cc tín

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

các câu hỏi thảo luận môn tài chính tiền tệ bạn nào ở nhóm tớ thì đọc naz

Câu 1: Nêu các hình thức tín dụng? Những loại hình tín dụng nào phù hợp với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay. ( NHÓM 1)

Câu 2: Phân tích mối liên hệ giữa Lãi suất tín dụng và Lạm phát? Liên hệ với Việt Nam? (NHÓM 2)

Câu 3: Phân tích mối liên hệ giữa Lãi suất tín dụng và Cung cầu tín dụng? Liên hệ với Việt Nam? (NHÓM 3)

Chú ý: Mỗi nhóm hoàn thành 1 câu thảo luận và đưa ra câu hỏi phản biện cho 2 chủ đề thảo luận còn lại.

cung cầu tín

I .Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng

Trước khi tìm hiểu ,phân tích về các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng .Chúng ta sẽ tìm hiểu xem lãi suất tín dụng là gì ? Các loại lãi suất ?Và vai trò của nó trong nền kinh tế ?Để có thể hiểu rõ thêm về lãi suất tín dụng và từ đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nó .

Lãi suất tín dụng là tỉ lệ phần trăm so sánh giữa số lợi tức thu được so với số tiền cho vay phát ra trong một thời kì nhất định 

1. Mức cung cầu về tiền tệ (vốn) trên thị trường :

Đây là nhân tố tác động trực tiếp đến việc hình thành lãi suất trên thị trường .

Cung tiền tệ là tổng thể tiền tệ được sử dụng để thanh toán trên thị trường .Cầu tiền tệ là nhu cầu về tiền của các đơn vị ,cá nhân ,tổ chức để làm phương tiện giao dịch ,trao đổi hàng hoá ,dịch vụ Lãi suất cân bằng được xác định là giao điểm của đường cung và cầu tiền (đồ thị ) 

2. Lạm phát 

Có thể nói rằng là lạm phát là một trong những nhân tố chủ chốt ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng .Lạm phát là một hiện tượng của tiền tệ ,chính bởi vậy chúng ta không thể tránh khỏi nó mà chỉ có kiềm chế nó ở mức ít hay nhiều .

3. Chính sách tiền tệ của chính phủ 

Như chúng ta đã biết một khi lãi suất tín dụng tăng quá cao hay giảm thấp thì đều có ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế .Chính bởi vậy mà nhà nước đã thực hiện các chính sách tiền tệ của mình thông qua Ngân hàng TW với vai trò chỉ huy toàn bộ hệ thống ngân hàng của một quốc gia (với các công cụ như lãi suất tái chiết khấu ,tỉ lệ dự trữ bắt buộc) để điều chỉnh lãi suất ,bình ổn nền kinh tế .

4. Rủi ro và kì hạn tín dụng 

Có thể nói khi đầu tư vào bất cứ ngành nghề hay lĩnh vực nào đều có những rủi ro nhất định ,trong tín dụng cũng vậy .Mức độ rủi do cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan .Các yếu tố khách quan như là : môi trường kinh tế ,sự phát triển liên ngành ,môi trường pháp lý

5. Một số nhân tố khác 

a.Sự ổn định về kinh tế chính trị 

b.Các thể chế tài chính trung gian 

c.Tỷ giá hối đoái 

d.Tình hình cân đối ngân sách và chính sách tài khoá của nhà nước 

e.Tình hình tài chính quốc tế :

Nghịch lý cung cầu vốn tín dụng – lãi suất

Cập nhật 09/06/2011 15:57 (GMT+7)

Trả lời báo chí, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu nói rằng khi nào cung tín dụng thừa so với cầu sẽ dễ dàng áp trần lãi suất cho vay, còn hiện tại cung tín dụng thiếu so với cầu thì không cần thiết. Nhưng phải chăng cung tín dụng thiếu là do chúng ta đang áp trần lãi suất huy động vốn?

Sự mất cân đối giữa cung và cầu về vốn tín dụng đã làm cho cung cầu LS trở nên nghịch lý. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khống chế mức trần LS huy động là 14%, nhưng vì cầu quá lớn (nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp) mà cung không đáp ứng (vốn tín dụng của các NH) sinh ra vốn tín dụng thiếu trầm trọng khiến các NH thương mại “lách” để nâng LS huy động vốn lên cao và đẩy LS cho vay lên cao ngất ngưỡng.

Doanh nghiệp rên xiết vì lãi suất vay

Những ngày này đi đâu, gặp doanh nghiệp (DN) nào cũng nghe họ méo mặt than thở về câu chuyện LS. Ông Nguyễn Tuấn, chủ DN kinh doanh ô tô ở Hà Nội than thở rằng với LS NH ở mức cao như hiện nay, nếu DN vay 4 tỷ đồng để thực hiện mua một lô hàng, LS là 23,8%/năm trong thời gian là 6 tháng, đến thời hạn trả nợ, tính riêng tiền lãi đã lên tới 476 triệu đồng. Như vậy, chỉ tính riêng phần trang trải tiền lãi cho NH và chi phí nhân công… lô hàng đó DN phải có lãi tới 30% mới đủ trang trải.

“Tại thời điểm này, với những DN kinh doanh có vay vốn NH, hầu hết sẽ không có lãi và giỏi lắm cũng chỉ duy trì được mưc hòa vốn để cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn này. Nhiều DN thậm chí đang tìm mọi cách huy động tiền để trả nốt số nợ đã trót vay NH với LS cao như trên do không chịu nổi mức LS đã bị đẩy lên quá cao”- ông Tuấn nói.

Ông Nguyễn Văn Trung – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Thủy cho biết với tình hình LS cao như hiện nay DN rất khó tiếp cận về vốn nên các nhà sản xuất có xu hướng tạm ngưng sản xuất và không vay nữa. Bởi làm thì một là không cạnh tranh lại với hàng nhập, hai là lãi trong họat động sản xuất kinh doanh phải bảo đảm cao hơn mới trả nổi LS NH và các chi phí khác. Riêng đối với các DN bất động sản thiếu vốn thì vẫn tiếp tục vay nhưng như vậy cũng dễ dẫn đến làm gia tăng rủi ro nợ xấu đối với NH.

Hiện nay các DN đang loay hoay bài tóan về vốn. Họat động kinh doanh hiện nay rất khó, do thị trường tiêu thụ ngày càng bị thu hẹp lại, hàng hóa không bán được dẫn đến tồn kho nhiều. Mà tồn kho càng lớn thì LS trả càng cao. Trong khi các chi phí đầu vào như điện, nước, LS đều tăng nhưng giá bán không tăng làm cho DN rất khó xoay sở. Trước tình hình đó, nhiều DN đã chọn cách không vay nữa, không nhập hàng về và đẩy mạnh thị trường tiêu thụ bằng các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng…

“So với những năm trước, năm 2011 có thể nói là một năm đầy thách thức đối với DN. Cộng thêm Nghị quyết 11 của Chính phủ về hạn chế chi tiêu công khiến cho các ngành kinh doanh thương mại – dịch vụ hướng đến các đối tượng Nhà nước đều bị chững lại. Mong sao, Nhà nước cân đối lại bài tóan LS NH cho DN dễ thở” - ông Châu Ngọc Mỹ, Tổng Giám đốc Cty Lê Bảo Minh chia sẻ.

Theo ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa, hiện nay, DN nhỏ và vừa chiếm tới 95% tổng số DN đang hoạt động. Các DN này chỉ kinh doanh có lãi, trang trải được nợ nần cho NH trong trường hợp LS cho vay là 17-18%/năm. Với LS cho DN vay bị đẩy lên mức thấp thì vào khoảng từ 17-20% và cao lên tới 27%/năm như hiện nay, hầu hết DN rơi vào tình trạng sống dở, chết dở. Việc cho vay với LS cao dẫn tới nợ xấu là khó tránh khỏi. Thực tế này cũng khiến khả năng thanh toán của các NH nhỏ cũng yếu đi.

Tại hội thảo Kinh tế vĩ mô 2011 do NH Quốc tế (VIB) tổ chức vừa qua, rất nhiều DN đều cho rằng hiện họ đang phải vay NH với LS lên tới 24-25%/năm (trong đó LS trung - dài hạn khoảng 22%/năm, LS vay ngắn hạn từ 3-6 tháng đã vượt 25%/năm)… Với mức LS này, đa số các DN đều cho là quá sức chịu đựng đối với họ.

 “LS cho các DN vay hiện nay đang cao ở mức không bình thường do hai nguyên nhân: Thứ nhất, chính sách thắt chặt tiền tệ khiến LS liên NH, tái cấp vốn, cầm cố, ký quỹ… có thể tăng tiếp và đẩy LS đầu ra tăng; Thứ hai, thiếu thanh khoản ở các NH nhỏ nên LS huy động bị dâng lên cao để huy động vốn bù đắp thanh khoản tạm thời. Do vậy, nước lên, thuyền lên và với LS trên 20%/năm như vậy thì khó có DN nào có thể chịu đựng được”, ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT NHTMCP Liên Việt  cho biết.

Lý giải về vấn đề LS cho vay tăng cao, TS Lê Thẩm Dương - Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh, trường Đại học NH TP.HCM cho rằng: Nguyên nhân lớn nhất của việc LS cao là do lạm phát, bên cạnh đó "cuộc chiến" LS giữa các NH cũng chính là một trong những lý do quan trọng đẩy LS lên cao.

Bỏ lãi suất huy động để thị trường minh bạch hơn

Các NHTM lấy lý do huy động vốn khó để tăng LS cho vay nhưng vấn đề tại sao khó huy động vốn? Câu trả lời có thể là do LS huy động không thực dương so với lạm phát khiến nhiều người ái ngại gửi tiền vô NH lấy lãi.

Nhiều chuyên gia tài chính cho rằng đó thực sự là một nghịch lý cung cầu về vốn tín dụng và LS.

Sau khi NHNN ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 3/3/2011 quy định trần LS  huy động Việt Nam đồng là 14%/năm, thời gian đầu, các NH TM thực hiên khá nghiêm túc. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn, một cuộc đua LS đã ngấm ngầm được các NH triển khai bằng các hình thức lách luật như: khuyến mại, trúng thưởng nhằm thu hút khách hàng gửi tiền, đẩy LS huy động thực tế lên mức 18-19%. Thực tế này đã khiến LS cho vay bị đẩy lên mức trên 20%, khiến nhiều DN, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa mấp mé nguy cơ phá sản do không trang trải đủ chi phí để trả lãi cho NH.

Theo PGS-TS Trần Hoàng Ngân – Phó Hiệu trưởng ĐH KT TPHCM, thành viên HĐ Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia, quy định trần LS tiền gửi trong thời gian vừa qua thì không phải chỉ có Việt Nam áp dụng mà có nhiều nước áp dụng. Ví dụ như Trung Quốc hiện nay thì LS trần là 3,25%. Tuy nhiên trần LS tiền gửi chỉ có giá trị khi mà các công cụ thanh tra giám sát Nhà nước đảm bảo cho các NHTM chấp hành. Trong khi đó, trong thời gian vừa qua thực tế cho thấy rằng khi quy định trần như vậy mà các NHTM họ “lách”, tìm mọi cách để “lách” luật pháp và thanh tra thì không phát hiện được. Do đó, nếu như vậy thì điều tốt nhất là chúng ta không nên duy trì trần LS huy động này.

Nhiều chuyên gia tài chính cho rằng trần LS huy động muốn nó phát huy được tác dụng thì thì phải có sự hỗ trợ của công cụ kinh tế, tức là với trần 14% này thì NHNN phải sẵn sàng bơm vốn cho thị trường khi các NHTM duy trì mức trần huy động 14%.

“Nói nôm na là thế này: Anh huy động trần 14% , khi tôi cần 14% thì NH Mẹ, tức là NHNN phải có khả năng cung ứng nguồn vốn đó cho NHTM ở mức 14%. Nhưng ở đây chúng ta thấy, do yêu cầu là thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát cho nên NHNN lại không sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản 14% cho các NHTM. Cho nên tôi nghĩ điều tốt nhất hiện nay là nên bỏ trần LS huy động để cho thị trường được minh bạch hơn. Khi đó, các NHTM sẽ tùy vào nguồn vốn kinh doanh của mình, tùy vào điều kiện kinh doanh của mình mà niêm yết LS huy động vốn cho đúng luật pháp, làm ăn cho đúng pháp luật, có thể lúc đó LS phản ánh đúng bản chất,  công khai”- PGS TS Trần Hoàng Ngân cho biết.

TS Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng cho rằng, lãi suất liên NH đã vượt khỏi tầm kiểm soát của NHNN. Khi thị trường liên NH vẫn có lãi suất cao, thì lãi suất huy động cũng phải dâng cao là tất yếu.

Thế nhưng câu chuyện áp trần LS huy động và thả nổi LS cho vay đang tạo ra một nghịch lý khiến thị trường tiền tệ trở nên méo mó mà cuối cùng DN là người lãnh đủ vì không có vốn sản xuất kinh doanh.

Năm 2013: Tăng trưởng tín dụng 8-10% là hợp lý

1:43 pm thứ ba, ngày 23 tháng mười năm 2012- chuyên mụcKinh Doanh|Tài Chính|

Ts. Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho rằng, khả năng tăng trưởng GDP năm 2013 ở mức 5,5% là hợp lý.

Tăng trưởng tín dụng năm 2013 ước đạt 8-10%.

Thưa ông, theo mục tiêu mà Chính phủ đặt ra, tăng trưởng GDP năm 2013 đạt 5,5%. Mức tăng này có hợp lý không, thưa ông?

Tôi cho rằng, mức tăng trưởng 5,5% là hợp lý. Bởi hai yếu tố quan trọng nhất để tính GDP là đầu tư và xuất khẩu. Năm 2013, đầu tư nội địa khoảng 29% GDP. Xuất khẩu năm 2012 tăng khoảng 12-113%, nên sang năm đặt mục tiêu tăng trưởng 10% là hoàn toàn khả thi. Vì xuất khẩu của nước ta chủ yếu là nông lâm thủy hải sản- những mặt hàng thế mạnh của nước ta và thế giới lại rất cần.

Hơn nữa, chúng ta cũng phải nỗ lực tăng trưởng GDP năm 2013 cao hơn năm nay, nếu không lực lượng lao động dư thừa ra, sẽ rất phức tạp, ảnh hưởng đến bảo đảm an sinh xã hội.

Một yếu tố quan trọng để đảm bảo tăng trưởng là vốn ngân hàng. Ông có cho rằng, tăng trưởng tín dụng năm 2013 tiếp tục èo uột?

Tính đến nay, tăng trưởng tín dụng mới đạt khoảng 2,64%. Năm 2012, tăng trưởng tín dụng cao lắm cũng chỉ đạt 7-8%. Tuy nhiên, tôi cho rằng, năm 2013, trên cơ sở cơ cấu hệ thống ngân hàng, hoạch định lại doanh nghiệp, tín dụng sẽ tăng trưởng tốt hơn năm nay, khoảng 8-10%. Trong 8 tháng đầu năm 2012, tín dụng tăng trưởng rất thấp vì chúng ta quá thắt chặt tín dụng và nợ xấu tăng quá nhanh. Song sang năm 2013, nợ xấu sẽ được dọn dẹp dần dần, tình trạng DN vi phạm tiêu chuẩn cho vay cũng ít hơn, các DN sau khi sắp xếp lại sẽ khỏe hơn, có khả năng hấp thụ vốn tốt hơn…điều này làm tín dụng sẽ tăng mạnh hơn.

Lãi suất huy động đang có dấu hiệu tăng mạnh trở lại. Liệu lãi suất tăng có phải là rào cản tín dụng thời gian tới?

Việc tăng lãi suất huy động thời gian qua cho thấy sự mất cân bằng trong cung – cầu vốn của một số ngân hàng. Khả năng huy động vốn trên thị trường của một số nnân hàng không đều nhau. Có ngân hàng đang thừa vốn, song hiện vẫn có ngân hàng yếu thanh khoản. Các ngân hàng này khó vay vốn trên thị trường hai, buộc phải huy động vốn trên thị trường một. Để cạnh tranh với các ngân hàng lớn, các ngân hàng này buộc phải dâng cao lãi suất huy động.

Để xử lý dứt điểm tình trạng này, chỉ còn cách NHNN phải xử lý nhanh, dứt điểm các ngân hàng yếu kém, để không còn ngòi gây ra tình trạng đua lãi suất, hoặc ít nhất cũng hạn chế đáng kể tình trạng này. Ngoài ra, NHNN phải đưa ra chế tài xử lý và xử phạt thật nghiêm tình trạng vượt trần thì mới đủ sức răn đe, ngăn chặn.

Xin cảm ơn ông!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#sammy