Chân-Thiện-Nhẫn 3 đức tính tốt đẹp nhất của con người ...

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Trích từ cuốn Chuyển Pháp Luân _tác giả  Lý Hồng Chí:

"Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định người tốt xấu

Trong Phật giáo người ta luôn tìm hiểu xem Phật Pháp là gì. Cũng có người [nhìn] nhận rằng Pháp giảng trong Phật giáo chính là toàn bộ Phật Pháp; thực ra không phải. Pháp mà Thích Ca Mâu Ni giảng, cách đây 2 nghìn 5 trăm năm dành cho những người thường ở tầng cực thấp, mới thoát thai từ xã hội nguyên thuỷ; [là] Pháp giảng cho những người có tư tưởng đơn giản như thế. Thời mạt Pháp mà Ông nói đến, chính là hôm nay; con người hiện tại mà dùng Pháp ấy để tu luyện thì đã không thể được nữa. Vào thời mạt Pháp, hoà thượng trong chùa tự độ còn rất khó, huống là độ nhân. Pháp mà Thích Ca Mâu Ni thời đó truyền là nhắm thẳng vào tình huống bấy giờ mà truyền; ngoài ra Ông cũng không hề giảng hết ra những gì bản thân Ông tại tầng của mình biết về Phật Pháp; muốn bảo trì bất biến vĩnh cửu [Pháp ấy], cũng không thể được.

Xã hội đang phát triển; tư tưởng của nhân loại càng ngày càng phức tạp; khiến con người không dễ dàng theo cách đó mà tu được nữa. Pháp trong Phật giáo không thể khái quát toàn bộ Phật Pháp, nó chỉ là bộ phận rất nhỏ của Phật Pháp. Còn có rất nhiều Pháp lớn của Phật gia đang lưu truyền tại dân gian, đơn truyền qua các thời đại. Các tầng khác nhau có các Pháp khác nhau, các không gian khác nhau có các Pháp khác nhau; đó chính là Phật Pháp thể hiện khác nhau tại từng không gian, tại từng tầng khác nhau. Thích Ca Mâu Ni cũng giảng rằng tu Phật có 8 vạn 4 nghìn pháp môn; nhưng trong Phật giáo chỉ có Thiền tông, Tịnh Độ, Thiên Thai, Hoa Nghiêm, Mật tông, v.v khoảng hơn chục pháp môn, không thể bao quát hết Phật Pháp được. Bản thân Thích Ca Mâu Ni không hề truyền ra hết Pháp của mình, [Ông] chỉ nhắm thẳng vào năng lực tiếp thụ của người thời đó mà truyền một bộ phận mà thôi.

Vậy Phật Pháp là gì? Đặc tính căn bản nhất trong vũ trụ này là Chân Thiện Nhẫn, Nó chính là thể hiện tối cao của Phật Pháp, Nó chính là Phật Pháp tối căn bản. Phật Pháp tại các tầng khác nhau có các hình thức thể hiện khác nhau, tại các tầng khác nhau có các tác dụng chỉ đạo khác nhau; tầng càng thấp [thì] biểu hiện càng phức tạp. Vi lạp không khí, đá, gỗ, đất, sắt thép, [thân] thể người, hết thảy vật chất đều có tồn tại trong nó cái chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn ấy; thời xưa giảng rằng ngũ hành cấu thành nên vạn sự vạn vật trong vũ trụ; [ngũ hành kia] cũng có tồn tại chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn ấy. Người tu luyện đến được tầng nào thì chỉ có thể nhận thức được thể hiện cụ thể của Phật Pháp tại tầng ấy; đó chính là quả vị và tầng tu luyện [của người ấy]. Nói chung, Pháp rất lớn. Đến điểm cực cao mà giảng, thì rất đơn giản; bởi vì Pháp kia giống như hình dáng của kim tự tháp. Đến nơi tầng cực cao thì ba chữ có thể dùng để khái quát, đó chính là Chân Thiện Nhẫn; thể hiện tại các tầng cực kỳ phức tạp. Lấy con người làm ví dụ, Đạo gia xem [thân] thể người như một tiểu vũ trụ; con người có thân thể vật chất; nhưng chỉ cái thân thể vật chất ấy không thể đủ cấu thành một con người hoàn chỉnh được; còn phải có tính khí, tính cách, đặc tính, và nguyên thần mới có thể cấu thành một con người hoàn chỉnh, độc lập, và mang theo cá tính tự ngã. Vũ trụ này của chúng ta cũng như thế; có hệ Ngân Hà, có các thiên hà khác, cũng như các sinh mệnh và nước, vạn sự vạn vật trong vũ trụ này; [tất cả những thứ ấy] chúng đều có phương diện tồn tại vật chất; đồng thời chúng cũng có tồn tại đặc tính Chân Thiện Nhẫn. Dẫu là vi lạp vật chất nào thì cũng bao hàm chủng đặc tính ấy, trong vi lạp cực nhỏ cũng bao hàm chủng đặc tính ấy.

Chủng đặc tính Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn để nhận định tốt và xấu trong vũ trụ. Thế nào là tốt, thế nào là xấu? Chính là dùng Nó {Chân Thiện Nhẫn} mà xác định. ‘Đức’ mà chúng ta nói đến trong quá khứ cũng tương tự như thế. Tất nhiên chuẩn mực đạo đức của xã hội nhân loại hiện nay đã biến đổi rất nhiều, tiêu chuẩn đạo đức đã méo mó hẳn rồi. Hiện nay [nếu] có người noi gương Lôi Phong, thì có thể bị coi là mắc bệnh tâm thần. Nhưng nếu vào hồi thập kỷ 50, 60, thì ai dám nói người ấy bị bệnh tâm thần? Chuẩn mực đạo đức của nhân loại đang trượt trên dốc lớn, đạo đức thế gian trượt xuống hàng ngày; chỉ chạy theo lợi, chỉ vì chút đỉnh lợi ích cá nhân mà làm tổn hại người khác; người tranh kẻ đoạt, chẳng từ một thủ đoạn nào. Mọi người thử nghĩ xem, có được phép tiếp tục như thế này không? Có người làm điều xấu, chư vị nói rằng anh ta đã làm điều xấu, anh ta cũng không tin; anh ta thật sự không tin rằng mình đã làm điều xấu; có một số người dùng chuẩn mực đạo đức đang trượt dốc kia mà tự đo lường bản thân mình, cho rằng mình tốt hơn người khác, vì tiêu chuẩn để đánh giá đã thay đổi rồi. Dẫu tiêu chuẩn đạo đức của nhân loại có thay đổi thế nào đi nữa, đặc tính của vũ trụ không hề thay đổi; Nó chính là tiêu chuẩn duy nhất để xác định người tốt xấu. Là người tu luyện, phải chiểu theo tiêu chuẩn này của vũ trụ mà yêu cầu chính mình, không thể chiểu theo tiêu chuẩn của người thường mà đặt yêu cầu cho mình được. Nếu chư vị muốn phản bổn quy chân, chư vị muốn tu luyện lên trên, thì chư vị cần chiểu theo tiêu chuẩn ấy mà làm. Là một cá nhân, nếu thuận với đặc tính Chân Thiện Nhẫn này của vũ trụ, thì mới là một người tốt; còn người hành xử trái biệt với đặc tính này, thì đúng là một người xấu. Trong đơn vị [công tác], hoặc ngoài xã hội, có người có thể nói chư vị xấu, [nhưng] chư vị không nhất định đúng là xấu; có người nói chư vị tốt, chư vị lại cũng không nhất định đúng là tốt. Là người tu luyện, [nếu] đồng hoá với đặc tính này, [thì] chư vị chính là người đắc Đạo; [Pháp] lý đơn giản như vậy.

Đạo gia tu luyện Chân Thiện Nhẫn, trọng điểm tu Chân; vậy nên Đạo gia giảng tu chân dưỡng tính, nói lời chân, làm điều chân, làm chân nhân, phản bổn quy chân, cuối cùng tu thành Chân Nhân. Nhưng cũng có Nhẫn, cũng có Thiện; [còn] trọng điểm rơi vào tu Chân. Trọng điểm của Phật gia rơi vào tu Thiện của Chân Thiện Nhẫn. Vì tu Thiện có thể tu xuất tâm đại từ bi; một khi xuất hiện tâm từ bi, thì [thấy] chúng sinh rất khổ, do vậy phát sinh nguyện vọng muốn phổ độ chúng sinh. Nhưng cũng có Chân, cũng có Nhẫn; trọng điểm rơi vào tu Thiện. Pháp môn Pháp Luân Đại Pháp của chúng ta chiểu theo tiêu chuẩn tối cao của vũ trụ—Chân Thiện Nhẫn đồng tu—[vậy nên] công chúng ta luyện rất to lớn. "

                      Giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp là gì?

Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công, hay còn gọi là Đại Pháp) là môn tu luyện (khí công) cả tâm lẫn thân chiểu theo đặc tính của vũ trụ Chân-Thiện-Nhẫn.

"Tu" có nghĩa là liên tục cố gắng đồng hóa với những nguyên lý của vũ trụ. “Luyện” là việc luyện tập các bài công pháp – có 5 bài công pháp dễ học gồm các bài chuyển động nhẹ nhàng và tĩnh công thiền định. Tu là các chính yếu; còn luyện các bài công pháp có tác dụng bổ trợ trong tiến trình tu luyện.

Các nguyên lý của Đại Pháp còn tiết lộ một cách sâu sắc và uyên thâm sự thật về Vũ trụ. Theo các nguyên lý đó, các học viên Pháp Luân Đại Pháp có thể đạt đến được cảnh giới rất cao, hiểu thấu được ý nghĩa chân thực của cuộc sống và tìm được con đường để quay về bản nguyên và thế giới chân thực của mình.

Bên cạnh đó, luyện công cũng có một ý nghĩa sâu sắc, giúp giải tỏa được căng thẳng và có thể có những cải thiện lớn về sức khỏe và thể chất.

Khoảng 30.000 người tham gia tập công tại sân vận động thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Buổi tập công chung này diễn ra bình thường ở Trung Quốc trước khi sự kiện đàn áp bắt đầu trong năm 1999.

Mở đầu

Pháp Luân Đại Pháp có một lịch sử rất xa xưa, được đơn truyền qua các thời đại khác nhau, mỗi một thế hệ có một người thầy truyền cho một nguời đệ tử duy nhất. Sau đó người đệ tử này lại truyền cho người đệ tử thế hệ tiếp theo, cứ như vậy cho đến thời kỳ hôm nay.

Năm 1992, ông Lý Hồng Chí (các học viên thường kính trọng gọi bằng "Sư phụ" hay "Thầy") bắt đầu truyền Pháp Luân Đại Pháp ra công chúng trong thành phố Trường Xuân, Trung Quốc và sau đó ông tiếp tục giảng Pháp ở khắp nơi trong nước. Những người mà tham dự các buổi thuyết giảng đó truyền lại cho bạn bè và gia đình. Kết quả là số lượng các học viên tăng rất nhanh, chỉ bằng cách truyền miệng như vậy. Tới năm 1998, theo thống kê có trên 70 triệu người ở Trung Quốc theo tập môn này.

Ngày nay, Đại Pháp có trên 100 triệu người trên 80 quốc gia yêu thích và theo tập. Đại pháp cũng nhận được nhiều giải thưởng danh dự.

Các học viên tập bài công pháp số 2 tại Phía đông London, Nam phi.

Vài nét về thực hành

Người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp liên tục đề cao tâm tính (Bản tính hay đặc tính cái tâm) của bản thân và vứt bỏ các tâm chấp trước (dính mắc) để trở thành một người tốt hơn, lương thiện hơn và nhẫn hơn. Việc nâng cao trình độ cũng chính việc đề cao tâm tính, hiểu sâu về các đạo lý được viết trong cuốn sách chính yếu của bổn môn "Chuyển Pháp Luân".

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tu luyện trong cuộc sống bình thường, trong môi trường phức tạp xã hội con người. Mọi người từ tất cả các quốc gia không phân biệt chủng tộc, thành phần xã hội, giới tính, tuổi tác, trình độ,.. đều có thể theo tập, hoàn toàn tự do, miễn là họ muốn theo và lựa chọn.

Pháp Luân

Một đặc điểm nổi bật của Pháp Luân Đại Pháp là Pháp Luân. Đồ hình Pháp Luân được bao gồm nhiều hình thức khác nhau đó là hình Thái Cực và hình chữ Vạn. Biểu tượng Thái Cực là biểu tượng truyền thống của Đạo Gia, Trong khi chữ Vạn được kết hợp với các phương pháp tu luyện của Phật Gia từ hàng nghìn năm.

Để biết thêm về Pháp Luân click vào đây .

Để biết thêm về chữ Vạn () click vào đây .

Các học viên đang tập động công lúc bình minh tại New Zealand.

Hướng dẫn học

Quý vị nên nhờ người tình nguyện hoặc người đã học lâu năm tại địa phương hướng dẫn các bài công pháp, hoàn toàn miễn phí. Quý vị cũng có thể tìm thêm thông tin trong mục Liên lạc. Tất cả kinh sách, bài giảng pháp và thư viện đầy đủ gồm âm thanh, video trực quan giúp quý vị học và thực hành có thể download miễn phí từ trang web này.

Để biết thêm chi tiết, quý vị nên xem các liên kết tới các tài liệu được đề xuất cho người mới bắt đầu, hãy vào liên kết Hướng dẫn học để bắt đầu.

Theo:  www.phapluan.org

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro