cayhoa33

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 33+34: Biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa hồng để đạt NS cao, phẩm chất tốt ?

* Chọn giống:

- Chọn những giống hoa hồng có bông to, nhiều nụ, nhiều hoa màu sắc đẹp để trồng à sẽ cho năng suất hoa cao và phẩm chất tốt. Việc chọn tạo giống hoa hồng là việc làm cần thiết và thường xuyên để có thể có những giống hoa mới lạ cho năng suất và chất lượng cao.

- Lựa chọn những giống hoa hồng phù hợp với từng vùng sinh thái khác nhau hoặc lựa chọn vùng sinh thái thuận lợi cho hoa hồng phát triển có ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển của hoa, ảnh hưởng đến năng suất  và phẩm chất của hoa.

VD : Ánh sáng ảnh hưởng lớn đến màu sắc của hoa ; ẩm độ và nhiệt độ ảnh hưởng đến chất lương hoa. Ở nước ta các vùng có khí hậu ôn hòa như: Đà Lạt, Tam Đảo, Sapa có thể trồng hoa hồng quanh năm.

* Chăm sóc:

- Chọn đất: Chọn vùng có đất trồng phù hợp, có tầng canh tác dày, đất thông thoáng tơi xốp, PH từ 5,5 – 6,5 ; đất có khả năng giữ nước và thoát nước tốt để trồng hoa hồng à sẽ thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất, chất lượng cao.

- Trồng hoa hồng đảm bảo mật độ, khoảng cách hợp lý vì mật độ và khoảng cách có liên quan chặt chẽ với ánh sáng và dinh dưỡng khoáng từ đất.

+ Thường trồng:

Cây cách cây 40-45cm, mật độ 50.000 cây/ha à đối với nhiều giống sinh trưởng mạnh.

Cây cách cây 35-40cm, mật độ 60.000 cây/ha à đối với nhiều giống sinh trưởng yếu.

- Bón phân:

         Trong kỹ thuật trồng trọt để thu được năng suất cao phẩm chất tốt, cần phải cung cấp cho hoa hồng đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết (N,P,K), các yếu tố trung và vi lượng. Mặt khác, vì cây hoa hồng là cây lâu năm, thu hái nhiều vụ trong năm cho nên để có năng suất cao phẩm chất tốt cần cung cấp dinh dưỡng cho cây.

         Mỗi năm bón lót 1 lần trước vụ thu: 2-2,5kg phân chuồng + 50gUre + 30-40gK2SO4 + 25g super lân cho 1 m2 đất.

+ Tưới thúc: định kì 10 ngày/ lần tưới dung dịch phân chuồng pha loãng ; vào thời kỳ nụ và thời kỳ hoa rộ bón 8gUre + 15g K2SO4/m2 đất pha với 10 lit phân chuồng pha loãng cho 1 m2 đất.

         Trong 10 ngày đầu tháng 6: 10-20g Ure/ 1m2

+ Tưới nước:                       

         Hoa hồng đòi hỏi tưới nước nhiều, thường xuyên, tưới mỗi khi độ ẩm đất xuống dưới 70 %. Hiện nay đa số dùng phương pháp tưới phun và tưới rãnh, chú ý không để ngập nước lâu. Tưới nước chỉ nên tiến hành ban ngày tránh làm đọng nước trên lá, trên hoa.

+ Cắt, đốn tỉa.

         Cắt, đốn tỉa là một trong những biện pháp quan trọng trong quản lý hoa hồng.

Nguyên tắc: ++ Đốn tỉa phải tiến hành thường xuyên.

                     ++ Cây giống sinh trưởng mạnh đốn ít, tỉa sạch.

                     ++ Cây giống sinh trưởng yếu, tỉa sạch, đốn đau.

Cắt tỉa:

++ Giai đoạn kiến thiết: sau khi trồng, thời ký đâu cây sinh trưởng chậm, các nhánh mới ra yếu ớt, hoa nhỏ, cành ít. Lúc này cần phải ngắt bỏ hết nụ ở trên cành giữ lại lá, để tạo thế cây và cành dinh dưỡng tốt chuẩn bị cho việc tạo năng suất và chất lượng hoa.

++ Giai đoạn thu hái: Ngắt bỏ bớt các nụ non, thường xuyên cắt tỉa cành tăm, cành khô, cành rụng lá, cành sâu bệnh, cành ngắn, cành mọc ở nơi thiếu ánh sáng. Định số lượng cành thu hoạch cho mỗi đợt hợp lý cho từng giống và điều kiện chăm sóc cũng như thời vụ sản xuất.

++ Cuối thời kỳ thu hái: Khi năng suất và chất lượng hoa có xu hướng giàm dần, tiến hành đốn trở lại; cắt toàn bộ cành cách mặt đất 30-40cm, chừa lại 1-3 cành cấp 1, toàn thân chính, dọn sạch tàn dư thực vật sau khi cắt.

         Xới đấ sâu 5cm, tưới ẩm đến 35cm, bón phân 2-3 kg phân chuồng hoai mục, 85g Ure, 20g K2SO4, 20g Supe lân cho 1m2, và phun phân hữu cơ sau khi cây trồng nảy mầm định kỳ 10 ngày/ lần. Sau đó đốn trẻ lại, cho thu hoạch thêm 1-2 mà vẫn đảm bảo năng suất và chất lượng.

* Phòng trừ sâu bệnh:

         Hoa hồng bị rất nhiều loài sâu bệnh hại phá hoại, làm giảm năng suất và chất lượng hoa. Do đó, cần có những biện pháp quản lý, bảo vệ cây tránh sự phá hại.

- Bệnh hại: bệnh phấn trắng, bệnh đốm đen, mốc tro, gỉ sắt, bệnh sương mai...

- Sâu hại: các loài rầy, rệp, sâu xanh, sâu khoang, bọ hung, ong ăn lá....

à Cần thường xuyên theo dõi để phun thuốc và các biện pháp khác, phòng trừ kịp thời tránh việc bùng phát dịch và lây lan dịch.

* Thu hoạch và bảo quản.

- Thu hoạch hoa hồng.

         Trước khi thu hoạch 1 ngày nên tưới nhiều nước vào gốc để cành hoa có thể hút nước và dự trữ dinh dưỡng tối đa.

+ Thu hoạch đúng độ chín, cắt hoa vào sáng sớm (trước 8h) hoặc chiều tối (sau 17h).

+ Vị trí cắt hoa ảnh hưởng trực tiếp đến lần thu hoạch sau à khi cắt hoa nên chừa lại 2-3 lá .

+ Cắt hoa bằng kéo hoặc dao thật sắc, vết cắt phải xuyên chéo.

+ 1 cây hoa hồng chỉ nên thu hoạch 8 đến 10 bông/ năm à cần lựa chọn thời vụ thu hoạch thích hợp để thu được hiệu quả kinh tế cao.

- Bảo quản:

+ Có thể bảo quản hoa hồng bằng hóa chất hoặc bảo quản lạnh.

+ 1 số hóa chất thường dùng:

++ Pha 1 lit nước + 2 thìa canh nước chanh vắt + 1 thìa đường + ½ thìa chất tẩy sạch.

++ 1 thìa dấm + 1 thìa đường pha trong 1 lit nước.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#fanzhong