cdhay47

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phần VII: Xương

Câu 57: Hình thái cấu trúc của xương bình thường?

1.Cấu trúc bình thường của xương:

- Xương đặc:

+ Biểu hiện trên phim X quang là những phần mờ đậm của xương

+ Thường cản quang tương đối đồng đều

+ Xương đặc tạo nên phần vỏ xương

-Xương xốp:

+ Biểu hiện trên phim X quang là những thớ xương đậm không đồng đều xen kẽ với phần không cản quang.

+ Xương xốp thường ở vùng đầu các xương .

2.Hình thái bình thường của xương

*Bộ xương gồm:

- Xương dài

- Xương ngắn và xương dẹt

- Xương vừng .

*Xương ngắn và xương dẹt:

- Cấu trúc gồm vỏ mỏng bao quanh xương xốp

- Riêng xương sọ: có hai bản trong và ngoài

- Một số xương ngắn không thấy ở trẻ em do chưa cốt hóa.

*Xương dài:

- Đầu xương (Epiphysis)

+ Là tổ chức xương xốp, được bao bọc bởi vỏ xương mỏng

+ Bao bọc bởi sụn khớp: không thấy trên phim X quang

+ Đối với trẻ nhỏ: phân cách với thân xương bởi sụn tiếp hợp: là băng sáng không cản quang.==>Đánh giá tuổi xương

+ Nối với thân xương bởi hành xương.

-Hành xương (Metaphysis)

+ Là chỗ nối giữa đầu xương với thân xương

+ Nằm ngay dưới sụn tiếp hợp

+ Là tổ chức xương xốp

+ Có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xương.

-Thân xương (Diaphysis)

+ Màng xương: Không thấy trên phim. Chỉ thấy khi bị bong ra khỏi thân xương hoặc phản ứng bồi đắp màng xương

+ Vỏ xương: Cấu tạo bởi xương đặc: cản quang mạnh trên phim

+ ống tủy:  là phần thấu quang, chứa các tổ chức tủy xương.

 

Câu 58: Trình bày triệu chứng học của các tổn thương xương và khớp?

1.Các tổn thương xương

1.1Loãng xương:

- Lan tỏa:

+ Xương kém đậm

+ Vỏ xương mỏng

+ Kích thước ống tủy rộng

+ Các thớ xương thưa và rõ

-Khu trú:

+ Lốm đốm do loãng xương không đồng đều

1.2Đặc xương

- Lan tỏa:

+ Xương tăng cản quang

+ Vỏ xương dày

+ ống tủy hẹp

+ Mất các thớ xương

-Đặc xương khu trú:

+ Hình nốt đậm

+ Hình vạch

+ Hình ảnh dày lên của màng xương, đặc trong thân xương

-Bệnh lý viêm, u, di căn

- Bệnh về máu

- Rối loạn chuyển hóa: hormone, ngộ độc kim loại nặng

- Đặc xương cạnh một tổn thương: viêm, lao.

1.3.Tiêu xương

- Những ổ tiêu xương tạo thành hình ổ khuyết: hình hang, kén...

- Giới hạn của khuyết xương cho phép đánh giá tính chất của tổn thương:

- Những giới hạn đặc, bờ viền rõ thường là tổn thương tiến triển chậm

- Những giới hạn không liên tục, bờ viền mờ thường là do những tổn thương tiến triển nhanh: M, nhiễm khuẩn...

- Hay gặp tổn thương trong u, viêm xương

- Do chèn ép.

1.4.Hoại tử xương (Mảnh xương chết-Sequestrae)

- Hình ảnh ổ xương nằm trong ổ mủ

- Là hình ảnh mảnh xương nằm ở trung tâm, xung quanh có viền sáng.

1.5. Phì đại xương: Xương bị phì đại ở vùng vỏ do bồi đắp màng xương như hình vỏ hành, gai xương...

1.6.Xương cong

1.7.Xương mỏng

2.Tổn thương khớp

2.1.Khớp bình thường

- Khớp là chỗ nối giữa hai xương

- Khớp có bao hoạt dịch và khớp không có bao hoạt dịch

- Khớp bất động, bán động và khớp động.

