CĐ CÂU1. Đặc điểm phát triển của sợi nấm, khuẩn lạc nấm

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CÂU1. Đặc điểm phát triển của sợi nấm, khuẩn lạc nấm

·         Của sợi nấm

 Sợi nấm phát triển từ ống nảy sợi mọc ra từ bào tử ống nảy sợi chỉ là một đoạn nấm non, không phân hóa đặc biệt so với các phần khác của sợi nấm, mọc ra trực tiếp từ bào tử.

 Sự tăng trưởng ở đoạn ngọn và cấu tạo ngọn của sợi nấm.

-Nấm chỉ tăng trưởng ở đoạn ngọn của sợi nấm.

-Đoạn ngọn của sợi nấm dài trung bình 100um và phân cách với( không bào) phần dưới bằng một không bào lớn. Riêng phần đỉnh ngọn dài khoảng 10um lại có rất ít cơ quan nhỏ cũng như ARN, acid amin, protein và nhân tế bào. Thành phần cấu tạo của chất nguyên sinh chứng tỏ rằng phần ngọn của sợi nấm ( trừ phần đỉnh ngọn) có khả năng tổng hợp protein cao. Điều này cũng có ý nghĩa là chất nguyên sinh ở phần ngọn sợi nấm phát triển mạnh, tương ứng với sự tăng trưởng ở ngọn sợi nấm, chất nguyên sinh và nhân tế bào có đầy trong ngọn sợi nấm còn do nguyên nhân khác : dòng chất nguyên sinh chuyển động liên tục từ phần già đến phần non của sợi nấm.

-Cấu tạo thành của sợi nấm ở đoạn ngọn phù hợp với sự tăng trưởng của phần này:

+ Thành của sợi nấm của nhiều loài gồm: sợi kitin nhỏ và có đường kính 20-30mcm đặt trên nền là chất glucan, nhưng sắp xếp của các sợi này không giống nhau bao gồm:

a.Phần đỉnh có dạng chóp nón, không tăng trưởng có chức năng bảo vệ phần ngọn sợi nấm. Phần này chủ yếu là chất nguyên sinh không có nhân tế bào và ít cơ quan nhỏ khác. Thành của phần này rất mỏng và là phần dễ bị rời khỏi các phần còn lại của sợi nấm. Cho nên giữa phần này và phần còn lại là điểm yếu của sợi nấm.

b.Phần tạo thành tế bào: các chất tạo thành thành tế bào được tổng hợp, các sợi nhỏ xếp theo trục chéo góc với trục của sợi nấm (  trục ngang).

c.Phần tăng trưởng: các sợi nhỏ xếp thành mạng lưới. Ngọn sợi nấm tăng trưởng theo chiều dài.

d.Phần thành cứng: thành của phần này ngoài các sợi nằm ngang còn có các sợi dọc và bắt đầu từ phần này chấm dứt sự tăng trưởng của sợi nấm.

e.Phần này có thành còn mềm tiếp xúc với phần thành cứng nên giữa 2 phần này là điểm dễ gãy.

Tương ứng với phần (b) và ( e ) của vách sợi nấm là phần sợi nấm chứa đầy chất nguyên sinh, nhiều nhân, nhiều cơ quan nhỏ, enzyme, acid nucleic, tức là phần hoạt động nhất của sợi nấm để tăng trưởng( theo chiều dài). Các nhánh nhỏ của sợi nấm cũng được tạo thành ở phần tăng trưởng (e ).

*Khuẩn lạc nấm:

Khi một bào tử nấm gặp điều kiện môi trường thuận lợi nảy ra một hoặc vài ống nảy sợi. Ống nảy sợi tăng trưởng ở ngọn phát triển thành sợi nấm. Sợi nấm tăng trưởng ở đoạn ngọn vừa dài ra vừa tạo thành vách ngăn ở nấm có vách ngăn hoặc không có vách ngăn ở nấm roi và nấm tiếp hợp, vừa phân nhánh cấp 1, nhánh cấp 1 tạo thành nhánh cấp 2… cứ như vậy tạo thành hệ sợi nấm.

 Tùy theo cơ chất rắn lỏng hay mềm, hệ sợi nấm phát triển thành các dạng khác nhau. Vd : trên vật thể rắn như gỗ, thủy tinh vi nấm thường mọc rất mỏng, lan rộng thành mặt phẳng tròn hay gần tròn. Hệ sợi nấm này có thể rắn chắc, hoặc mỏng, thưa xốp như nấm mọc trên mặt kính. – Trong môi trường lỏng: hệ sợi nấm mỏng xốp, ko có hình dạng nhất định, chìm trong chất lỏng. – Trên các khối mềm như thạch hệ sợi nấm có dạng ổn định nhất.

Do đó khi nói đến khuần lạc là nói đến 1 hệ sợi nấm ( 1 cá thể nấm) tạo thành từ 1 bào tử nấm trong điều kiện nuôi cấy ở phòng thí nghiệm. Lúc này hệ sợi nấm đặc điểm sinh trưởng, hình thái và cấu tạo đặc trưng cho mỗi loài giúp ta xác định được vi nấm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro