cdhay41

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 2: Cách nhận biết các tư thế chụp dd trên phim XQ…

1. Các tư thế trên các phim chụp

-  Đứng : có mức ngang baryte

- Nằm sấp chếch trước phải : không còn mức ngang baryte nhưng phình vị vẫn còn hơi

- Nằm ngửa: phình vị đầy thuốc, phần ngang và hang vị có hình ảnh đối quang kép tự nhiên

2. Gía trị Các tư thế trên các phim chụp

- Đứng : xem toàn thể, phần đứng

- Nằm sấp chếch trước phải : đánh giá hang vị, bờ cong nhỏ, môn vị

- Nằm ngửa: xem phình vị, tâm vị .

Câu 3: Quan niệm mới về ổ loét và ý nghĩa của nó?

1.Các khái niệm

1.1.Loét dd-htt:

Là một bệnh thường gặp

Do nhiều nguyên nhân gây nên

Loét dạ dày ít gặp hơn so với hành tá tràng

Có thể xảy ra các biến chứng nghiêm trọng

- Thủng ổ loét

- Chảy máu

- Ung thư hoá

- Hẹp môn vị

1.2.Loét dd:

Định nghĩa về ổ loét trên X-quang cản quang.

- Là ổ đọng thuốc

- Tồn tại thường xuyên trên các phim

Kích thước có thể thay đổi

Có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào

Có thể một hoặc nhiều ổ (HC Zollinger-Ellison)

2.Quan niệm mới về ổ loét

1.Loét dương:

- Là ổ loét lành tính

- Thường lồi lên khỏi bờ cong

- Hình tròn khi nhìn thẳng

- Có viền phù nề

- Các nếp niêm mạc qui tụ sát chân ổ loét

2.Loét âm:

- Là ổ loét có tính chất ác tính

- Không lồi lên khỏi bờ cong hoặc tụt xuống

- Hình méo mó khi nhìn thẳng

- Có viền phù nề lan rộng

- Các nếp niêm mạc dừng lại xa chân ổ loét

3.Y nghĩa: Từ quan niệm mới về ổ loét phân ra loét lành tính và loét ác tính để tiên lượng và điều trị.

Câu 4: Các h.a trực tiếp và gián tiếp của loét BCN:

1.Hình ảnh trực tiếp của loét bờ cong nhỏ (Vị trí hay gặp nhất)

- Loét nông (loét chợt) : Hình gai hồng

- Loét trong thành : Hình vuông, hình nón, hình bán cầu

- Loét sắp thủng : hình ổ loét có cuống (dùi chiêng, hình nấm

- Các ổ loét thủng bít : loét Haudeck, hình mũi nhọn, ngón tay đi găng

2.Các hình ảnh gián tiếp

- Co kéo BCN làm dạ dày có hình con sên

- Ngấn lõm hình chữ V, ngón tay chỉ điểm

- Qui tụ niêm mạc

- Cứng một đoạn ở trên và dưới ổ loét

- Hang vị tăng trương lực, giảm trương lực.

Câu 5:Nêu và vẽ hình loét dd ở các vị trí ít gặp

-Loét tiền môn vị: kéo lệc môn vị. Là ổ loét nằm sát môn vị, thường ổ loét nhỏ, chân lõm sâu, đồng thời cùng này thươgf có nhiều hình giả do sóng nhu động, do nếp niêm mạc nằm ngang, tạo nên những hình giống ổ loét. Vì vật CĐ loét tiền môn vị nhiều khi gặp khó khăn.

-Loét môn vị: ổ loét thường nằm ở ống môn vị hoặc lệch về phía dd hoặc về phía htt. Ngoài ổ loét ống môn vị có thể bị lệch hướng hoặc gấp góc.

-Loét phình vị lớn: Thường gặp vùng dưới tâm vị và vùng sàn, ổ loét thường thấy trên phim chụp nghiêng hoặc dưới dạng vết treo thuốc.

-Loét mặt: mặt sau hay gặp hơn mặt trước, nhưng chỉ thấy trên phim chụp niêm mạc, chụp đối quang kép hoặc phim nghiêng.

-Loét BCL: ổ loét thường lớn và nằm trên 1 vùng khuyết do BCL lõm xuống.

Câu 6: Trình bày h.a HTT bình thường và loét HTT?

1.HTT bình thường:

- Phần đầu tiên phình to ra gọi là hành tá tràng hay D1, có đáy nối liền ống môn vị.

Hình thể thay đổi tùy thuộc vào cá nhân: hình tròn, đệm toa xe lửa, ngọn nến.

- Phần thứ hai thẳng đứng tương tự hình ảnh giải phẫu D2.

- Phần thứ ba D3 và thứ tư D4 tạo nên một đường cong ôm lấy đầu tụy. Hai gối trên và

gối dưới. Kết thúc ở góc tá hổng tràng Treitz.

- Hành tá tràng thường trên L2 và góc tá hổng tràng cao bằng hoặc hơn 1/2 thân đốt

sống so với hành tá tràng.

- Hình ảnh tá tràng giống "móng sắt của ngựa".

- Hình chữ C, bờ rõ, không nham nhở hay co kéo, không có ổ đọng thuốc.

2.Loét HTT

- Loét hành tá tràng hay gặp

- Thường loét mặt

- Không gặp trường hợp nào ung thư hoá

- Loét tá tràng có thể ung thư hoá

- Hay gây biến chứng

- Phân biệt loét mới và loét cũ

-Hình ảnh thay đổi tùy theo giai đoạn tiến triển của ổ loét:

+GĐ phù nề: HTT không biến dạng, ổ loét được bao quanh bởi 1 viền sáng do phù nề vầ niêm mạc hội tụ về chân ổ loét. GĐ này thường không thấy được trên phim vơi thuốc có ép.

+GĐ xơ phù: HTT biến dạng do quá trình xơ hóa, co kéo, có nhiều kiểu biến dạng như hình 2 cánh, 3 cánh, hình đồng hồ cát, hình 2 túi 1 túi giãn to và 1 teo nhỏ.

+GĐ xơ teo: HTT bị teo nhỏ, chỉ còn lại h.a của ổ loét. GĐ này thường kèm theo hẹp môn vị.

+ Loét mặt sau HTT: Thường thấy h.a ổ loét với phần tá tràng trước và sau bị teo nhỏ (chủ yếu do phù nề) tạo nên h.a “hạt ngọc xâu chỉ’’

Câu 7: Trình bày h.a của loét TT, hẹp môn vị?

1.Loét TT

- Loét hành tá tràng hay gặp

+ Thường loét mặt

+ Không gặp trường hợp nào ung thư hoá

+ Loét tá tràng có thể ung thư hoá

+ Hay gây biến chứng

+ Phân biệt loét mới và loét cũ

1.1.Loét mới hành tá tràng

- Bình thường HTT có hình củ hành hoặc hình tam giác

- HTT không biến dạng

- Khi thuốc vơi sẽ thấy ổ loét

- Có quầng phù nề

- Hình nan hoa bánh xe

1.2.Loét mạn tính hành tá tràng

-HTT biến dạng : hình hai cánh, ba cánh, lá cọ, đuôi én...

-Có khi chỉ còn ổ đọng thuốc

-Hình túi Cole

-Loét tá tràng : có hình “hạt ngọc xâu chỉ”.

2.Hẹp môn vị

- Dạ dày hình đáy chậu

- Giãn to, tăng nhu động từng đợt khi chiếu

- Baryte rơi xuống lớp dịch đọng : hình tuyết rơi

- Còn thức ăn trong dạ dày

- Baryte tồn tại lâu trong dạ dày (sau 6h)

Câu 8: Ung thư DD thể loét?

1.Đại cương K dd:

- Là một ung thư phổ biến

- Đứng thứ 2 sau K phổi ở nam giới, sau K CTC ở nữ

- Chẩn đoán sớm cải thiện được thời gian sống thêm

- Chẩn đoán giai đoạn muộn thường dễ

- Chẩn đoán dựa trên nội soi và sinh thiết là chủ yếu

- Đánh giá tổng kê trước phẫu thuật : dùng siêu âm nội soi, CT

2.K DD thể loét: Là những loét (-), có tính chất ung thư ngay từ ban đầu. Có thể kết hợp với nhiễm cứng. Thường ổ loét nông và rộng, có thể có các hình sau:

- Loét có chân đục khoét: có thể lành tính hoặc ác tính. ổ loét ác tính có chân đục khoét sâu, ổ loét nắm sụt hẳn xuống, giới hạn vùng lành và vùng tổn thương là 1 góc đột ngột.

-Loét hình đĩa, hình cao nguyên : loét rộng, lồi ít so với bờ cong, đáy có thể phẳng, nham nhở, có chân đục khoét

- Loét hình thấu kính : loét rộng, vắt ngang qua bờ cong, ít hoặc không lồi lên so với bờ cong, đáy có quầng sáng phù nề và có các rễ cắt ngang. Hay gặp ở phần ngang

- Ngoài ra 1 số ổ loét cũng có thể có khả năng ác tính, ổ loét có đáy không đều, loét nằm trong hình khuyết, loét nằm trên 1 đoạn cứng hoặc ngay dưới ổ loét bờ cong có 1 đoạn cứng lún.

- GĐ mới phát:

+ Là những ung thư mới phát triển ở lớp niêm mạc và dưới lớp niêm mạc.

+ Thường BN ít đi khám ở gđ này.

+ CĐ gđ này thường khó  khăn.

+ Nếu không đánh giá cẩn thận dễ bỏ sót

-GĐ toàn phát:

+ CĐ gđ này đơn giản.

+ Có 3 thể như mới phát.

+ BN thường đến ở gđ này.

+ K đã phát triển qua lớp niêm mạc và dưới niêm mạc.

+ Khi K đã phát triển thường kết hợp cả 3 thể: nhiễm cứng, loét, sùi.

Câu 9: K dd thể nhiễm cứng GĐ mới phát

- Hình cứng : không thay đổi khi nhu động dạ dày đi qua như “miếng ván trên sóng”

- Đoạn cứng có thể thẳng, cong, lún xuống khỏi bờ cong hình bậc thang

- Nếu ở góc bờ cong nhỏ : mở rộng góc BCN

- Hình uốn sóng kiểu mái tôn

- Môn vị : hình nón, dấu hiệu gián tiếp : HTT quá đẹp

Câu 10: K dd thể nhiễm cứng GĐ toàn phát?

- Hang vị và tiền môn vị:

+ Hình phễu : hang vị cứng kéo dài, có thể nham nhở

+ Hình ấm chè

- Thân vị và phình vị : chít hẹp thân vị, có thể lan lên trên phình vị và thực quản, góc His mở rộng

- Những hình cứng như ung thư mới phát nhưng lan rộng hơn

- Ung thư thể chai đét (Linite). Thường gặp ở BN trẻ, toàn bộ dd xơ cứng lan tỏa, teo nhỏ. Thể này tiến triển rất nhanh.

Câu 11: K dd thể u sùi GĐ mới phát và toàn phát:

1.GĐ mới phát:

- Là những khối sùi ỏ, tạo nên hình bọt xà phòng

- Thường bỏ sót trên phim chụp đối quang đơn

2.GĐ toàn phát:

- Hang vị

+ Hình ảnh lõi táo

+ Hình đưòng hầm

+ Hình u sùi ăn nham nhở hang vị

+ Môn vị thường nhiễm cứng nhưng thuốc vẫn lưu thông

- Thân vị : Dạ dày hình hai túi

- Phình vị : Bóng hơi dạ dày xa khỏi vòm hoành, hình núi mặt trăng, khuyết thuốc ở phình vị.

- Tâm vị: lan lên thực quản đoạn dưới

Câu 12: XQ thực quản:

- Chia làm 3 đoạn chính : Cổ, ngực, bụng

+TQ cổ: khá ngắn

+TQ ngực: nằm trước cột sống với bờ rõ nét, có 2 chỗ lõm ở bờ trước trái do quai ĐMC và phế quản gốc trái đè vào.

+TQ bụng: rất ngắn và được kết thúc bởi tâm vị nằm ở mặt sau trong của phình vị lớn dd và tạo với phần này 1 góc gọi là góc Hiss.

- Có bốn chỗ ấn lõm : Sụn nhẫn, quai ĐMC, phế quản gốc trái và đoạn chui qua hoành

- Nối với dạ dày bởi tâm vị

- Góc tạo bởi thực quản và tâm vị là góc His

- Đoạn bụng ngắn, đi trước ĐMCB

- Lưu thông trong thực quản: nhờ trọng lực, nhu động.

Câu 13: CĐ XQ của co thắt tâm vị và giãn TMTQ:

1.Co thắt tâm vị (Achalasia)

-Hay gặp ở người nhiều tuổi

- Còn gọi là phình to thực quản

- Lâm sàng: nghẹn đặc

- Do rối loạn đám rối dưới niêm mạc

- Điều trị triệt để bằng phẫu thuật

- X quang:

+ Trên phim chụp phổi thường quy : hình ảnh đường thực quản bị lệch, mức nước hơi trong trung thất

+ Hình ảnh bóng mờ trong trung thất

-Chụp thực quản có cản quang:

+ Thực quản giãn to tuỳ mức độ : giãn nhẹ, giãn to hình bít tất

+ Có thức ăn trong thực quản

+Thực quản thẳng trục, bờ mềm mại

+ Không thấy hình ảnh hẹp của thực quản

+ Thuốc cản quang lưu thông xuống dạ dày từng đợt

+ Hẹp tại vị trí tâm vị : thực quản thuôn nhỏ, có hình ảnh đuôi củ cải, mũi kiếm

+Bóng hơi dạ dày còn ít hoặc không còn

2.Gian TMTQ:

- Gặp trong tăng ALTMC: hay gặp nhất trong xơ gan

- Thường gặp ở đoạn 1/3 dưới thực quản.

- Có thể là bẩm  sinh.

- XQ:

+ H.A những hình sáng tròn tập trung như những chùm nho, chuỗi hạt.

+ Các vệt sáng dài ngoằn ngoèo

+ Có các hình ảnh giả u.

Câu 14: CĐ XQ ung thư TQ và bỏng TQ?

1.Ung thư TQ:

- Là một bệnh thường gặp ở thực quản

- Chiếm khoảng 2% các ung thư

- Gặp ở người nhiều tuổi

- Nam nhiều hơn nữ

- Lâm sàng chủ yếu là nuốt nghẹn

- Chẩn đoán bằng nội soi và sinh thiết

- Để tiên lượng cho điều trị : kết hợp với chẩn đoán hình ảnh gồm : X quang quy ước, siêu âm nội soi, chụp CT

- Có ba thể như ung thư dạ dày

- Hình ảnh X quang trong ung thư thực quản

+ Là hình khuyết thuốc kín đáo khi còn nhỏ==>Chụp đối quang kép, siêu âm nội soi

+  Là hình hẹp lệch trục, khúc khuỷu, không nhu động

+ Thuốc cản quang vẫn đi qua đoạn hẹp

+ Thực quản đoạn trên giãn

- Phân biệt trên X quang

+U lành tính

-+Thực quản bị đè từ ngoài vào

+ Bỏng thực quản

2.Bỏng TQ

- Do uống phải các chất ăn mòn như acid, xút, một số chất khác như Javel…

- Hay gặp ở đoạn thấp của thực quản

- Do nguyên nhân tia xạ : có thể gặp bất kỳ đoạn nào

- X-quang :

+Hình ảnh thực quản hẹp từng đoạn

+Hẹp trên một đoạn dài

+ Trục cân đối

+ Lưu thông thuốc trong thực quản liên tục

+ Đoạn trên hẹp giãn ít hoặc nhiều tuỳ theo mức độ hẹp và thời gian bị bệnh

Câu 15:CĐ XQ túi thừa TQ và thoát vị cơ hoành:

1.Túi thừa thực quản:

- Là một bất thường bẩm sinh

- Có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của thực quản

- Có thể nhỏ hoặc rất to, đến vài cm

- Túi thừa thực quản đoạn cổ: túi thừa Zenker

+ Hay gặp sát lỗ trên thực quản

+ Nằm ở phía sau, bên trái

+ Phim thẳng: hình bán nguyệt có mức ngang

+ Nghiêng: hình túi có cuống đẩy thực quản ra trước

- Túi thừa ở một phần ba giữa và dưới

+ Có cuống

+ Cổ có khi rộng không giữ được thuốc cản quang

+ Có khi chụp nằm mới thấy

2.Thoát vị hoành

- Là hiện tượng các tạng trong ổ bụng thoát vị lên trên khoang lồng ngực

- Có nhiều loại thoát vị hoành:

+ Thoát vị khe hoành

+ Thoát vị do khiếm khuyết cơ hoành

- Thoát vị hoành có thể do các nguyên nhân khác nhau : bẩm sinh, chấn thương, không rõ nguyên nhân, do phẫu thuật

- Chỉ đề cập đến thoát vị khe hoành

Thoát vị khe hoành

- Thoát vị trượt : hay gặp.

+ Hình ảnh phình vị và tâm vị dạ dày cùng chui lên khoang lồng ngực

- Thoát vị cuộn : ít gặp hơn

+ Chỉ có phình vị bị lôi lên trên lồng ngực

+ Tâm vị vẫn ở dưới ổ bụng

- Thoát vị do thực quản ngắn

+ Hay kèm viêm thực quản, loét.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro