chamsocsaumobung

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

THEO DÕI - CHĂM SÓC BỆNH NHÂN

SAU MỔ BỤNG

A-THỜI KỲ SAU MỔ:

I- ĐỊNH NGHĨA:

Thời kỳ sau mổ là thời kỳ từ khi mổ xong đến khi bệnh nhân hồi phục lại khả năng lao động.

Thời kỳ này chia làm 3 giai đoạn:

1- Giai đoạn sớm: ( 1-5 ngày đầu).

Giai đoạn này có nhiều tai biến, biến chứng xẩy ra như: Choáng sau mổ, chảy máu, bục chỉ miệng nối

Do đó cần theo dõi và chăm sóc bệnh nhân hết sức chu đáo, tỷ mỷ chỉ cần sai sót nhỏ cũng làm nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

2- Giai đoạn sau: ( Từ ngày thứ 7- bệnh nhân ra viện)

- Giai đoạn này tương đối ổn định

- Hay xẩy ra các biến chứng dính ruột, tắc ruột sớm.

3-Giai đoạn cuối:

Từ khi ra viện đến hồi phục khả năng lao động.

II- NHIỆM VỤ THỜI KỲ SAU MỔ:

1- Đề phòng phát hiện sớm và điều trị kịp thời các biến chứng sau mổ.

2- Làm nhanh quá trình liền sẹo vết mổ.

3- Phục hồi nhanh chóng khả năng lao động của bệnh nhân. Muốn vậy phải:

- Theo dõi sát bệnh nhân.

- Kết hợp với sự nỗ lực của người bệnh.

B-THEO DÕI, CHĂM SÓC SAU MỔ.

I-THEO DÕI, SĂN SÓC CHUNG.

1-Tư thế bệnh nhân:

- Bệnh nhân gây mê: Để nằm ngửa, đầu nghiêng về một bên, dưới cổ kê gối để bệnh nhân dễ thở và tránh tụt lưỡi, đề phòng hít phải chất nôn, đờm rãi vào phổi.

- Bệnh nhân tê tuỷ sống: Bất động 24 giờ, tránh gối đầu cao, không ngồi dậy đề phòng các biến chứng sau gây tê tủy sống.

2 - Theo dõi ý thức:

Bệnh nhân tỉnh hay mê, phải quan sát vẻ mặt của bệnh nhân, gọi hỏi bệnh nhân biết, không biết cấu véo, đau, không đau chứng tỏ đủ ôxy. Trong trường hợp vẻ mặt bệnh nhân xanh tái, vật vã, vã mồ hôi, rét run, tím tái biểu hiện choáng do thiếu ôxy. Phải cho thở ôxy, ủ ấm cho bệnh nhân và báo y sinh kịp thời xử lý.

3 - Theo dõi hô hấp:

- Bìmh thường nhịp thở êm, sâu tần số 16-18 lần/ phút.

- Nếu bệnh nhân thở khò khè, thở nhanh, nông, thở không đều do ùn tắc đờm rãi, phải kịp thời hút đờm rãi, làm thông khí đạo.

- Bình thường hồng hào

4 - Khẩn trương lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp ghi vào bảng theo dõi:

- Mạch:

+Bình thường: 60-80 lần/ phút. Mạch nhanh nhỏ khó bắt hoặc mạch tăng không đều phải báo y sinh xử trí.

+Bắt mạch 1 giờ/ 1 lần.

- Đo huyết áp 1giờ/ 1 lần. Nếu sau mổ, huyết áp tối đa tụt dần xuống dưới

90 mmHg, cần theo dõi chảy máu.

- Nhiệt độ: theo dõi 1 giờ/1 lần, nếu nhiệt độ tăng cao phải chườm lạnh hoặc dùng thuốc hạ nhiệt theo y lệnh.

*Nếu có biểu hiện choáng, chảy máu...phải lấy mạch nhiệt độ, huyết áp 15 phút/1 lần theo y lệnh của y sinh.

5 -Theo dõi nước tiểu 24 giờ :

Theo dõi số lượng, màu sắc nước tiểu 24 giờ, ghi vào bảng theo dõi (Bệnh nhân tự tiểu tiện hoặc qua sonde bàng quang).

6 -Thực hiện đầy đủ y lệnh của bác sỹ:

Dịch truyền, kháng sinh, đặc biệt dùng thuốc giảm đau cho bệnh nhân 2-3 ngày đầu sau mổ.

II- CHĂM SÓC SAU MỔ.

1-Toàn thân:

Ngoài việc theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp toàn thân, việc chăm sóc sau mổ cần:

- Tập vận động sớm cho bệnh nhân: Vận động sớm có lợi là làm phục hồi chức phận sinh lý của hô hấp, tuần hoàn, dạ dày, ruột, cơ, giảm được biến chứng dính ruột, tắc ruột sau mổ.

- Bệnh nhân mổ nặng, già yếu; ngày thứ 2 sau mổ nên nâng người dậy, vỗ ngực để tránh ứ đọng đờm rãi hoặc viêm phổi.

- Bệnh nhân có thể lực tốt hặc mổ trung phẫu. Ngày thứ 2 cho ngồi dậy, đi lại nhẹ nhàng tránh dính, tắc ruột sớm.

2 - Tại chỗ:

2.1.Thay băng kỳ đầu sau 24 giờ:

- Thay băng hàng ngày hoặc cách ngày tùy theo y lệnh của y sinh

Cắt chỉ vết mổ sau 7 ngày.

2.2.ống dẫn lưu:

- Bệnh nhân mổ mật, mổ dạ dày, mổ tắc ruột, mổ viêm phúc mạc thường có đặt dẫn lưu ổ bụng.

Khi bệnh nhân mổ về có ống dẫn lưu phải nối ống dẫn lưu vào chai Lavi vô trùng, có nước muối sinh lý 0,9% đầu ống ngập trong nước muối: ghi rõ số lượng nước muối đổ vào chai

*Theo dõi ống dẫn lưu:

- Ghi tên ống dẫn lưu: Dẫn lưu Douglas, dưới gan.

- Theo dõi chân ống dẫn lưu, nếu dịch thấm qua chân ống (nơi ống đi qua da) thì cần thay băng và khâu một mũi chỉ để da khít với ống.

- Theo dõi số lượng dịch ( nhiều, ít) chất lượng dịch, mầu sắc ( đục hay trong; mủ hay máu) trong 24 giờ ghi vào bảng theo dõi. Có bất thường báo y sinh.

- Thông thường rút ống dẫn lưu 3-4 ngày sau mổ (khi hết tác dụng dẫn lưu). Trường hợp đặc biệt có thể để ống dẫn lưu lâu hơn.

- Theo dõi ống dẫn lưu có lưu thông tốt hay tắc, gấp khúc hay tụt ra ngoài.

* Mở hậu môn nhân tạo.

2.3.Chế độ ăn:

*Khi chưa trung tiện:

- Bệnh nhân nhịn ăn, truyền dịch, máu, đạm.

- Sau 4 ngày bệnh nhân chưa trung tiện, dùng kích thích bằng Prostigmin 1/4mg.

*Khi có trung tiện:

Cho bệnh nhân ăn chế độ lỏng như: Sữa, súp, nước cháo, chia làm nhiều bữa trong ngày.

Chú ý: một số loại phẫu thuật cho ăn theo chế độ của y sinh (mổ đại tràng, dạ dày...)

2.4.Cắt chỉ:

- Mổ bụng thường cắt chỉ sau 7 ngày.

- Bệnh nhân già yếu, suy mòn thì cắt chỉ muộn hơn để tránh không liền vết mổ.

- Nếu nhiễm trùng vết mổ: Ngày thứ 3- 4 sau mổ thường cắt chỉ thưa, thay băng, nặn dịch.

- Nếu mổ viêm phúc mạc: Da để hở. Thường khâu da kỳ II sau 2 tuần.

2.5.Vệ sinh cá nhân:

- Súc miệng nước muối và đánh răng hàng ngày.

- Thay đổi tư thế bệnh nhân tránh loét điểm tỳ đối với bệnh nhân mổ lớn, nằm lâu ngày.

- Lau rửa cho bệnh nhân hàng ngày bằng nước muối ấm, nhất là với những bệnh nhân sốt, ra nhiều mồ hôi.

- Thay quần áo cho bệnh nhân 2 lần/1 tuần hoặc khi quần áo có thấm máu, dịch phải thay ngay để đảm bảo vô trùng vết mổ.

- Những bệnh nhân nằm lâu sau mổ như: Mổ sỏi mật, mổ đại tràng cần gội đầu sạch.

- Giữ ga, giường, đệm thường xuyên phẳng, sạch sẽ.

III.THEO DÕI CÁC BIẾN CHỨNG SỚM THƯỜNG GẶP SAU MỔ.

1- Chảy máu sau mổ:

1.1- Chảy máu vết mổ

- Thường gặp 24 giờ sau mổ.

- Do cầm máu không kỹ.

- Lâm sàng: Máu thấm băng.

- Xử trí: Thay băng. Nếu máu chảy nhiều báo cáo phẫu thuật viên, khâu cầm máu.

1.2- Chảy máu trong ổ bụng, miệng nối đờng tiêu hoá:

-Thường gặp 1-2 ngày sau mổ.

- Do tuột chỉ khâu mạch máu, do cầm máu không kỹ, do rối loạn đông máu.

- Lâm sàng :

+Da, niêm mạc nhợt.

+Mạch nhanh, nhỏ, HA tụt.

+ Bệnh nhân dẫy dụa, vật vã.

+Sonde dạ dầy: Có máu.

+Xét nghiệm: HC hạ, HST giảm.

- Xử trí:

+ Truyền máu.

+Cho thuốc cầm máu.

+Có khi phải mổ lại để cầm máu.

3 - Choáng:

Thường gặp sau mổ lớn như: Mổ dạ dày, mổ mật, mổ đại tràng.

- Do gây mê quá sâu, do mất nhiều máu, do đau đớn hoạc phẫu thuật kéo dài.

- Lâm sàng:

+Mạch nhanh, nhỏ, HA hạ.

+ Thở nhanh, nông.

+Da lạnh, vã mồ hôi.

+Bệnh nhân nằm im.

- Xử trí:

+ ủ ấm, giảm đau, truyền dịch, trợ tim mạch.

+ Thở o xy

4 - Nhiễm khuẩn vết mổ:

-Do vô trùng, khử trùng không tốt, trong mổ không vô trùng, sau mổ chăm sóc không tốt.

- Xuất hiện 3- 4 ngày sau mổ.

- Lâm sàng:

+Sốt, đau vết mổ.

+Vết mổ tấy đỏ, các mũi chỉ thắt nằn trên da như lạt buột

khúc giò.

+có nước vàng, dịch mủ chảy ra.

- Xử trí:

+ Kháng sinh

+ Có thể cắt chỉ thưa

+Thay băng, nặn dịch

- Do trung khu thần kinh hoạc cơ hoành bị kích thích.

- Xảy ra sớm sau mổ: dạ dày, viêm phúc mạc.

- Xử trí:

+Hút dịch dạ dày

+Dùng thuốc an thần: Seduxen

+ép đồng tử

Nếu không khỏi phải phóng bế thần kinh hoành cổ.

6-Bí đái:

- Do gây tê tuỷ sống làm rối loạn phản xạ đi tiểu; do vết mổ đau gây rối loạn

co thắt bàng quang hoặc không quen đi tiểu ở tư thế nằm.

- Xử trí:

+ Cho thuốc giảm đau

+Chườm nóng vùng trên xương mu

+Không có chống chỉ định cho bệnh nhân ngồi, đứng đi tiểu

+Nếu không kết quả: Phải thông đái.

7- Các biến chứng khác:

- Xì dò miệng nối gây viêm phúc mạc toàn thể hoặc áp xe trong ổ bụng (Douglas, dưới cơ hoành).

- Toác vết mổ: Thường gặp ngày thứ 7 sau mổ.

- loét điểm tỳ

8 - Biến chứng toàn thân:

- loét điểm tỳ

- Viêm đường tiết niệu

- Viêm phổi, xẹp phổi do ùn tắc, ứ đọng

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro