caycam

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Giới thiệu chung

- Một trong 5 cây ăn quả quan trọng ở Á nhiệt đới. Về giá trị xếp sau cây nho, ô lưu…

- Cam quýt cây có nhiều giá trị:

+ Giá trị dd : giầu vitamin, chất khoáng, nguồn vitamin C quan trọng, tác dụng chữa bệnh.

+ Cung cấp quả quanh năm, thơm ngon, đặc biệt quan trọng cho trẻ em đang lớn.

+ Cam bưởi ăn tươi, chanh dùng làm gia vị, giải khát.

+ CÓ khả năng thích ứng rộng: trồng hiệu quả ở nhiệt đới, á nhiệt đới.

2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển

a. Rễ: sinh trưởng phụ thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ và dinh dưỡng trong đất. rễ sinh trưởng thành từng đợt như lộc. hấp thụ nước của rễ tương quan thuận với T trong khoảng T=10-30oC. Mùa đông lá cam quýt bị vàng ở 1 số vùng á nhiệt đới do rễ ko hấp thụ dinh dưỡng vì nhiệt độ thấp, ẩm độ <45% kìm hãm rễ tơ sinh trưởng, thừa nước trong 1 vài ngày cũng làm rễ chết do SO2 tăng.

b. Lá và lộc

- LÁ: cây thường xanh, lá mọc dày, ở cây trưởng thành lá đạt 12. lá phía trong tán bị che bóng, sâu bệnh, chỉ phần tán ngoài mang quả. Cắt tỉa, sửa tán để cải thiện chế độ chiếu sáng, tăng Pn.

- Lộc xuất hiện ở t> 12,5oC thành từng đợt, số đợt lộc/năm phụ thuộc khí hậu và tuổi cây:2-5 đợt ở vùng á nhiệt đới và quanh năm ở vùng nhiệt đới.

- Lộc xuân: xuất hiện tháng 2-3 lá nhỏ, long ngắn, có thể là cành dinh dưỡng hoặc cành quả.

- Lộc hè: ra vào tháng 5-6 lá nhỏ, long ngắn, có thể là cành dinh dưỡng hoặc cành quả.

- Lộc hè: ra vào tháng 5-6 lá to, long dài, cành dinh dưỡng, cành vượt, số lượng lộc ít hơn.

- Lộc thu: ra vào tháng 8-9, hình thái lộc xuân, là cành mẹ của năm sau.

c. Sự phân hóa mầm hoa và nở hoa.

- Phân hóa mầm hoa bắt đầu khi cây ngừng STSD do T thấp ở vùng á nhiệt đới và khô hạn ở vùng nhiệt đới. Muốn cây ra hoa nhiều cần t<20oC trong 1 số tuần và khô hạn trong 30 nagyf. Áp dụng để điều khiển cây ra hoa trái vụ

- Các loại cành hoa: có 5 loại hoa ở cam quýt: hoa chum ko lá, hoa chum ít lá, hoa chum nhiều lá, hoa dơn có lá. Tỷ lện lá: Hoa càng cao khả năng đậu quả cành càng lớn. Tỉa hoa để tăng tỉ lệ đậu quả, kết hợp nuôi cành mẹ tốt.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra hoa:

+ Tỉ lện C/N: Hàm lượng hydrat cac bon đủ cao, N trong lá là tối ưu ở 2,5-2,7% cây sẽ có lượng hoa vừa phải đảm bảo tỷ lệ đậu quả cao nhất.

+ Thời gian có t thấp và khô hạn đủ dài.

* Sinh trưởng của quả có 4 giai đoạn:

- GĐ1: phân chia tế bào, kéo dài 1-1,5 tháng tùy điều kiện khí hậu và giống.

- GĐ2: Phân hóa tế bào thành con tép, vỏ trong, giữa, ngoài.

- GĐ3: Giãn bào, quả lớn nhanh,TSS tăng, kích thước tế bào tăng tới 1000 lần, kéo dài 2-3 tháng ở chanh, >6 tháng đối với cam, bưởi.

- GĐ4: Chuyển mã, quả ngừng lớn, yahy đổi mầu sắc vỏ và thịt quả. TSS tăng nhẹ, axit tổng số giảm.

Thời gian từ nở hoa đến thu hoạch 6-7 tháng ở nhiệt đới thấp, 12-14 tháng ở Địa Trung Hải. Tốc độ sinh trưởng quả thuộc T, kích thuốc quả phụ thuộc độ ẩm, dinh dưỡng.,

- Chất lượng ngoài của quả (màu sắc, tì vết, hình dạng) bị ảnh hưởng bởi khí hậu.

+ T>15oC vỏ mầu xanh do Chlorophyll.

+ T<15oC Chlorophyll phân hủy, từ Chloroplast chuyển sang Chloroplast thành sắc tố màu vàng, đỏ (carotenoid, lycopene). Cam màu đỏ máu do anthocyanin tạo nên trong đk T thấp kéo dài

+ Sức ST cây aanhr hưởng đến màu sắc: cây ST mạnh, thiếu ánh sang quả lên màu kém

+ Chất lượng bên trong: nước 85-90% p quả, hydrat cacbon: 75-80% TSS. Phẩm vị=tỉ lệ TSS: TA thích hợp (cam Valencia 9:1)

3. Yêu cầu ngoại cảnh

* Nhiệt độ: có thể sinh trưởng ở 40o vĩ Bắc – 40o vĩ Nam, sinh trưởng ở T=13-39oC, tối ưu 23-29oC

* Ánh sang: thích ánh sang tán xạ, cường độ ánh sang thích hợp 10.000-15000lux, lập vườn cần trồng cây che nắng hướng đông-tây

* Nước: Cần nhiều nước khi phân hóa mầm hoa, ra hoa đậu quả, các đợt loopcj xuất hiện, ko chịu úng, ST kém ở nơi có mực nước ngầm cao, chịu hạn kém

* Đất đai: có tầng canh tác dày >60cm, mực nước ngầm cách mặt đất ít nhất 80cm, từ đất cát đến đất thịt pha sét, đất pahir thong thoáng, thoáng nước tốt, pH 5,5-7,0; mùn >3%, ko bị nhiễm mặn

4. Kỹ thuật trồng cam quýt

* Thiết kế vườn

- Tùy địa hình để thiết kế vườn

- Trồng cây chắn gió: mít, xoài, vải, nhãn, cây lâm nghiệp, cải tạo đất. Đai rừng chính tahwngr góc hưởng gió.

* Trồng mới

- Khoảng cách trồng: Cam quýt: 3x4m hoặc 4x5m. Bưởi 5x6m, chanh 3x3m hoặc 3x4m

- Thời vụ trồng: vụ xuân và đầu vụ thu

- Đầu hố có kích thước: 70x70x60cm

- bón phân: 20-40kg HC + 0,5kg vôi bột +1 kg supe lân. Vùng đất thấp đáp ụ cao 30-40cm.

* Nhân giống

- Phương pháp nhân giống

+ Ghép mắt: cam, chanh, quýt bưởi

+ Chiết cam, chanh, quýt bưởi, quất

+ Giâm cành chanh, chanh yên, phật thủ, bưởi

*Sản xuất cây giống sạch bệnh chất lượng cao

- Có thể bị lây nhiễm 30 loại bệnh do virus, viroid, mycoplasma

- Cây lan qua ghép, dụng cụ làm vườn, côn trùng. Sản xuấ cây giống sạch bệnh.

- Tạo nguồn cây mẹ đầu dòng sạch bệnh bằng cách sạch hóa vật liệu S0:

+ Khử trùng bề mặt cành ghép trong dd Hypochlorite Na có 0,5% clo hoạt tính (nước Javel) và 1 chất bám dính (như Tween 0,1%) trong 15 phút.

+ Để cành 15 ngày trong điều kiện vô trùng ở T=32oC, chiếu sáng 16h/ ngày ở cường độ 1200lux để cành nảy mầm

+ Tiến hành vi ghép đỉnh sinh trưởng trên các gốc ghép gieo hạt ở điều kiện vô trùng. Cắt đỉnh 0,2mm

+ Khi đỉnh ghép phục hồi cây ghép trồng trong nhà lưới chống côn trùng.

- Indexing (kiểm tra bệnh) trên các thực liệu nhân giống, cây giống: Indexing bằng các pp trắc nghiệm trong phòng TN (ELISA, điện di, PCR). PCR ứng dụng sinh học phân tử cho độ chính xác > 10000 lần ELISA

+ Phương pháp cây chỉ thị: lấy vỏ, cành non, lá non của cây kiểm tra ghép trên cây chỉ thị trồng trong nhà cách ly. Sau ghép 1 thời gian quan sát kỹ mầm non của cây chỉ thị để xác đinhm triệu chứng bệnh. Pp dễ làm, chi phí thấp, ứng dụng kiểm tra nhiều bệnh virus

+ Cây sach bệnh đượng trồng/ bảo quản trong HT nhà lưới cách ly, định kỳ kiểm tra bệnh.

5. Giống trồng và gôc ghép

* Giống trồng: Chọn giống thích hợp với đk khí hậu, đất đai, thị trường tiêu thụ. Các giống cam quýt trồng phổ biến ở miền Bắc: cam Vân du, bưởi Đoan Hồng, cam xã đoài, cam đường canh, cam bù, bưởi đoan hung, bưởi Diễn…

* Gốc ghép

Tiêu chuẩn chọn gốc ghép cho cam quýt

- Sức hợp tốt

- Thích hợp với đất đai và khí hậu nơi trồng

- CHống chịu bệnh virus

- Ảnh hưởng tốt đến mẫu mã và chất lượng quả

Gốc ghép truyền thống cho cam Quýt, bưởi là buwoir chua, các gôc ghép hiện nay đang được khuyến cáo dùng trong sản xuất: Cleopatra, Volkameriana

6. Phòng trừ sâu bệnh

* Sâu vẽ bùa: hại vườn ươm, kiến thiết cơ bản. Tỉa cành để lộc ra tập trung. Dùng selecron, Sumicidine, Sherpa, dấu DC Tron Plus 0,5-0,75% hoặc các loại thuốc có hoạt chất Imidaloprid để phun.

* Sâu đục thân, cành: Bọ trưởng thành (xén tóc) đẻ trứng vào hốc cây, cành, sâu non nở ra chiu vào thân cành làm thành các đường hầm trong đó và đùn mùn cưa ra ngoài. Phòng trừ thủ công (bắt sâu non), xịt thuốc vào vết thương, bịt lỗ lại bằng đất sét, cắt bỏ cành bị sâu vào đốt.

* rầy mềm: Chích hút lộc non tạo điều kiện nấm bò hóng pt, là môi giới truyền bệnh Tristeza. Phun định kỳ theo các đợt lộc thuốc Methidathion, Cypermethrin + Profenofos

* Rầy chổng cánh (Diaphorina citri): Môi giới truyền bệnh Greening, chích hút ở lộc non. Phun thuốc Etofenprox, Fenobucarb

* Ruồi đục quả: hại tất cả các vùng trồng cam quýt, đối tượng kiểm dịch trên thế giới. ruồi đẻ trứng vào quả khi quả già. ấu trùng hại quả làm quả thối nhũn phần hại và quả rụng. Phòng trừ dùng bã Methyl Eugennol + Naled 5% dẫn dụ ruồi đực.

* Nhện: nhện trắng, đỏ chích hút lộc, lá non, quả non, làm quả sần sùi, rám. Phòng trừ: phun dầu D.C. Tron Plus nồng độ 0,3-0,5%, Propargite, Fenpyroximate.

* Bệnh tristeza: cây thoái hóa nhanh, cây nhỏ (5-6 tuổi) héo rũ đột ngột, ko ra lộc mới, ở giai đoạn đầu cây yếu và vàng, sau đó rụng als, chết khô cành, trơ chụi lá. Bệnh do virus gây ra, lan truyền qua mắt ghép và 1 số loại rệp (aphid).

* Bệnh tàn lụi (Citrus Blight): Bệnh ko rõ nguyên nhân, nguy hiểm, phổ biến ở nhiều vùng trồng cam quýt. Bệnh pt trên đất pt trên đất pH cao. Triệu chứng: Zn tích lũy trong libe và gỗ, sau đó mạch gỗ bị tác nghẽn, cây héo, sinh trưởng yếu dần và trở nên mẫn cảm với Phytophthora. Chọn giống chống chịu bệnh.

* Bệnh Xyloporosis (bệnh lá nhỏ): cây lùn lá nhỏ, chất lượng quả ngon hơn cây khỏe mạnh, có chẫm lỗ chỗ trên phần gỗ và mặt trong của vỏ. phần dưới  điểm ghép vỏ bị lõm vào từng đám, sau đó chuyển màu vàng, thối rữa và tróc ra. Do virus gây ra, gây truyền qua mắt/ cành ghép. Phòng là chính: chọn giống chống chịu bệnh, khi phát hiện cây bị bệnh cần hủy bỏ.

* Bệnh Greening do vi khuẩn Gram âm gây bệnh , phá hủy mạch dẫn libe. Lây truyền qua dầy chổng cánh, các dụng cụ làm vườn, mắt ghép…Lime và quýt ít bị nhiễm, các loại khác mẫn cảm. Phòng trừ: phòng trừ rầy chổng cánh, sát trùng dụng cụ, trồng cây chắn gió, hủy bỏ cây bệnh, sản xuất cây giống sạch bệnh, chống tái nhiễm.

* Bệnh thối gốc chảy nhựa: do nấm Phytophora gây ra. Vỏ thân cây ở vùng gôc bị úng nước, thối nâu thành những vùng bất dạng, sau đó khô, nứt dọc, chảy nhựa có màu nâu đen, hôi, sau đó lá bị vàng, rễ bị thối. Phòng trừ: phát hiện sớn cạo sạch vùng bị bệnh và bôi các loại thuốc diệt nấm có hoạt chất Fosetyl aluminium, Matalaxyl, trồng cây ở nơi cao ráo, thoát nước tốt.

* Bệnh loét: do vi khuẩn Xanthomonas Citri gây ra. Hại trên lá, quả non, cành. Vết bệnh màu nâu nhạt nhô trên mặt lá, vỏ quả, xung quanh có quầng vàng. Phòng trừ: cắt và tiêu hủy cành, lá bị bệnh, phun các loại thuốc có gốc đồng. Phun thuốc định kỳ 2 tuần/lần.

* Bệnh ghẻ sẹo: do nấm Elsinoe fawcetri gây ra trên lộc non, quả non, lá non. Vết bệnh màu nâu nhạt nổi lên lan thành các mảng lớn làm biến dạng lá. Phòng trừ: giống như bệnh loét.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#fanzhong