- Khớp có bao hoạt dịch:

+ Sụn khớp

+ Bao hoạt dịch

+ Hệ thống dây chằng, gân

2.2.Triệu chứng của khớp

* Khe khớp:

+ Rộng: Là hình ảnh dãn rộng khoảng cách giữa hai đầu xương. Các nguyên nhân : Tràn dịch khớp, phì đại sụn khớp (bệnh to viễn cực), trật khớp, đứt dây chằng

+ Hẹp:    

Hẹp toàn bộ:  Khe khớp hẹp đều ở cả vùng tỳ đè và vùng không chịu lực ép. Hình ảnh này gặp trong các tổn thương gây ảnh hưởng đến toàn bộ mặt khớp (viêm khớp).

Hẹp khu trú: Vị trí hẹp thường nằm ở vị trí chịu lực của khớp. Hình ảnh này thường gặp trong bệnh lý thoái hoá (thoái khớp = hư khớp).

*Đầu xương:

- Tổn thương của xương dưới sụn : Là hình các ổ khuyết nhỏ ở đầu xương.

+ Khuyết xương dưới sụn: hình ổ khuyết xương nằm ngay dưới mặt khớp. Các ổ khuyết này là hậu quả của quá trình tiêu xương do các bệnh lý của khớp như viêm khớp, thoái khớp, thoát vị đĩa đệm...

+ Khuyết xương bờ khớp: Hình khuyết nằm ở vị trí bám của bao khớp vào xương (ở vị trí viền của sụn khớp). Các hình khuyết này là hậu quả của quá trình tiêu huỷ xương do phì đại bao hoạt dịch khớp trong các bệnh lý viêm mạn tính bao hoạt dịch.

*Phần mềm quanh khớp

- Các rãnh mỡ :

- Mỏ xương:

+ Hình ảnh vôi hoá cấu trúc bao khớp hoặc ở vị trí bám của các gân vào xương tạo hình ảnh như mỏ chim .

+ Cần phân biệt mỏ xương với cầu xương. Cầu xương là hình ảnh vôi hoá nối liền hai bờ khớp, gặp trong bệnh lý viêm gây dính khớp .

*Vôi hóa:

+ Vôi hoá sụn khớp: hình ảnh vôi hoá nằm giữa khe khớp, có thể viền theo đường sụn khớp, gặp trong bệnh vôi hoá sụn.

+Vôi hoá bao hoạt dịch: Các hình vôi hoá nằm phân bố theo phạm vi của bao hoạt dịch, gặp trong một số bệnh lý khớp mạn tính

+Vôi hoá cạnh khớp (gân, phần mềm).

Câu 59: Hình ảnh XQ của viêm xương tủy?

1.Đại cương

- Còn gọi là cốt tủy viêm (Osteomyelitis)

- Nguyên nhân:

+ Do vi khuẩn S. aureus, Streptococcus...

+ Do Gr (-): ít gặp hơn nhưng nặng Salmonella, Proteus, E.coli...

+ Do họ Mycobacterium: lao, phong

+ Do giang mai

+ Do virus

2.XQ

- Giai đoạn sớm (khoảng 3 ngày)

+ Khó phát hiện trên phim X quang

+ Chủ yếu là dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng

+ Hình ảnh loãng xương khu trú vùng tổn thương

+ Xóa các khoang mỡ xung quanh nơi tổn thương.

-Giai đoạn muộn hơn (10 đến 14 ngày)

+ Xuất hiện hình ảnh ổ mủ: là ổ khuyết xương ở vùng tổn thương

+ Tổn thương gạp ở vùng xương xốp sớm hơn

+ Có thể thấy phản ứng của màng xương.

-Giai đoạn muộn hơn nữa :

+ Phá hủy xương nhiều hơn nữa

+ Phản ứng đặc xương quanh ổ mủ

+ Hình ảnh mảnh xương chết trong ổ mủ

+ Phản ứng của màng xương hình vỏ hành

+ Xương bị phình to, biến dạng.

-Thể đặc biệt

+ Viêm xương ở trẻ nhỏ: thường ở xương dài

+ áp xe Brodie: không thấy mảnh xương chết

+ Viêm xương đầu xương: gây trật khớp

+ Thể tiêu hủy: là một đoạn xương bị biến mất

+ Thể giả u

+Một số vị trí đặc biệt: cột sống, bàn chân do đái đường...

Câu 60: Hình ảnh XQ của lao cột sống?

1.Đại cương

- Còn gọi là bệnh Pott

- Hiện nay: sử dụng thuật ngữ “Viêm cột sống đĩa đệm do lao”

- Do trực khuẩn lao gây ra

- Hay gặp ở thiếu niên

- Chẩn đoán dựa vào X quang, CT, MRI

- Lâm sàng: đau, gù và liệt

- Lao thứ phát sau lao phổi.

2.XQ

*Tổn thương cơ bản

- Hẹp khe khớp

- Hình ảnh ổ lao

- Mất vôi

- Dính khớp và trật khớp

*Giai đoạn sớm

+ Hẹp khe khớp: thấy rõ trên phim nghiêng

+ Hình ảnh bờ khớp nham nhở

+ Đường viền của khớp mờ

*Giai đoạn muộn hơn

- Khe khớp hẹp nhiều hơn

- Đốt sống bắt đầu xẹp hình chêm

- Bề mặt khớp bị phá hủy nham nhở

- Hình ảnh các ổ lao ở xương dưới sụn

- Hình ảnh áp xe lạnh: là hình mờ hình thoi bao quanh ổ tổn thương.

*Giai đoạn muộn hơn nữa

- Đốt sống bị phá hủy hoàn toàn, không còn hình dạng bình thường

- Cột sống bị gập góc ra trước, tương ứng với điểm gù trên lâm sàng

- Đốt sống có thể trật sang bên hoặc ra sau, đè vào tủy sống gây liệt.

*Giai đoạn di chứng

- Đặc xương ở các ổ lao

- Vôi hóa quanh cột sống

- Dính các đốt sống

*Phân biệt:

- Chấn thương cột sống

- Ung thư di căn đốt sống

- Viêm đĩa đệm không do lao

- Cột sống biến dạng bẩm sinh

- Gù đau thiếu niên (Schuermann)

- Viêm cột sống dính khớp...

Câu 61: Hình ảnh XQ của u TB khổng lồ, u xương sụn, u sụn lành tính?

1.U TB khổng lồ

- Là u của hủy cốt bào

- Vị trí hay gặp: quanh gối, đầu ra xương cánh tay, có thể gặp ở xương chậu, xương cột sống.

- ổ khuyết xương có vách ngăn mỏng tạo hình bọt xà phòng

- Vỏ xương mỏng, phồng ra (dấu hiệu thổi vỏ)

- Không có viền đặc xương xung quanh, không có phản ứng màng xương

- Tuổi 20- 40

- Hình ảnh thấu quang ở đầu xương

- Lệch trục

- Khi u phá vỡ vỏ xương, xâm lấn phần mềm chuyển sang ác tính

2.U xương sụn

- Gọi là chồi xương (Exostosis)

- Là bệnh lý bẩm sinh

- Có thể thoái hóa thành ác tính

- Có thể gặp ở nhiều nơi trong cơ thể.

- Vị trí phát triển ở vùng hành xương của xương dài

- Hay gặp ở vị trí đầu dưới xương đùi, đầu gần của xương chày, xương mác, đầu gần xương cánh tay

- Có thể gặp ở các xương dẹt: xương bả vai, xương sườn...

- Không phát triển khi bộ xương trường thành.

- Hình ảnh tổn thương là hình chồi xương: Phần xương mọc thêm có cấu trúc giống như xương bình thường

- Có thể vôi hóa ở trong

- Đầu của chồi xương có thể sùi lên.

- Khi tổn thương phát triển nhanh, phá vỡ kiến trúc xương và xâm lấn xung quanh: U chuyển sang ác tính (đặc biệt hay gặp ở vùng xương chậu).

3.U sụn lành tính

- Hay gặp ở những đốt bàn-ngón tay, chân

- Là hình ảnh thấu quang

- Bên trong có vôi hóa lấm chấm hoặc những vôi hóa lớn có hình bỏng ngô (Popcorn).

- Ollier: Nhiều u sụn

- HC Maffucci: u sụn nhiều nơi kèm theo nhiều u máu thể hang phần mềm.

Câu 62: Trình bày hình ảnh ung thư xương?

1.Đại cương Ung thư xương (Osteosarcoma) 

- Có 3 thể

- Tuổi thường gặp : ở người trẻ. Đối với châu Âu có thể gặp ở người nhiều tuổi trên cơ địa bệnh Paget.

- Vị trí thường gặp: vùng hành xương ở xương dài: quanh khớp gối, đầu gần xương cánh tay.

*Thể tiêu hủy

- Hình khuyết xương ở vùng hành xương

- Có hình ảnh bong màng xương tạo thành tam giác Codmann

- Phát triển nhanh làm phá vỡ vỏ xương

- Xâm lấn phần mềm xung quanh tạo thành hình cỏ cháy.

*Thể đặc xương:

- Là hình ảnh những vùng mờ đậm, đôi khi có những vệ sáng ở đầu xương

- Tổn thương lan nhanh, xâm lấn vào phần mềm.

- Có hình ảnh sùi như súp lơ.

*Thể màng xương:

- Lúc đầu là hình ảnh bong màng xương

- Những vệt mờ ở phía trong ống tủy

- Phát triển nhanh làm phá vỡ kiến trúc xương

- Những gai xương mọc vuông góc với thân xương (Hình răng lược)

- Xâm lấn phần mềm hình cỏ cháy.

 

Câu 63: Trình bày hình ảnh của ung thư liên võng?

1.Ung thư liên võng (Ewing’s sarcoma) 

- Được mô tả lần đầu bởi James Ewing năm 1920

- Là ung thư xương

- Có thể ở ngoài xương (Rất hiếm)

- Tuổi thường gặp ở thiếu niên: 5 đến 25. Hiếm khi trên 30 tuổi. Đỉnh là khoảng 10-15

- Nam>Nữ

- Vị trí thường gặp ở thân xương dài: xương đùi, xương mác, xương cẳng tay

- Nhạy cảm với tia xạ

- Biểu hiện ban đầu là những vệt sáng từ trong ống tủy

- Lan ra phần vỏ xương làm ống tủy rộng ra

- Phá vỡ kiến trúc xương

- Gãy xương tự phát

- Bồi đắp màng xương theo hình vỏ hành

2.Đa u tủy

- Đa u tủy (Kahler)  : Là u của dòng tương bào (Plasmocytoma). Gặp ở người nhiều tuổi (>50). Nam >Nữ

- Vị trí thường gặp: đầu tiên ở xương dẹt: sọ, chậu, sườn.

-Đặc điểm tổn thương:

+ Hình ảnh điển hình là lỗ đột xương (Punched-out)

+ Kích thước của lỗ đột xương có thể to hoặc nhỏ

+ Xung quanh có viền đặc xương

+ Có thể thổi vỏ

+Không có phản ứng màng xương.

+Xương mất vôi

+Có thể mất hẳn một đoạn xương

+Gãy xương tự phát; xương sườn, xẹp cột sống

Câu 64: Trình bày hình ảnh di căn xương và nêu sự khác biệt giữa u xương lành tính và ác tính

1.Di căn đến xương: Có 3 thể:

*Thể tiêu xương

- Nhiều hốc nhỏ, giới hạn không rõ, hình tròn hoặc bầu dục

- Phá hủy kiến trúc của xương, có hình ảnh “mọt gặm” (Mottle-eaten)

- Nếu ở cột sống: phá hủy mắt sống: Hình ảnh đốt sống chột

- Mất hòa toàn một đoạn xương.

*Thể đặc xương

- Khu trú: một đoạn xương tăng thấu quang

- Đốt sống ngà

- Hình ảnh đặc xương dạng bông; những ổ đặc xương nhỏ, ranh giới không rõ

- Hay gặp trong M tiền liệt tuyến, vú, Hodgkin...

- Cần phân biệt với bệnh Paget.

*Thể hỗn hợp

- Cả đặc xương và tiêu xương cùng phối hợp trên một bệnh nhân.

2.So sánh u lành tính và ác tính

2.1.U lành tính

- Ranh giới rõ.

- Không phá vỡ vỏ xương.

- Còn kiến trúc xương bình thường.

- Không có phản ứng màng xương

- Không xâm lấn phần mềm

- Phát triển chậm

- Không di căn.

2.2U ác tính

- Ranh giới không rõ.

-  phá vỡ vỏ xương.

- Không Còn kiến trúc xương bình thường.

-  có phản ứng màng xương, xương mọc thêm hình răng lược

-  xâm lấn phần mềm hình cỏ cháy

- Phát triển nhanh

- di căn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro