chăm sóc trẻ SDD(hương hvy)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1:Chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng

1.Nhận định

-Hỏi tiền sử bệnh tật:ỉa chảy,thời gian ỉa chảy,t/c phân,các bệnh nhiễm trùng,t/c phù...

-hỏi tiền sử sản khoa(cân nặng lúc đẻ,đẻ đủ tháng hay đẻ non)

-hỏi tiền sử nuôi dưỡng(bú mẹ,ăn hỗn hợp,ăn nhân tạo,khi nào cai sữa,ăn sam)

-hỏi tiền sử tiêm chủng

-hỏi tiền sử phát triển thể chất vận động

-hỏi diễn biến của bệnh:các dấu hiệu phù,cân nặng,lớp mỡ dưới da,rối loạn tiêu hóa..nặng hay thuyên giảm

-khám thực thể

+cân đo(cân nặng,vòng đầu,vòng cánh tay,ngực,chiều cao)

+đo lớp mỡ dưới da bụng,mông,chi,má

+xác định:có phù không,vị trí,mức độ,màu sắc

+có mảng sắc tố không,ở đâu,có bội nhiễm không...

+quan sát,đánh giá phân của trẻ:nước,sống,nhày,máu,mỡ..

+đánh giá về chế độ hiện tại của trẻ:về chất lượng,khối lượng,vệ sinh..

+phát hiện triệu chứng của cac bệnh kèm theo:da xanh,khô mắt,thân nhiệt tăng hoặc giảm,viêm nhiễm,khó thở,hạ đường huyết..

+phát hiện những bất thường về kết quả xét nghiệm phân,máu,nước tiểu

-nhận định về tình cảm,cách trông nom săn sóc của gia đình đối với trẻ phát hiện các yếu tố nguy cơ

2.Chẩn đoán chăm sóc

-Trẻ gầy còm,da bọc xương do không có sữa mẹ,ăn nhân tạo không đúng trong thời gian dài

Chẩn đoán được nêu lên khi có

+cân nặng của trẻ còn dưới 60%

+trông như cụ già,mất lớp mỡ dưới da toàn thân

+không có sữa mẹ,ăn bột muối,bột sữa,bột các từ khi mới đẻ

-trẻ ỉa phân sống từ nhiều tháng nay

-phù do giảm áp lực keo vì cung cấp thiếu chất đạm trong chế độ ăn

Chẩn đoán được nêu lên khi có

+phù ở mu bàn chân,phù trắng,phù mềm

+cân nặng còn 60-80%

+từ 2 tháng tuổi,gia đình cho ăn nước cháo và bột đường,bột muối

+trẻ ỉa phân sống

+protein máu giảm

-Trẻ gầy yếu do thiếu sữa mẹ,ăn hỗn hợp không đúng

Chẩn đoán được nêu khi có

+cân nặng còn 60-80%

+mẹ ít sữa,mỗi ngày chỉ đủ cho 3-4 lần bú

+cho trẻ ăn thêm nước cháo từ khi trẻ được 2 tháng tuổi,ăn bột khi trẻ được 2-3 tháng tuổi

-Trẻ sốt do bội nhiễm ở phổi

Chẩn đoán đc nêu khi

+thân nhiệt trên 390C

+trẻ ho,thở ậm ạch

+phổi có ít ran ẩm

-hạ thân nhiệt do trẻ không được ủ ấm thường xuyên

Chấn đoán đc nêu khi có:

+thân nhiệt dưới 360C

+da trẻ lạnh toát

+trẻ được mặc quần áo mỏng,nằm dưới quạt cả đêm,thời tiết lạnh(mùa đông)

-Trẻ mệt xỉu do hạ đường huyết

Chẩn đoán đc nêu khi:

+trẻ mệt lịm

+chân tay lạnh

+vã mồ hôi

+trẻ không ăn,uống được trong thời gian trên 4 tiếng đồng hồ

+mạch nhanh nhỏ

-Khô mắt/loét giác mạc do thiếu vitamin A

Chẩn đoán khi có

+giác mạc khô

+nhìn chậm chạp

+nước mắt chảy nhiều

+muộn:vết bitot,loét giác mạc

-Lòi thủy tinh dịch và thủy tinh thể do biến chứng của thiếu vitamin A

Chẩn đoán được nêu lên khi có

+nước mắt(thủy tinh dịch)ra nhiều

+có thủy tinh thể phòi ra

+mắt nhắm,không mở to được

+mắt trũng sâu,khám không thấy giác mạc,đồng tử

3.Chăm sóc

a.Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng nhẹ và trung bình

hướng dẫn điều trị tại nhà

-điều chỉnh chế độ ăn hợp lý

-kiểm tra các bệnh nhiễm khuẩn,biết cách chăm sóc theo dõi và đề phòng các bệnh nhiễm khuẩn

b.Đối với trẻ bị SDD nặng

phải coi đây là bệnh cấp cứu và điều trị tại bệnh viện

trong quá trình chăm sóc cần chú ý 1 số vấn đề sau:

-Trẻ SDD nặng thường ỉa chảy và ỉa chảy kéo dài,nôn trớ nhiều,dễ rối loạn nước và điện giải

+nếu mất nước vừa và nhẹ có thể uống ORS hoặc nhỏ giọt dạ dày dung dịch ORS

+nếu mất nước nặng,cần truyền Lactat Ringer với khối lượng 70ml/kg trong 3 giờ đầu,trong đó 30ml/kg truyền trong giờ đầu,phần còn lại truyền trong 2 giờ tiếp theo.sau khi truyền hết lượng dịch đã cho,phải đánh giá lại tình trạng mất nước để có phương án bồi phụ nước và điện giải tiếp theo.chỉ tiếp tục truyền dịch nếu bệnh nhân còn mất nước nặng hoặc không uống được ORS

-Nuôi dưỡng:để hồi phục dinh dưỡng,chống được nguy cơ hạ đường huyết hạ thân nhiệt và giảm tử vong,cần cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày và ăn các loại thức ăn giàu năng lượng,nguyên tắc cho ăn là

+ăn nhiều bữa trong ngày

+tăng dần calo lên ngày điều trị

+dùng sữa bò pha loãng có cho thêm đường để cung cấp thêm năng lượng,nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa(do không chịu được lactose của sữa bò) có thể dùng sữa đậu nành pha thêm dầu thực vật và đường

+nếu trẻ không tự ăn được bằng thìa phải cho ăn bằng ống thông hoặc nhỏ giọt dạ dày

+từ tuần thứ 3 có thể cho ăn thêm bột,cháo để thay thế dần các bữa sữa,rồi chuyển dần sang chế độ ăn bình thường

Nếu trẻ ăn sữa bò bị dị ứng thì có thể cho trẻ ăn sữa đậu nành.để cung cấp nhiều năng lương.sữa đậu nành nên pha thêm đường và dầu thực vật,tuy vậy các loại sữa có nguồn gốc động vật,sữa đậu nành ít có giá trị dinh dưỡng,cho nên hiện nay ít được sử dụng trong điều trị SDD

-Đề phòng hạ đường huyết

Hạ đường huyết có thể xảy ra khi trẻ không ăn uống được trong thời gian 4-6 giờ,trẻ SDD nặng có thể sớm hơn,nếu hạ đường huyết nhẹ thì có thể cho trẻ uống nước đường hay sữa.nếu nặng hơn có thể truyền dd glucose ưu trương 20-3-%.cách đề phòng hạ đường huyết tốt nhất là phải cho trẻ ăn thường xuyên,ăn nhiều bữa trong ngày(kể cả đêm) và ăn đúng,ăn đủ về khối lượng và thành phần suy dinh dưỡng

-Đề phòng hạ thân nhiệt

Hạ thân nhiệt thường đi kèm với hạ đường huyết và hay xảy ra vào ban đêm khi trẻ ngủ.vì vậy,nên cho trẻ gần mẹ và thường xuyên chuẩn bị các phương tiện phù hợp để tránh hạ thân nhiệt cho trẻ,tốt nhất là phải cho trẻ ăn thường xuyên không để trẻ bỏ bữa và phải luôn giữ ấm cho trẻ

-đề phòng thiếu vitamin A bằng cách cho trẻ uống vitamin A với liều lượng sau:

+Trẻ>1 tuổi:

Ngày thứ 1: uống 200.000đv

Ngày thứ 2: uống 200.000đv

Ngày thứ 3: uống 200.000đv

+Trẻ<1 tuổi

Liều vitamin A bằng nửa liều trên

Nếu bệnh nhi bị ỉa chảy hay nôn có thể tiêm vitamin A,liều tiêm bằng nửa liều uống

-Chống thiếu máu

+viên sắt 0,05g x 1-2 viên ngày x 3 tháng

+acid folic 5mg/ngày kéo dài trong 2 tháng

+truyền máu hoặc truyền khối hồng cầu 10-15ml/kg khi có thiếu máu nặng

-đề phòng nhiễm trùng

+đảm bảo vệ sinh cá nhân,ăn uống,môi trường

+cho trẻ ăn đầy đủ các chất,nhất là chất đạm

+giữ ấm,không để trẻ nhiễm lạnh

+không tiêm chủng cho trẻ SDD nặng và vừa

+cách ly đối với nguồn truyền nhiễm

-Chống nhiễm khuẩn:sử dụng kháng sinh thích hợp,vệ sinh cá nhân,vệ sinh ăn uống,giữ ấm và cho trẻ ăn đầy đủ các chất đạm,đường,mỡ,vitamin,trong đó quan trọng nhất là chất đạm

-Phòng bệnh

+chăm sóc trẻ từ khi còn nằm trong bụng mẹ bằng cách hướng dẫn các bà mẹ có thai ăn uống đầy đủ,lao động nhẹ nhàng hợp lý,vệ sinh,giữ ấm,phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn,cần theo dõi sự tăng cân của mẹ trong thời kỳ mang thai

+giáo dục tuyên truyền phương pháp nuôi con khoa học:bú mẹ,ăn bổ sung đúng lúc,đúng cách,đảm bảo chất lượng,cai sữa đúng thời điểm

+giám sát cân nặng trẻ thường xuyên bằng cách biểu đồ tăng trưởng

+hướng dẫn những bà mẹ thiếu sữa nuôi con theo đúng chế độ ăn nhân tạo/ăn hỗn hợp/ăn sam

+thực hiện tiêm chủng đúng lịch

+phát hiện và điều trị triệt để các bệnh nhiễm khuẩn

+động viên giáo dục các bậc cha mẹ thực hiện sinh đẻ có kế hoạch để có đủ điều kiện"nuôi con khỏe,dạy con ngoan"

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro