cayrau41

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 41. Trình bày sâu, bệnh hại cải bắp và biện pháp phòng trừ tổng hợp

* Sâu hại

- Sâu xám (Agrotis ypsilon Rott)

+ Loại sâu này thường phá hoại trên bắp cải, khá phổ biến ở đồng bằng sông Hồng và trung du Bắc Bộ. Sâu xám hại trên băp cải chủ yêu chính vụ và vụ muộn. Ban ngày sâu sống dưới đất, bân đêm lên phá cây con ở vườn ươm và ruộng mới trồng. Loại sâu này cắn đứt cây con, lá làm thủng lỗ to hay nhỏ ở những lá sát mặt đất trong thời kỳ cây đã trưởng thành.

+ Biện pháp phòng trừ :

Cày bừa kỹ và làm sạch cỏ dại trước khi gieo, trồng ở ngoài ruộng. Xử lý đất trước khi gieo trồng hạn chế được sâu phá hoại

Khi có dấu hiệu cắn phá cây con ta  có thể bớt vùng đất đó để bắt sâu

DÙng thuốc Basudin 5G, 10G (Diazinon) rắc lên trên mặt đất khi sâu phát sinh phá hạ.

- Rệp (Brevicoryne brassica)

+ Đây là loại sâu hại quan trọng và phổ biến trên cây bắp cải ở tất cả các vùng trồng rau. Rệp chích hút cây trên các bộ phận non và các lá dưới cây. Rệp phá hại ở cả thời kỳ vườn ươm và sau jhi trồng. Tùy teo mật độ thời gian gây hại và mức độ gây hại cũng khác nhau. Khi mật độ dày, sẽ làm cho lá nhỏ lại, nhăn nheo hoặc xoăn phồng lên, ngọn xun lại, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cải bắp

+ Biện pháp phòng trừ: phòng trừ tổng hợp

Ngoài vệ sinh đồng ruộng và diệt cỏ dại, cần chú ý tỉa bỏ các lá hoặc những cây bị phá hại nặng trên ruộng. Sâu phát triển mạnh trong điều kiện khô hạn.

Phun thuốc phòng trừ bằng Bassa 50RC, hòa với nước để phun lên cây với lượng 1,5-2,5 lít/ha, Scout 1,6EC với lượng 0,5-0,8 lít/ha,...

- Sâu xanh (Pieris brassica)

+ Đây là loại sâu hại quan trọng nhất đối với cải bắp. Khi còn nhỏ, sâu gặm phần nhu mô lá, đến lớp biểu bì mặt lá thành những lỗ nhỏ. Khi sâu phá hại năng, cây sẽ ko cuốn được bắp. Sâu tơ thường phá hại quanh năm trên cải bắp từ thời kỳ vườn ươm đến gaii đoạn trồng ngoài ruộng.

+ Biện pháp phòng trừ.

Đảm bảo luân canh triệt để

Vệ sinh đồng ruộng và diệt cỏ dại trước và sau khi gieo trồng.

DÙng các chế phẩm BT và GV hoặc kết hợp với các chế phảm này với 1 lượng nhỏ thuốc trừ sâu

Phun Sevin 80WP (1,6-2,6kg/ha)

Sherpa 5EC, 10EC, 25EC. Nếu dùng Sherpa 5Ec với lượng 0,375-0,75 lít/ha và 1 số loại thuốc khác

* Bệnh hại cải bắp

- Bệnh đốm vòng (Alternaria brassica)

+ Bệnh thường hại thời kỳ cây con và thời kỳ cuốn bắp.

+ Thời kỳ cây con, vết bệnh thường xuất hiện trên lá mầm và thân. Vết bệnh có màu đen, dạng hình tròn hoặc ko theo quy tắc.

+ Khi cây đã trưởng thành, bệnh xuất hiện trên lá, dạng hình tròn, nhiều vòng đồng tâm, màu nâu nhạt hoặc thẫm. Khi thời tiết ẩm, vết bệnh hình thành 1 lớp môc mầu đen

+ Biện pháp phòng trừ: Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, vườn ươm và ruộng trồng cần thông thoáng. Khi thu hoạch, hạt giống cần được phơi khô và sạch. Hạt giống cần dduocj xử lý bằng nước ấm (50oC trong 20-25 phút). Phun thuốc kịp thời bằng Rovral 50%, nồng độ 0,1-0,2%, Zinep 80WP nồng độ 0,4%, Kasura 50WWP nồng độ 0,1% và 1 số loại thuốc trừ nấm khác.

- Bênh thối hạch (Sclerotina sclerotionum)

+ Bệnh có thể gây hại cây con trong giai đoạn vườn ươm đặc biệt là thòi kỳ cuốn bắp.

+ Khi cây con bị bệnh thường thối nhũn ở đoạn thân gần mặt đất, sau đó chết. Khi cây trưởng thành bênh thường phát triển trên các lá già, gần mặt đất hoặc gốc thân. Chỗ bị bệnh dễ bị thối nhũn, ko mùi, nếu nhiệt độ nóng và ko hanh, chỗ bị bệnh teo và khô lại. Khi trời ẩm ướt, lá bị bệnh thối rách, khi khô hanh lá sẽ bị khô, có màu nâu. Caayc ó thể bị chết đứng trên ruộng và đổ gục.

+ Biện pháp phòng trừ: Ngoài biện pháp luân canh triệt để, luống trống cần cao ráo, thoát nước, khoảng cách trồng hợp lý. Bón phân Cyanamit canxi lúc cày bừa để diệt quả thể nấm. Cần tỉa bỏ các lá vàng, lá bệnh và nhổ bỏ những cây bị nặng. Phun thuốc Boocđô 1% hoặc các loại thuốc diệt nấm khác khi bệnh phát triển.

- Bệnh thối nhũn (Erwinia coratovora)

+ Bệnh này thường xuất hiện khi bắt đầu cuốn bắp. Ban đầu bệnh xuất hiện có hình giọt dầu, màu nâu nhạt, rồi lan rộng ra gây thối nhũn, mùi thối. Các lá ngoài gặp bệnh rồi héo rũ và gục xuống. Khi gặp nhiệt độ và độ ẩm cao thì toàn bộ lá bị thối nhũn. Bệnh phát triển cả trên thân, rễ, màu nâu đen nhưng ko lan rộng và gây thối.

+ Biện pháp phòng trừ: Áp dụng các biện pháp luân canh hợp lý. Luống trồng cao thoát nước. Tránh xây sát cây khi chăm sóc. Phòng trừ sâu ăn lá kịp thời trước khi cây cuốn bắp Dùng thuốc trừ bệnh, đặc biệt là thuốc kháng sinh có tác dụng phòng ngừa vi khuẩn gây bệnh

- Bệnh thối ướt (Rhizotonia solani)

- Bệnh cháy lá khô (Collectochitrum denatium)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#fanzhong