chấn thương ngực và chăm sóc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1:Trình bày nguyên nhân,các loại tổn thương,triệu chứng,biến chứng của chấn thương ngực

a)nguyên nhân

-Các chấn thương thời chiến: các chấn thương do sức ép trong các vụ nổ lớn,vết thương do đạn và các chấn thương do sập hầm..

-Các chấn thương hòa bình

+các chấn thương do tai giao thông:người bệnh ngã đập thành ngực xuống nền đất cứng

+tai nạn lao động:sập hầm lò,tường đổ gây chấn thương ngực

+tệ nạn xã hội:người bệnh bị đánh vào ngực bằng vật cứng hoặc gậy...

b)Các loại tổn thương

-Gãy xương:

+gãy xương sườn:có thể gãy 1 xương hoặc nhiều xương gây mảng sườn di động

+gãy xương ức

-tràn khí màng phổi

- tràn máu màng phổi

c)Triệu chứng

*Gãy xương

-Gãy xương sườn: đau ngay sau khi bị chấn thương và đau tăng lên khi người bệnh hít thở,làm cho người bệnh không dám hít thở sâu.khi nắn xương sườn thấy điểm đau chói và 2 đầu xương có thể chọc vào nhau gây ra tiếng lạo xạo

-mảng sườn di động:gãy 3 xương sườn liền nhau trở lên và gãy ở 2 đầu,người bệnh đau ngực và khó thở do tình trạng hô hấp bị đảo ngược

-Gãy xương ức

Thường gây ra do 1 chấn thương mạnh và trực tiếp vào xương ức.sau tai nạn người bệnh thấy khó thở,ấn thấy điểm đau chói và có thể nghe tiếng lục cục khi người bệnh hít thở

*Tràn máu màng phổi

-toàn thân:người bệnh có thể sốc do đau và do mất máu

-cơ năng:người bệnh đau ngực và khó thở

-thực thể:

+nhìn:lồng ngực bên tổn thương cao hơn bên lành,di động xương sườn bị hạn chế

+sờ:rung thanh giảm

+gõ:đục vùng thấp

+nghe:rì rào phế nang giảm

-x quang: trên phim chụp lồng ngực ở tư thế thẳng ta thấy hình ảnh mờ vùng thấp và giới hạn với vùng phổi lành bằng đường cong damoiseau

*tràn khí màng phổi

-cơ năng:người bệnh đau ngực khó thở

-thực thể:

+nhìn:lồng ngực bên tổn thương cao hơn bên lành

+sờ:rung thanh giảm

+gõ:vang

+nghe:rì rào phế nang giảm

-x quang:trên phim lồng ngực thẳng sẽ thấy vùng phổi bị tràn khí sáng hơn bình thường và thường ở vùng đỉnh phổi

*tràn khí -tràn máu màng phổi phối hơpk

-khi khám ta thấy có các triệu chứng tràn khí và tràn máu song khi ta gõ sẽ thấy đục ở vùng thấp và vang ở vùng cao

-x quang:hình ảnh tràn máu-tràn khí bên phổi bị tổn thương

d)biến chứng

sau khi người bệnh bị tràn máu hoặc tràn khí màng phổi nếu không được điều trị tốt sẽ để lại các biến chứng

-viêm mủ màng phổi

-dày dính màng phổi

-xơ hóa màng phổi

Câu 2: Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh chấn thương ngực trước và sau mổ

a)Chăm sóc trước mổ

*Nhận định

-toàn thân: người bệnh có sốc không?tình trạng hô hấp? thể trạng người bệnh

-tại chỗ: thương tổn thuộc loại nào? Gãy xương sườn hay gãy xương ức?có mảng sườn di động hay không?

*Chẩn đoán chăm sóc

-nguy cơ do đau và mất máu

-nguy cơ suy hô hấp

-nguy cơ nhiễm trùng vết thương nếu có

*Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc

-phòng và chống sốc: theo dõi dấu hiệu sinh tồn 30 phút/ lần; dùng thuốc giảm đau theo y lệnh. Truyền dịch và thực hiện thuốc

-chống suy hô hấp: tư thế người bệnh: flower.băng cố định xương sườn nếu gãy xương sườn.trợ giúp thầy thuốc làm thủ thuật cố định xương sườn nếu người bệnh có mảng sườn di động.thở oxy

-chống nhiễm trùng

+thay băng vô khuẩn vết thương,trợ giúp thầy thuốc cắt lọc và rửa vết thương

+dùng thuốc kháng sinh theo y lệnh

+tiêm huyết thanh phòng uốn ván

-Chuẩn bị người bệnh mổ

+hoàn thành hồ sơ bệnh án

+đưa người bệnh đi làm các xét nghiệm

+chuẩn bị dụng cụ phẫu thuật

+thay băng lại vết thương và sát khuẩn vùng cần mổ

+giải thích cho người bệnh yên tâm

+tháo bỏ đồ trang sức giao cho gia đình người bệnh

+giải thích cho gia đình ký kết giấy cam kết mổ

b)Chăm sóc sau mổ dẫn lưu màng phổi

*nhận định

-bệnh nhân có bị nhiễm trùng không?

-tình trạng hô hấp thế nào?

-ống dẫn lưu có thông không? Dịch chảy như thế nào?số lượng?màu sắc

*chẩn đoán chăm sóc

-nguy cơ mất máu

-nguy cơ suy hô hấp

-nguy cơ nhiễm trùng

-nguy cơ dày dính màng phổi

*Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc

-theo dõi chảy máu sau mổ:

+theo dõi dấu hiệu sinh tồn,tình trạng da và niêm mạc.nếu mất máu nhiều thì da xanh và niêm mạc nhợt

+theo dõi máu chảy qua vết mổ bằng cách theo dõi tình trạng dịch thấm băng

+máu và dịch chảy qua sonde dẫn lưu: bình thường máu chảy qua sonde dẫn lưu số lượng ít và trong dần

+xét nghiệm máu cho người bệnh nếu số lượng hồng cấu dưới 2 triệu/1mm3 thì phải truyền máu

-Hô hấp

+vỗ rung dọc theo khoang liên sườn để BN có thể ho,khạc dễ hơn

+tư thế người bệnh:nằm đầu cao nghiêng về phía có dẫn lưu

+theo dõi nhịp thở,tình trạng tím tái môi và đầu chi

-Giảm nguy cơ nhiễm trùng

+theo dõi dịch ở bình chứa:số lượng,tính chất,màu sắc

+thay băng vô khuẩn vết mổ 2 ngày/1 lần nếu vết mổ khô,ngày 1 lần nếu vết mổ nhiễm trùng và cắt chỉ cách để thoát dịch nếu vết mổ có mủ

+thay dẫn lưu và bình chứa tránh nhiễm khuẩn ngược dòng

+dùng thuốc kháng sinh theo y lệnh

-theo dõi ống dẫn lưu

+tránh gập ống dẫn lưu,tránh tắc,dẫn lưu phải được đạt đúng nguyên tắc là dẫn lưu kín và 1 chiều

+kẹp ống dẫn lưu:khi không thấy dịch hay khí chảy ra.tình trạng người bệnh tốt,đồng thời chụp x quang kiểm tra nếu không thấy hình ảnh dịch và khí màng phổi ta tiến hành kẹp dẫn lưu,sau 24h người bệnh không khó thở thì rút ống dẫn lưu

-giảm nguy cơ dày dính màng phổi: sau khi rút dẫn lưu: hướng dẫn bệnh nhân tập thở sâu,tập thể dục,tập khớp vai và thở cơ hoành và tập thổi bóng

-các chăm sóc khác

+vệ sinh: vệ sinh cá nhân tránh ướt băng,vệ sinh răng miệng

+thay đổi tư thế trăn trở để chống loét

+dinh dưỡng: đảm bảo chế độ dinh dưỡng,tăng đạm,vitamin để chống nhiễm trùng

*Đánh giá

Người bệnh được coi là tốt khi

-hết khó thở

-hết dịch và khí màng phổi

-không có các di chưng như dày dính màng phổi hay ổ cặn màng phổi

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#thuhuong