Sao vậy Mập Mạp? Cô giáo bảo ăn cơm không được nói chuyện - Cậu bé bày ra bộ mặt ông cụ non, không tán thành với hành động vô kỉ luật của Cẩm Vân.
-Thịt ở đây ăn không ngon gì cả.
-Ăn đi, không được bỏ đồ ăn.
Nói rồi Minh Duy xúc một thìa cơm rồi cắn một miếng thịt rõ to như để chứng minh rằng không hề khó ăn chút nào. Cẩm Vân cầm thìa gẩy gẩy miếng thịt trong bát, chần chừ hồi lâu rồi lại chớp mắt nhìn chằm chằm khuôn mặt của Minh Duy. Cậu bé không hay biết gì, vẫn giải quyết đồ ăn trong bát một cách ngon lành. Biết mình bị ngó lơ, Cẩm Vân phụng phịu gọi:
-Minh Minh à...
Cô bé đặc biệt ngân dài giọng, Minh Duy cuối cùng cũng xuôi lòng, quay lại hỏi:
-Lại sao nữa?
-Nếu bạn thích ăn thịt thì có thể ăn thịt trong bát mình nè.
Minh Duy nghĩ nghĩ rồi đáp ứng:
-Được, nhưng bạn phải ăn trứng hộ mình. Ăn nhiều quá sẽ bị no vỡ bụng mất.
-Được được, mình thích ăn trứng rán nhất. Cảm ơn Minh Minh nha.
Hai bạn nhỏ thuận lợi đổi đồ ăn cho nhau mà không bị cô giáo nào chú ý cả... Đó cũng là một trong những lí do lớn góp phần giúp cô bé Mập Mạp sau này giảm cân thành công. Nếu đến khi lớn lên mà nhớ được hết những chuyện này... có lẽ Cẩm Vân sẽ biết ơn Minh Duy nhiều lắm.
...
Ngày qua ngày, Cẩm Vân theo sự dẫn dắt của cô giáo, dần hoà nhập với cả bạn trong lớp nhưng vẫn thân với Minh Duy hơn. Có một hôm học vẽ tranh, cô giáo ra đề tài là: "Hãy vẽ người mà các em yêu quý nhất rồi tặng người đó". Các bạn nữ trong lớp, hầu hết là vẽ nhau, mấy bạn nam thì vẽ siêu nhân. Cẩm Vân suy nghĩ một hồi cũng cầm bút màu tô tô vẽ vẽ những đường nét nguệch ngoạc trên trang giấy trắng. Tan học thì vừa vặn hoàn thành tác phẩm của mình. Minh Duy chạy qua chỗ Cẩm Vân khoe thành quả:
-Mập Mạp, nhìn này, tớ vẽ cậu đó.
-Cảm ơn Minh Minh, cho tớ à? - Mắt Cẩm Vân loé sáng.
-Đúng vậy, cô giáo bảo phải tặng nữa mà - Nói rồi liền đưa tranh cho Cẩm Vân - Thế tranh của tớ đâu?
-A? Tranh gì cơ?
-Tranh cậu vẽ tớ đấy. Đưa đây nào - Minh Duy hớn hở xoè tay, cậu bé cứ tưởng rằng Cẩm Vân đã vẽ mình.
-Hì - Cẩm Vân gãi gãi đầu cười trừ - Tớ không vẽ cậu, Minh Minh.
-Hả? Nhưng cô giáo nói tụi mình là bạn tốt mà?

Chuyện là lúc tiết học bắt đầu, Minh Duy đang băn khoăn không biết nên vẽ ai, cứ ngồi cắn bút màu. Cô giáo thấy vậy liền đi qua gợi ý:
-Em và bạn Cẩm Vân chẳng phải là bạn tốt hay sao? Em nên vẽ bạn ấy. Cô vừa nhìn bài vẽ của Cẩm Vân rồi. Bạn ấy cũng vẽ Minh Duy đó.
-Được ạ, vậy em sẽ vẽ Mập Mạp.
Thế là sau đó cậu bé chăm chỉ, loay hoay vẽ Cẩm Vẩn cả buổi thật. Còn cố ý quan sát thật lâu để vẽ sao cho thật giống vì sợ Cẩm Vân chê.

Nhưng Cẩm Vân nào có biết chuyện này, cô bé thật thà đáp:
-Nhưng tớ thích bố nhất nên tớ vẽ bố rồi.
-Bố của Mập Mạp sao? Tớ cũng muốn xem - Minh Duy bị hấp dẫn, nhanh chóng quên mất chuyện chất vấn Cẩm Vẩn vì không vẽ mình.
-A đây này.
Cẩm Vân đưa cho Minh Duy nhìn bức vẽ của mình. Cậu bé cầm tờ giấy A4 trên tay, nhìn vào hình hài với những nét vẽ nguệch ngoạc không rõ hình thù trên giây một lúc, xoa cằm gật đầu khen:
-Công nhận bố của Cẩm Vân đẹp trai thật đó. À Cẩm Vân cũng vẽ rất đẹp. Nhất định bố bạn sẽ thích lắm đấy.
-Ừ nhưng không tặng cho bố được rồi - Cẩm Vân buồn rầu.
-Sao thế? Cứ đưa cho bố là được mà. Yên tâm, cậu vẽ đẹp mà. Bố cậu sẽ cảm động -Minh Duy động viên.
-Tại bố mẹ không ở với nhau nữa. Nên tớ không tặng cho bố được. Đã lâu rồi Cẩm Vân không gặp bố - Cẩm Vân cúi đầu nhìn mũi chân.
Minh Duy tò mò:
-Bố mẹ tại sao lại không ở với nhau chứ?
-Aizzz thì là không ở với nhau nữa. Chuyện người lớn, có nói bạn cũng không hiểu đâu.
-Vậy tiếc thật đó. Tranh này cậu chỉ có thể mang về nhà cất đi rồi - Minh Duy thấy Cẩm Vân như vậy, tự nhiên cũng buồn lây, giọng nói lộ rõ sự tiếc nuối.
Cẩm Vân nhìn bức tranh mà Minh Duy tặng mình, bỗng nhiên nảy ra một sáng ý:
-Hay là tặng cậu bức tranh vẽ bố mình. Dù sao Minh Minh cũng tặng mình tranh của cậu rồi.
-A được nha. Mập Mạp vẽ rất đẹp. Cảm ơn nha!
-Không có gì...
Đúng lúc đó cô giáo gọi:
-Minh Duy, mẹ em đến đón em về này.
-Vâng ạ - Minh Duy đáp lời rồi quay lại nói với Cẩm Vân - Tạm biệt Mập Mạp. Ngày mai gặp lại.
-Bye bye Minh Minh.
Cẩm Vân cười híp mắt, Minh Duy đi khuất dạng rồi thì nụ ấy cũng tắt. Cô bé ngồi một mình trên xích đu đợi bà ngoại đón. Hôm nay bà ngoại lại đến muốn, có lẽ bà đang bận chơi bài. Cẩm Vân mở bức tranh Minh Duy tặng mình ra quan sát thật kỹ. Tranh vẽ một cô bé mập mạp, tóc ngắn, mặc váy công chúa đang ngồi trên xích đu, đứng bên cạnh là một cậu bé mặc quần soóc, áo phông. Trên đầu cô bé có một chữ V nhỏ, Dưới chân cậu bé thì là chữ M xiên xiên vẹo vẹo. Cẩm Vân bật cười, cô bé nhận được hai chữ này vì gần đây cô giáo đang dạy bảng chữ cái. Còn nhớ hôm cô giáo dạy học, đã lấy ví dụ: "Chữ M là chữ đầu tiên trong tên Minh. Chữ V là chữ đầu tiên trong tên Vân nhé Cẩm Vân". Cô bé nhớ nhất 2 chữ này, không ngờ Minh Duy cũng vậy.
...
Ngày hôm đó, tại nhà Minh Duy.
Ăn cơm tối xong, Minh Duy liền mang bức vẽ mà Cẩm Vân tặng ra nhìn rất chăm chú. Thấy con trai hôm nay không tranh TV với mình, bố Minh Duy ngạc nhiên hỏi:
-Con làm gì đấy Duy? Hôm nay không xem TV à?
-Có ạ, bố chờ con chút.
Minh Duy vội vàng cầm luôn cả bức vẽ chạy ra phòng khách ngồi xem thời sự với bố. Bố Minh Duy để ý tờ giấy trong tay con trai nên gợi chuyện:
-Hôm nay ở lớp con học vẽ à?
-Vâng ạ, đây là quà của bạn tốt tặng con. Vẽ rất đẹp đấy. Bố xem thử này.
Nhìn vẻ mặt vô cùng nghiêm túc của con trai, cũng vương tay nhận bức vẽ, cẩn thận mở ra xem thử. Nhưng ngay lập tức lông mày ông nhíu chặt lại, đầu nghĩ: "Cái này thì đẹp ở chỗ nào? Bôi màu kín tờ giấy rồi mà Duy cũng khen đẹp? Chẳng lẽ mình không có khả năng thưởng thức hội hoạ". Bố Minh Duy nhìn một lúc liền hỏi con trai:
-Bức vẽ này vẽ ai vậy? - Ông nhìn mãi cùng lờ mờ đoán ra đây là vẽ người.
-À bạn con vẽ bố bạn ấy - Minh Duy thật thà đáp.
-Gì? Thế sao bạn ấy lại cho con? - Bố Minh Duy ngạc nhiên, không hiểu nổi bọn trẻ.
-Mập Mạp nói bố mẹ bạn ấy không sống với nhau. Nên Mập Mạp không tặng cho bố được. Con tặng tranh cho bạn ấy, bạn ấy liền cho con.
Bố Minh Duy cũng đã hiểu ra câu chuyện đằng sau. Ông gấp tranh lại, hồi lâu mới nói:
-Con đi học phải đối xử tốt với bạn đấy. Nhớ không được bắt nạt bạn. Phải nghe lời bố dặn, hiểu không?
-Bố yên tâm, con với Mập Mạp là bạn tốt mà - Minh Duy vỗ ngực.
-Tốt, đúng là con trai của ta.
-Nam tử hán, nói được làm được - Minh Duy học được câu này trong phim nên bắt chước.
-Ha ha ha, tốt tốt.
Bố Minh Duy cười lớn, vô cùng tự hào về con trai mình.
.
.
.
*bán: Bán khoán con lên chùa là một tín ngưỡng dân gian. Đây là một hình thức gửi gắm về mặt tâm linh. Từ xưa đến nay, nhiều gia đình quan niệm, khi sinh con ra, đứa trẻ hay đau yếu, khóc lóc không phải là do bị bệnh từ thân hoặc những đứa trẻ sinh vào giờ kỵ, ngày phạm.
Những đứa trẻ sinh vào ngày đó được xem là phạm vào ngày kỵ nên rất khó nuôi, hay ốm đau. Thế nên, nhiều gia đình mong muốn được nương nhờ vào Phật pháp, vào Thánh, vào sức mạnh của một đấng tối cao che chở cho con cái của họ. Cũng bởi thế mà tín ngưỡng bán khoán diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương trên cả nước.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro