cgbdfghdfgg bfgsdvv

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chính sách của Việt Nam trong khủng hoảng

Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Hằng

                                                                       Lớp Anh 8, QTKDQT, K49

Năm 2007, khủng hoảng kinh tế bùng lên từ Mĩ tạo thành cơn bão tài chính lan tràn khắp các nước trên toàn thế giới. Việt Nam cũng như hàng loạt các quốc gia châu Á khác đã chịu ảnh hưởng nặng nề do tác động gián tiếp của cuộc khủng hoảng. Năm 2009, khi thế giới chạm đáy khủng hoảng, Việt Nam là một trong 12 quốc gia trên thế giới đạt tốc độ tăng trưởng dương trong năm. Theo đánh giá quốc tế, Việt Nam đã vượt qua khủng hoảng 1 cách đáng kinh ngạc và với mức tăng trưởng GDP 5,32%, Việt Nam được đánh giá cao hơn so với các nước láng giềng Đông Nam Á trong việc hồi phục nền kinh tế. Việt Nam đã thần kì vượt qua khủng hoảng bằng những chính sách khéo léo và chiến lược của mình trong từng giai đoạn khủng hoảng.

Tác động của cuộc khủng hoảng đến Việt Nam

Nhìn chung, khủng hoảng tài chính tại Mĩ không ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến Việt Nam. Bởi vì chúng ta chưa có nhiều giao dịch với các trung tâm tài chính là luồn dịch chuyển tiền trên thế giới. Tuy nhiên nói vậy, nhưng chúng ta cũng bị tác động nhất định đến thị trường tài chính – tiền tệ một khi đã xóa bỏ hàng rào thuế quan khi gia nhập WTO vào 1/2007. Mĩ là nền kinh tế lớn nhất thế giới đồng thời lại chiếm 30% tổng sản lượng và chu chuyển vốn thị trường thế giới.  Như vậy, bất kì 1 quốc gia nào hội nhập chung với nền kinh tế thế giới đều chịu tác động của cuộc khủng hoảng.

Chúng ta bị tác động như thế nào???

Tác động đầu tiên mà ta nhìn thấy là thương mại quốc tế của Việt Nam. Một khi người tiêu dùng Mĩ thắt chặt hầu bao, các doanh nghiệp xuất khẩu của ta sẽ gặp không ít khó khăn. Với Việt Nam, xuất khẩu chiếm 60%GDP của chúng ta, trong đó Mĩ là 1 trong những bạn hàng quan trọng nhất của ta. Đấy là chưa kể các mặt hàng xuất khẩu của ta chủ yếu là các mặt hàng thô, chưa qua chế biến trong khi giá nguyên liệu thế giới đang có xu hướng giảm đồng thời sự eo hẹp tài chính hạn chế khả năng nhập khẩu. Khủng hoảng tài chính càng khiến kim ngạch xuất nhập khẩu của chúng ta giảm sút.

Tiếp theo là thị trường tài chính. Lo ngại về khả năng xuống giá của đồng USD, người dân có thể rút USD khỏi ngân hàng hoặc bán đồng USD ra để mua tiền Việt và gửi vào. Nó có thể làm cấu trúc tài sản của ngân hàng rơi vào thế bất lợi.

Thị trường bất động sản chịu tác động tiêu cực khi bong bóng nhà đất của Mĩ bắt đầu vỡ vào năm 2006. Giá cả có thể xuống thấp hơn nữa. Mà bất động sản xuống thì ngân hàng cũng chịu tác động vì thế chấp ở ngân hàng chủ yếu là bất động sản.

Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có thể sẽ chững lại, thậm chí vốn cam kết cũng trễ hơn bởi khoảng 80% vốn đầu tư vào Việt Nam là đi vay. Trong khi tình hình tài chính thế giới đang khủng hoảng thiếu tín dụng nghiêm trọng. Các nhà đầu tư một khi không đi vay được sẽ khó giải ngân vào VN

Thị trường chứng khoán VN chưa tham gia vào hệ thống thị trường chứng khoán thế giới nên ảnh hưởng không lớn. Lo ngại nhất là phần lớn các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi Việt Nam và như vậy, một lượng lớn ngoại tệ sẽ ra khỏi Việt Nam. Chiếm khoảng 20% tổng vốn, nếu họ ồ ạt rút vốn sẽ khiến thị trường bị biến động mạnh.

Tổng quan về nền kinh tế: dễ lâm vào suy thoái do đầu tư suy giảm và tiêu dùng cũng hạn chế

Tất cả những lo ngại trên đã trở thành hiện thực và buộc các nhà hoạch định chính sách của chúng ta phải đưa ra những giải pháp kịp thời và  hiệu quả để đương đầu với hàng loạt diễn biến mới của nền kinh tế nước nhà.

Năm 2008, khi khủng hoảng đang đang leo thang. Các quốc gia đang chìm sâu trong suy thoái. Việt Nam cũng không ngoại lệ.

    Sau khi kiềm chế lạm phát 2 con số từ cuối năm 2007, đầu 2008, chúng ta bắt đầu đương đầu với những sóng gió mới trong trong nguy cơ suy giảm kinh tế.

1.     Năm 2008 chứng kiến sự tăng giá các loại nguyên liệu đầu vào như xăng dầu chẳng hạn: đạt mức tăng giá từ 14500VND lên 19000VND, các loại hàng hóa cũng đồng loạt tăng giá, chi phí sản xuất lên cao, chịu anhr hưởng nặng nề nhất là ngành giao thông vận tải khi các tài xế đòi tăng lương, các hãng hàng không hàng loạt báo lỗ và hoãn các chuyến bay, thị trường chứng khoán thì choáng váng trước cuộc tháo chạy của  các nhà đầu tư.

2.     Lạm phát lên đến đỉnh điểm vào tháng 7, sau cơn sốt gạo và cú sốc xăng dầu. Dự báo CPI của cả năm là vào khoảng 20% nhưng trên thực tế từ giữa năm trở đi, các tháng luôn đạt trên 25% và đạt mức kỉ lục là 28,32% vào tháng 8

3.     Kinh tế Việt Nam đang có những dấu hiệu của sự suy thoái. Có thể thấy rõ những biểu hiện như: tiêu dùng suy giảm, chỉ số CPI âm 3 tháng liên tiếp, sản xuất kinh doanh thì trì trệ, kim ngạch xuất nhập khẩu thì giảm sút, nguồn thu ngân sách giảm khi giá dầu thô và nguyên liệu đầu vào giảm mạnh.

4.     Nhật ngừng trợ cấp vốn ODA cho Việt Nam vào đầu tháng 12 do dù cả 2 bên đã đi đến thống nhất về khoản vay 65 tỷ Yên cho 3 dự án ở Hà Nội và Hải Phòng trước đó.

5.     VNI sụt giảm 70% giá trị. VNI khởi động trên mức 921 điểm nhưng về cuối năm lại sát mốc 300. Bức tranh thị trường chứng khoán ngày một ảm đạm

6.     Bong bóng bất động sản xì hơi. Năm 2007, bong bóng nhà đất căng phồng lên bởi các yếu tố ảo thì năm 2008 lại xì hơi khi nguồn vốn cho vay của ngân hàng thiết chặt. Giá cả giảm sút, có dự án sụp giảm đến 60-70%, rồi các cuộc kiện tụng chưa từng có liên quan đến bán khống nhà đất càng làm cho thị trường bất  động sản đi vào bế tắc.

7.     Ngân hàng chao đảo trong khủng hoảng. Các chính sách tiền tệ đã có công lớn trogn lạm phát nhưng lại tạo ra những cú sốc với các nhà doanh nghiệp và ngay với cả các ngân hàng. Ngân hàng thương mại đã đứng trước tình cảnh thừa vốn mà chẳng thể cho vay, hơn nữa, sản xuất trì trệ nên cũng không có người đi vay.

8.     Giá đô tăng khi Việt Nam khi tình trạng nhập siêu diễn ra. Càng về cuối năm, nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán công nợ và đặc biệt là để nhập khẩu vàng tăng vọt càng đẩy giá USD lên. Hơn nữa, các tin tức về việc phá giá tiền đồng , cấm rút tiền bằng ngoại tệ… lại có dịp lan truyền khiến cho lòng tin vào nội tệ  càng suy giảm.

9.     Tâm lý bầy đàn của người Việt đã đẩy giá vàng lên cao và vượt qua ngưỡng của thế giới. Bên cạnh đó, nhiều kẻ đầu cơ khiến giá vàng bị đẩy lên cao đồng thời bán tháo chạy khiến cho giá vàng nhiều lục rơi tọt xuống mức 900k/lượng.

10.  GDP tăng trưởng chậm, duy trì ở mức 5,5 -6% /năm

11.  Thương mại quốc tế của nước ta chịu tác động nghiêm trọng nhất. Theo Bộ Công thương, do thị trường bị thu hẹp, thiếu các đơn đặt hàng mới, nên kim ngạch xuất khẩu quý I ước đạt 13,479 tỷ USD, tăng 2,42% so với quý I/2008.

Các nhà hoạch định chính sách đã có những bước đi đúng đắn trong việc tháo gỡ từng khó khăn trong thời kì này bằng việc vận dụng linh hoạt 2 công cụ: chính sách tiền tệ và tài khóa

Ở đây, chúng ta chỉ xét đến các biện pháp của Chính Phủ trong việc khắc phục suy thoái do khủng hoảng gây ra. Các vấn đề nảy sinh trong năm như  tăng giá các loại nguyên liệu đầu vào cùng với các biện pháp xử lý của nhà nước hay nối lại vốn ODA,…   sẽ không được đề cập tới

Đầu tiên, việc suy giảm kèm lạm phát của Việt Nam là hậu quả của suy giảm tổng cầu và cung của nền kinh tế. Từ sau cuộc khủng hoảng, suy thoái xảy ra trong nền kinh tế toàn cầu. Hàng hóa sản xuất ra không có người mua, cả nền kinh tế gặp khó khăn. Ở Việt Nam, vấn đề gặp khó khăn hơn khi tổng cầu giảm, khiến các doanh nghiệp bi quan về tình hình kinh doanh, đã giảm đầu tư, bên cạnh đó, việc sử dụng không hiệu quả nguồn lực trong nước khiến tổng cung giảm 1 lượng lớn tổng cầu. Chính vì vậy,Việt Nam vừa rơi vào suy thoái, vừa lạm phát.

Đến đây, nhà nước đứng trước 2 sự lựa chọn: chế ngự lạm phát hay suy thoái. Chúng ta không thể cùng lúc xử lý cả 2 vấn đề cùng 1 lúc. Nếu chúng ta giảm phát, nghĩa là cần phải giảm cầu, nhà nước phải thắt chặt chi tiêu, tuy nhiên cách này làm cho chúng ta càng lúc càng lấn sâu vào suy thoái. Còn ngược lại, để giải quyết suy thoái, chúng ta phải tăng cầu , lúc này đường AD dịch chuyển sang bên phải đẩy mức giá chung lên cao hơn nữa.

Chúng ta đã ưu tiên giải quyết vấn đề suy thoái trước, đồng thời cũng hạn chế dần lạm phát.

Các biện pháp kích thích đầu tiên được đưa ra ngay những ngày đầu năm 2009 khi Chính phủ và các cơ quan thấy rõ khó khăn nội tại nền kinh tế và tiên liệu tác hại khôn lường của suy thoái toàn cầu. Gói kích cầu trị giá 8 tỷ USD gây tranh cãi trong suốt quá trình thực hiện và có cả những tác dụng phụ dễ thấy như nguy cơ lạm phát do tăng trưởng tín dụng nhanh, sức ép giảm giá đồng nội tệ... Song hiệu quả của nó không thể phủ nhận, đã “giải cứu” nền kinh tế khỏi nguy cơ suy giảm mạnh hơn nữa và tạo sự hỗ trợ cần thiết cho doanh nghiệp.

Gói kích cầu đã nhanh chóng phát huy tác dụng của mình. Để kích thích đầu tư, nhà nước không chỉ hỗ trợ lãi suất 4% cho các doanh nghiệp trong diện hỗ trợ mà còn giảm một số loại thuế như thuế thu nhập, thuế VAT…

 Chính sách tiền tệ mở rộng cũng phát huy vai trò của mình. Năm 2007, với việc tung một khối lượng lớn tiền đông để mua ngoại tệ từ các nguồn đổ vào nước ta đã làm tăng lượng tiền trong lưu thông với mức tăng trên 30%, hạn mức tín dụng cũng tăng cao, mức tăng 38%. Ngân hàng nhà nước mua lại các trái phiếu chính phủ đã phát hành để bơm tiền vào nền kinh tế, giảm lãi suất cho vay, kích thích đầu tư. Công cụ tỷ giá đã tạo nên 1 cú hích cho nền kinh tế. Phá giá tiền đồng 3 lần trong chưa đầy 1 năm, đồng VND giảm xuống 20 000 VND ăn 1 USD. Các nhà hoạch định chính sách mong nhanh chóng đẩy xuất khẩu lên cứu vãn sản lượng quốc gia.

Như chúng ta đã phân tích, một khi kích thích để kinh tế thoát khỏi suy thoái thì chúng ta không tránh khỏi làm lạm phát lên cao. Hạn chế lạm phát sau khi giải tỏa nỗi lo về suy thoái là điều cấp kíp. Năm 2008 chứng kiến CPI tăng cao nhất trong thập kỉ qua.

Hàng loạt các biện pháp được thi hành, tận dụng tối đa công cụ nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất để kiềm chế lạm phát. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dgfd#fbb