chạm thương bụng kín

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 15: Trình bày nguyên nhân,triệu chứng của chạm thương bụng kín

a)nguyên nhân

-tai nạn sinh hoạt:đánh nhau,ngựa đá,rơi cầu thang,ngã cây cao,đá bóng,tập võ,bình hơi nổ...

-tai nạn giao thông:càng xe bò,xô xe máy,xe đạp,ô tô...

-tai nạn lao động:ngã từ trên cao ở các công trường xây dựng,tường đổ đè vào bụng,va chạm khác....

-tai nạn thể thao:cú sút bóng...

b)Triệu chứng

* triệu chứng toàn thân,thực thể,cơ năng

- đau bụng (đặc biệt đau ngày càng tăng),

- tụt huyết áp,

- các dấu hiệu của viêm phúc mạc,

- tiểu máu,

- xuất huyết tiêu hoá.

- Gãy các xương sườn cuối: có thể vỡ gan hay vỡ lách.

- Bụng chướng hơi, nhu động ruột giảm: có thể viêm phúc mạc.

- Dấu bầm máu vùng hông lưng (dấu hiệu Gray Turner): tụ máu sau phúc mạc.

- Âm ruột được nghe trên thành ngực: có thể vỡ cơ hoành.

- Tiểu máu: có thể chấn thương thận.

- Tiểu khó + tiểu máu hay bí tiểu: có thể vỡ bàng quang.

- Vỡ khung chậu: có thể chấn thương niệu đạo.

*triệu chứng cận lâm sàng

- Đối với chấn thương bụng kín, X-quang có giá trị hạn chế.

- Các tổn thương có thể được phát hiện qua X-quang: vỡ cơ hoành (vòm hoành mất liên tục, tràn dịch màng phổi, dạ dày hay ruột nằm trong lồng ngực), vỡ ruột non (liềm hơi dưới hoành), vỡ tá tràng (hơi sau phúc mạc), vỡ bàng quang (gãy xương chậu)...

- Đối với vết thương thấu bụng, X-quang là chỉ định bắt buộc, nhất là khi vết thương bụng nằm ở vùng trên rốn. Các dấu hiệu bất thường có thể gặp: tràn máu/tràn khí màng phổi, bóng tim to, liềm hơi dưới hoành...

Các xét nghiệm sau đây bắt buộc phải được thực hiện trước tất cả các BN bị chấn thương bụng:

- Công thức máu

- Glycemia, urê, creatinine huyết tương

- Thời gian máu chảy, PT, aPTT

- Nhóm máu

- Tổng phân tích nước tiểu

- Test thai (QS)

- Đo nồng độ rượu và các chất khác

Câu 16: Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh chạm thương bụng kín

1.Nhận định

-Hỏi bệnh nhân hay người nhà BN bị chấn thương giờ nào?NN gây chấn thương,những dấu hiệu và biểu hiện của người bệnh sau khi bị thương như đau,nôn,bí trung tiện,đái ra máu,hôn mê,sốc...

-chấn thương lúc đói hay no?

-đái lần cuối trước khi bị chấn thương bao lâu

-trước khi bị chấn thương gan,lách của nạn nhân có to không?

-tình trạng toàn thân có sốc không?

-nhìn thành bụng có vết bầm tím,có ổ máu tụ?quan sát sự di động của thành bụng theo nhịp thở

-tìm điểm đau khu trú ở ổ bụng,có phản ứng thành bụng không

-xem vùng đục trước gan còn hay mất,tìm dấu hiệu vùng đục ở hố chậu pải và trái

-gan,lách,thận có to không?

-nước tiểu có máu không?có cầu bàng quang?

Kiểm tra tìm các tổn thương phối hợp khác:lồng ngực,cột sống,xương khớp,sọ não...

2.Chẩn đoán điều dưỡng

-thiếu oxy não

-rối loạn tuần hoàn ngoại biên,mạch nhanh,HA tụt

-suy hô hấp

-thay đổi thân nhiệt:chi thể lạnh,mặt tái hay tím,trán nhớp mồ hôi,đo nhiệt độ cơ thế thấy hạ,hay tăng do nhiễm khuẩn

-trụy tim mạch:mạch nhanh nhỏ khó sờ thấy,HA tụt và kẹt

-BN đau gây sốc,hoặc do kích thích màng bụng

-nguy cơ nhiễm trùng ổ bụng

-nguy cơ nhiễm trùng ổ bụng

-nguy cơ chảy máu

-bệnh nhân thiểu niệu và vô niệu

3.Lập kế hoạch chăm sóc

-theo dõi sát BN,tối thiểu 5-7 ngày,nhưng đặc biệt 6h đầu pải theo dõi sát cứ 15-30 phút/1 lần,sau đó thưa hơn:mạch,nhiệt độ,HA,nhịp thở,nhiệt độ và diễn biến của các triệu chứng ổ bụng để phát hiện sớm tai biến,báo cáo ngay với thầy thuốc để xử lý kịp thời

-ngay từ đầu phải chống sốc cho người bệnh:ủ ấm,nằm nơi yên tĩnh,tiêm thuốc trợ tim,trợ lực,tiêm kháng sinh,truyền dịch,truyền máu,...theo y lệnh của thầy thuốc.trong thời gian theo dõi tuyệt đối không được tiêm thuốc giảm đau như:morphin,atropin và không cho ăn uống

-ở các tuyến y tế cơ sở khi nghi ngờ có tổn thương tạng phải gửi BN ngay lên tuyến có phẫu thuật.cần bố khi nv y tế đi theo dõi dọc đường.nếu đang sốc pải tích cực chống sốc trước khi chuyển đi

-có thể tình trạng sốc ban đầu mất dần,nạn nhân khá lên:mạch,HA,trở lại bình thường,nạn nhân đái được,nước tiểu trong.cần theo dõi tiếp trong những ngày sau

+các hội chứng trên xuất hiện rõ dần

-theo dõi chảy máu thứ phát do vỡ gan,lách

-viêm phúc mạc vì hoại tử ruột chậm do tổn thương mạch máu của mạc treo hoặc tổn thương ruột không toàn bộ,các lớp của thành ruột nay bị thủng làm cho dịch ruột và dị vật chảy vào ổ bụng

4.Theo dõi và chăm sóc vết mổ

Sau mổ cần theo dõi chăm sóc chu đáo,nhất là 12h đầu

-theo dõi mạch,HA,nhịp thở,nhiệt độ,nước tiểu,dịch dẫn lưu,trạng thái tinh thần và những biểu hiện khác như nôn,nấc...

-hồi sức tốt sau mổ:truyền dịch,truyền máu,thở oxy

-thực hiện y lệnh của bác sỹ:tiêm ks,trợ tim,trợ lực

-hút dịch dạ dày

-chăm sóc các ống dẫn lưu ổ bụng

-chăm sóc hậu môn nhân tạo

-chăm sóc vết mổ đề phòng nhiễm trùng vết mổ

-dinh dưỡng:nuôi dưỡng thực hiện qua đường tĩnh mạch bằng các dd đường và dd đạm

-cho bn vđộng sớm

-phòng ngừa nhiễm trùng sau mổ:viêm phổi,viêm đường tiết niệu

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#thuhuong