ch. 5 chỉ số

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 5: Chỉ số

Câu 1: Chỉ số là số tương đối. Vì vậy tất cả các số tương đối đều là chỉ số.

Đáp án: Sai.

Vì: + Số tương đối động thái: hình thành chỉ số phát triển: cùng loại, cùng không gian, khác thời gian.

+ Số tương đối không gian: hình thành chỉ số không gian.

+ Số tương đối kế hoạch: hình thành chỉ số kế hoạch.

+ Số tương đối kết cấu: phản ánh tỷ trọng từng bộ phận trong tổng thể -> không hình thành chỉ số tương ứng.

+ Số tương đối cường độ: biểu hiện khác loại, cùng mức độ -> không hình thành chỉ số.

Câu 2: Đặc điểm của phương pháp chỉ số là khi có nhiều nhân tố cùng tham gia tính toán, một số nhân tố được cố định, một số nhân tố còn lại thay đổi.

Đáp án: Sai.

Vì: Đặc điểm của phương pháp chỉ số là khi có nhiều nhân tố cùng tham gia tính toán, chỉ có một nhân tố thay đổi, các nhân tố còn lại cố định.

Câu 3: Tác dụng của phương pháp chỉ số là biểu hiện biến động của hiện tượng kinh tế xã hội qua các địa điểm khác nhau.

Đáp án: Chưa đủ.

Vì: Phương pháp chỉ số có 4 tác dụng là:

+ Biểu hiện biến động của hiện tượng qua thời gian (cùng không gian).

+ Biểu hiện biến động của hiện tượng qua những điều kiện không gian khác nhau (cùng thời gian).

+ Biểu hiện các nhiệm vụ kế hoạch hoặc tình hình thực hiện kế hoạch về các chỉ tiêu kinh tế.

+ Phân tích vai trò và ảnh hưởng của từng nhân tố đối với biến động của toàn bộ hiện tượng kinh tế phức tạp.

Câu 4: Chỉ số phát triển biểu hiện biến động của hiện tượng trong điều kiện thời gian, không gian khác nhau.

Đáp án: Sai.

Vì: Chỉ số phát triển biểu hiện biến động của hiện tượng trong điều kiện cùng loại, cùng không gian, khác thời gian.

Câu 5: Chỉ số không gian biểu hiện biến động của hiện tượng trong điều kiện thời gian, không gian khác nhau.

Đáp án: Sai.

Vì: Chỉ số không gian biểu hiện biến động của hiện tượng trong điều kiện cùng loại, cùng thời gian, khác không gian.

Câu 6: Phương pháp chỉ số là phương pháp mang tính chất tổng hợp, không mang tính chất phân tích.

Đáp án: Sai.

Vì: Tác dụng lớn nhất của phương pháp chỉ số là: phân tích sự biến động của từng nhân tố.

Câu 7: Quyền số trong chỉ số và quyền số trong số bình quân chỉ khác nhau ở tác dụng.

Đáp án: Sai.

Vì:

Quyền số trong số bình quân Quyền số trong chỉ số

+ Cách tính: Giống nhau ở cả tử số và mẫu số.

+ Tác dụng: Số lần xuất hiện bao nhiêu

mức độ phổ biến của từng tổ. + Tác dụng:

- Bảo đảm chỉ số tính ra có ý nghĩa kinh tế và hiện thực.

- Bảo đảm chỉ số tính ra phản ánh đúng đắn sự biến động của nhân tố nghiên cứu và của hiện tượng nghiên cứu.

+ Chỉ tính tổng tần số, không cần xác định rõ ràng kỳ nghiên cứu hay kỳ gốc. + Việc chọn hay khác nhau.

luôn luôn coi trọng quyền số đó gắn với thời gian nào. (Vì bản chất quyền số hoàn toàn khác nhau)

Câu 8: Khi dùng phương pháp chỉ số bình quân để tính chỉ số phát triển cho giá cả thì quyền số của chỉ số đó là lượng hàng hóa tiêu thụ kỳ nghiên cứu.

Đáp án: Chưa đủ.

Vì: Khi dùng phương pháp chỉ số bình quân để tính chỉ số phát triển cho giá cả ( ) thì quyền số của chỉ số đó là lượng hàng hóa tiêu thụ kỳ nghiên cứu ( ); hoặc tỷ trọng từng bộ phận của kỳ nghiên cứu ( .

Câu 9: Trong chỉ số không gian, chỉ số toàn bộ bằng tích các chỉ số bộ phận.

Đáp án: Sai.

Vì: Chọn quyền số khác nhau: ;

Câu 10: Trong chỉ số kế hoạch, chỉ số toàn bộ bằng tích các chỉ số bộ phận.

Đáp án: Đúng.

Vì: ;

Câu 11: Khi tính chỉ số giá cả giữa hai thị trường A và B, ta sử dụng quyền số là tổng khối lượng hàng hóa tiêu thụ ở cả hai thị trường cho từng mặt hàng.

Đáp án: Đúng.

Vì: ( )

Câu 12: Nếu tính chỉ số không gian cho khối lượng hàng hóa tiêu thụ trên hai thị trường A và B thì quyền số chỉ có thể là giá cố định của từng mặt hàng do Nhà nước quy định.

Đáp án: Sai.

Vì: + Quyền số là số cố định ( ):

+ Quyền số là giá cả bình quân từng mặt hàng:

;

Tương tự câu 12 ta có câu 13 và 14:

Câu 13: Nếu tính chỉ số không gian cho khối lượng hàng hóa tiêu thụ trên hai thị trường A và B thì quyền số có thể là giá cố định của từng mặt hàng do Nhà nước quy định.

Đáp án: Đúng.

Câu 14: Nếu tính chỉ số không gian cho khối lượng hàng hóa tiêu thụ trên hai thị trường A và B thì quyền số là giá cố định của từng mặt hàng do Nhà nước quy định.

Đáp án: Chưa đủ.

Câu 15: Chỉ số cấu thành khả biến nghiên cứu đồng thời biến động của bản thân tiêu thức nghiên cứu và kết cấu của tổng thể đến biến động của chỉ tiêu bình quân.

Đáp án: Đúng.

Vì:

Câu 16: Chỉ số cấu thành cố định phản ánh biến động của tổng lượng biến tiêu thức đến biến động của chỉ tiêu bình quân.

Đáp án: Sai.

Vì:

Chỉ số cấu thành cố định phản ánh biến động của bản thân tiêu thức đến biến động của chỉ tiêu bình quân.

Câu 17: Có nhiều mô hình chỉ số khác nhau phân tích biến động của tổng lượng biến tiêu thức.

Đáp án: Đúng.

Vì: Nghiên cứu biến động của tổng lượng biến tiêu thức có ít nhất là hai mô hình.

Ví dụ: Nghiên cứu tổng CFSX:

.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro