Full

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

   
1.Khám bệnh là gì? Các yêu cầu khi khám bệnh và ý nghĩa trong thực tiễn?
Khám bệnh là việc hỏi về bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, thăm dò chức năng, phát hiện các biểu hiện bệnh lý trên cơ thể con vật, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng để từ đó đưa ra kết luận chẩn đoán bệnh và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp 
Yêu cầu: 
+ Phải trực tiếp khám bệnh: Để thu được thông tin khách quan hơn, chính xác hơn, điều này sẽ không thể đạt được nếu chỉ nghe mà không khám trực tiếp vì đối tượng hỏi bệnh là người chăm sóc con vật không có chuyên môn nên mô tả không đúng chuyên môn.
+ Tỷ mỷ: Kiểm tra (khám) kỹ càng nhằm thu thập đầy đủ nhất các triệu chứng bệnh tích trên con vật
+ Toàn diện: Phải khám toàn diện cơ thể để đánh giá đầy đủ tình trạng của các cơ quan, hệ cơ quan trên cơ thể
+ Khách quan: Phản ánh đúng tình trạng diễn biến trên con bệnh.
+ Khoa học: Đúng và đủ (người khám đưa ra các chỉ định khám, xét nghiệm đúng đủ phù hợp với tình trạng của bệnh súc, điều kiện của cơ sở bệnh súc và điều kiện của khám chữa bệnh.
• Ý nghĩa:Giúp chẩn đoán bệnh một cách nhanh nhất, chính xác nhất, đầy đủ nhất
+ Giúp thú y viên chẩn đoán bệnh đưa ra phác đồ điều trị tránh thiệt hại kinh tế

2. Anh, chị hãy nêu tên các khâu trong trình tự khi khám một bệnh của gia súc? Trình bày hiểu biết của mình về nội dung và ý nghĩa của các khâu điều tra bệnh sử?
Trình tự khám bệnh gồm 
• Bước  thứ nhất: là đăng kí bệnh súc
• Bước 2: Hỏi bệnh sử

Bước 3 : Khám lâm sàng(khám tại chỗ)

-Nội dung của đăng kí bệnh súc
Đối với bước này, người khám bệnh phải ghi chép hoặc hỏi người chủ bệnh súc đó, đặc điểm của bệnh súc ntn và nguồn gốc của bệnh súc đó là ở đâu và việc vận chuyển khi đang có bệnh thì vấn đề kiểm dịch ntn và tiến hành kiểm tra các tiêu chí về sát sinh.
Ý nghĩa:+ Đăng kí bệnh súc ở đây để cho chúng ta biết về đặc điểm con vật, nguồn gốc con vật ở đâu( việc biết nguồn gốc con vật từ đó biết được đặc điểm dịch tễ ở khu vực đó để chúng ta có các cơ sở chẩn đoán bệnh )
+Có ý nghĩa về mặt kiểm dịch, sát sinh
+Tuân thủ pháp lí của người bác sĩ thú y trong làm việc, thuận lợi cho việc quản lí gia súc 

-Baogồm thứ nhất là hỏi bệnh: Chúng ta sẽ hỏi người thường xuyên chăm sóc gia súc đó vì chính người chăm sóc con gia súc đó mới thấy được sự thay đổi của con vật 

- Khám lâm sàng

+ Khám chung ( Khám tổng thể: Khám lông, da, hạch lâm ba, tư thế, động tác...)
+ Khám các khí quan trong cơ thể (vd: con vật bị phù, thở khó kết hợp với hỏi bệnh nghi con vật bị bệnh ở hệ thống tim mạch) từ đó chúng ta nên khám cơ quan nào trước, cơ quan nào sau để đưa ra kết luận về bệnh

3. Anh, chị hãy nêu tên các khâu trong trình tự khi khám một bệnh súc? Trình bày hiểu biết của mình về nội dung và ý nghĩa của khâu điều tra bệnh sử( Hỏi bệnh)?
Trình tự khám bệnh gồm 
• Bước  thứ nhất: là đăng kí bệnh súc
Đối với bước này, người khám bệnh phải ghi chép hoặc hỏi người chủ bệnh súc đó, đặc điểm của bệnh súc ntn và nguồn gốc của bệnh súc đó là ở đâu và việc vận chuyển khi đang có bệnh thì vấn đề kiểm dịch ntn kiểm dịch như thế nào và tiến hành kiểm tra các tiêu chí về sát sinh ra sao...
Đăng kí bệnh súc ở đây để cho chúng ta biết về đặc điểm con vật, nguồn gốc con vật ở đâu( việc biết nguồn gốc con vật từ đó biết được đặc điểm dịch tễ ở khu vực đó để chúng ta có các cơ sở chẩn đoán bệnh )  
• Bước 2: Khám lâm sàng ( khám trực tiếp)
Bao gồm thứ nhất là hỏi bệnh: Chúng ta sẽ hỏi người thường xuyên chăm sóc gia súc đó vì chính người chăm sóc con gia súc đó mới thấy được sự thay đổi của con vật
+ Khám chung ( Khám tổng thể: Khám lông, da, hạch lâm ba, tư thế, động tác...)
+ Khám các khí quan trong cơ thể (vd: con vật bị phù, thở khó kết hợp với hỏi bệnh nghi con vật bị bệnh ở hệ thống tim mạch) từ đó chúng ta nên khám cơ quan nào trước, cơ quan nào sau để đưa ra kết luận về bệnh
Nội dung và ý nghĩa khâu điều tra bệnh sử( hỏi bệnh)
+ Giống gia súc: liên quan rất lớn đối vs bệnh vd: các giống nhập ngoại phải thích nghi điều kiên và chế độ dinh dưỡng khác nhau làm giảm sức đề kháng khiến cho con vật dễ nhiễm bệnh
+ Tuổi gia súc: Đối với trâu bò chúng ta có thể xem gốc sừng( tương đương), còn với chó, lợn thì chúng ta phải hỏi chủ gia súc hoặc người chăm sóc nuôi dưỡng,tuổi của gia súc cũng lên quan rất lớn đối với bệnh. Đối với gia súc non có một số bệnh đặc trưng ví dụ ở lợn con theo mẹ dễ bị tiêu chảy phân trắng, bệnh giun đũa bê nghé. Gia súc non dễ mắc bệnh hơn gia súc trưởng thành vì sức đề kháng kém, hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh
+ Hỏi gia súc dùng để làm gì( mục đích sử dụng gia súc):
Gia súc sử dụng với các mục đích khác nhau sẽ có các bệnh khác nhau
VD: Như gia súc sử dụng để sinh sản thường gặp nhưng bệnh về bộ phận sinh dục như viêm tử cung, viêm âm đạo, xảy thai còn đối với gia súc đực thì gặp các vấn đề về dịch hoàn 
- Đối với bò sữa thì vấn đề về viêm vú, thiếu Ca,P gây nên hiện tương bại liệt, hiện tượng sốt sữa
- Ngựa thường kéo xe xước móng, viêm móng 
+ Thể trọng của gia súc: thường ước lượng hoặc có công thức tính
+ Thời gian nuôi gia súc: cũng rất quan trọng bởi vì gia súc được nuôi lâu hoặc mới nhập về thì có trạng thái khác nhau
VD: Mới nhập về do sự thay đổi khẩu phần thức ăn thì thường gặp các vấn đề về tiêu hóa vì vậy trong thực tế nếu chúng ta mua giống của trang trại nào thì thường mua thức ăn của trang trại đó với khoảng thời gian nửa tháng. Ngoài ra còn gặp một số vấn đề như lượng thức ăn, loài thức ăn, nước uống, có hiện tượng nhớ đàn, nhớ mẹ con vật ăn kém, gặp các vấn đề về tiêu hóa
+ Tình hình dịch bệnh tại chỗ: Xem xét tình hình dịch bệnh của trại, bệnh lưu giữ ở địa phương thỉnh thoảng có tái phát
VD: Trong một trang trại nếu thấy nhiều con mắc bệnh thì chúng ta phải nghĩ đến bệnh truyền nhiễm và đi sâu chẩn đoán hoặc trong trường hợp chết nhanh, chết đột ngột thì chúng ta có thể nghĩ đến một số bệnh như Tụ huyết trùng,...
+ Thời gian mắc bệnh: Dài hay ngắn chúng ta sẽ chẩn đoán được tính chất bệnh và mức độ bệnh,  để biết được bệnh cấp tính hay bệnh mãn tính để đưa ra các biện pháp phòng, trị
+Số lượng gia súc mắc bệnh: Xác định được bệnh truyền nhiễm hay bệnh không truyền nhiễm 
VD: Như trong một trang trại có đến 1/3 hay 2/3 số con mắc bệnh thì chúng ta phải nghĩ đến bệnh truyền nhiễm. Nếu như chỉ 1 con hoặc số con mắc bệnh rất ít thì đó có thể là bệnh nội khoa việc xác định số lượng mắc bệnh sẽ giúp chúng ta đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
+ Bệnh xảy ra trong hoàn cảnh nào
VD: Một con ngựa bị đau bụng trong quá trình làm việc( kéo xe, vận chuyển trên đường) con vật gặp mưa  Nhiễm lạnh
      Sau khi cho ăn thóc, cho uống nước giếng  tích thức ăn trong dạ dày
      Con vật bị tiêu chảy do thức ăn ôi thiu
+ Qua triệu chứng mà chủ gia súc, người chăm sóc kể lại có thể gợi ý hướng chẩn đoán
VD: Ngựa đau đớn, vật lộn  Triệu chứng đau bụng ngựa
       Gia súc đi lại khó khăn, không ăn được Uốn ván
+ Con vật đó đã được điều trị hay chưa nếu đã được điều trị thì đã điều trị bằng thuốc gì nếu chúng ta không hỏi thì chúng ta sẽ dễ lặp lại phác đồ của người trước 

4. Anh, chị hãy nêu tên các khâu trong khám chung? Trình bày hiểu biết của mình về nội dung, phương pháp và ý nghĩa của dung thái khi khám bệnh cho gia súc?
Các khâu trong khám chung bao gồm:
+Khám dung thái 

+Khám niêm mạc             

+Khám hạch lâm ba                            
+Khám lông,da                    

+Khám thân nhiệt
Những tiêu chí này đại diện chung cho rối loạn toàn thân khi mà cơ thể bị rối loạn một trong những tiêu chí trên thì nó sẽ liên quan đến tiêu chí khác
Nội dung, phương pháp và ý nghĩa của dung thái khi khám bệnh cho gia súc
   1.Khám thể cốt giá súc: đây là tiêu chí có thể khám cũng được mà không khám cũng được bởi vì tiêu chí này thường trùng với tiêu chí trạng thái dinh dưỡng 
+Gia súc có thể cốt tốt chúng ta quan sát tổng thể con vật thì thấy thân hình, cơ bắp rắn chắc, thân hình cân đối, 4 chân to đều, các khớp chắc và tròn, bắp thịt đầy, khe sườn hẹp, lồng ngực to và cân đối, dung tích bụng lớn
  Những con vật có thể cốt tốt bao giờ cũng có trạng thái dinh dưỡng tốt sức đề kháng tốt ít mắc bệnh
+ Gia súc có thể cốt kém: Cơ nhão, lồng ngực hẹp, khe sườn rộng, khớp lộ rõ và to   

Những con này thường có trạng thái dinh dưỡng kém Sức đề kháng kém Dễ mắc bệnh
2. Dinh dưỡng
+ Gia súc có trạng thái dinh dưỡng tốt: Thân tròn, da bóng, lông mượt, cơ rắn chắc
Những con vật có trạng thái dinh dưỡng tốt sức đề kháng tốt ít mắc bệnh
+ Gia súc có trạng thái dinh dưỡng kém: Da khô, lông xù, dễ rụng, lồng ngực lép, gầy, xương sườn lộ rõ, cơ bắp nhão
Những con vật có trạng thái dinh dưỡng kém sức đề kháng kém Dễ mắc bệnh 
3. Trạng thái gia súc
+Trâu, bò: Sau ki ăn no thường nằm, 4 chân chụp lại dưới bụng, miệng thường liếm lông hoặc nhai lại( thường nhai lại), tai và đuôi thường xuyên ve vẩy, khi có người lại gần thì thường đứng dậy hoặc là gồng
+ Dê, cừu: Khi đi ăn thường theo bầy, ăn xong thường nằm, khi có người đến gần thì đứng dậy
+Ngựa: Đứng,ngủ cũng đứng, 2 chân sau thay phiên nhau nghỉ, thỉnh thoảng ngựa nằm với thời gian rất ngắn
+ Lợn: Thường hoạt động nhanh nhẹn, mắt sáng, tai vẩy, đuôi cong, đến thời gian cho ăn kêu, có tiếng động thì chạy ra máng
+ Chó: Hoạt động rất mạng, có hiện tượng mùng sục, khi có tiếng động thì sủa, người lạ đến sủa, chủ về thì nó vùng( kêu rít, chân cọ vào chủ)
• Một số tư thế trong trạng thái bệnh lí ở gia súc
+ Dạng co đứng: có thể là đứng co cứng hoặc nằm co cứng thường gặp trong một số trạng thái bệnh lí như:
- Bệnh uốn ván
- Trúng độc strychninsunfat 
- Trúng độc Cacbamit
- Hội chứng đau bụng ngựa
- Ngộ độc thức ăn: Ôi thiu, có độc tố sallmonella, E.coli
+ Đứng không vững( dựa tường)
- Đau bụng ngựa thể nhẹ
- Phù đầu sưng mặt ở lợn( Do E. coli dung huyết)
+ Vận động cưỡng bức
- Vận động vòng tròn: Do tổn thương não thường gặp trong các trường hợp ấu não( Ấu sán ở não), bệnh Newcastle thể mãn tính 
- Vận động theo chiều kim đồng hồ: Do rối loạn tiền đình
                                                        Do tổn thương tiểu não
- Lao đầu về phía trước: Do rối loạn hô hấp nghiêm trọng( viêm phổi nặng, tụ huyết trùng trâu bò)
- Giật lùi: Chó ở độ tuổi 2 tháng tuổi trở lại do nhiễm giun tròn, giun móc
- Lăn lộn trên mặt đất: Thường thấy khi gia súc trong một số trạng thái bệnh lí như:
 Hội chứng đau bụng ngựa
 Do các bệnh ảnh hưởng đến não
 Đối vs gà thường thấy ở bệnh cúm gà, Newcastle
- Liệt: Có thể liệt 1 chân, 2 chân, 4 chân, nửa người thường gặp ở một số trạng thái bệnh lí như
 Viêm dâu thần kinh
 Do thiếu khoáng Ca,P, nguyên tố vi lượng, VTM D đối vs gia súc non là còi xương, đối với gia súc trưởng thành là mềm xương
 Chứng Xeton huyết ở bò sữa( nhiễm axit, toan) liệt 2 chân sau  Viêm não và màng não
 Viêm tủy sống ở cổ gây liệt toàn thân,ở lưng gây liệt chân sau
4. Thể trạng của gia súc
Thể trạng là khái niệm đặc tính chung của cơ thể nó bao hàm không chỉ về hình thái bên ngoài mà cả tính tổ chức, chức phận của các khí quan những bộ phận đó có mối liên hệ qua lại và trên thực tế người ta chia thể trạng thành 4 loại
- Loại hình thô:Xương to, đầu nặng, lông thô và cứng Ăn nhiều nhưng hiệu suất làm việc kém, tiêu tốn thức ăn
- Loại hình thon nhẹ: Xương bé, bốn chân nhỏ, long ngắn và mịn Trao đổi chất mạnh, rất mẫn cảm vs các kích thích bên ngoài
- Loại hình chắc nịch: Thể vóc chắc, cơ rắn và thẳng, da bóng và loonh mềm và quá trình trao đổi chất mạnh và nhanh nhẹn đây là loại hình cho năng suất làm việc cao
- Loại hình bệu: Thịt nhiều, mỡ dày, thân hình thô, đi lại chậm chạp, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh, năng suất làm việc kém
Khi chọn làm giống người ta thường chọn loại hình chắc nịch và xem lí lịch con vật
5. Anh, chị hãy nêu tên các khâu trong khám chung? Trình bày hiểu biết của mình về nội dung, phương pháp và ý nghĩa của khám niêm mạc khi khám  bệnh cho gia súc?
Các khâu trong khám chung bao gồm:
+Khám dung thái gia           +Khám niêm mạc             +Khám hạch lâm ba                            
+Khám lông,da                    +Khám thân nhiệt
Những tiêu chí này đại diện chung cho rối loạn toàn thân khi mà cơ thể bị rối loạn một trong những tiêu chí trên thì nó sẽ liên quan đến tiêu chí khác
Nội dung, phương pháp và ý nghĩa của khám niêm mạc khi khám bệnh cho gia súc
Ý nghĩa: Niêm mạc là một nơi được phân bố nhiều các mạch quản .Chính sự phân bố nhiều mạch quản thì nó biểu hiện lưu lượng tuần hoàn và quá trình trao đổi chất. Những lưu lượng tuần hoàn và quá trình trao đổi chất đó nó thể hiện rất rõ trên mạch quản đó. Khi cơ thể có các biểu hiện bệnh lí nó cũng biểu hiện rất rõ trên niêm mạc. Vì vậy việc khám niêm mạc có ý nghĩa rất lớn đến quá trình chẩn đoán bệnh.
VD: Khám niêm ở trạng thái cơ thể khỏe mạnh bình thường( khám niêm mạc mắt) niêm mạc có mày hồng nhạt nhưng khi cơ thể ở trạng thái bệnh lí ví dụ như  hoàng đản (có thể bệnh ở gan, các bệnh gây hồng cầu vỡ nhiều, do tắc ống mật) trong trường hợp này khám niêm mạc mắt thì thấy niêm mạc mắt vàng
 Vị trí khám
+ Thực tế: Khám niêm mạc mắt, niêm majc mũi, niêm mạc môm, niêm mạc hậu môn, niêm mạc đường sinh dục( gia súc cái)
 Chủ yếu khám niêm mạc mắt bởi vì niêm mạc mắt ít bị sừng hóa, nổi rõ mạch quản dễ quan sát, rất sạch, an toàn đối với người khám bệnh
 Trình tự khám
• Khám về màu sắc của niêm mạc
+ Ở trạng thái khỏe mạnh bình thường màu sắc của niêm mạc ( niêm mạc mắt) ở các loài gia súc khác nhau có sự khác nhau nhưng nhìn chung niêm mạc mắt có màu hồng nhạt, nhẵn bóng 
+ Khi cơ thể ở trong trạng thái bệnh lí thì màu sắc của niêm mạc cũng có sự thay đổi và sự thay đổi  này tùy thuộc vào tính chất bệnh lí
 Niêm mạc nhợt nhạt: Thường gặp trong trường hợp thiếu máu
+ Gặp trong các bệnh mạn tính
+ Bệnh kí sinh trùng đường máu:
        - Gia cầm mầm bệnh là loài đơn bào
         -Đối với gia súc( Tiên mao trùng, lê dạ trùng, biên trùng, the le trùng)
+ Bệnh bạch huyết
+ Thiếu máu truyền nhiễm ở ngựa
 Niêm mạc hoàng đản
+ Các bệnh ở gan vd: viêm gan thực thể, xơ gan, áp se gan, ung thư gan
+ Những bệnh làm cho hồng cầu vỡ nhiều: Kí sinh trùng đường máu, bệnh xoắn khuẩn
+ Các bệnh về mật vd: giun chui ống mật, sỏi mật
+ Trong một số trường hợp trúng độc kim loại nặng
 Niêm mạc bầm tím( xanh tím) thường gặp trong các trường hợp bệnh lí như: 

+ Những bệnh gây nên rối loạn hô hấp, những bệnh làm cho áp lực xoang bụng tăng cao( chướng hơi dạ cỏ, bội thực dạ cỏ)
+ Những bệnh ở phổi( viêm phổi thùy, viêm phế quản phổi, viêm màng phổi)
+Trúng độc sắn, trúng độc chế phẩm Fe
 Niêm mạc ửng đỏ
+ Do xung huyết: - Các bệnh truyền nhiễm cấp tính vd: Dịch tả lợn, tụ huyết trùng, đóng dấu  
                                    -Bệnh viêm kết mạc, giác mạc( Do tác động cơ giới, do vi khuẩn, virus)
                                    - Kí sinh trùng đường máu( Tiên mao trùng) 

+ Do xuất huyết
• Khám sự tổn thương
Trong một số trường hợp bệnh lí niêm mạc có sự tổn thương thường gặp trong một số trường hợp sau:
+ Bệnh dịch tả lợn
+ Bệnh CRD
+ Viêm kết mạc truyền nhiễm ở dê
+ Viêm kết mạc và giác mạc mắt
+ Do tổn thương cơ giới
• Rử mắt 
+ Do viêm mắt và đau mắt
+ Ở bệnh tiên mao trùng trâu, bò
+ Dịch tả lợn
+ CRD ở gà
 Phương pháp khám
+ Khi phải khám niêm mạc mắt phải để con vật có nhiều ánh sáng 

+ Dùng đèn soi 
Và khi khám phải dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái, ngón tay cái ở trên nhấn cầu mắt vào trong, ngón tay trỏ ở dưới kéo mí mắt dưới để quan sát niêm mạc mắt
6. Anh, chị hãy nêu tên các khâu trong khám chung? Trình bày hiểu biết của mình về nội dung, phương pháp và ý nghĩa của khám hạch lâm ba vùng nông khi khám bệnh cho gia súc?
Các khâu trong khám chung bao gồm:
+Khám dung thái gia           +Khám niêm mạc             +Khám hạch lâm ba                            
+Khám lông,da                    +Khám thân nhiệt
Những tiêu chí này đại diện chung cho rối loạn toàn thân khi mà cơ thể bị rối loạn một trong những tiêu chí trên thì nó sẽ liên quan đến tiêu chí khác
Nội dung, phương pháp và ý nghĩa của khám hạch lâm ba vùng nông
Ý nghĩa: Là một trong những hệ thống phòng vệ của cơ thể, khi có những tác nhân gây bệnh tác động hay xâm nhập vào cơ thể sẽ có các phản ứng đối với tác nhân đó
      Thể hiện:+ Viêm, đau, sưng
                         + Tăng về kích thước, thay đổi về hình dạng, tính chất
 Các hạch cần khám
+ Trâu, bò: Hạch dưới hàm, hạch trước vai, hạch trước đùi, hạch trên vú ( ở bò cái)
+ Ngựa: Hạch dưới hàm, trước đùi, bên tai, trước vai 

+ Lợn chó mèo : hạch bẹn trong.  
 Trình tự khám
- Quan sát: ở trạng thái bình thường việc quan sát những hạch này không có giá trị nhưng đối với trâu bò và ngựa gầy thì chúng ta có thể quan sát được hạnh trước vai và hạch trước đùi
+ Trong trường hợp cơ thể ở trạng thái bệnh lí làm hạch lâm ba sưng to thì bằng phương pháp nhìn chúng ta biết được hạch rất rõ ở các vị trí vd: bệnh tụ huyết trùng, đóng dấu lợn, dịch tả lợn, đối vs trâu bò( Lê dạ trùng), đối vs ngựa( Viêm hạch lâm ba truyền nhiễm)
- Phương pháp sờ nắn: khi sờ nắn hạch lâm ba ở trong trạng thái khỏe mạnh thì sẽ thấy hạch lâm ba di chuyển ở tổ chức dưới da, kích thước to nhỏ tùy các hạch khác nhau, thường hạch dưới hàm và hạch mang tai nhỏ nhất, tiếp đến là hạch vú, tiếp đến là hạch trước vai. Và chúng ta cũng biết được hình dạng hình hạt đậu. Đồng thời chúng ta cũng biết được tính chất của hạch hạch cứng
+ Khi hạch lâm ba chịu sự tác động của các tác nhân bệnh lí sẽ có sự thay đổi về kích thước, hình dạng và về tính chất 

Hạch sưng cấp tính : thể tích to, nóng, đau, cứng , ít di động gặp trong các bệnh truyền nhiễm cấp tính. Viêm mũi viêm thanh quản hạch dưới hàm sưng. Trâu bò bị lê dạng trùng hạch dưới hàm, hạch cổ, hạch trên vú sưng rõ.

Hạch hóa mủ : do viêm cấp tính phát triển thành thường gặp trong viêm hạch lâm ba truyền nhiễm, lao hay tỵ thư

Hạch tăng sinh và biến dạng : viêm mạn tính . Ở ngựa thường gặp trong tỵ thư, ở bò lao hạch, xạ khuẩn, ở lợn do lao.
- Khi cần thiết thì chọc dò hạch lâm ba, trong 1 số trường hợp hạch lâm ba thay đổi về tính chất
+ Hóa mủ
+ Tăng sinh
Do vậy việc chọc dò hạch lâm ba có ý nghĩa lớn để chẩn đoán biết được thay đổi tính chất hạch lâm ba
• Hạch lâm ba hóa mủ thường gặp ở các trường hợp bệnh lí như:
+ Bệnh lao hạch
+ Viêm hạch truyền nhiễm ở ngựa
+ Bệnh kí sinh trùng đường máu( Tiên mao trùng)
• Hạch lâm ba tăng sinh thường gặp trong các trường hợp bệnh: 

+ Bệnh suyễn lợn
+ Bệnh viêm hạch lâm ba truyền nhiễm( Thể viêm tăng sinh)
 Chú ý trong 1 số trường hợp hạch lâm ba tăng sinh khi cắt ngang hạch thấy bề mặt cắt có hiện tượng vân đá hoa.
7. Anh, chị hãy nêu tên các khâu trong khám chung? Trình bày hiểu biết của mình về nội dung, phương pháp và ý nghĩa của khám lông và da khi khám bệnh cho gia súc?
Các khâu trong khám chung bao gồm:
+Khám dung thái gia           +Khám niêm mạc             +Khám hạch lâm ba                            
+Khám lông,da                    +Khám thân nhiệt
Những tiêu chí này đại diện chung cho rối loạn toàn thân khi mà cơ thể bị rối loạn một trong những tiêu chí trên thì nó sẽ liên quan đến tiêu chí khác
Nội dung, phương pháp và ý nghĩa của khám lông và da.
Ý nghĩa: Lông và da là 2 bộ phận của cơ thể và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể. Da bao bọc các khí quan trong cơ thể, tránh cho các khí quan trong cơ thể tránh tác động cơ giới, thải tiết . Đối với lông thải bỏ các chất độc, giữ ấm cho cơ thể. Da và lông là 1 bộ phận của cơ thể liên quan với nhau thông qua hệ thống thần kinh vì vậy cơ thể ở trạng thái bình lí thì những rối loạn bệnh lí trong 1 số trường hợp cũng thể hiện trên lông và da. Vì vậy việc khám da và lông có ý nghĩa rất lớn
VD: Khi lợn mắc bệnh đóng dấu thì trên da xuất hiện những dấu son với hình thù khác nhau( quả tám, chữ nhật, hình vuông)
     Khi cơ thể bị suy dinh dưỡng thiếu máu thì có biểu hiện lông thưa, dễ rụng, da khô

 Khám lông
+ Chúng ta quan tâm đến độ mượt của lông. Khi cơ thể khỏe mạnh bình thường lông mượt bám chắc tổ chức dưới da nhưng khi cơ thể ở trong 1 số trạng thái bệnh lí thì độ mượt của lông sẽ bị thay đổi và độ bám chắc của lông với da cũng có sự thayy đổi. Và sự thay đổi này người ta gọi là lông xù, dễ rụng thường gặp trong 1 số trạng thái bệnh lí như: 
- Thiếu máu
- Suy dinh dưỡng
- Những bệnh mạn tính
- Bệnh ngoài da( Ghẻ, chấy, rận, ve)
- Đối với gia cầm( Bệnh newcastle)
- Bệnh bại huyết trên vịt, ngan, ngỗng
+ Hiện tượng rụng lông
     Diện tính lông rụng vùng da tùy thuộc vào tính chất bệnh lí VD: Ghẻ, nấm, diện tích rụng lông chỉ rụng ở vùng ghẻ, nấm kí sinh
- Rụng lông diện tích lớn chủ yếu trong trường hợp suy dinh dưỡng, thiếu máu, một số bệnh mạn tính
Chú ý: Cần phân biệt rụng lông bệnh lí và rụng lông sinh lí 
- Rụng lông sinh lý xảy ra theo mùa, gia súc khác nhau thì mùa rụng lông khác nhau, và sau đợt thay lông là chuẩn bị cho kì động dục. Đối với trâu, bò, ngựa, chó thường thay lông vào mùa xuân và mùa thu. Đối với gia cầm thường thau lông vào mùa xuân. Da có biểu hiện khác thường

 Khám da
• Trình tự khám
1.Khám màu sắc của da
+ Da khỏe mạnh: biểu hiện sắc tố, sắc tố tùy thuộc vào giống loài
+ Khi cơ thể ở trạng thái bệnh lí thì những rối loạn bệnh lí cũng thể hiện trên da do vậy việc khám màu sắc của da có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán bệnh Trên thực tế, người ta thường gặp 1 số biến đổi màu sắc bệnh lí sau:
 Da nhợt nhạt: Trường hợp này thường gặp 1 số bệnh như suy dinh dưỡng, thiếu máu, rối loạn trao đổi chất, bệnh viêm màng phổi thể mạn tính, mất máu cấp tính
 Da hoàng đản: do 3 nguyên nhân 
Những bệnh ở gan( viêm gan thực thể, xơ gan, viêm gan do siêu vi trùng) 

 Bệnh ở mật( tắc ống mật, viêm mật) 

Những bệnh làm cho hồng cầu vỡ nhiều
   -Kí sinh trùng đường máu( Biên trùng, lê dạng trùng, tiên mao trùng)
   - Một số bệnh truyền nhiễm( Do leptospira, E. coli gây dung huyết)
 1 số bệnh khác( Ung thư, 1 số trường hợp trúng độc kim loại nặng làm hàm lượng bilirubin tăng cao trong máu)
 Hiện tượng da xanh tím: Hàm lượng oxi trong tổ chức mô bào ít, hàm lượng
CO2 trong tổ chức mô bào cao
 Trong trường hợp trúng độc sắn củ, Những bệnh tăng áp lực xoang bụng
-Chướng hơi dạ cỏ
-Tích thưc ăn trong dạ cỏ
- Đối với lợn, chó hiện tượng chướng hơi dạ dày
- Ngựa, thỏ hiện tượng chướng hơi manh tràng
- Hiện tượng trúng độc chế phẩm sắt do không được bảo quản tốt
 Hiện tượng da ửng đỏ:
+ Ửng đỏ do sung huyết
+ Thường gặp bệnh đóng dấu lợn, bệnh tụ huyết trùng lợn
Đỏ ửng do xuất huyết đây là hiện tượng mạch quản bị vỡ làm máu thất thoát ra khỏi lòng mạch quản đọng lại ở tổ chức bên cạnh hiện tượng đỏ ở đây là hiện tượng đỏ điểm hoặc từng đám, trường hợp này chúng ta thấy rất rõ ở bệnh dịch tả lợn
2.Khám độ ẩm của da
Độ ẩm của da phụ thuộc vào tuyến tiết chất nhờn ở da làm cho da luôn ẩm. Ở cơ thể khỏe mạnh bình thường độ ẩm của da rất tốt biểu hiện da bóng và nhẵn, có một độ ẩm nhất định. Nhưng khi cơ thể ở trạng thái bệnh lí thì độ  ẩm của da có sự thay đổi trên thực tế có 2 trường hợp
+ Độ ẩm của da tăng: Vã mồ hôi
- Thường gặp khi cơ thể tác động bởi kích thích đau đớn( Viêm phúc mạc, giun chui ống mật...) 
- Những bệnh gây sốt cao
- Trong trường hợp cảm nắng, cảm nóng
- Hội chứng đau bụng ngựa
+ Độ ẩm của da giảm: Trường hợp này thường gặp khi cơ thể có trạng thái bệnh lí làm cho cơ thể mất nước và mất chất điện giải
- Những bệnh làm nôn mửa nhiều
- Hội chứng tiêu chảy
- Sốt cao kéo dài
3. Khám sự tổn thương của da
Da khỏe mạnh bình thường trơn bóng không có bất kì tổn thương nào. Trong một số trường hợp bệnh lí làm cho da bị tổn thương như bệnh kí sinh trùng ngoài da, nấm. Những tổn thương trên da như chứng thiếu kẽm, thiếu Fe, thiếu I2, thiếu các Vitamin
- Một số bệnh như bệnh ung khí thán
- Nhiệt thán thể ngoài da( khối loét trên da)
9. Anh, chị hãy nêu tên các khâu trong khám chung? Trình bày hiểu biết của mình về nội dung, phương pháp và ý nghĩa của kiểm tra thân nhiệt khi khám bệnh cho gia súc?
Các khâu trong khám chung bao gồm:
+Khám dung thái gia           +Khám niêm mạc             +Khám hạch lâm ba                            
+Khám lông,da                    +Khám thân nhiệt
Những tiêu chí này đại diện chung cho rối loạn toàn thân khi mà cơ thể bị rối loạn một trong những tiêu chí trên thì nó sẽ liên quan đến tiêu chí khác
Nội dung, phương pháp và ý nghĩa của kiểm tra thân nhiệt 
Thân nhiệt biểu hiện trạng thái sức khỏe của cơ thể, các loài gia súc khác nhau có thân nhiệt khác nhau
Ở cơ thể khỏe mạnh bình thường thân nhiệt thay đổi theo các tiêu chí sau đây
+ Thay đổi theo tuổi: Gia súc non có thân nhiệt cao hơn gia súc trưởng thành và gia súc già
+ Thay đổi theo tính biệt: Gia súc cái có nhiệt độ cao hơn gia súc đực
+ Thay đổi theo thời gian theo ngày: Trưa chiều có nhiệt độ cao hơn buổi sáng và tối
+ Thay đổi theo trạng thái dinh dưỡng: Gia súc bình thường có nhiệt độ cao hơn gia súc suy dinh dưỡng
+ Thay đổi theo cường độ vận động 
+ Thay đổi theo điều kiện địa lý và khí hậu: Mùa hè> mùa đông
Sự thay đổi này chỉ dao động trong khoảng 0,1-0,5 . Nếu vượt quá 0,5 thì đó không phải là thân nhiệt bình thường
Ý nghĩa của việc khám thân nhiệt: - Giúp cho chúng ta phân biệt được giữa bệnh truyền nhiễm và trúng độc muối( Các bệnh truyền nhiễm thân nhiệt luôn cao)
VD: Trong trường hợp gà bị Newcastle với gà bị trúng độc muối có các triệu chứng giống nhau( Gà bị newcastle có thân nhiệt cao hơn gà trúng độc muối, gà trúng độc muối nhiệt độ không tăng)
- Có thể căn cứ vào thân nhiệt để chẩn đoán bệnh cấp tính hay mạn tính, bệnh nặng hay bệnh nhẹ
- Việc khám thân nhiệt sẽ giúp chúng ta đánh giá được tiến triển của bệnh cũng như hiệu quả điều trị bệnh. Trong trường hợp tiến triển của bệnh nặng thân nhiệt lên xuống thất thường khi có tác dụng điều trị thân nhiệt thường khống có sự thay đổi. Trong trường hợp khi thực hiện các quá trình điều trị sau 1-2 ngày mà thân nhiệt giảm só với trước khi điều trị thì đó là phác đồ điều trị đúng đồng thời chẩn đoán đúng hay nói 1 cách tổng thể là hiệu quả điều trị cao
- Khi khám thân nhiệt sẽ giúp chúng ta đánh giá được tiên lược của bệnh 

 Phương pháp khám 
  Quan sát: Đối với gia súc chúng ta có thể quan sát gương mũi
- Ở gia súc khỏe mạnh gương mũi luôn ướt
- Ở gia súc ốm, sốt cao gương mũi khô
- Ở gia súc sốt cao kéo dài mũi có hiện tượng mốc trắng
Phương pháp này chỉ cho cúng ta biết con vật sốt hay không sốt
  Phương pháp sờ: Dùng mu bàn tay đặt những vị trí da mỏng trên cơ thể gia súc vào gốc sừng hay gốc tai của con vật. Phương pháp này cũng chỉ biết được con vật sốt hay không sốt
  Dùng nhiệt kế: Đưa nhiệt kế vào hậu môn ít nhất 5 phút
+ Việc đo thân nhiệt bằng nhiệt kế thì chúng ta biết dược con vật sốt hay không sốt và sốt ở mức độ nào.   
Khi kiểm tra thân nhiệt chúng ta sẽ biết được 2 khả năng:
• Thân nhiệt tăng cao hơn so với bình thường( sốt)
• Thân nhiệt giảm 
+ Thường ở các bệnh mạn tính sẽ làm cho con vật suy dinh dưỡng trao đổi chất kémthân nhiệt giảm. Các bệnh thiếu máu và suy dinh dưỡng thân nhiệt thấp hơn so với bình thường
+ Thân nhiệt hạ đột ngột: trường hợp này thường gặp ở những bệnh làm cho mất nước và mất chất điện giải rất nhanh hoặc mất máu cấp tính, khi con vật sắp chết
10. Anh, chị hãy trình bày khái niệm của chẩn đoán lâm sàng? Cho ví dụ minh họa? Ý nghĩa trong thực hành lâm sàng thú y?
 Chẩn đoán lâm sàng là phương pháp chẩn đoán dựa trên các triệu chứng, bệnh tích điển hình thông qua việc ta sử dụng các phương pháp khám lâm sàng( quan sát, sờ nắn, gõ, nghe), ngoài ra còn dựa vào dịch tễ học( Loài, lứa tuổi, mùa vụ, mức độ lây lan, tỉ lệ ốm, tỉ lệ chết) đối với các bệnh truyền nhiễm để dự đoán được bệnh súc đang mắc bệnh gì
Ví dụ minh họa: Khi con vật bị chướng hơi dạ cỏ : Bằng phương pháp quan sát ta thấy vùng hõm hông bên trái căng to, không có phản xạ ợ hơi và nhai lại. Sờ vào như quả bóng cao su bơm căng,dùng ngón tay ấn mạnh, thả ra không để lại vết ấn ngón tay.Dùng búa gõ nghe thấy âm bùng hơi chiếm ưu thế. 

Ý nghĩa: PP này đc sử dụng để khám với tất cả các loại gia súc
+Là phương pháp dùng phổ biến trong thúy ,tiện lợi, không tốn kém nhưng bác sĩ thú y phải là người có chuyên môn cao thì mới có CĐ chính xác  

+CĐ được nhanh đưa ra phương pháp điều trị sớm và có hiệu quả cao
11. Anh, chị hãy trình bày khái niệm của chẩn đoán phi lâm sàng? Cho ví dụ minh họa? Ý nghĩa trong thực hành lâm sàng thú y?
Chẩn đoán phi lâm sàng là loại chẩn đoán chỉ dựa vào kết quả của các pp khám phi lâm sàng, các pp khám phi lâm sàng ở đây chính là các xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán bệnh.
Các pp chẩn đoán trong phòng thí nghiệm dùng trong thú y
• Chẩn đoán vi khuẩn học
• Chẩn đoán virus học
• Chẩn đoán huyết thanh học
+ PP chẩn đoán bằng ELISA, phản ứng huỳnh quang
VD: Xác định hiệu giá kháng thể Gumboro bằng phản ứng ELISA gián tiếp.
• PP chẩn đoán bằng ký thuật PCR: 
VD: chẩn đoán định type virus gây bệnh LMLM bằng kỹ thuật PCR  

PP chẩn đoán bằng siêu âm: 
VD: Siêu âm não qua thóp ở gia súc non để phát hiện
tụ máu não, u não,...siêu âm để chẩn đoán có thai sớm, theo dõi sự phát triển của thai, bệnh lý của thai
 Chẩn đoán bằng PP X quang
Ý nghĩa: trong thực hành lâm  sàng  thú y: giúp bác sĩ chẩn đoán  nhanh và  chính xác  bệnh, chẩn đoán nhanh và chính xác các bệnh nhiễm trùng từ virus, vi khuẩn nấm,  bệnh hô hấp, tim mạch và xương khớp.... Nhưng nó có nhược điểm là chi phí cao
12. Anh, chị hãy trình bày cách xác định vị trí khám tim ở trâu, bò? Kể tên các phương pháp khám tim?
Vị trí tim trâu, bò:
- 5/7 quả tim lệch về phía bên trái, trong khoảng từ sườn 3-6. - Đáy nằm ở nửa xoang ngực.
- Đỉnh tim tiếp giáp với xương sườn 5, cách xương ức 2cm.
- mặt trước tiếp giáp với xương sườn 3, mặt sau tiếp giáp với xương sườn 6.
Vị trí khám:
Cách xác định vị trí
+ Để trâu bò bình thường -> chưa thể bộc lộ vùng khám tim được => ta dùng 1 dây cố định 1 chân trước (trái) sau đó kéo chân đó về phía trước.
+ Xác định như sau : Xác định giới hạn trước- sau – trên – dưới
Giới hạn trước- sau: Nằm trong khoảng xương sườn 3- 6 để đến xương sườn đếm lùi từ sau ra trước và đếm vòng xuống phía dưới ngực cho dễ xác định xương sườn các xương sườn sâu bên trong chỉ ước chừng được chứ không sờ được. Đối với trâu bò có 13 đôi xương sườn.
Giới hạn trên – dưới : xác định bởi 2 điểm . Giới hạn trên xác đinh = Đường ngang kẻ từ khớp bả vai cánh tay // với mặt đất tính từ đường ngang thì đáy tim sẽ cách đường ngang 6-8cm xuống phía dưới. Nếu xác định đường ngang kẻ từ khớp khuỷu => cách đường ngang kẻ từ khớp khuỷu lên trên 4-6cm . 

Giới hạn dưới cách mỏm kiếm xương ức 1 -2 cm
2 điểm giúp ta khoanh vùng được vị trí khám tim.
Các phương pháp khám tim bò
Tùy theo tính chất bệnh và tùy theo mục đích mà người ta sử dụng các phương pháp khám khác nhau, đối với thú y thường dùng phương pháp khám lâm sàng. Sau khi xác định thì ta dùng các phương pháp sờ nắn,quan sát , gõ, nghe ngoài ra còn có điện tim đồ phương pháp này thường dùng để nghiên cứu
 Nhìn: Nhìn phía ngực trái. Giúp chúng ta biết được hiện tượng đập động. Khi tim co bóp, mỏm tim hoặc thân tim tác động vào thành ngực gây nên chấn động thành ngực và lúc này chúng ta sẽ nhìn thấy thành ngực vùng tim có tác độg theo nhịp đập của tim.
Qua hiện tượng đập động chúng ta xác định được nhịp tim và tần số đập của tim qua đó cũng biết được hiện tượng khác thường cũng như tần số tim -Kéo rộng chân trái rộng về phía trước và quan sát vùng ngực khoảng khe sườn 3-4 và trên khớp khuỷu 2-4 cm
 Sờ vùng tim: Cũng cho chúng ta biết được hiện tượng đập động,tần số tim ở trạng thái khỏe mạnh bình thường.
có thể thấy tính mẫn cảm vùng tim => tình trạng bệnh lý con vật . Đau có thể do viêm bao tim do ngoại vật => có thể do viêm dạ tổ ong do ngoại vật khi dạ tổ ong co bóp => dâm xuyên qua màng làm cho viêm màng bao tim.
 Gõ : Không có ý nghĩa đối với trâu bò chỉ có ý nghĩa đối với ngựa, chó vì tim bò bị phổi che lấp.
 Nghe: Dùng ống nghe để nghe gián tiếp : màng nghe và dây dẫn có nút khóa, khi dùng ống nghe phải giữ 1 tay phải lên lưng bò tay trái cầm ống nghe và úp tay trỏ lên màng nghe bé và áp vào vị trí cần nghe. 2 núm tai nghe phải hướng về phía trước.
 Kiểm tra tiếng tim: 2 tiếng
+Tiếng tâm thu: hình thành khi tim co và do sự đóng mở của 2 van (van 2 lá và van 3 lá).
+ Tiếng tâm trương: ứng với thời kì tim giãn. Hình thành do sự đóng mở của 2 van động mạch chủ và van động mạch phổi.
Nghe vùng tim sẽ có 2 tiếng là tiếng tâm thu và tiếng tâm trương
  Có thể xuất hiện tiếng thứ 3 – Tạp âm 

Tạp âm trong tim: (tiếng thổi)
+ Tạp âm do biến đổi về cơ năng
- Tiếng thổi do hở van: gia súc bị suy dinh dưỡng, gia súc quá già yếu, lỗ van lỏng lẻo.
- Tiếng thổi do thiếu máu: máu loãng độ nhớt thấp, máu chảyhiện tượng
+ Tạp âm do biến đổi về thực thể: Chủ yếu gặp các bệnh ở van
- Tiếng thổi tiền tâm thu do van động mạch chủ hay van động mạch phổi hở.(
Xì-pùng-pụp)
- Tiếng thổi tâm thu: do van động mạch chủ hoặc van động mạch phổi bị hẹp(pùng-xì-pụp)
- Tiếng thổi tâm trương: hẹp van nhĩ thất.(pùng-pụp-xì) 

 Tạp âm xảy ra ở ngoài tim
-Tiếng cọ màng bao tim: Màng bao tim bị viêm( nhiều fibrin) làm cho màng bao tim dính vào tim co bóp có sự cọ xát
- Tiếng cọ bao tim màng phổi: do màng phổi hay bao tim bị viêm thể sùi
- Tiếng vỗ nước: viêm bao tim tích nước, viêm phổi tích nước, hay tích nước trong xoang ngực.
13. Anh, chị hãy trình bày cách khám tim bằng phương pháp sử dụng ống nghe? Các âm bệnh lí khi nghe tim? 

Vị trí khám tim :

 Chuẩn bị tai nghe, vận núm cổ cổ ống nghe cho đúng, 2 núm tai nghe hướng về trước. Điều chỉnh khoảng cách giữa 2 núm nghe sao cho phù hợp với tai của mình để khi nghe nghe được rõ và không bị đau. Khi dùng ống nghe phải giữ 1 tay phải lên lưng bò tay trái cầm ống nghe và úp tay trỏ lên màng nghe bé và áp vào vị trí cần nghe. Kéo chân trái trước của con vật kéo lên phía trước bộc lộ vùng khám tim.
 Khi nghe tim thì chúng ta nghe được tiếng tim bình hường có tiếng tâm thu và tiếng tâm trương. Trên thực tế khi tim bị bệnh hoặc trong 1 số trường hợp bệnh lí của cơ thể thường tiếng tim có sự thay đổi với sự thay đổi này thường có các tiếng tim sau:
+ Tiếng tim thứ nhất tăng: do cường độ lao động, hưng phấn, gầy yếu, thành ngực mỏng, viêm cơ tim, thiếu máu, sốt cao...
+ Tiếng tim thứ 2 tăng: Trong trường hợp thường gặp ở các bệnh phổi hoặc hẹp van tim
+ Tiếng tim 1 giảm: do viêm cơ tim, cơ tim bị biến tính, tim giãn
+ Tiếng tim 2 giảm: hở van động mạch chủ hay van động mạch phổi
+ Tiếng tim thứ nhất tách đôi: do 2 buồng tâm thất không cùng có bóp, van 2 lá và
3 lá không cùng đóng gây nên. Do 1 buồng tâm thất thoái hoá hay nở dày hoặc 1 bên bó hiss bị trở ngại dẫn truyền.
+ Tiếng tim thứ 2 tách đôi: do 2 van động mạch không đóng cùng 1 lúc. 

+ Tiếng ngựa phi: tiếng tim 1, tiếng tim 2 và kèm theo tiếng tim thứ 3, khi tim đập có nhịp điệu ngựa phi. Là triệu chứng rối loạn nặng, là tiên lượng không tốt.
+Tiếng thai nhi: lúc tim đập nhanh, 2 bên tiếng tim như nhau, quãng nghỉ như nhau, là triệu chứng suy tim.
 Tạp âm trong tim: (tiếng thổi)
+ Tạp âm do biến đổi về cơ năng
- Tiếng thổi do hở van: gia súc bị suy dinh dưỡng, gia súc quá già yếu, lỗ van lỏng lẻo.
- Tiếng thổi do thiếu máu: máu loãngđộ nhớt thấp, máu chảyhiện tượng
+ Tạp âm do biến đổi về thực thể(các van đóng không kín máu chảy ngược lại, các lỗ hẹp trong tim, máu chảy qua cọ sát): Chủ yếu gặp các bệnh ở van
- Tiếng thổi tiền tâm thu do van động mạch chủ hay van động mạch phổi hở.(
Xì-pùng-pụp)
- Tiếng thổi tâm thu: do van động mạch chủ hoặc van động mạch phổi bị hẹp(pùng-xì-pụp)
- Tiếng thổi tâm trương: hẹp van nhĩ thất.(pùng-pụp-xì) 

 Tạp âm xảy ra ở ngoài tim xuất hiện khi màng bao tim hoặc thành ngực, màng phổi tiếp giáp với tim bị bệnh.
-Tiếng cọ màng bao tim: Màng bao tim bị viêm( nhiều fibrin) làm cho màng bao tim dính vào tim co bóp có sự cọ xát
- Tiếng cọ bao tim màng phổi: do viêm màng phổi, vùng tiếp giáp giữa phổi và tim dính lại với nhau khi tim co bóp có sự cọ sát giữa màng bao tim và màng phổi, tạo nên âm cọ hay bao tim bị viêm thể sùi
- Tiếng vỗ nước: khi màng bao tim viêm ở thể thanh dịch (trong dịch rỉ viêm rất ít fibrin, dịch viêm tích lại trong xoang bao tim và khi tim co bóp gây lên chấn động như khi ta dùng tay khuấy vào chậu nước)  
14. Tần số hô hấp là gì? Trình bày các phương pháp xác định tần số hô hấp của gia súc? Ý nghĩa chẩn đoán?
 Tần số hô hấp là số lần hít vào và thở ra trong 1 phút. Khi nghiên cứu người ta thường kiểm tra 3 lần rồi cộng lại chia trung bình và 3 lần này đại diện cho thời gian khác nhau Sáng-trưa- chiều
 Các loài gia súc khác nhau có tần số hô hâp khác nhau 

Tần số hô hấp ở trạng thái bình thường phụ thuộc vào

Độ tuổi: gia súc non > gia súc trưởng thành 

Tính biệt : gia súc cái > gia súc đực

Thời gian trong ngày : trưa và chiều > sáng và tối

Khí hậu trong năm : hè > đông

Khi hoạt động tần số hô hấp cao hơn khi trong trạng thái tĩnh  
 Phương pháp xác định tần số hô hấp và ý nghĩa
 Phương pháp nhìn: Nhìn sự hoạt động nhịp nhàng ở vùng bụng với vùng ngực
 Phương pháp nghe vùng phổi: Nghe được âm của phổi với phương pháp này người ta sẽ biết được tần số hô hấp cụ thẻ trong các trường hợp cụ thể
 Đưa tay sát vào lỗ mũi: Phương pháp này người ta căn cứ vào khi gia súc hít vào , thở ra có 1 luồng không khí tác động vào bàn tay từ đó xác định được để kiểm tra trạng thái xấu, bệnh có tiên lương xấu
Ý nghĩa: việc sử dụng các phương pháp xác định tần số hô hấp sẽ giúp ta biết được tần số hô hấp của con vật từ đó có thể xác định được con vật ở tong 1 số tình trạng bệnh lí như:
 Tần số hô hấp tăng( Thở nhanh)
+ Trường hợp này thương gặp trong một số trường hợp các bệnh làm diện tích của phổi bị hẹp lại (VD: Các bệnh viêm phổi, viêm phế quản phổi, viêm phổi cât cấp tính, viêm phổi hóa mủ, viêm phổi thùy....)
+ Những bệnh làm cho áp lực xoang bụng tăng(Vd chướng hơi dạ dày, chướng hơi dạ cỏ)
+ Trong trường hợp thiếu máu cấp tính ( mất máu nhiều, giảm hồng cầu, giảm lưu lượng tuần hoàn, oxy đưa đến mô bào kém)
+ Một số bệnh về tim( vd: suy tim, viêm bao tim ở thể tích nước)
 Tần số hô hấp giảm so với bình thường, thường gặp ở một số trường hợp bệnh lí như:
+ Các bệnh làm hẹp đường hô hấp hẹp khí quản, hẹp phế quản(vd: Viêm mũi thể mạn tính, viêm phế quản mạn tính)
+ Những bệnh gây ức chế TKTW: đặc biệt trong trường hợp trúng độc kim loại Pb, As, Hg
+ Do chức năng của thận bị rối loạn( Giảm siêu lọc)
+ Một số bệnh ở gan( Viêm gan siêu vi trùng, xơ gan)
+ Những trường hợp gây liệt sau khi đẻ ( Do thiếu khoáng Ca, P, do sốt sữa) Ngoài 2 trường hợp trên còn có trường hợp rối loạn hô hấp, rối loạn hít vào, rối loạn thở ra
15. Anh, chị hãy trình bày các phương pháp khám xoang mũi gia súc và ý nghĩa chẩn đoán?
 Phương pháp khám: Thường dùng phương pháp gõ xoang mũi( gõ xoang trán, xoang hàm trên). Dùng ngón tay trỏ và giữa gõ đều vào 2 bên xoang mũi khi trường hợp bình thường sẽ nghe thấy âm hộp còn trường hợp bệnh lý sẽ nghe thấy có âm đục. Lúc cần dùng kính soi, khoan xoang trán. Bên cạnh đó gia súc nhỏ có thể chụp X- quang
 Ý nghĩa: Việc khám xoang mũi sẽ giúp chũng ta biết được tình trạng bệnh lí như:
+ Xoang mũi biến dạng do tích mủ, bệnh còi xương, mềm xương, ung thư xương, viêm màng mũi thối loét, viêm da tại chỗ
+ Vùng ngoài xoang mũi nóng và đau do viêm da tại chỗ, viêm xoang
+ Dùng búa gõ hai bên xoang trán, gõ từ nhẹ đến nặng, rồi so sánh bên này với bên kia. Âm gõ đục do xoang tích mủ hoặc thấm thẩm xuất, do viêm xương, u xương
16. Anh, chị hãy trình bày cách xác định vị trí khám phổi ở trâu, bò? Khám phổi bằng phương pháp nghe và các âm bệnh lý thường gặp khi nghe phổi?
Vị trí khám phổi ở trâu bò
 Vị trí khám phổi được xác định bởi 1 hình tam giác vuông, với các cạnh được xác định: 

 Cạnh trước giới hạn bởi mép sau cảu chùm cơ bả vai cánh tay. 

Cạnh trên giới hạn bởi mép dưới của cơ dài lưng (cơ thăn). 

Cạnh sau là 1 đường cong đều, được xác định bởi các điểm 
- Gốc xương sườn 12
- Đường ngang song song mặt đất, kẻ từ mỏm ngoài xương cánh hông cắt xương
Sườn số 11
- Đường ngang song song mặt đất, kẻ từ khớp bả vai cánh tay cắt xương sườn 8
- Đầu mút xương sườn 4.
=> Nối 4 điểm với nhau, ta được cạnh sau của vị trí khám phổi.
Khám phổi bằng phương pháp nghe và các âm bệnh lí
Khi phổi ở trạng thái bình thường thì hầu hết các loại gia súc chúng ta nghe phổi thì nghe âm phế quản và âm phế nang riêng đối với ngựa chỉ nghe được âm phế nang, nếu nghe được âm phế quản là trạng thái bệnh lý. Âm phế quản thường thô hơn âm phế nang. Âm phổi nghe như tiếng gió thổi nhẹ.
Gồm 2 phương pháp nghe:
+ Nghe trực tiếp:Phủ lên gia súc miếng vải mỏng để tránh bẩn, áp sát tai nghe trực tiếp Phương pháp này ít áp dụng do da thành ngực trâu bò dày.
+ Nghe gián tiếp: Dùng ống nghe
- Âm phế nang thường yếu, khó nghe, phải nghe chỗ yên tĩnh, gia súc đứng yên
- Nên nghe bắt đầu từ giữa phổi, từ trước ra sau, từ trên xuống dưới. Nghe từ điểm này sang điểm khác, không nghe cách quãng, mỗi điểm nghe vài 3 lần thở
- Khi nghe tiếng phế nang không rõ, có thể dùng tay bịt mũi gia súc trong 2-3 p để giá súc thở dài, sẽ chính xác hơn
*. Khi phổi ở trạng thái bệnh lý thì âm phổi cũng có sự thay đổi, tùy thuộc vào triệu chứng bệnh lý của phổi. Các âm bệnh lí
+ Âm ran: Âm này thường được tạo ra khi trong lòng phé quản và phế nang có chưa nhiều dịch viêm lỏng, hoặc phế nang bị sung huyết, sưng dày lên
Trên thực tế có 2 loại âm ran:
- Âm ran ướt: Được tạo ra trong lòng phế quản và phế nang có nhiều dịch viem lỏng và khi nghe ta nghe thấy như là hiện tượng bọt xà phòng vỡ ( Khò khè ở gia súc, khẹt ở gia cầm)
- Âm ran khô: Do tronng lòng phế quản sung huyết và sưng dày lên hoặc viêm kéo dài làm cho lòng phế quản tăng sinh gồ ghề, không khí qua lại. Trong trường hợp đó và khi nghe như là ấm nước chuẩn bị sôi( có hiện tượng cò cử). Âm này nghe được trong một số trường hợp như viêm phổi cata cấp tính, viêm phế quản phổi, thời kì đầu của bệnh viêm phổi thùy
+ Âm cọ màng phổi: Âm này được tạo ra do màng phổi dính với thành ngực, màng phổi với phổi do cọ sát giữa màng phổi-thành ngực, màng phổi-phổi tạo ra âm như gió thổi vào lá khô. Âm này nghe thấy trong trường hợp viêm phổi thể viêm dính
+ Âm vỗ nước: âm này được tạo ra do trong xoang ngực tích nước hoặc màng phổi tích nước và khi hô hấp phổi hoạt động trong môi trường nước tạo ra một âm như người ta dùng tay vỗ vào mặt nước. Âm này còn được nghe thấy trong trường hợp viêm màng phổi thể tương dịch
17. Anh, chị hãy trình bày cách xác định vị trí khám phổi ở trâu bò? Khám phổi bằng phương pháp gõ và các âm gõ bệnh lý thường gặp khi nghe phổi?
Vị trí khám phổi ở trâu bò
 Vị trí khám phổi được xác định bởi 1 hình tam giác vuông, với các cạnh được xác định: 

Cạnh trước giới hạn bởi mép sau cảu chùm cơ bả vai cánh tay. 

Cạnh trên giới hạn bởi mép dưới của cơ dài lưng (cơ thăn). 

Cạnh sau là 1 đường cong đều, được xác định bởi các điểm 
- Gốc xương sườn 12
- Đường ngang song song mặt đất, kẻ từ mỏm ngoài xương cánh hông cắt xương
Sườn số 11
- Đường ngang song song mặt đất, kẻ từ khớp bả vai cánh tay cắt xương sườn 8
- Đầu mút xương sườn 4.
 Nối 4 điểm với nhau, ta được cạnh sau của vị trí khám phổi.
Khám phổi bằng phương pháp gõ và các âm gõ bệnh lý thƣờng gặp khi nghe phổi
 Ở trạng thái khỏe mạnh bình thường khi gõ vùng phổi ta sẽ nghe được vùng âm gõ sinh lí và âm vùng gõ này người ta gọi là âm trong vì phổi bình thường các nhu mô phổi bao gồm phế nang và phế quản làm rỗng và nhẹ do vậy khi gõ nó phát ra âm như ta gõ vào 1 miếng xốp
 Khi phổi ở trạng thái bệnh lí thì vùng âm gõ có sự thay đổi và trên thực tế thường gặp 2 trường hợp sau:
+ Vùng âm gõ thu hẹp lại( Vùng phổi thu hẹp): Trường hợp này thường gặp ở các trạng thái bệnh lí làm cho phổi bị thu hẹp đặc biệt là những bệnh làm tăng áp lực xoang bụng( chướng hơi)
+ Vùng âm gõ của phổi mở rộng: Trường  hợp này thường gặp ở các bệnh khí phế( Do trạng thái bệnh lí lượng không khí vào các phế nang rất nhiều, thể tích phổi tăng lênphổi mở rộng)
 Âm gõ phổi thay đổi thay đổi trên thực tế khi gõ phổi sẽ thấy 2 vùng âm bệnh

+ Âm bùng hơi: thường gặp ở bệnh phế khí, giai đoạn đầu bệnh viêm phổi thùy
+ Âm đục: Âm đục rải rác thường gặp ở bệnh viêm phế quản phổi 
                     Âm đục tập trung ở bệnh viêm phổi thùy ở giai đoạn gan hóa                 

+ Vùng âm đục song song với mặt đất, trường hợp này gặp ở bệnh viêm màng phổi thể tích nước
+ Âm hộp: Trong phổi có các hang lao hoặc ổ mủ khi các hang lao bong tróc canxi, ổ mủ vỡ tạo thành các hang khi gõ vào giống như gõ vào hộp
18. Anh, chị hãy trình bày các phương pháp khám miệng trâu, bò và ý nghĩa trong chẩn đoán?
Trong 1 số trạng thái bệnh lí của cơ thẻ, những biểu hiện lâm sàng nó cũng thể hiện ra vùng miệng, vì vậy khám miệng cũng giúp chúng ta chẩn đoán 1 số bệnh ( Đậu,
LMLM gây các nốt loét, tổn thương ở miệng)
Các phương pháp khám miệng bao gồm: + Khám nước dãi
                                                                                     + Khám niêm mạc miệng
+ Khám nước dãi: ở gia súc khỏe mạnh bình thường không có nước dãi nhưng trong 1 số bệnh lí nó sẽ thể hiện lượng nước dãi chảy ra nhiều hay ít

 VD: Bệnh làm cho nước dãi chảy nhiều LMLM, viêm miệng, gặp trong 1 số trường hợp trúng độc( Trúng độc cacbamid, P hữu cơ, Schyninsunfat 0,1%) hoặc 1 số bệnh chướng hơi dạ cỏ cấp tính, các bệnh gây nôn mửa nhiều) 
+ Khám niêm mạc miệng: Ở trạng thái khỏe mạng bình thường niêm mạc miệng có màu hồng nhạt và trơn bóng. Nhưng cơ thể ở trong 1 số trường hợp bệnh lí thì niêm mạc có nhiều thay đổi và trên thực tế cần phải kiểm tra các tiêu chí sau:
- Màu sắc bình thường có màu hồng cánh sen : Tương tự kiểm tra niêm mạc mắt.
- Sự tổn thương của niêm mạc miệng trong 1 số trường hợp bệnh lí niêm mạc miệng bị tổn thương có sự khác nhau:
 Có các mụn mủ, mụn nước trên niêm mạc thường gặp ở các bệnh viêm miệng, LMLM
 Các vết loét: ở miệng, môi, lưỡi, vòm khẩu cái, trên lợi thường gặp trên các bệnh do viêm miệng, tổn thương do nhiệt, do hóa chất
 Do một số bệnh truyền nhiễm gây nên( Dịch tả lợn, đậu, viêm màng mũi thối loét, care)
Ý nghĩa:Chẩn đoán được các bệnh viêm niêm mạc miệng, viêm họng, một số bệnh đường ruột
19. Anh chị hãy trình bày vị trí khám dạ cỏ của loài nhại lại? Khám dạ cỏ bằng phương pháp quan sát và ý nghĩa trong chẩn đoán?
• Vị trí khám: Nằm ở hầu hết vùng bụng bên trái chủ yếu tập trung khám ở vùng hõm hông bên trái.
• Phương pháp khám:
- Nhìn: 

 Vùng hõm hông bên trái căng phồng lên
Trường hợp sinh lý: gia súc đang trong giai đoạn mang thai, hay sau khi ăn no.
Trường hợp bệnh lý: gia súc bệnh về dạ cỏ: chướng hơi dạ cỏ, bội thực dạ cỏ.
Vùng hõm hông bên trái xẹp xuống:
Trường hợp sinh lý: gia súc bị bỏ đói lâu ngày. Gia súc quá gầy. 

Trường hợp bệnh lý: gia súc bị suy dinh dưỡng, bệnh làm cơ thể mất nước nhiều, hay gia súc bị ký sinh trùng.
Ý nghĩa: Do tính chất tiêu hóa, chức năng tiêu hóa nên dạ dày của loài nhai lại dễ mắc bệnh đặc biệt chúng ta có thể quan sát dạ cỏ để chẩn đoán một số bệnh(
Chướng hơi dạ cỏ, bội thực dạ cỏ,...) 
20. Anh chị hãy trình bày vị trí khám dạ cỏ của loài nhai lại? Khám dạ cỏ bằng phương pháp sờ ,nắn và ý ghĩa trong chẩn đoán?
• Vị trí khám: tập trung chủ yếu ở vùng hõm hông bên trái.
• Phương pháp khám:
Sờ nắn: bằng phương pháp này qua cảm giác của tay, chúng ta sẽ biết được phản xạ đau của con vật khi chúng ta tác động vào tổ chức hoặc khí quan nào đó hoặc đồng thời qua cảm giác của tay chúng ta biết được tính chất của một khí quan trong cơ thể. 

Bằng phương pháp sờ nắn ta phân biệt được 2 trường hợp bệnh lý : Chướng hơi dạ cỏ và tích thức ăn trong dạ cỏ. 
Gia súc khoẻ mạnh thì:
 Ăn no, vùng hõm hông bên trái cứng đều.
 Đói: phần trên của dạ cỏ xốp và đàn tính, phần dưới và phần giữa dạ cỏ cứng. o Trường hợp bệnh lý:
 Gia súc bị chướng hơi dạ cỏ: khi sờ nắn vào dạ cỏ thì như là sờ vào quả bóng cao su chứa đầy hơi. Khi ấn vào và nhả tay ra không để lại vết lõm của ngón tay. 

Gia súc bị bội thực: sờ nắn vào vùng dạ cỏ thấy chắc như sờ vào túi bột. khi ấn ngón tay vào và nhả ra thì để lại vết lõm của ngón tay.
Liệt dạ cỏ: sờ vào vùng dạ cỏ: như sờ vào túi cháo loãng. Ki ấn tay vào và nhả tay ra thì để lại vết lõm của ngón tay.
Ý nghĩa: Do tính chất tiêu hóa, chức năng tiêu hóa nên dạ dày của loài nhai lại dễ mắc bệnh đặc biệt chúng ta có thể sờ nắn dạ cỏ để chẩn đoán một số bệnh( Chướng hơi dạ cỏ, bội thực dạ cỏ, liệt dạ cỏ...)
21. Anh chị hãy trình bày vị trí khám dạ cỏ của loài nhai lại? Khám dạ cỏ bằng phương pháp gõ và ý ghĩa trong chẩn đoán?

Vị trí khám: Nằm hoàn toàn phía bên trái thành bụng
Gõ:
Trường hợp sinh lý: khi gõ vùng dạ cỏ có 3 vùng âm đó là :
 Vùng trên cùng là vùng âm bùng hơi: được giới hạn bởi ½ khoảng cách phía trên của đường ngang kẻ từ mỏm ngoài của xương cánh hông và đường ngang kẻ từ khớp xương bả vai cánh tay song song mặt đất.
 Vùng âm đục tương đối: được giới hạn bởi ½ khoảng cách phía sau (dưới) của đường kẻ từ mỏm ngoài của xương cánh hông và đường ngang kẻ từ khớp bả vai cánh tay song song với mặt đất.
 Vùng dưới là vùng âm đục tuyệt đối: được giới hạn bởi mép sau của đường ngang kẻ từ khớp xương bả vai cánh tay về phía dưới.
 Khi con vật ăn no gõ vùng dạ cỏ thì khi gõ sẽ nghe thấy vùng âm đục chiếm
ưu thế
 Khi con vật mắc chứng bội thực dạ cỏ thì khi gõ sẽ nghe thấy vùng âm đục chiếm ưu thế
Chú ý: để phân biệt được khi nào con vật ăn no với trường hợp con vật bị bội thực thì chúng ta phải quan sát phản xạ nhai lại của con vật 
 Khi con vật mắc chứng chướng hơi dạ cỏ thì khi gõ sẽ nghe thấy âm bùng
hơi chiếm ưu thế
 Khi con vật mắc chứng liệt dạ cỏ thì khi gõ sẽ nghe thấy âm hộp
Ý nghĩa: Do tính chất tiêu hóa, chức năng tiêu hóa nên dạ dày của loài nhai lại dễ mắc bệnh đặc biệt chúng ta có thể gõ dạ cỏ để chẩn đoán một số bệnh( Chướng hơi dạ cỏ, bội thực dạ cỏ, liệt dạ cỏ...)
22. Anh chị hãy trình bày vị trí khám dạ cỏ của loài nhai lại? Khám dạ cỏ bằng phương pháp nghe và ý nghĩa trong chẩn đoán? 
• Vị trí khám: tập trung chủ yếu ở vùng hõm hông bên trái.
Nghe:

Cách nghe : tương tự như nghe tim

Dùng ống nghe đặt vào hõm hông phía bên trái của loài nhai lại, để nghe nhu động dạ cỏ.Nhu động dạ cỏ nghe như tiếng sấm từ xa vọng lại, từ nhỏ đến to, xa dần rồi tắt. chúng ta nghe trong vòng khoảng 2 phút: trâu, bò từ 2-5 lần;dê từ 2-4 lần. 

Trong trường hợp dạ cỏ ở trạng thái bệnh lý, nhu động dạ cỏ có sự thay đổi :

Nhu động dạ cỏ giảm: có thể do: bội thực dạ cỏ, liệt dạ cỏ, chướng hơi dạ cỏ mãn tính. 

Nhu động dạ cỏ tăng: ở giai đoạn đầu của chướng hơi dạ cỏ cấp tính., tích thức ăn trong dạ cỏ, ăn nhiều thức ăn dễ lên men sinh hơi.

Nhu động dạ cỏ mất: liệt dạ cỏ, bội thực dạ cỏ, chướng hơi dạ cỏ nặng cấp tính.
Ý nghĩa: Do tính chất tiêu hóa, chức năng tiêu hóa nên dạ dày của loài nhai lại dễ mắc bệnh đặc biệt chúng ta có thể nghe dạ cỏ để chẩn đoán một số bệnh( Chướng hơi dạ cỏ, bội thực dạ cỏ, liệt dạ cỏ...)
23. Anh, chị hãy trình bày vị trí khám dạ tổ ong của trâu bò? Các phương pháp khám dạ tổ ong và ý nghĩa trong chẩn đoán?
• Vị trí khám:
Bên trái từ sườn 6-8. 

Bờ trên tiếp giáp với đường ngang kẻ từ khớp khuỷu.
Bờ dưới cách mỏm kiếm xương ức 1 -2cm.

• Phương pháp khám: 

Sờ nắn: dùng nắm tay ép mạnh vào vùng dạ tổ ong. o Dắt cho gia súc lên dốc, xuống dốc. o Cho gia súc quay trái, quay phải đột ngột.
Dùng đòn gánh 2 người 2 bên ép mạnh vào vùng dạ tổ ong. 

Dùng máy dò kim loại. 

Dùng thuốc tiêm trực tiếp vào dạ tổ ong, để kích thích nhu động, có bóp của dạ tổ ong. (không nên vì nếu có ngoại vật nhọn thì sẽ làm thủng dạ tổ ong và có thể đâm vào tim)
 Quan sát phản ứng của con vật. nếu gia súc có cảm giác đau đớn, khó chịu, né tránh thì có thể con vật bị viêm dạ tổ ong do ngoại vật.
Ý nghĩa: Vì dạ tổ ong là nơi chứa các dị vật của loài nhai lại nên việc khám dạ tổ ong có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán 1 số bệnh như viêm dạ tổ ong do dị vật, viêm ngoại tâm mạc,...
24. Anh chị hãy trình bày vị trí khám dạ lá sách của trâu bò? Các phương pháp khám dạ lá sách và ý nghĩa trong chẩn đoán?
  Vị trí khám: nằm ở bên phải, trong khoảng từ sườn 7-9. trên dưới đường ngang kẻ từ khớp xương bả vai cánh tay song song mặt đất 5-7cm.
  Phương pháp khám:
+Có thể dùng các phương pháp khám lâm sàng là: nhìn, sờ nắn, gõ và nghe. 

Ví dụ: khi gia súc bị nghẽn dạ lá sách, khi sờ nắn thì gia súc có cảm giác đau
• Sờ nắn: nắm tay ấn mạnh vào các gian sườn 7,8,9 vùng dạ lá sách. nếu con vật tỏ ra khó chịu, đau, né tránh, thường là triệu chứng nghẽn dạ lá sách.
• Gõ: dùng búa gõ: gõ nhẹ nhàng vào vùng dạ lá sách:
- Trạng thái sinh lý: có âm đục lẫn âm bùng hơi và không có phản ứng đau. 

- Trạng thái bệnh lý: gia súc tỏ ra khó chịu, đau là triệu chứng nghẽn dạ lá sách, viêm dạ múi khế.
- Nghe: dùng ống nghe đặt vào vị trí dạ lá sách để nghe.
- Tiếng nhu động của dạ lá sách gần giống như tiếng nhu động của dạ cỏ, nhưng nhỏ hơn.
- Sau lúc ăn tiếng nhu động dạ lá sách nghe khá rõ.
- Nhu động dạ lá sách mất là triệu chứng nghẽn dạ lá sách.
- Nhu động dạ lá sách yếu là triệu chứng trong các bệnh sốt cao.
• Chọc dò:
- Dùng kim chọc dò dài 4-8cm, chọc do vào gian sườn 7-8 hay 8-9 trên dưới đường ngang kẻ từ khớp xương bả vai cánh tay song song mặt đất.
- Chọc kim vuông góc với bề mặt ra.
1. Trường hợp sinh lý bình thường: đốc kim chuyển động theo hình số 8 nằm ngang.
2. Trường hợp bệnh lý: đốc kim chuyển động theo hình con lắc.
• Bơm:
- Dùng MgSO4 20-25%.
- Gia súc bị nghẽn dạ lá sách thì có cảm giác nặng tay, thuốc không vào được.
- MgSO4 sẽ làm cho nhão thức ăn trong dạ lá sách. thuốc sẽ làm tăng nhu động dạ lá sách, Pilocapin, Strichnin Sunfat 0,1%, NaCl 10%.
- Chú ý: gia súc mang thai không nên sử dụng Pilocapin và Strichnin Sunfat.
Ý nghĩa: Việc khám dạ lá sách sẽ cho chúng ta chẩn đoán được một số bệnh như tắc nghẽn dạ lá sách đây là bệnh thường gặp trong loài nhai lại, vì vậy nó có ý nghĩa trong chẩn đoán và điều trị bệnh
25. Anh chị hãy trình bày vị trí khám dạ múi khế của trâu bò? Khám dạ múi khế bằng phương pháp nghe và ý nghĩa trong chẩn đoán?
Vị trí khám
- Nằm bên phải, dọc theo vòng cung sụn sườn, bắt đầu từ sụn sườn 12 đến mỏm kiếm của xương ức.
Khám dạ múi khế bằng phương pháp nghe
- Tiếng nhu động của dạ múi khế nghe như tiếng nước chảy, gần giống nhu động ruột.
- Nhu động dạ múi khế tăng khi viêm dạ múi khế
- Nhu động giảm khi dạ múi khế bị liệt, hoặc bội thực
Ý nghĩa: Việc nghe dạ múi khế sẽ giúp chúng ta có thể chẩn đoán được một số bệnh như viêm dạ múi khế, liệt dạ múi khế,... điều này rất quan trọng có ý nghĩa trong chẩn đoán và sẽ giúp chúng ta đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.
26. Anh chị hãy trình bày vị trí khám dạ múi khế của trâu bò? Khám dạ múi khế bằng phương pháp gõ và ý nghĩa trong chẩn đoán?
Vị trí khám
- Nằm bên phải, dọc theo vòng cung sụn sườn, bắt đầu từ sụn sườn 12 đến mỏm kiếm của xương ức.
Khám dạ múi khế băng phương pháp gõ: 
- Dạ múi khế có âm đục, âm bùng hơi là trạng thái bình thường.
- Dạ múi khế có âm kim thuộc là bệnh lý: biến vị dạ múi khế.
Ý nghĩa: Việc gõ dạ múi khế sẽ giúp chúng ta có thể chẩn đoán được một số bệnh như biến vị dạ múi khế,... điều này rất quan trọng có ý nghĩa trong chẩn đoán và sẽ giúp chúng ta đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.
27. Anh chị hãy trình bày nguyên lí, trình tự tiến hành phản ứng Rivalta và ý nghĩa trong chẩn đoán? 
-Nguyên lí:Dựa trên phản ứng Protein bị kết tủa bởi acid acetic.
- Tiến hành: dùng một cốc thuỷ tinh cho 10 ml acid acetic 3-10%, nhỏ từ từ dịch chọc dò vào cốc
- Phản ứng dương tính: dịch chọc dò cho vào dần dần sẽ trở nên vẩn trắng đục lơ lửng như khói thuốc lá. Như vậy là hiện tượng protein trong nước cổ trướng cao
>30g/lít và nguyên nhân gây nên cổ trướng thường là viêm hay u. Ta gọi là dịch thẩm xuất 
- Phản ứng âm tính: Dịch chọc dò cho vào, không có hiện tượng vẩn đục trắng.
Lượng protein ở đây thấp. ta gọi là dịch thẩm lậu
Ý nghĩa: Dùng để phân biệt dịch phù và dịch viêm từ đó có thể xác định được tính chất của căn bệnh(vd: Viêm xoang ngực, bệnh viêm thận,...) có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán bệnh từ đó đưa ra liệu pháp điều trị kịp thời
28. Anh, chị hãy trình bày vị trí khám thận của trâu, bò? Khám thận bằng phương pháp gõ và ý nghĩa trong chẩn đoán?
Vị trí thận 
Trâu bò 
- Thận trái; H2,3-H5,6
- Thận phải: S12-H2,3 
- Thận trâu, bò thường phân thùy
• Phương pháp khám
- Sờ nắn bên ngoài
- Sờ nắn bên trong
- Siêu âm, chụp X quang để phát hiện sỏi thận 
-Sờ nắn bên ngoài : tay trái người khám để nhẹ lên vùng khum lưng làm điểm tựa, tay phải gõ nhẹ lên sống lưng theo vùng thận và theo dõi phản ứng của con vật.
Viêm thận nặng, gõ vùng thận gia súc đau, tránh xa.
- Sờ qua trực tràng với trâu bò : lần tay thẳng về phái trước, sờ được thận trái treo dưới cột sống , di động, thận sưng to do viêm, mặt quả thận gồ ghề : viêm thận mạn tính , lao thận. Quả thận bé, teo. 

Ở ngựa qua trực tràng thẳng tay lần đến đốt sống lưng thứ 2, 3 thì sờ được thận trái. Ấn nhẹ quả thân gia súc đau tỏ ra khó chịu, viêm thận cấp tính hoặc ổ mủ. Quả thận to sờ lùng nhùng do thủy thũng thận. Thận cứng gồ ghề u thận.

Khám thận gia súc nhỏ : hai tay hai bên theo cột sống vùng khum, lần mạnh sờ vùng thận, chú ý gia súc có biểu hiện đau đớn. Lợn có tầng mỡ dày, sờ nắn bên ngoài khám thận k có kết quả rõ.

29. Khái niệm protein niệu? Phân biệt protein niệu với protein giả?
Protein niệu( Abumin niệu): Từ thận do cơ năng siêu lọc của thận bị rối loạn ,
Protein trong máu theo nước tiểu ra ngoài gọi là Abumin niệu thật
Protein niệu thật 
-Do viêm thận cấp tính trong các bệnh truyền nhiễm, các trường hợp trúng độc, bỏng nặng, 1 số bệnh nội khoa nặng
- Nước tiểu có cặn bệnh lí và có bệnh cảnh tương ứng 

Protein niệu giả 

 - Do viêm bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo
  Lưu ý :Để phân biệt P niệu thật với giả cần xét nghiệm cặn nước tiểu và kết hợp với bệnh cảnh 
- Lượng Abumin trong nước tiểu không tỉ lệ thuận với mức độ bệnh ở thận
- Abumin niệu thật sinh lí: Do lao động quá sức, thời gian chửa, do quá lạnh, có lúc do ăn nhiều Protein... loại này xuất hiện trong thời gian ngắn, trong nước tiểu có cặn bệnh lý   

30. Phương pháp chẩn đoán xác định các vị trí tổn thương ở đường tiết niệu gây huyết niệu?
Để phân biệt các trường hợp xuất huyết ở đường tiết niệu bằng cách: Hứng 3 cốc nước tiểu ở 3 thời điểm. Nước tiểu giai đoạn đầu, giai đoạn giữa và giai đoạn cuối của quá trình đi tiểu, quan sát màu sắc 3 cốc
- Nếu màu của cốc đầu đậm- do xuất huyết niệu đạo
- Cốc sau đậm xuất huyết ở bàng quang
- Nếu cả 3 cốc có màu đỏ như nhau thì xuất huyết ở thận hoặc bể thận 
31. Anh chị hãy trình bày vị trí và phương pháp lấy máu làm xét nghiệm ở trâu bò?
 Vị trí lấy máu của trâu, bò: Tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch tai( Nếu lấy ít)
 Thời gian lấy: Buổi sáng trước khi gia súc ăn no và vận động
 Phương pháp lấy: Cắt sạch lông và sát trùng bằng cồn chỗ lấy máu.
- Nếu chỗ lấy máu quá bẩn thì phải dùng xà phòng rửa sạch 
- Kim phải được sát trùng và để khô, chích luồn kim vào lòng mạch
+ Lấy máu ít: Dùng kim số chích hẳng đứng với tĩn mạch
+ Lấy máu nhiều: Dùng kim có đường kính lớn( số 16,14,12)
- Nếu cần lấy huyết thanh: Cho máu chảy ra vào ống nghiệm, nhẹ nhàng theo thành ống rồi nghiêng ống nghiệm 1 góc 45  để cho máu đông lại với khoảng thời gian từ 10-12 giờ, chắt lấy phần huyết thanh ở trên
- Nếu lấy huyết tương để đếm số lượng huyết cầu: ống, lọ đựng máu phải có chất chống đông
32. Anh chị hãy trình bày vị trí và phương pháp lấy máu làm xét nghiệm ở chó , mèo?
 Vị trí lấy máu: Lấy ở tĩnh mạch khoeo, tĩnh mạch bàn
 Thời gian lấy: Buổi sáng trước khi con vật ăn no và vận động
 Phương pháp lấy: Phương pháp lấy máu
- Cố định chó mèo
- Cắt lông, sát trùng vị trí lấy máu
- Garo vùng tĩnh mạch định lấy máu 
- Trích, luồn kim vào lòng mạch lấy máu 
+ chú ý ngửa mặt vát của kim lên trên
+ góc đâm kim vào mạch quản từ 25-45 độ
- Bơm máu vào ống nghiệm
+ Khi tháo kim tiêm, bơm nhẹ nhàng vào ống nghiệm tránh gây vỡ hồng cầu
+ Nếu lấy huyết thanh để nghiêng ống nghiệm và đợi đến khi chắt xong huyết thanh mới vận chuyển 
- Ghi nhãn 
+ tên, số hiệu bệnh súc
+ giống, tính biệt, tuổi 
+ loại bệnh súc 
+ các chỉ tiêu cần xét nghiệm
+ ngày lấy mẫu
33. Anh chị hãy trình bày vị trí và phương pháp lấy máu xét nghiệm ở lợn? 

Vị trí lấy máu: Lấy ở vịnh tĩnh mạch cổ, lấy ở hố mắt, tĩnh mạch tai
 Thời gian lấy: Buổi sáng trước khi gia súc ăn no và vận động
 Phương pháp lấy: Cắt sạch lông và sát trùng bằng cồn chỗ lấy máu.
- Nếu chỗ lấy máu quá bẩn thì phải dùng xà phòng rửa sạch 
- Kim phải được sát trùng và để khô
+ Lấy máu ít: Dùng kim số chích thẳng đứng với tĩnh mạch
+ Lấy máu nhiều: Dùng kim có đường kính lớn( số 16,14,12)
- Nếu cần lấy huyết thanh: Cho máu chảy ra vào ống nghiệm, nhẹ nhàng theo thành ống rồi nghiêng ống nghiệm 1 góc 45  để cho máu đông lại với khoảng thời gian từ 10-12 giờ, chắt lấy phần huyết thanh ở trên
- Nếu lấy huyết tương để đếm số lượng huyết cầu: ống, lọ đựng máu phải có chất chống đông
34. Trình bày phương pháp lấy mẫu và bảo quản huyết thanh trâu, bò làm xét nghiệm?
 Vị trí lấy mẫu của trâu, bò: Tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch tai( Nếu lấy ít)
 Thời gian lấy: Buổi sáng trước khi gia súc ăn no và vận động
 Phương pháp lấy: Cắt sạch lông và sát trùng bằng cồn chỗ lấy máu.
- Nếu chỗ lấy máu quá bẩn thì phải dùng xà phòng rửa sạch 
- Kim phải được sát trùng và để khô 

Trích luồn kim vào lòng mạch, ngửa đầu vát của kim lên trên
+ Lấy máu ít: Dùng kim số chích hẳng đứng với tĩn mạch
+ Lấy máu nhiều: Dùng kim có đường kính lớn( số 16,14,12), góc đâm vào mạch quản 20-45 độ.

Nếu garo trước khi trích luồn kim vào lòng mạch thì sau khi kim đã vào TM phải mở garo ngay nếu k thành phần máu sẽ bị thay đổi.

Bơm máu vào ống nghiệm : khi bơm  máu nên tháo kim, bơm nhẹ nhàng vào thành ống, tránh hiện tượng sủi bọt.
- Nếu cần lấy huyết thanh: Cho máu chảy ra vào ống nghiệm, nhẹ nhàng theo thành ống rồi nghiêng ống nghiệm 1 góc 45  để cho máu đông lại với khoảng thời gian từ 10-12 giờ, chắt lấy phần huyết thanh ở trên .

Nếu cần lấy huyết tương hoặc đếm số lượng huyết cầu thì trong ống nghiệm cần có chất chống đông.
Bảo quản mẫu huyết thanh gửi đến phòng thí nghiệm: 
+Mẫu huyết thanh sau khi chắt, gửi đến phòng thí nghiệm càng sớm càng tốt. Không nên chờ đợi các mẫu lấy tiếp theo rồi gửi một thể. 
+Mẫu huyết thanh được đựng trong ống vô trùng có nút, tốt nhất là nút vặn xoáy (loại tuýp nhựa Cryotube) rồi cho vào túi nhựa buộc chặt cẩn thận.
+ Dùng dụng cụ bảo quản vacxin trong dây chuyền lạnh để đựng mẫu. Để mẫu ở giữa, đặt các bình tích lạnh xung quanh và ở trên để đảm bảo 2-8 độ C. Cần ghi nhớ là để ống huyết thanh thẳng đứng trong dụng cụ vận chuyển. Không để nằm hoặc nghiêng ống huyết thanh. 

Bảo quản huyết tương: 

- Huyết tương tách sớm trong vòng 1h sau khi lấy máu, nhất là khi làm xét ngiệm điện giải để tránh sự khuếch tán K+ từ hồng cầu ra.

- Huyết tương cho phép bảo quản dưới 4 độ C ở nhiệt độ phòng và 1-2 ngày ở 2-8 độ. Muốn giữ lâu hơn phải cho vào ngăn đá và đạy nắp lại.

- Các xét nghiệm về enzyme cần làm trên huyết tương tươi. định lượng glucoza trong máu cần làm ngay vì sau 1h nồng đọ glucoza trong máu giảm 7%.

35. Trình bày phương pháp lấy mẫu và bảo quản huyết thanh của chó mèo làm xét nghiệm?
Vị trí lấy mẫu: Lấy ở tĩnh mạch khoeo, tĩnh mạch bàn
 Thời gian lấy: Buổi sáng trước khi gia súc ăn no và vận động
 Phương pháp lấy:  Dùng ống nghiệm, bơm tiêm và kim tiêm thật vô khuẩn (tiệt khuẩn khô).
+ Nếu phải làm garô thì sau khi kim đã vào tĩnh mạch, phải mở garô ngay nếu không thì thành phần máu sẽ thay đổi; khi bơm máu vào ống nghiệm, nên tháo kim, bơm nhẹ vào thành ống, không cho sủi bọt. Để tránh cho xét nghiệm khó khăn hoặc sẽ đưa đến những kết quả sai lầm, tuỳ trường hợp phải cho thêm vào ống nghiệm một ít hoá chất chống đông, chống lên men, tán nhỏ thật mịn. 
+ Muốn có một lượng huyết thanh, phải lấy máu gấp 3 lần sau đó cho lắng 
+ Lấy máu tĩnh mạch 1ml bằng bơm tiêm dùng 1 lần, bơm nhẹ nhàng vào ống nghiệm vô trùng, để ống nghiệm nằm hơi nghiêng cho máu trải ra. Để ở nhiệt độ phòng 1 giờ cho huyết thanh tách ra rồi bảo quản ở 4 độ C. Đưa mẫu máu về phòng thí nghiệm. Mẫu máu này không được để đông băng và chỉ được để ở 4 độ C trong vòng 24 giờ. Tốt nhất là ly tâm ngay ở tốc độ 1500 vòng trong 10 phút. Chắt lấy huyết thanh phải cẩn thận không để xảy ra tan huyết. Ống huyết thanh phải được đậy nút và đảm bảo vô trùng khi gửi đến phòng thí nghiệm chẩn đoán. Trong khi chờ đợi xét nghiệm, huyết thanh được bảo quản ở 2-4 độ C hoặc có thể để đông băng nếu chưa xét nghiệm được ngay. Mỗi mẫu huyết thanh phải kèm theo phiếu xét nghiệm (theo mẫu quy định).
 Bảo quản mẫu huyết thanh gửi đến phòng thí nghiệm: 
+Mẫu huyết thanh sau khi chắt, gửi đến phòng thí nghiệm càng sớm càng tốt. Không nên chờ đợi các mẫu lấy tiếp theo rồi gửi một thể. 
+Mẫu huyết thanh được đựng trong ống vô trùng có nút, tốt nhất là nút vặn xoáy (loại tuýp nhựa Cryotube) rồi cho vào túi nhựa buộc chặt cẩn thận.
+ Dùng dụng cụ bảo quản vacxin trong dây chuyền lạnh để đựng mẫu. Để mẫu ở giữa, đặt các bình tích lạnh xung quanh và ở trên để đảm bảo 2-8 độ C. Cần ghi nhớ là để ống huyết thanh thẳng đứng trong dụng cụ vận chuyển. Không để nằm hoặc nghiêng ống huyết thanh.

36. Trình bày phương pháp lấy mẫu và bảo quản huyết tương của trâu bò làm xét nghiệm?

 Vị trí lấy mẫu của trâu, bò: Tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch tai( Nếu lấy ít)
 Phương pháp lấy: Cắt sạch lông và sát trùng bằng cồn chỗ lấy máu.
- Nếu chỗ lấy máu quá bẩn thì phải dùng xà phòng rửa sạch 
- Kim phải được sát trùng và để khô
+ Lấy máu ít: Dùng kim số chích thẳng đứng với tĩnh mạch
+ Lấy máu nhiều: Dùng kim có đường kính lớn( số 16,14,12)
- Muốn có huyết tương, phải lấy máu gấp 3 lần sau đó cho thêm chất chống đông rồi quay ly tâm
 Bảo quản huyết tương
+ Huyết tương tách sớm trong vòng 1 giờ sau khi lấy máu, nhất là khi làm xét nghiệm điện giải để tránh sự khuyếch tán K+ từ hồng cầu ra.
+ Huyết tương cho phép được bảo quản < 4 giờ ở nhiệt độ phòng và 1- 2 ngày ở 28 độ C. Muốn giữ lâu hơn cần phải để ở ngăn đá và đậy nút kín.
+ Các xét nghiệm về enzym cần làm trên huyết tương tươi. Định lượng glucose máu cần làm ngay vì sau 1 giờ nồng độ glucose máu giảm 7%. 
37. Trình bày phương pháp lấy mẫu và bảo quản huyết tương chó mèo làm xét nghiệm?
Vị trí lấy mẫu: Lấy ở tĩnh mạch khoeo, tĩnh mạch bàn
 Thời gian lấy: Buổi sáng trước khi gia súc ăn no và vận động
 Phương pháp lấy: Dùng ống nghiệm, bơm tiêm và kim tiêm thật vô khuẩn (tiệt khuẩn khô). Nếu phải làm garô thì sau khi kim đã vào tĩnh mạch, phải mở garô ngay nếu không thì thành phần máu sẽ thay đổi; khi bơm máu vào ống nghiệm, nên tháo kim, bơm nhẹ vào thành ống, không cho sủi bọt.
+ Muốn có một lượng huyết tương, cho thêm chất chống đông rồi quay ly tâm.
+ Lấy máu tĩnh mạch 1ml bằng bơm tiêm dùng 1 lần, bơm nhẹ nhàng vào ống nghiệm vô trùng, để ống nghiệm nằm hơi nghiêng cho máu trải ra. Đưa mẫu máu về phòng thí nghiệm. Tốt nhất là ly tâm ngay ở tốc độ 1500 vòng trong 10 phút.  

 Bảo quản huyết tương
+ Huyết tương tách sớm trong vòng 1 giờ sau khi lấy máu, nhất là khi làm xét nghiệm điện giải để tránh sự khuyếch tán K+ từ hồng cầu ra.
+ Huyết tương cho phép được bảo quản < 4 giờ ở nhiệt độ phòng và 1- 2 ngày ở 28 độ C. Muốn giữ lâu hơn cần phải để ở ngăn đá và đậy nút kín.
+ Các xét nghiệm về enzym cần làm trên huyết tương tươi. Định lượng glucose máu cần làm ngay vì sau 1 giờ nồng độ glucose máu giảm 7%.  

38. Chỉ số huyết sắc tố là gì? Ý nghĩa trong chẩn đoán?
Chỉ số huyết sắc tố là số g Hb có trong 100 ml máu toàn phần.

Lượng hồng cầu của gia súc khám Lượng Hb tiêu chuẩn

___________________________ : _________________

Số lượng hồng cầu con khám            Số lượng HC tiêu chuẩn 
Chỉ số huyết sắc tố = 1, là thiếu masuu đẳng sắc
Chỉ số huyết sắc tố > 1, là thiếu máu ưu sắc
Chỉ số huyết sắc tố < 1, là thiếu máu nhược sắc
Ý nghĩa chẩn đoán: Lượng huyết sắc tố thay đổi theo tuổi gia súc, tính biệt, thức ăn và điều kiện môi trường
+ Lượng huyết sắc tố cao: Thường gặp ở những bệnh làm cơ thể mất nước, xoắn ruột, trúng độc cấp tính
+ Lượng huyết sắc tố giảm: Thường gặp những bệnh thiếu máu, suy dinh dưỡng
39. Phương pháp định lượng Glucose trong máu bằng máy Optium Omega? Ý nghĩa chẩn đoán?
Bước 1: Chỉnh code của máy đúng code của giấy thử 
+ Bật nút on/of để mở máy: Nếu code của máy không đúng với số code của giấy thử thì phải tiến hành điều chỉnh máy: Ấn nút C/M để tăng giảm số code của máy bằng số code của giấy thử
Bước 2: cho giấy thử vào máy (chiều mũi tên của giấy thử hướng về phía trên của máy – đưa giấy thử vào rãnh của máy)
Bước 3: Cho máu cần xét nghiệm vào giấy thử
+ Sau khi cho giấy thử vào máy, đợi cho tới khi trên màn hình của máy xuất hiện giọt máu thì cho máu vào giấy thử( Vào lỗ tròn của giấy thử)
+ Sau khi cho máu vào giấy thử, đợi 1 khoảng thời gian trên màn hình của máy sẽ xuất hiện lượng đường huyết( mmol/l)
 Chú ý: Chỉ cho máu vừa đủ lỗ tròn của giấy thử( không ít qua, không nhiều quá) 
 Ý nghĩa: Với sự hỗ trợ của máy Optium Omega sẽ giúp chúng ta địn lượng Glucose trong máu 1 cách nhanh, chính xác
40. Phương pháp tiến hành phản ứng Vandenber? Ý nghĩa chẩn đoán?

 Hóa chất: Dung dịch Ehrlich, cồn 95 
- Ehrlich I: Acid sunfanilic: 1 g
                     HCl (d=1,19)   : 15 ml
                     Nước cất vừa đủ: 1000 ml
- EhrilchII: Natri Nitris( Na2NO2):0,5g
                      Nước cất đến: 100ml
Dung dịch Ehrlich I dùng được lâu dài, dung dịch Ehrlich II chỉ có tác dụng trong 6 tuần
Khi dùng, lấy 10ml dung dịch Ehrlich I trộn với 0,3 ml dung dịch  Ehrlich II sẽ
được dung dịch diazon dùng trong phản ứng 
 Thao tác
Cho 1ml huyết thanh tươi( huyết tương)vào 1 ống nghiệm nhỏ, rồi nhỏ từ từ theo thành ống 0,5ml dd diazon lên trên huyết thanh
+ Nếu chỗ tiếp xúc xuất hiện ngay màu hồng tím là phản ứng trực tiếp dương tính
+ Nếu sau 15p phản ứng mới xuất hiện phản ứng trực tiếp chậm phản ứng lưỡng tính
+ Sau 15p không xuất hiện màu hồng tím => phản ứng trực tiếp âm tính Cho thêm 5ml cồn, ngoáy đều, nếu màu hồng tím xuất hiện =>Phản ứng gián tiếp âm
Ý nghĩa:
- Với gia súc khỏe: + Phản ứng trực tiếp(-)
                                      + Phản ứng gián tiếp tùy loại gia súc: Bò khỏe phản ứng gián tiếp không rõ ràng
                               Ngựa: pư diễn ra rất rõ, vòng hồng tím khá đậm
- Trường hợp bệnh lí: 

+ Phản ứng trực tiếp dương tính: nhiễm bệnh gây tắc ống mật
+ Phản ứng trực tiếp (-), phản ứng gián tiếp rõ: Nhiễm bệnh làm hồng cầu vỡ nhiều
+ Phản ứng trực tiếp chậm: Những bệnh gây tổn thương nhu mô gan
41. Kể tên các phương pháp định lượng protein huyết thanh? Các biến đổi bệnh lý và ý nghĩa trong chẩn đoán?
Ý nghĩa: Việc xác định Protein huyết thanhtrong tổng số và tiểu phần của nó trong huyết thanh có nhiều ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh, đặc biệt chẩn đoán rối loạn chức năng gan
Các phương pháp: 
 Phương pháp cân theo fleary
Nguyên tắc: làm đông vón protein bằng alcol cao độ ở pH thích hợp và hiệt độ sôi. Rửa tủa trắng bằng nước sôi, tráng bằng alcol, sấy khô ở 100  rồi cân
 Định lương bằng phản ứng Biure
Nguyên tắc: Cho tác dụng với sunfat đồng và NaOH, protein( Có liên kết peptit) tạo thành phức chất màu hồng tím. So với biểu đồ màu để tính lượng Protein
 Phương pháp Lâu Ri
Nguyên tắc: Khả năng của dẫn xuất đồng của protein có thể khử thuốc thử
Folin tạo thành sản phẩm có màu. So với biểu đồ mẫu để định lượng protein trong dung dịch
 Định lượng Protein bằng khúc xạ kế
Nguyên tắc: Tia sáng qua môi trường dịch thể trong cơ thể có độ đậm nào đó đều bị bẻ gãy một góc độ nhất định. Môi trường càng đậm, góc độ bẻ gãy càng lớn, Dựa vào độ bẻ gãy đó( Góc khúc xạ) để tính độ đậm của môi trường. 
Biến đổi bệnh lí và ý nghĩa chẩn đoán
- Protein huyết thanh thấp trong các trường hợp sau:
+ Do hấp thụ P vào cơ thể thiếu: Dinh dưỡng kém, đói lâu ngày, bệnh mạn tính đường tiêu hóa, cơ thể cần nhiều protein mà cung cấp không đủ như có thai, tiết sữa
+ Chức năng tạo protein rối loạn: Bệnh ở gan làm giảm quá trình tạo Abumin. Các trường hợp thiếu máu, trúng độc, các bệnh cấp tính và mạn tính, các quá trình tạo viêm
+ Cơ thể mất prrotein: Đái đường, cường năng giáp trạng, sốt cao mạn tính, ngoại thương, bệnh ở thận,..
+ Các trường hợp chảy máu nặng, bỏng diện rộng, tích nước xoang ngực
- Protein huyết thanh tăng
+ Do huyết tương cô đặc: ỉa chảy, nôn mửa, chảy máu cấp tính,..
42. Phương pháp xác định công thức bạch cầu? Các biến đổi bệnh lý và ý nghĩa trong chẩn đoán? 
Cách xác định công thức bạch cầu
Trên 1 phiến kính đếm hết các loại bạch cầu sao cho tổng số được 100 cái; hoặc 200-300 cái rồi lấy bình quân. Dùng vật kính dầu hay vật kính 40 đếm theo cách sau:
- Đếm ở 4 góc theo hình chữ chi, mỗi góc 25 hoặc 50 cái
- Đếm ở 2 đầu phiến kính theo hình chữ chi , đếm từ bên này sang bên kia, mỗi đầu 50 cái
- Cũng có thể bắt đầu từ giữa phiến kính, đếm theo hình chữ chi về 2 đầu, tổng cộng 100 cái
 2 phương pháp đầu thường dùng chính xác hơn
Chú ý: Trong 1 phiến kính bạch cầu thường phân bố không đều: Đầu phiến kính ít bạch cầu, cuối phiến kính bạch cầu nhiều, đặc biệt là bạch cầu ái toan, bạch cầu ái trung và lâm ba cầu
Biến đổi bệnh lí và ý nghĩa chẩn đoán
- Bạch cầu ái trung tăng
+ Sinh lí: Sau khi ăn, lao động nặng, tăng ít, tạm thời
+ Trong những bệnh có nhiễm khuẩn cấp tính: Viêm phổi, viêm họng, viêm dạ dày-ruột
+ Bạch cầu ái trung tăng, chủ yếu là bạch cầu non, tổng số bạch cầu tăng chứng tỏ cơ quan tạo máu bị kích thích mạnh, 1 lượng lớn máu ngoại vi bị phá hủy
+ Bạch cầu ái trung tăng, nhưng loại nhân đốt giảm, trong máu có nhiều bạch cầu bệnh do nhiễm trùng nặng. Thấy trong bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh gây bại huyết
- Bạch cầu ái trung giảm
+ Các bệnh do virus, một số trường hợp nhiễm độc, nhiễm khuẩn rất nặng, suy tủy xương
- Lâm ba cầu tăng: Nhiễm khuẩn mạn tính( Lao, Lê dạ trùng trâu, bò), bệnh do virus,..
- Lâm ba cầu giảm: 1 số bệnh nhiễm khuẩn cấp, ung thư đường tiêu hóa, hô hấp
- Bạch cầu ái toan tăng : số bạch cầu ái toan tăng , tỷ lệ trong công thức bạch cầu cũng tăng
+ Tăng cao và liên tục: bệnh do kí sinh trùng đặc biệt là kí sinh trùng ngoài da, di ứng, ..
+ Tăng nhẹ và thỉnh thoảng: Thời kì lui của các bệnh truyền nhiễm khẩn cấp, dùng quá liều kháng sinh
- Bạch cầu ái toan giảm: Nhiễm khuẩn cấp tính, quá trình ung mủ cấp
+ Các trường hợp bệnh ác tính, bạch cầu ái toan còn rất ít, có khi mất
- Bạch cầu ái kiềm tăng: Bạch cầu này có số lượng ít nhất trong máu đánh giá qua công thức bạch cầu rất khó. Bạch cầu ái kiềm tăng trong bệnh máu trắng , trong 1 số bệnh kí sinh trùng
- Bạch cầu đơn nhân tăng: Bệnh truyền nhiễm mãn tính, các quá trình nhiễm trùng
- Bạch cầu đơn nhân giảm: Bạch cầu có số lượng rất ít, tỉ lệ có thể =0. Bạch cầu đơn nhân giảm thường gặp trong  1 số trường hợp các bệnh bại huyết cấp tính, các bệnh mà bạch cầu ái trung tăng nhiều. Bạch cầu đơn nhân mất trong thời gian dài là tiên lượng không tốt.
43. Phương pháp làm tiêu bản máu và nhuộm bằng Giemsa?
Phương pháp làm tiêu bản máu
- Chuẩn bị: 

- Lấy 2 phiến kính sạch, vô trùng, ghi tên mẫu máu.

- Nhỏ 1 giọt máu lên một đầu phiến kính thứ nhất

- Dùng phiến kính thứ 2 có cạnh bằng phẳng (có thể dùng lamen) đặt lên trước giọt máu nghiêng một góc 45 độ. Lướt nhẹ phiến kính thứ 2 hoặc lamen về phía trước phiến kính 1 để dàn đều giọt máu trên phiến kính 1.
- Cố định tiêu bản máu : dùng cồn 96 độ hoặc hơ trên ngọn lửa đèn cồn.
Phương pháp nhuộm bằng Giemsa
Thuốc nhuộm: Bột Giemsa 0,5g
                              Glycerin trung tính C.P. 33,0 ml
                             Cồn Methanol A.R     33,0 ml
Cho bột giemsa vào cối đã rửa sạch, thêm glycerin vào và nghiền nhỏ bằng chày sứ. Đun sách thủy ở nhiệt độ 55-60  trong 2h, thỉnh thoảng khuấy đều
Sau cùng cho cồn methanol vào. Bảo quản dùng lâu dài. Thuốc nhuộm dùng phải pha loãng 10 lần bằng dung dịch đệm hoặc nước cất trung tính(1:10)
Tiến hành: 

1. Đánh số tiểu bản để tránh lẫn
2. Cố định bằng cồn methanol( trong 5 phút) hoặc các thứ thuốc khác 
3. Cho thuốc nhuộm mới pha phủ lên một lớp, nhuộm 25-30 phút
4. Rửa bằng nước, để khô, xem vật kính dầu
44.Phương pháp làm tiêu bản máu và phương pháp nhuộm Wright?
Nhuộm wright
 Thuốc nhuộm: Bột wright 0,1 g
                                    Cồn methanol A.R 60 ml 
- Cân chính xác 0,1 g wright cho vào cối sư nghiền nhỏ
- Thêm khoảng 1/5 lượng cồn methanol, tiếp tục nghiền cho thuốc nhuộm hòa tan hết rồi cho tiếp cồn methanol còn lại. Có thể cho thêm 3ml glycerin trung tính để giảm bớt cồn bay hơi nhanh trong khi nhuộm và có thể làm cho tế bào nhuộm được rõ ràng
 Tiến hành
- Cho phiến kính máu lên giá 
- Nhỏ 3-5 giọt wright phủ một lớp lên tiêu bản
- Sau 1 phút thêm vào 2-3 lần dung dịch đệm hoặc nước cất, lắc nhẹ phiến kính để hòa đều với thuốc nhuộm. Khoảng 10 phút rửa phiến kính bằng nước
- Dựng phiến kính khô trong không khí và xem bằng vật kính dầu
Chú ý: Thời gian nhuộm wright tùy theo thuốc nhuộm và nhiệt độ trong phòng mà quyết định
+ Sau khi cho thuốc nhuộm vào không được để thuốc nhuộm khô trên tiêu bản mới cho dung dịch đẹm pha loãng. Vì như vậy, hạt thuốc nhuộm sẽ bám vào tế bào, tiêu bản nhuộm không rõ
+ Với những tiêu bản nhuộm mới khô có thể khắc phục bằng cách nhỏ thêm vài giọt thuốc nhuộm bám vào tế bào tan trong cồn methnol, sau đó lại cho dung dịch đệm vào để pha loãng
45. Khái niệm và phương pháp xác định tỷ khối huyết cầu( chỉ số Hematocrit)?
Các biến đổi bệnh lý và ý nghĩa trong chẩn đoán?
Tỉ khối huyết cầu là tỉ lệ phần trăm của khối hồng cầu chiếm trong 1 thể tích máu nhất định. Máu để đo tỷ khối huyết cầu cần chống đông và thường dùng máu tĩnh mạch
Xác định tỷ khối huyết cầu ta dùng phương pháp Wintrobe
- Dụng cụ: Máy li tâm TH12
                     Ống li tâm riêng( Gọi là ống hematocrit)                

                     Bản dẻo
- Tiến hành: 

+ Lấy máu cần xét nghiệm đến 2/3 ống hematocrit, sau đó chấm vào bản dẻo để vít 1 đầu ống hematocrit
+ Đưa ống ly tâm có máu vào máy ly tâm TH12. Sau đó ly tâm với tốc độ 3000 vòng/phút với khoảng thời gian 5 phút
+ Sau khi ly tâm, đưa ống ly tâm vào thang đo để đọc chiều cao của cột hồng cầu, có thể tính tỉ lệ phần trăm giữa khối hồng cầu và máu toàn phần gọi là hematocrit
Các biến đổi bệnh lí và ý nghĩa chẩn đoán
+Bình thường trên khối huyết cầu có 1 lớp mỏng bạch cầu và tiểu cầu <= 1%. Nên khi đọc kết quả hematocrit căn cứ vào chiều cao cột huyết khối coi là cột hồng cầu 
+ Trong khi 1 số bệnh mà số lượng bạch cầu tăng quá nhiều: Bệnh leucamia, thì cần đọc rõ cột hồng cầu, cột bạch cầu và phần huyết tương
+ Hematocrit tăng khi có ứ nước trong tế bào, trong các bệnh tăng số lượng hồng cầu 
+ Hematocrit giảm trong các trường hợp thiếu máu, suy dinh dưỡng, các bệnh mạn
tính
Chú ý: Khi đọc kết quả cần để đầu dưới của cột hồng cầu trùng với vạch dưới của thước đo và cột đầu trên của cột huyết tương trùng với vạch trên của thước đo
CÂU HỎI 4 ĐIỂM
46. Anh, chị hãy trình bày các triệu chứng lâm sàng thường gặp khi gia súc bị bệnh ở hệ hô hấp. Kể tên các biện pháp/ kĩ thuật khám và chẩn đoán thường dùng khi khám và chẩn đoán bệnh ở phổi của gia súc?
Các bệnh có triệu chứng lâm sàng thường gặp khi gia súc bị bệnh ở đường hô hấp thể hiện ở động tác hô hấp và đường hô hấp 
Động tác hô hấp 
Tần số hô hấp
Tần số hô hấp tăng( Thở nhanh)
+ Trường hợp này thương gặp trong một số trường hợp các bệnh làm diện tích của phổi bị hẹp lại (VD: Các bệnh viêm phổi, viêm phế quản phổi, viêm phổi cât cấp tính, viêm phổi hóa mủ, viêm phổi thùy....)
+ Những bệnh làm cho áp lực xoang bụng tăng(Vd chướng hơi dạ dày, chướng hơi dạ cỏ)
+ Trong trường hợp thiếu máu cấp tính
+ Một số bệnh về tim( vd: suy tim, viêm bao tim ở thể tích nước)
Tần số hô hấp giảm so với bình thường, thường gặp ở một số trường hợp bệnh lí như:
+ Các bệnh làm hẹp đường hô hấp hẹp khí quản, hẹp phế quản(vd: Viêm mũi thể mạn tính, viêm phế quản mạn tính)
+ Những bệnh gây ức chế TKTW: đặc biệt trong trường hợp trúng độc kim loại Pb, As, Hg
+ Do chức năng của thận bị rối loạn( Giảm siêu lọc)
+ Một số bệnh ở gan( Viêm gan siêu vi trùng, xơ gan)
+ Những trường hợp gây liệt sau khi đẻ ( Do thiếu khoáng Ca, P, do sốt sữa) Ngoài 2 trường hợp trên còn có trường hợp rối loạn hô hấp, rối loạn hít vào, rối loạn thở ra
- Thể hô hấp
Thể hỗn hợp: Gặp ở hầu hết gia súc khỏe trừ chó
Thở thể ngực: Do viêm màng bụng, liệt cơ hoành, bệnh khiến xoang bụng tăng thể tích
Thở thể bụng: Gặp trong viêm màng phổi, khí thũng, tràn dịch màng phổi, liệt cơ liên sườn, xương sườn gãy   Nhịp thở
Hít vào kéo dài: Các bệnh gây hẹp đường hô hấp trên
Thở ra kéo dài: Hẹp lòng phế quản, khả năng co, giãn của phổi giảm
Thở ngắt quãng: Bệnh gây đau đớn khi thở,bệnh làm giảm tính hưng phấn hô hấp
  Thở khó 
 Hít vào khó: Do các bệnh làm hẹp đường hô hấp trên
Thở ra khó: Do các bệnh làm hẹp lòng phế quản nhỏ, hoặc mất tính đàn hồi của phổi
Thở khó hỗn hợp: Do các bệnh đường hô hấp: Viêm phổi, phù phổi, sung huyết phổi, tràn khí màng phổi 
+ Do các bệnh ở tim: suy tim, viêm cơ tim, viêm nội tâm mạc, viêm bao tim tích nước
+ Bệnh làm rối loạn trung khu hô hấp: Viêm não, màng não, xuất huyết não
+ Bệnh làm tăng thể tích xoang bụng
 Đường hô hấp
- Nước mũi
+ Số lượng:
 Nhiều: Viêm mũi, tỵ thư,viêm màng mũi thối loét ở bò
 Ít: viêm phế quản, viêm phổi, lao, tỵ thư
 Chảy ra ở 1 bên: Xoang bên đó bị tổn thương, viêm xoang
 Chảy 2 bên: viêm cả 2 bên, viêm thanh quản, khí quản  
+ Màu sắc và tính chất                    

 Trong và lỏng: Do viêm cata cấp
 Nhầy và đục: viêm thanh quản, viêm niêm mạc mũi mạn tính
 Đặc, xanh như mủ cà có lẫn mảnh tổ chức: Do viêm hoại thư hoặc viêm hóa mủ
 Màu nâu như rỉ sắt: Viêm phổi thùy giai đoạn gan hóa
 Lẫn máu đỏ: Xuất huyết đường hô hấp
- Mùi
+ Thối: Viêm hoại thư
+Chloroform: Bị xeton huyết
- Niêm mạc mũi
+ Xuất huyết lấm tấm đỏ: Bệnh truyền nhiễm có bại huyết, thiếu máu truyền nhiễm
+ Sung huyết: Viêm niêm mạc mũi cấp, viêm họng
+ Sưng căng mọng nước: Viêm niêm mạc mũi
+ Có mụn loét: Viêm cata, viêm hạch ba, viêm màng mũi thối loét
- Xoang mũi
+ Xoang mũi biến dạng do tích mủ, bệnh còi xương, mềm xương, ung thư xương, viêm màng mũi thối loét, viêm da tại chỗ
+ Vùng ngoài xoang mũi nóng và đau do viêm da tại chỗ, viêm xoang
+ Dùng búa gõ hai bên xoang trán, gõ từ nhẹ đến nặng, rồi soánh bên này với bên kia. Âm gõ đục do xoang tích mủ hoặc thấm thẩm xuất, do viêm xương, u xương
- Kiểm tra ho
+ Viêm thanh quản, khí quản: Ho dễ dàng
+ Ho vang, khỏe: Bệnh ở họng, khí quản, phế quản
+ Ho từng cơn: Tính chất phổi bị tổn thương, bị thấm ướt, đàn tính giảm
+ Ho đau: Viêm màng phổi, thủy thũng, viêm họng nặng
- Phổi
+ Sờ vùng phổi, ấn vào các khe sườnda vùng đó nóng, gia súc đau do viêm màng phổi hay bị thương tại chỗ, tổn thương cơ, gãy xương + Khi gõ vùng phổi
 Vùng âm gõ thu hẹp lại( Vùng phổi thu hẹp): Trường hợp này thường gặp ở các trạng thái bệnh lí làm cho phổi bị thu hẹp đặc biệt là những bệnh làm tăng áp lực xoang bụng( chướng hơi)
 Vùng âm gõ của phổi mở rộng: Trường  hợp này thường gặp ở các bệnh khí phế( Do trạng thái bệnh lí lượng không khí vào các phế nang rất nhiều, thể tích phổi tăng lênphổi mở rộng)
 Âm gõ phổi thay đổi thay đổi trên thực tế khi gõ phổi sẽ thấy 2 vùng âm bệnh

 Âm bùng hơi: thường gặp ở bệnh phế khí, giai đoạn đầu bệnh viêm phổi thùy
 Âm đục: Âm đục rải rác thường gặp ở bệnh viêm phế quản phổi. Âm đục tập trung ở bệnh viêm phổi thùy ở giai đoạn gan hóa. Vùng âm đục song song với mặt đất, trường hợp này gặp ở bệnh viêm màng phổi thể tích nước
 Âm hộp: Trong phổi có các hang lao hoặc ổ mủ khi các hang lao bong tróc canxi, ổ mủ vỡ tạo thành các hang khi gõ vào giống như gõ vào hộp
+ Nghe phổi
 Âm phế nang tăng đều trên toàn vùng phổi: Làm việc nặng, điều kiện thời tiết oi bức
 Âm phế nang tăng trên 1 số vùng: Viêm phế quản-phổi, Viêm phổi thùy
 Âm phế nang giảm: Thành ngực bị sưng dày, Do phổi, màng phổi, xoang ngực có bệnh
 Âm ran: Âm này thường được tạo ra khi trong lòng phế quản và phế nang có chưa nhiều dịch viêm lỏng, hoặc phế nang bị sung huyết, sưng dày lên
 Âm ran ướt: Được tạo ra trong lòng phế quản và phế nang có nhiều dịch viem lỏng và khi nghe ta nghe thấy như là hiện tượng bọt xà phòng vỡ ( Khò khè ở gia súc, khẹt ở gia cầm)
Âm ran khô: Do tronng lòng phế quản sung huyết và sưng dày lên hoặc viêm kéo dài làm cho lòng phế quản tăng sinh gồ ghề, không khí qua lại. Trong trường hợp đó và khi nghe như là ấm nước chuẩn bị sôi( có hiện tượng cò cử). Âm này nghe được trong một số trường hợp như viêm phổi cata cấp tính, viêm phế quản phổi, thời kì đầu của bệnh viêm phổi thùy
Âm cọ màng phổi: Âm này được tạo ra do màng phổi dính với thành ngực, màng phổi với phổi do cọ sát giữa màng phổi-thành ngực, màng phổi-phổi tạo
ra âm như gió thổi vào lá khô. Âm này nghe thấy trong trường hợp viêm phổi thể viêm dính
Âm vỗ nước: âm này được tạo ra do trong xoang ngực tích nước hoặc màng phổi tích nước và khi hô hấp phổi hoạt động trong môi trường nước tạo ra một âm như người ta dùng tay vỗ vào mặt nước. Âm này còn được nghe thấy trong trường hợp viêm màng phổi thể tương dịch
Các biện pháp/ kĩ thuật khám và chẩn đoán thường dùng khi khám và chẩn đoán bệnh ở phổi của gia súc:
+ Nhìn, sờ nắn : Để quan sát tần số hô hấp, tình trạng con vật Xác định bệnh                    
+ Gõ: Nghe các âm phế quản, âm phế nang bệnh lí                    
+ Nghe :Nghe các âm thanh quản,âm khí quản, âm phế quản, âm phế nang các âm bệnh lí                
+ Chọc dò để kiểm tra dịch thẩm xuất, thẩm lậu
+Xét nghiệm đờm: Xác định tính chất bệnh, xác định bệnh
47. Anh chị hãy trình bày các triệu chứng lâm sàng thường gặp khi gia súc bị bệnh ở hệ tiêu hóa. Kể tên biện pháp/ kĩ thuật khám và chẩn đoán thường dùng khi khám và chẩn bệnh ở ống tiêu hóa?
Triệu chứng lâm sàng thể hiện ở trạng thái ăn uống và bệnh ở đường ống tiêu
hóa, cơ quan tiêu hóa
 Triệu chứng lâm sàng thể hiện ở trạng thái ăn uống 

- Ăn
+ Kém ăn: Do rối loạn tiêu hóa
+ Ăn nhiều thức ăn tinh: Viêm dạ dày tăng acid
+ Ăn thức ăn thô: Viêm dạ dày giảm acid
+ Ăn nhiều: Sau ốm, do rối loạn trao đổi chất
+ Ăn bậy: Do gia súc thiếu khoáng, viêm dạ dày cata cấp tính, chó dại
- Uống
+ Uống ít: Do tắc ruột, thủy thũng, tê liệt thần kinh mặt 
+ Uống nhiều: Do sốt, ỉa chảy, nôn mửa, ra nhiều mồ hôi, viêm thận mạn tính, trúng độc muối
- Cách lấy thức ăn
+ Lấy thức ăn khó khăn: Bệnh ở lưỡi, ở môi, niêm mạc miệng, răng, cơ nhai họng, các bệnh thần kinh
- Nhai
+ Chậm, uể oải: Sốt, bệnh dạ dày, rối loạn tiêu hóa, 
+ Đau, cổ ươn ra, miệng há hốc: Chân răng viêm, răng mòn không đều, viêm niêm mạc miệng, lưỡi gặp ở bệnh LMLM
+Rất đau, không nhai, 2 hàm răng khép chặt: Viêm niêm mạc miệng, niêm mạc lưỡi
+ Nghiến răng: Ngựa: Do đau bụng, trúng độ, viêm não tủy truyền nhiễm Bò: Do viêm dạ dày cata, viêm ruột cata, liệt dạ cỏ, viêm dạ tổ ong do ngoại vật
Lợn: Bệnh dịch tả 
Cừu: ấu sán não
- Nuốt
+ Rối loạn nhẹ: Đầu ươn thẳng, 2 chân cào đất, nuốt khó khăn do viêm họng, tắc thực quản
+ Rối loạn nặng:Thức ăn trào ra đằng mũi, trào ngược thực quản do viêm họng nặng, các bệnh hệ thần kinh - Nhai lại( Ở loài nhai lại)
+ Ở gia súc nhai lại nếu có nhai lại chậm,yếu gặp trong trường hợp chướng hơi, bội thực và nghẽn dạ lá sách
+ Không có 1 phản xạ nhai lại: Liệt dạ cỏ, chướng hơi, bội thực nặng các trường hợp trúng độc
- Ợ hơi
+ Ợ hơi tăng: Ăn nhiều thức ăn dễ lên men, chướng hơi dạ cỏ ở giai đoạn đầu. 
+ Ợ hơi giảm: Dạ cỏ liệt, tắc nghẽn thực quản, sốt cao, các bệnh nặng
+ Không ợ hơi: Tắc rãnh thực quản, chướng hơi dạ cỏ nặng.
- Nôn mửa:
+ Bệnh ở cuống lưỡi họng, dạ dày, đường ruột, bệnh ở màng bụng.
+ Loài ăn thịt và ăn tạp thường do viêm dạ dày cata cấp tính.
+ Loài nhai lại: Đầy hơi cấp tính bội thực
+ Ngựa bội thực và giãn dạ dày cấp
- Chất nôn: 
+ Nôn 1 lần do ăn no
+ Nôn nhiều lần trên ngày: trúng độc thức ăn, các loại thuốc bảo vệ thực vật.
+ Nôn ngay sau đó: Bệnh ở dạ dày
+ Chất nôn lẫn máu: Viêm dạ dày xuất huyết, loét dạ dày ở Lợn ( Phó thường hàn, DTL ).
+ Chất nôn màu vàng lục: Tắc ruột non
+ Chất nôn lẫn máu mùi thối: Tắc ruột già
 Triệu chứng lâm sàng do bệnh ở đường ống tiêu hóa và cơ quan tiêu hóa 

- Miệng:
+ Chảy dãi: Trở ngại nuốt, viêm tuyến nước bọt, ngoài vật cắn vào chân răng, viêm họng, sốt LMLM.
+ Môi:

o Ngậm chặt: Viêm màng não uốn ván. o Sưng: Viêm niêm mạc miệng, DTTB, côn trùng đốt..
o Nứt(Ngựa): Tụ cầu trùng, môi hoại thư, trúng độc thức ăn..
+ Miệng: Mùi thối: Viêm lợi, loét niêm mạc miệng, viêm họng, thức ăn đọng lại lâu.. 

Miệng nóng: Bệnh gây sốt cao, viêm niêm mạc miệng, viêm họng.. 

Miệng lạnh: Mất máu, suy nhược, Vũ sắp chết.. 

Nhiều nước bọt: Trở ngại nuốt, tuyến nước bọt bị kích thích..
Niêm mạc nhiều mụn nước: LMLM 

Niêm mạc nhiều mụn mủ: DTL, đậu Cừu, miệng hóa mủ truyền nhiễm..
+ Lưỡi:  

Sưng dày: Xây sát, xạ khuẩn.. 

Nhiều mụn nước, loét: LMLM.. 

+ Họng: 

Sưng nóng: Viêm họng 

Hạch lâm ba sưng: Xạ khuẩn
+ Thực quản: Khi sờ nắn GS đau do thực quản viêm.
+ Dạ dày loài nhai lại

Da cỏ
 
 
Dạ tổ ong :Khi sờ, nắn, ép, dắt đi lên, xuống dốc, bắt nhảy qua mương, bắt rẽ trái, rẽ phải đột ngột... Trâu, bò có hiện tượng đau
Viêm dạ tổ ong do ngoại vật 

 Dạ lá sách: Sờ, nắn, gõ, nghe, chọc dò, gia súc đau sẽ  tránh. Viêm dạ lá sách múi khế, nghẽn dạ lá sách
Dạ múi khế: Khi gõ,nghe thấy nhu dộng giảm và âm bùng hơi tăng.Biến vị dạ múi khế
+ Dạ dày đơn
Ở ngựa: cơ thể gầy sút, trạng thái uể oải, hay ngủ gật, thiếu máu, niêm mạc vàng thường do viêm loét dạ dày
Ở lợn, chó, mèo: Vùng bụng bên trái căng to  Bị đầy hơi, bội thực
+ Ruột: Dùng tay nhấn vào vùng bụng con vật đau đớn: Do lồng ruột, xoắn ruột, thoát vị, viêm màng bụng
+ Phân
Ỉa chảy, phân nhão và nhiều: tăng nhu động ruột- viêm ruột, nhiễm độc tố, lạnh bụng 

Phân khô cứng: Nhu động ruột giảm, phân tiết ít gây táo bón( do liệt ruột, viêm ruột cata) 

Phân màu trắng ở gia súc non: Bệnh phân trắng( Do không tiêu, Do E.coli)  

Phân nhạt màu: Do sắc tố mật ít trong bệnh viêm gan, tắc ống mật 

Phân đỏ do lẫn máu:Do kí sinh trùng( cầu trùng, lê dạng trùng), loét ruột, các bệnh truyền nhiễm như dịch tả,... Nếu đỏ tươi thì do chảy máu phần ruột sau, đỏ thẫm chảy máu dạ dày, phần ruột trước. 

 Phân táo bón thường có màu đen, con vật sốt cao

+ Hoàng đản 

Nguyên nhân do các bệnh về gan như viêm gan thực thể, xơ gan, áp se gan hoặc do các bệnh làm tắc ống mật
Các biện pháp/ kĩ thuật khám và chẩn đoán thường dùng khi khám và chẩn đoán bệnh ở phổi của gia súc:
+ Nhìn, sờ nắn                  
+ Gõ                         
+ Nghe                   
+ Chọc dò để kiểm tra dịch thẩm xuất, thẩm lậu
48. Anh chị hãy trình bày các triệu chứng lâm sàng thường gặp khi gia súc bị bệnh ở Gan. Kể tên các xét nghiệm thường dùng khi khám và chẩn bệnh ở gan gia súc? 

Triệu chứng 
+ Hoàng đản: Nguyên nhân do các bệnh về gan như viêm gan thực thể, xơ gan, áp se gan
+ Gan sưng to:
Trâu, bò: Viêm gan mạn tính, lao gan, xơ gan do sán lá gan, ổ mủ, ung thư o Ngựa: Do viêm gan mạn tính, khối u o Chó: Viêm, tụ máu, gan chó bị leucosis
Gia cầm: Do mắc các bệnh truyền nhiễm( Đầu đen, do sallmonella,...), do trúng độc Aflatoxin
Các xét nghiệm thường dùng
- Xét nghiệm cơ năng trao đổi chất: 

+ Nghiệm pháp dùng glucoza
+ Nghiệm pháp dùng galactoza
+ Nghiệm pháp dùng Adrenalin
- Xét nghiệm trao đổi Protein
+ Phản ứng Takata-Ara
+Phản ứng Ven-man
+ Phản ứng lugo
+ Phản ứng Gros
- Xét nghiệm cơ năng trao đổi lipid
- Xét nghiệm cơ năng trao đổi sắc tố mật
+ Xét ghiệm hoạt tính SGOT và SGPT
- Sinh thiết gan
49. Anh chị hãy trình bày các triệu chứng lâm sàng thường gặp khi gia súc bị bệnh ở đường tiết niệu. Kể tên các xét nghiệm nước tiểu thường dùng khi khám và chẩn bệnh ở đường tiết niệu của giá súc?
Triệu chứng thường gặp:
+Thay đổi tư thế đi tiểu
+ Đi đái dắt, đi đái không cầm được,đi đái đau, đi tiểu ra máu
+ Thủy thũng ở mi mắt, bìu đái, dưới dụng, 4 chân

Bệnh ở thận
Thay đổi ở động tác đi tiểu
- Tư thế đi tiểu thay đổi, đường dẫn niệu bị viêm
+ Gia súc đi tiểu đau, rên rỉ, quay đầu nhìn bụng, chụm 2 chân sau lại

Viêm niệu đạo + Đi tiểu có hiện tượng đau, buốt, rên rỉ, muốn đi tiểu mà không được

Sỏi niệu đạo
Ở con đực, nếu sỏi to ở niệu đạo ngoài xoang chậu

Sờ nắn niệu đạo Phát hiện Số lần đi tiểu thay đổi
+ Đi tiểu ít: Số lần đi tiểu ít, lượng nước tiểu ít. Nước tiểu sậm màu, tỉ trọng ca

 Do viêm thận cấp tính, các bệnh làm cơ thể mất nước nhiều-ỉa chảy nặng, ra nhiều mồ hôi,...
Không đi tiểu: Do viêm thận cấp tính nặng
                          Do vỡ bàng quang Gia súc đau đớn, nước tiểu tích lại trong xoang bụng
                          Do co thắt cơ vùng bàng quang, liệt bàng quang, tắc niệu đạo 
 Đi đái dắt: Do viêm niệu đạo, sỏi niệu đạo
Đi đái không cầm được: Do liệt cơ vòng co thắt bàng quang, cột sống lưng bị tổn thương: Gia súc hôn mê, nằm lâu ngày
Đi đái đau: Do viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt 

 Bệnh ở thận
+ Thủy thũng mi mắt, bìu đái, dưới dụng, 4 chân

Do Bệnh ở thận, bài tiết trở ngại, NaCl tích nhiều trong máu, trong tổ chức
+ Động tác đi tiểu, lượng nước tiểu, tính chất nước tiểu thay đổi. Trong nước tiểu có huyết sắc tố
+ Ở đáy mắt gia súc có sự thay đổi như vi mạch quản sung huyết, thần kinh thị giác thủy thũng, xung quanh thể vàng những điểm xuất huyết xen lẫn những điểm trắng

Đo viêm thận
+ Gia súc ủ rũ, rối loạn tiêu hóa, nôn có khi ỉa chay, động tác hô hấp thay đổi, thở khó, có khi viêm phổi, thủy thũng phổi

Trúng độc Ure do chất độc của quá trình trao đổi chất trong cơ thể không thải ra ngoài tích tụ trong các tổ chức cơ thể gây ra
 Bệnh ở bể thận
+ Sờ qua trực tràng:
 Vùng bể thận gia súc đau
 Ống dẫn nước tiểu sưng cứng
 Viêm
 Bệnh ở bàng quang: Khám qua trực tràng bằng phương pháp sờ nắn
+ Bàng quang xẹp, xoang bụng có nước tiểu, bí đá

 Vỡ bàng quang + Bàng quang xẹp, xoang bụng không có nước tiểu, bí đái Thận viêm cấp tính nặng
+ Bàng quang căng đầy nước tiểu, ấn mạnh vào Nước tiểu chảy ra, thôi ấn thì nước tiểu thôi chảy

 Liệt bàng quang
+ Ấn mạnh, nước tiểu vẫn tích đầy căng bàng quang Tắc niệu đạo do viêm bàng quang xuất huyết, sỏi niệu đạo
Bệnh ở niệu đạo 
+ Quan sát động tác đi tiểu, sờ nắn niệu đạo có thể phát hiện dấu hiệu của viêm, sỏi, u 
Con đực: Viêm bao quy đầu
Con cái: Hẹp âm môn
Các phương pháp xét nghiệm
- Xét nghiệm lý tính: 

+ Số lượng nước tiểu
+ Màu sắc nt
+ Độ trong nt
+ Độ nhớt nt
+ Tỷ trọng nt
- Hóa nghiệm nước tiểu
+ Độ kiềm, toan
+ Protein niệu
+ Huyết niệu
+ Huyết sắc tố niệu + Đường niệu
+ Bilirubin niệu
+ Xeton niệu
+ Indica niệu
- Xét nghiệm cặn nước tiểu
+ Cặn hữu cơ
+ Căn vô cơ
50. Anh chị hãy trình bày các triệu chứng lâm sàng thường gặp khi gia súc bị bệnh ở thận. Kể tên các xét nghiệm sinh hóa máu thường dùng khi khám và chẩn  bệnh ở thận gia súc?
Triệu chứng lâm sàng thường gặp khi gia súc bị bệnh ở thận
+ Thủy thũng mi mắt, bìu đái, dưới dụng, 4 chân 

Do Bệnh ở thận, bài tiết trở ngại,
NaCl tích nhiều trong máu, trong tổ chức
+ Động tác đi tiểu, lượng nước tiểu, tính chất nước tiểu thay đổi. Trong nước tiểu có huyết sắc tố
+ Ở đáy mắt gia súc có sự thay đổi như vi mạch quản sung huyết, thần kinh thị giác thủy thũng, xung quanh thể vàng những điểm xuất huyết xen lẫn những điểm trắng

Đo viêm thận
+ Gia súc ủ rũ, rối loạn tiêu hóa, nôn có khi ỉa chay, động tác hô hấp thay đổi, thở khó, có khi viêm phổi, thủy thũng phổi

Trúng độn Ure do chất độc của quá trình trao đổi chất trong cơ thể không thải ra ngoài tích tụ trong các tổ chức cơ thể gây ra 

 Bệnh ở bể thận
+ Sờ qua trực tràng:
 Vùng bể thận gia súc đau
 Ống dẫn nước tiểu sưng cứng
 Viêm
Các xét nghiệm sinh hóa  máu thường dùng khi chẩn đoán bệnh ở thận
- Độ dư kiềm dự trữ trong máu: Độ kiềm dự trữ giảm Viêm thận
- Đường huyết:  

+ Đường huyết cao: Viêm thận 

+ Đường huyết thấp: Viêm thận mạn tính
- Protein huyết thanh: Abumin giảm  Abumin niệu
+ Globulin: β- Globulin tăng Hư thận                   

γ – Globulin giảmHư thận
- Canxi huyết thanh giảm Viêm thận
- Đạm ngoài Protein: Tăng ure huyết Bệnh ở thận, nhất là viêm thận mạn tính

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro