Full

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: Trình bày quy luật cơ bản về Âm Dương? Vị trí tác dụng huyệt quang nguyên du?

Quy luật cơ bản về Âm Dương

1. Âm Dương đối lập nhau là sự mâu thuẫn, đấu tranh và chế ước giữa hai mặt Âm Dương

2. Âm Dương hỗ căn là sự nương tựa lẫn nhau

3. Âm Dương tiêu trưởng nói lên sự vận động không ngừng, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt âm dương

4. Âm Dương cân bằng âm dương luôn lặp lại thế cân bằng, thế bình quân giữa hai mặt

Từ quy luật vận dụng vào y học thấy các phạm trù: sự tương đối và tuyệt đối, trong dương có âm, trong âm có dương, bản chất và hiện tượng

Huyệt quang nguyên du

- Vị trí: góc sườn cuối và xương hông đầu

- Tác dụng: Điều trị táo bón, đầy hơi, tích thực, ỉa chảy, tiêu hóa không tốt.

Câu 2: Trình bày quy luật cơ bản về ngũ hành? Vị trí tác dụng huyệt vĩ căn?

Quy luật cơ bản của ngũ hành: sự vận động chuyển hóa của các vật chất trong thiên nhiên và trong phủ tạng trong cơ thể.

Quy luật tương sinh là quy luật hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau

Quy luật tương khắc là quy luật ức chế, kìm hãm lẫn nhau để ngăn ngừa sự thái quá.

Tổng hợp quan hệ tương sinh tương khắc của ngũ hành với nhau gọi là quan hệ chế hóa, nói lên sự tương quan toàn diện, sự thúc đẩy hạn chế lẫn nhau, sự vận động không ngừng để duy trì sự cân đối của toàn bộ hoặc cục bộ. Đây là hiện tượng bình thường.

Quy luật trái thường của ngũ hành là quy luật tương thừa, tương vũ

- Quy luật tương thừa là hành nọ khắc hành kia quá mạnh

Ví dụ: tâm khắc phế, tâm khắc phế quá mạnh sẽ gây hiện tượng mất ngủ, phải bổ phế, an thần.

- Quy luật tương vũ: hành nọ không khắc hành kia

Ví dụ: bình thưởng thổ khắc thủy, nếu thổ không khắc được thủy sẽ gây ứ nước trong bệnh tiêu chảy kéo dài, dẫn đền phù nề. Khi chữa phải kiện tỳ, lợi niệu.

Huyệt vĩ căn

- Vị trí: Giữa hai gai đuôi 2,3

- Tác dụng: Chữa bí đái, táo bón, bệnh về đường sinh dục

Câu 3: Học thuyết Tạng, Tượng? Tạng là gì, Tượng là gì? Vị trí, tác dụng huyệt thiên bình?

Học thuyết tạng tượng cho rẳng mọi hoạt động sinh lý của cơ thể là ngũ tạng lục phủ thông qua hệ thống kinh lạc đem các tổ chức khí quan của cơ thể liên kết thành một khối chỉnh thể hữu cơ nương tựa lẫn nhau, chế ước lẫn nhau, khi phát sinh bệnh tật thì ảnh hưởng lẫn nhau.

Tạng là những khí quan có chức năng tang trữ tinh khí, là cơ quan tổ chức trong cơ thể như tâm, can, tỳ, phế.

Tượng là hiện tượng của hình thái sinh lý của nội tạng phản ánh ra bên ngoài cơ thể như đởm vị, tiểu trường, đại trường, bàng quang mang chức năng vận chuyển thức ăn tiêu hóa, hấp thu, bài tiết.

Là một học thuyết theo sự chỉ đạo quan điểm "cơ thể và hoàn cảnh bên ngoài là một thể thống nhất" quan sát cẩn thận và nghiên cứu nhiều lần ở cơ thể sống, đồng thời thông qua chứng nghiệm thực tiễn, chữa bệnh lâu dài và dùng thuyết âm dương, ngũ hành để nói rõ thêm.

Học thuyết Tạng Tượng có nhận thức dưới đây:

- Mỗi tạng không chỉ là thực chất cơ quan trong giải phẫu mà bao gồm cơ năng hoạt động sinh lý, trong đó và mối liên hệ hữu cơ giữa tạng đó với các tạng khác.

- Hệ thống hoạt động của tổ chức cơ quan dựa vào mqh lẫn nhau trong hoạt động sinh lý của các tạng tượng mà phân chia ra.

- Học thuyết phản ánh đầy đủ sự thống nhất trong nội bộ cơ thể và sự thống nhất giữa cơ thể với hoàn cảnh bên ngoài.

Trong những cơ quan tổ chức này theo tính chất và công năng của chúng để phân loại quy nạp, chia thành ngũ tạng lục phủ, phủ kỳ hằng, ngũ quan, cửu khiếu, tinh khí thần....

Huyệt thiên bình:

- Vị trí: mỏm gai lưng 13 hông 1

- Tác dụng: Chữa bí đái, đái ra máu, ỉa ra máu và 1 số bệnh có chứng xuất huyết.

Câu 4: Khái niệm về "Tâm" trong lý luận Đông Y? Vị trí, tác dụng huyệt vĩ căn?

Tâm

- Tâm chủ thần minh là hoạt động tinh thần ý thức tư duy chức năng sinh lý vỏ đại não

- Tâm chủ huyết mạch, tuần hoàn khí huyết và vận chuyển chất dinh dưỡng. Mạch là đường dẫn huyết. Huyết tác dụng dinh dưỡng toàn thân.

- Tâm khai khiếu ở lưỡi

- Tâm chủ hãn

Huyệt vĩ căn

- Vị trí: mỏm gai khum cuối và đốt đuôi dầu

- Tác dụng: Điều trị táo bón, ỉa chảy, lòi dom, sa âm đạo, sa tử cung, sốt lợi sản, tiểu kết tràng niệu đạo.

Câu 5: Khái niệm về can trong lý luận đông y? Vị trí tác dụng huyệt khai phong?

- Can tàng huyết khác với tâm chủ huyết (vận hành) chủ việc điều tiết lượng máu.

- Can chủ sơ tiết bộ phận bổ dương khí toàn thân, can huyết không đủ gân không được nuôi dưỡng, chân tay co quắp, mệt mỏi suy nhược.

- Can chủ gân móng là phần thừa của gân, tinh hoa của can phô ra ở móng. Gân bám vào xương sự co duỗi của gân chủ về sự vận động của khớp xương. Sự dinh dưỡng cho gân nhờ sự cung cấp của can.

- Can chủ nộ

- Can khai khiếu ở mắt

Huyệt khai phong

- Vị trí: mỏm gai giữa khum 4 và 5

- Tác dụng: trợ thai, cường thận, chữa cảm nóng, bí đái, phong thấp, không chửa đẻ.

Câu 6: Khái niệm của tỳ trong lý luận đông y? Vị trí, tác dụng huyệt khí môn?

Tỳ nghĩa rộng tương đương với chức năng tiêu hóa, nghĩa hẹp là chức năng hấp thu của ruột non có thể ghép lách, tuyến tiêu hóa.

- Tỳ chủ vận hóa: Tỳ làm nhừ thức ăn có sự hỗ trợ của mệnh môn (tuyến thượng thận)

- Tỳ vận hóa nước kém gây phù nề do thiếu dinh dưỡng

- Tỳ có chức năng ích khí, nói đến chính khí của cơ thể. Tên khí + nguyên khí = chính khí.

- Tỳ chủ nhiếp huyết giữ máu trong mạch đảm bảo máu vận hành thông suốt, không gây hiện tượng chảy máu (chảy máu do Tỳ gây ra phải kiện tỳ)

- Tỳ chủ cơ nhục khai khiếu ở miệng thể hiện ra môi

- Tỳ chủ khí thăng. Tỳ khí hư làm trung khí hạ hãm dẫn đến sa dạ dày, sa tử cung, sa âm đạo

Huyệt khí môn:

- Vị trí: điểm giao nhau từ góc hông => vĩ căn, u ngồi => huyệt bách hội

- Tác dụng: thông kinh lạc, an thai, chữa phong thấp, không chửa đẻ.

Câu 7: Khái niệm phế trong lý luận đông y? Vị trí, tác dụng huyệt bách hội?

Phế

- Chủ khí

- Chủ điều tiết giúp cho tâm (vòng tuần hoàn nhỏ) khí hành huyết thông

- Chủ túc giáng (phế nguồn nước trên không có khả năng tuyên giáng, ảnh hưởng đến bài tiết tắc trở gây phù nề. Chữa bệnh phù phải thông khí phế.

- Chủ thanh khai khiếu ở mũi

Huyệt bách hội

- Vị trí: giữa mỏm gai hông cuối và khum đầu

- Tác dụng: thông kinh lạc, chữa đau vùng hông, đầy bụng, ỉa chảy, sa âm đạo, sa trực tràng, phong thấp, điều tiết các tạng khí.

Câu 8: Khái niệm thận trong lý luận đông y? Vị trí tác dụng huyệt yếu đới?

Thận

- Thân tang tinh

+ Tinh đực, cái giao hợp là nguồn gốc bảo tồn giống được gọi là tinh tiên thiên (tinh sinh dục)

+ Tinh hậu thiên dinh dưỡng, thức ăn còn dư lại tích ở thận khi cần thiết thì cung cấp cho cơ thể sử dụng

Thận tang tinh tốt thể hiện ở con ngươi.

- Thận chủ mệnh môn tuyến thượng thận, tuyến sinh dục, mệnh môn là cửa ngõ của sinh mệnh. Thận âm và thận dương hòa hợp nhịp nhàng duy trì sự sinh trưởng phát dục bình thường.

- Thận chủ thủy: Thận tàng tinh, tinh sinh tủy, tủy dưỡng cốt, tủy tạo huyết

- Thận chủ cốt sinh tủy

- Thận khai khiếu ở tai, nhị âm và vinh nhuận ra tóc

Huyệt yếu đới

- Vị trí: mỏm ngang đốt sống hông 3,4

- Tác dụng: Giảm đau, phong thấp vùng lưng, thông kinh lạc

Câu 9: Lục phủ là gì, kể tên? Vị trí, tác dụng huyệt an thận?

Lục phủ: liên hệ với ngũ tạng, nhiệm vụ của lục phủ là thu nhận truyền tống hoặc chuyển giao các phủ với nhau. Đởm liên hệ với can để truyền tống mật, bang quang liên hệ với thận để truyền tống nước tiểu, đại tràng liên hệ với phế để truyền tống cặn bã, tiểu trường liên hệ với tâm để truyền tống chất không tiêu hóa được xuống đại trường, tam tiêu liên hệ với tâm bào để truyền tống chất nước, vị liên hệ với tỳ để đưa dinh dưỡng đi (tân dịch)

Lục phủ bao gồm: đởm, vị, tiểu tràng, đại tràng, bang quang, tam tiêu.

Huyệt an thận

- Vị trí: mỏm gai đốt sống hông 3, 4

- Tác dụng: điều trị đau vùng lưng, dạ cỏ đầy hơi, đau thận, bí đái, sát nhau, không ăn cỏ

Câu 10: Trình bày về tam tiêu trong lý luận đông y? Vị trí, tác dụng huyệt thận môn?

Tam tiêu là đường nguyên khí phân bổ thức ăn chuyển hóa ra vào, chủ khí, chủ thủy, coi toàn bộ hoạt động khí hóa trong cơ thể.

- Thượng tiêu: từ miệng đến thượng vị dạ dày, ở đó chứa đựng phế tâm, bảo đảm việc thu nạp không khí và quá trình khí hóa trong cơ thể?

- Trung tiêu: từ thượng vị dạ dày đến hạ vị dạ dày

+ Chín nhừ thức ăn nước uống, chưng hóa tân dịch

+ Tiếp thu tinh khí của thủy cốc, hóa sinh ra tinh khí

- Hạ tiêu: từ rốn đến hậu môn chứa đựng thận, bàng quang và đại trường. Công dụng chủ yếu của hạ tiêu là gạn lọc chất thanh, chắt lọc bài tiết chất bỏ đi, khí của hạ tiêu đi xuống đưa ra mà không nhận vào

Huyệt thận môn

- Vị trí: Giữa mỏm gai đốt hông 2,3

- Tác dụng: Điều trị bệnh về chức năng buồng trứng, sát nhau, chống sự co thắt thận, bộ máy sinh dục, bí đái, đái ra máu, kém ăn.

Câu 11: Khái niệm về học thuyết kinh lạc? Vị trí tác dụng huyệt hậu đơn điền?

Học thuyết kinh lạc: là một phần trong hệ thống lý luận y học cổ truyền, nó có tác dụng chỉ đạo các mặt chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh, có vai trò quan trọng trong châm cứu xoa bóp bấm huyệt. Kinh lạc là đường thông của khí huyết vận chuyển qua lại liên tục với nhau trong cơ thể. Kinh giống như con đường đi, lạc giống như cái lưới liên kết với nhau. Kinh lạc lấy tạng phủ làm chủ thể phân bố khắp toàn thân, Khí huyết là thứ vật chất trọng yếu để nuôi dưỡng cơ thể, giữ gìn sinh mệnh nhưng cần phải có kinh lạc để vận hành thông đạt âm dương. Động lực để vận hành chuyển dẫn gọi là kinh khí.

Kinh lạc phân bố ra toàn thân là con đường vận hành của âm dương, khí huyết, tân dịch khiến cho cơ thể từ lục phủ ngũ tạng, cân mạch, cơ nhục, xương...kết thành một thể thống nhất.

Khi ngoại tà xâm nhập vào cơ thể, nếu kinh lạc mất bình thường sẽ không phát huy được tác dụng bảo vệ, bệnh tà sẽ theo đường kinh mà vào tạng phủ.

Huyệt hậu đơn điền

- Vị trí: mỏm gai hông 1,2

- Tác dụng: điều trị không ăn cỏ, bí đái, viêm đường tiết niệu, huyệt dung để châm tê

Câu 12: Trình bày vòng tuần hoàn 12 đường kinh? Vị trí tác dụng huyệt phong môn?

Đường đi của 12 đường kinh: Tinh hoa của thức ăn sau khi chuyển hóa thành dinh khí lên phế ra đầu ngón chân chi trước theo đường kinh thái âm phế rồi đổ vào kinh dương minh đại trường ở mặt ngoài chi trước lên tận mũi tiếp vào kinh dương minh vị dọc ở 2 bên thân đến phía ngoài chi sau nối tiếp với kinh thái âm tỳ ở chân sau mặt trong lên ngực theo kinh thiếu âm tâm ra tận ngón chân trước mặt trong nối tiếp với ,kinh thái dương tiểu trường ở mặt ngoài chân trước lên mắt hợp với kinh thái dương bàng quang đi dọc 2 bên cột sống tận cùng mặt ngoài chân sau vòng dưới vùng gan bàn chân tiếp với kinh thiếu âm thận lên đến ngực tiếp với kinh quyết âm tâm bào ở chân và mặt trong ra tận ngón chân hợp với kinh thiếu dương tam tiêu ở mặt ngoài bàn đi lên đến mắt tiếp với kinh thiếu dương đởm đi tiếp 2 bên thân rồi xuống phía ngoài chân sau đến tận ngón chân tiếp với kinh quyết âm can ở mặt trong chân sau đi lên đến tận đỉnh đầu tiếp với mạch đốc đi dọc theo cột sống đến tận đuôi đổ vào mạch nhâm từ hậu môn dưới bụng đến tận mỏm khí quản xương ức đổ vào kinh thái âm phế.

Huyệt phong môn:

- Vị trí: trước cánh xương atlas, sau tuyến dưới tai

- Tác dụng: điều trị cảm cúm, cứng cổ, giảm đau

Câu 13: Trình bày mạch đốc, kể tên huyệt nằm trên mạch đốc? Vị trí tác dụng huyệt lục mạch?

Mạch đốc có tác dụng cai quản chi phối hoạt động của các kinh dương.

Bao gồm các huyệt: tam quan, sơn căn, thiên môn, đơn điền, tam đài, tô khí, thiên bình, hậu đơn điền, thận môn, an thận, bách hội, khai phong, vĩ căn, vĩ tiết, tán trụ, vĩ cán, vĩ tiên.

Huyệt lục mạch

- Vị trí: từ góc hông kẻ một đưởng thẳng đến vai cắt xương sườn 1,2,3 tính từ sau ra trước, mỗi bên 3 huyệt

- Tác dụng: kiện tỳ vị, tiêu đầy hơi, giảm đau, táo bón, ỉa chảy, không ăn cỏ, tích thực.

Câu 15: Trình bày những hiểu biết về huyệt? Vị trí, tác dụng huyệt giao sào?

Huyệt: là nơi vinh khí vệ khí, vận hành qua lại ra vào nơi tạng phủ. Kinh lạc dựa vào đó mà thông suốt với phần ngoài cơ thể góp phần giữ gìn cho các hoạt động sinh lý trong trạng thái bình thường (cân bằng âm dương). Huyệt cũng là nơi xâm nhập các yếu tố gây bệnh, ngược lại các khí hư ở tạng phủ theo đường kinh đến huyệt rồi ra ngoài. Huyệt là nơi áp dụng thủ thuật châm cứu để chữa bệnh.

Có 3 loại huyệt

- Huyệt trên đường kinh

- Huyệt ngoài đường kinh

- Huyệt A thị (huyệt đau nhất khi phát bệnh)

Huyệt giao sào

- Vị trí: điểm giữa đuôi và hậu môn

- Tác dụng: điều trị ỉa chảy, táo bón, lòi dom, không chửa đẻ.

Câu 16: Cơ chế châm cứu theo y học cổ truyền? vị trí, tác dụng huyệt túc tam lý?

- Tác dụng của châm cứu cơ bản là lập lại thế cân bằng âm dương. Bệnh tật phát sinh là do sự mất cân bằng âm dương. Sự mất cân bằng đó gây nên bởi các tác nhân gây bệnh. Bên ngoài (tà khí), bên trong do thể trạng suy yếu, sức đề kháng giảm (chính khí hư) hoặc do sự biến đổi bất thường (nội nhãn)

Trên lâm sang thể hiện hàn nhiệt hư thực hư hàn (-) thực nhiệt (+) có nhiều bệnh phức tạp, dấu hiệu hàn nhiệt hư thực khó phân biệt

Nguyên tắc điều trị: điều hòa lập lại cân bằng âm dương, đuổi tà khí nâng cao chính khí (sức đề kháng) của cơ thể. Tùy theo trạng thái bệnh để vận dụng thích đáng châm hay cứu, sử dụng thủ thuật bổ hay tả. Nhiệt châm hàn cứu, hư bổ thực tả

- Tác dụng điều chỉnh cơ năng hoạt động của kinh lạc. Bệnh tật sinh ra do nguyên nhân bên ngoài (tà khí) hoặc bên trong (chính khí hư) đều dẫn đến sự bế tắc vận hành kinh khí. Trong kinh lạc có kinh khí vận hành để điều hòa khí huyết làm cho cơ thể luôn khỏe mạnh, chống được các tác nhân gây bệnh. Hệ kinh lạc cũng là nơi biểu hiện các trạng thái bệnh lý của cơ thể, đồng thời cũng là nơi tiếp nhận các hình thức kích thích (châm, cứu, xoa bóp, bấm huyệt..) thông qua các huyệt để chữa bệnh.

- Mỗi đường kinh mang tên một tạng hoặc một phủ nhất định. Khi một tạng phủ có bệnh thường có những biểu hiện thay đổi bệnh lý trên đường kinh mang tên nó hoặc những đường kinh có mối liên quan đến nó (biểu lý). Khi châm cứu người ta tác động vào huyệt trên các kinh mạch đó để điều chỉnh các rối loạn chức năng (bế tắc) của kinh mạch.

- Trên cơ sở đó ta cần phải chú ý kỹ thuật:

+ Châm kim phải đắc khí

+ Hư thì bổ, thực thì tả

Huyệt túc tam lý

- Vị trí: dưới gò ngoài thẳng xuống 1/3 xương chày đầu dưới xương mác giữa hai cơ mác dài và cơ duối ngón ngoài.

- Tác dụng: thông kinh hoạt lạc, chữa liệt chi sau, kiện tỳ vị, tăng sức đề kháng.

Câu 17: Trình bày kỹ thuật châm vê tay? Vị trí tác dụng huyệt khóa hầu?

Châm vê tay:

- Xác định vị trí huyệt (tìm huyệt): đo huyệt, mốc giải phẫu, tư thế hoạt động: cảm giác người châm

- Chọn kim

- Sát trùng

- Làm căng da

- Châm kim

- Gây hiện tượng đắc khí

- Thủ thuật bổ tả

Xác định trạng thái bệnh súc hư hay thực

- Hư: cơ thể suy nhược, bệnh lâu ngày, gầy yếu, chân lạnh, phải bổ để đón khí tới, không làm mất chính khí.

- Thực: mức phản ứng cơ thể mạnh, bệnh mới mắc, sốt, mạch nhanh. Dùng phản ứng tả để đưa khí ra ngoài, tà khí làm đường kinh bị tắc.

Thủ thuật bổ tả

- Bổ: châm từ từ, châm đắc khí để nguyên, bổ lưu kim lâu từ 20-30p, rút kim từ từ, bịt ngay lỗ châm.

- Tả: châm nhanh, vê kim nhiều lần, lưu kim nhanh 10-20p, rút kim nhanh, không bịt lỗ châm.

Chỉ định trong 1 số bệnh cơ năng có các triệu chứng về một số bệnh thần kinh, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục.

Chống chỉ định: gia súc gầy yếu, thiếu máu, có thai, đang hành kinh, vừa lao động mệt, đói.

Huyệt khóa hầu:

- Vị trí: sau yết hầu giữa 2 vòng sụn 1 và 2

- Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc. tiêu phù, giảm đau vùng hầu

Câu 18: Trình bày kỹ thuật cứu? Vị trí, tác dụng huyệt mu thần?

Kỹ thuật cứu: là kỹ thuật dùng sức nóng tác động lên huyệt, kích thích phản ứng cơ thể nhằm điều khí, giảm đau, đạt mục đích chữa bệnh.

- Định cách cứu: tùy bệnh tật mà dùng huyệt cần cứu.

- Thời gian cứu 5-10p

- Thực hiện cứu

+ Cứu trực tiếp: cứu bỏng. Dùng mồi ngải đặt lên huyệt, đốt còn 1/3 thì dập tắt; cứu ấm: dùng điếu ngải hơ lên huyệt

+ Cứu gián tiếp

Cách gừng: tỳ vị hư hàn, nôn mửa, ỉa chảy, thận hư.

Cách tỏi: tiêu viêm trừ độc, giảm đau

Cách muối: chữa đau bụng, ỉa chảy, suy nhược

Chỉ định: hàn thì cứu. Bệnh lâu ngày lên cứu sẽ tốt hơn châm.

Chống chỉ đinh: không được cứu trong trường hợp thực nhiệt, mạch nhanh

Thứ tự: trên trước, dưới sau. Trong cấp cứu thì cứu lỗ rốn (thần khuyết) kịp thời rồi mới đến các huyệt khác.

Huyệt mu thần

- Vị trí: giữa 2 mi trên

- Tác dụng: chữa viêm kết mạc mắt, tràn dịch màng phổi, chảy nước mũi

Câu 19: Trình bày kỹ thuật châm điện? Vị trí tác dụng huyệt qua lương?

Kỹ thuật châm điện: là phương pháp tác dụng dòng điện qua kim châm hoặc điện cực, nó phát huy cả tác dụng dòng điện điều trị lẫn tác dụng của huyệt châm. Máy phát ra xung điện kích thích hoạt động của các cơ, tổ chức và tăng cường dinh dưỡng cho các tổ chức.

- Kỹ thuật châm kim (tiến hành theo các bước châm vê tay)

- Kiểm tra máy, tất cả các núm điện ở vị trí số 0, công tắc đóng.

- Nối điện cực: một giắc cắm có 2 điện cực +,- không mắc 2 điện cực +- đối xứng nhau trên trục cơ thể. Nên lắp các điện cực theo hình thức dẫn truyền âm dương xen kẽ và nối các điện cực vào kim.

- Cho máy vận hành

+ Bật công tắc cho máy chạy, xem đèn báo

+ Phải xoay núm vặn điều khiển tần số trước, chọn tần số xung thích hợp trong điều trị. Sau đó mới xoay núm vặn điều khiển công suất kích điện (biên độ xung, cường độ dòng điện), quay núm vặn theo chiều kim đồng hồ, nên quay núm vặn từ nhỏ nhất lên dần xem mức độ đáp ứng của con vật.

+ Thời gian mỗi lần kích thích tùy theo yêu cầu chữa bệnh

+ Đợt điêu trị ngày châm 1 lần, liệu trình điều trị từ 15-20 ngày, nghỉ 10-15 ngày lại tiếp tục liệu trình 2 tùy theo yêu cầu chữa bệnh.

+ Dùng dòng điện theo yêu cầu bổ, tả. Bổ thì dùng tần số xung 15-20 Hz, mỗi lần điều trị từ 15-20p. Tả thì dùng tần số xung 50-60Hz, thời gian điều trị dài hơn từ 25-30p. Kích thích này có tác dụng ức chế hoạt động thần kinh, giảm đau, giảm co thắt.

Chỉ định: giống chữa bệnh bằng châm cứu. Dùng nhiều nhất để cắt cơn đau thần kinh, cơn đau nội tạng. Điều trị chứng bại liệt, châm tê để tiến hành phẫu thuật.

Chống chỉ định: giống châm cứu.

Huyệt qua lương

- Trên sống mũi xuống một thốn dưỡi, sau lỗ mũi 1 thốn

- Tác dụng: chữa viêm phổi, cảm nắng, ho, chảy nước mũi.

Câu 20: Trình bày kĩ thuật châm tê? Vị trí tác dụng huyệt huyết ấn?

Châm tê: là phương pháp dùng kim châm vào một số huyệt để nâng cao ngưỡng chịu đau, giúp cho gia súc chịu đựng cuộc mổ trong trạng thái tĩnh, cảm giác khác không thay đổi chỉ giảm cảm giác đau rõ rệt, sự vận động hầu như không bị ảnh hưởng.

Kỹ thuật châm tê:

- Chuẩn bị: bs ngoại khoa dự kiến cách mổ, người châm tê châm tử để đánh giá mức độ tê của con vật, châm những huyệt không ảnh hưởng đến thao tác phẫu thuật.

- Chọn huyệt để châm dựa theo lý luận tạng phủ, theo lý luận giải phẫu sinh lý thần kinh

- Tiến hành châm điện (theo kỹ thuật châm điện). Thường dùng tần số 40-60Hz, châm tê sau 20p, kiểm tra pư tê. Sau 30p có thể tiến hành phẫu thuật.

- Khái niệm quen. Con vật quen rất nhanh với các kích thích bên ngoài. Kích thích tái diễn nhiều lần, phản ứng cơ thể giảm dần hoặc k phản ứng nữa. Đó là cơ chế thích ứng do hệ thần kinh thể dịch chủ trì (thần kinh thực vật).

Trong phẫu thuật mà dùng châm tê để thay thế thuốc mê khi không điện liên tục trong thời gian dài có thể quen. Những thì mổ nào không gây kích thích nhiều thì nên giảm tần số xung. Những thì mổ nào quan trọng (rạch da, cắt phủ tạng, khâu..) thì nên tăng tần số xung. Nói chung cường độ kích thích cần đủ mạnh để duy trì đắc khí tốt. Thấp quá hoặc mạnh quá làm hiệu quả châm tê giảm sút. Thời gian lưu kim và chạy điện dài hay ngắn tùy thuộc vào thời lượng cuộc mổ.

Huyệt huyết ấn

- Vị trí: đầu mút tĩnh mạch tai, châm chảy máu

- Tác dụng: điều trị sốt, suy nhược toàn thân, cảm nóng, đau bụng.

Câu 21: Trình bày kỹ thuật thủy châm? Vị trí tác dụng huyệt thực trang?

Thủy châm: là phương pháp kết hợp giữa châm cứu và thuốc chữa bệnh

- Dụng cụ: bơm tiêm, kim tiêm, bông cồn, sát trùng.

- Thuốc:

+ Kích thích tăng cường dinh dưỡng như các loại vitamin

+ Các thuốc chữa bệnh như Atropin, Novocain, tất cả các loại thuốc có thể tiêm bắp, tiêm dưới da.

+ Tuyệt đối không dùng các loại thuốc tiêm theo đường tĩnh mạch.

+ Không dùng các loại kháng sinh

- Khối lượng thuốc tiêm vào huyệt: Khối lượng thuốc để tiêm kích thích lên mỗi huyệt không nên quá nhiều hoặc quá ít. Nên chọn 5,6 huyệt để tiêm, không nên tiêm nhiều gây đau cho bệnh súc.

- Thao tác tiêm thuốc vào huyệt gồm 3 bước:

B1: Dùng kim tiêm xác định vị trí huyệt cần tiêm, không vê.

B2: Cắm bơm tiêm vào kim, rút xem có máu không, sau đó tiêm 1 lượng thuốc vừa phải

B3: Rút bơm tiêm ra để kim tiêm tại huyệt để tiến hành thủ thuật bổ tả. Bổ rút kim từ từ, không vê kim, bít ngay lỗ châm. Tả rút kim nhanh, không bịt lỗ châm.

- Thời gian điều trị: như châm cứu

Chỉ định và chống chỉ định: như châm cứu

Huyệt thực trang

- Vị trí: bên trái khe sườn 2, đếm ngược, cách mỏm gai lưng 20cm

- Tác dụng: điều trị dạ cỏ đầy hơi, giảm đau.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#chamcuu