Chanh niem

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

SÁNG THỨ 3

Hướng dẫn: Những Cảm Giác

Cảm giác là các nhân tố tâm sở đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển nội quán. Cảm giác là nói về trạng thái dễ chịu, khó chịu hay trung hòa và lúc nào cũng hiện hữu từng giây phút trong thức. Tính chất thích hay không thích nầy là sản phẩm của tâm bị điều kiện hóa và có khuynh hướng khiến cho tự nó bị dính mắc hoặc lên án; nắm giữ những đối tượng, cảm giác cái đem lại lạc thú cho thân, lên án, trách móc và có ác cảm với những cái không vừa ý mình. Khi ta ý thức chánh niệm với cảm giác, ta bắt đầu quan sát chúng với buông xả và quân bình.

Một trong những đối tượng nổi bật nhất ta dể nhận ra là cảm thọ trong thân. Ta có thể rỏ ràng kinh nghiệm những đau đớn, dể chịu hay trung tính. Chú tâm vào những cảm giác nầy là phương pháp tốt trong phát triển chánh niệm thọ cảm: kinh nghiệm được cảm giác thân mà không dính mắc vào trạng thái hỉ lạc, khinh an, tê nhẹ nhàng và không có sự oán ghét gì về đau và căng thẳng. Chỉ đơn giản quan sát tất cả những nóng, lạnh, ngứa, tê rần, nhẹ nhỏm, nặng nề-và những gì có liên quan đến trạng thái tâm như chúng đang trổi dậy mà không dính mắc hay lên án hoặc đồng hóa với chúng.

Khi bắt đầu ngồi thiền ta ý thức được cả hai trạng thái phồng lên-xẹp xuống của bụng hay hơi thở ra-vào. Và rồi bất cứ những cảm thọ nào trở nên rỏ rệt trong thân, ta chú tâm vào đó với tất cả chánh niệm. Quan trọng là giữ tâm được thư giãn trong lúc quan sát những cảm thọ, đặc biệt là khi có cơn đau khốc liệt trong thân. Thân và tâm có khuynh hướng trở nên căng thẳng và hay phản ứng lại với cơn đau. Đây là sự biểu lộ của thái độ kình chống lại, không thích, muốn tránh né, và tạo ra tình trạng tâm không quân bình; thư giãn trong cơn đau và quan sát diển tiến đang xảy ra. Khi tâm không còn phiền hà gì với cơn đau, nhẹ nhàng và chuyên chú vào đối tượng, cơn đau được cảm nghiệm không như là một khối đặt mà là một dòng tương chuyển, nổi lên và biến mất liên tục. Ngồi với tâm xả và bình an, chỉ quan sát những cảm giác đang luân chuyển, không phiền não, không mong đợi.

Đau là đối tượng hành thiền tốt. Khi có một cơn đau ngặt ngèo trong thân, sự tập trung càng trở nên mạnh mẽ hơn. Tâm trụ vào đối tượng mà không lạc mất đề mục nhiều. Bất cứ khi nào một cảm giác trong thân nổi bật hẳn lên, lấy đó làm đề mục để thiền. Khi đối tượng đó yếu đi, trở về lại với hơi thở. Nhận thức cũng nên nhịp nhàn không nhảy lung tung hay chuyển đổi nhiều nơi đối tượng, chỉ coi chừng "phồng-xẹp," "đau," "ngứa," "nóng," "lạnh," "phồng-xẹp." Khi bạn thấy thân mình quá căng vì cơn đau, thận trọng quan sát trạng thái khó chịu của tâm, tính chất của cơn đau. Chánh niệm về cảm giác đó và tâm sẽ tự nhiên trở về trạng thái quân bình.

-ooOoo-

TỐI THỨ 4

Thuần Quan Sát

Có một lời tiên tri cổ xưa nói rằng 2500 năm sau khi Đức Phật nhập diệt, Phật Pháp sẽ hưng thịnh trở lại. Chúng ta hiện tại đang kinh nghiệm lời tiên tri là đúng, những gì Đức Cồ Đàm thực tập khi xưa bây giờ được mang ra sử dụng. Để biết ơn về điểm chính yếu của lời tiên đoán sâu rộng nầy, rất là có ích để ta hiểu ý nghĩa của chữ "Dharma". Dharma là tiếng Phạn và ý nghĩa rộng rải nhất của nó là Pháp, đường lối của mọi vật như chúng đang là, tiến trình của sự vật, và một cách chính xác hơn, giáo lý của Đức Phật: tất cả đều là Pháp. Nó cũng có nghĩa là của mỗi vật thể riêng biệt, những nguyên tử vật lý, bất cứ cái gì có sự sống đều được bao gồm. Những yếu tố của tâm: suy nghĩ, hồi tưởng, xúc cảm, tiềm thức, và những nguyên tố vật lý, từng thể một như vậy được gọi là Pháp. Trong công tác thiên liêng nầy, nhiệm vụ chính là thăm dò và khám phá ra Pháp nầy trong ta, để minh bạch và hiểu thấu tất cả yếu tố thân và tâm, trở nên tỉnh giác từng thể một riêng biệt cũng như hiểu được nghiệp luật vận hành và những tương tác. Đây là cái ta đang hành trì: kinh nghiệm được thực tướng trong vạn hữu, thực tướng của ta là ai, là gì.

Có một tâm thức, nền tãng của tất cả những gì muốn tìm tòi trong tâm linh, được gọi là tâm Biết, và đặt tính tâm đó chỉ thuần quan sát. Thuần biết đây có nghĩa là quan sát vạn hữu như chúng đang là, không chọn lựa, không so sánh, không định mức, không phóng tâm và mong đợi những gì đang xãy ra; thay vì vậy, ta vun bồi đức tính thuần quan sát mà không chọn lựa và không can thiệp (vào những gì đang xãy ra).

Tâm thuần biết nầy được diễn tả rất sâu sắc bởi Ngài Haiku vị Thiền Sư nổi tiếng Nhật Bản:

Cái ao lâu đời.

Một con ếch nhảy vào ao.

Bũm !

Không phải diễn tả khung cảnh tuyệt vời lúc vần thái dương bắt đầu lặn và bầu trời bình yên buổi tối xãy ra tại cái ao. Chỉ là nhận thức thật rỏ ràng những gì đang là và được xãy ra. "Cái ao lâu đời; một con ếch nhảy vào ao; bũm !" Thuần biết: học cách nhìn và quan sát, theo lối đơn giản nhất và trực tiếp nhất. Không gì để gọi là ngoài đó. Nó là tâm với tính chất xuyên thấu vô cùng mạnh mẽ.

Như lúc tính chất thuần quan sát nầy được phát triển nó bắt đầu có ảnh hưởng thay đổi lối sống cơ bản cố định của ta. Khẩu lệnh của ta là "ở tại đây"-có mặt trong từng giây phút hiện tại. Vấn đề là làm sao để được như vậy. Tâm ta thường thì ở trong quá khứ, tưởng nhớ lại những gì đã xãy ra từ trước, hay dự tính cho tương lai, tưởng tượng những gì sẽ xãy ra với bồn chồn, lo âu. Nhớ nhung về chuyện đã qua, mộng tưởng cho sau nầy; thường thì rất khó để trú tâm trong hiện tại. Thuần biết là đặc tính tâm, ý thức được ta đang sống và tỉnh giác ngay đây và bây giờ. Lắng lòng lại trong hiện tại, cảm nghiệm tròn đầy những gì đang diển biến.

Có câu chuyện Thiền nói về sống trong từng giây phút. Hai nhà Sư đang trên đường trở về chùa trong một buổi chiều. Trời đang mưa suốt và đường lộ ướt sủng với sình lầy. Họ đến một ngả tư đường nơi một cô gái tuyệt đẹp đang đứng và không thể qua băng ngang được vì đường quá sình lầy và cần sự giúp đỡ của các nhà Sư. Không ngần ngại, nhà Sư thứ nhất bồng cô ta lên đưa qua đường. Họ lại lẳng lặng tiếp tục đi. Tối hôm đó, vị Sư thứ hai không thể kềm giữ im lặng được nữa, nói đến vị Sư kia, "Tại sao mà huynh có thể làm vậy được? ! Chúng ta là những người tu hành, kể cả nhìn đàn bà cũng không được, huống hồ là đụng vào cô ấy. Đặt biệt là trẻ và đẹp nữa." "Tôi đã để cô gái lại phía sau," vị Sư thứ nhất nói, "Tại sau Sư vẫn còn mang cô ta đến giờ?" Khi tâm Biết phát triển, chú tâm vào những gì đang xãy ra chung quanh ta, ta bắt đầu kinh nghiệm và đáp lại trong hiện tại với sự trực phát và tự do.

Thuần biết cũng đem tâm về trạng thái tỉnh nghỉ. Một cái tâm không rèn luyện thường hay phản ứng, bám níu vào sảng khoái và lên án chỉ trích những gì gây khó chịu, nắm giữ cái thích, đẩy ra cái không muốn, phản ứng lại với tham và giận. Đó là tâm mệt mỏi và không quân bình. Như tâm thuần quán sát được đào luyện kỷ càng hơn ta học được cách cảm nghiệm được tư tưởng, cảm giác, hoàn cảnh và con người, mà không bị căng thẳng về dính mắc hay phiền lụy. Ta bắt đầu có kinh nghiệm hoàn toàn của một diển trình, với yên tĩnh và tâm quân bình.

Thuần quan sát không bị giới hạn trong thời gian tọa thiền hai buổi sáng tối. Nghĩ rằng lúc tọa thiền mới dụng công và trọn ngày còn lại thì không, sẽ làm đời sồng rời rạc và làm giảm đi sức mạnh của tâm đó. Thuần quan sát có thể áp dụng được bất cứ lúc nào và thích đáng trong từng giây phút, bất luận oai nghi nào, đi, đứng , nằm , ngồi, nói chuyện hay trong lúc ăn. Ta nên bồi đắp sự thuần quan sát trên mọi đối tượng, mọi trạng thái của tâm, trong mọi tình huống. Mỗi giây phút ta nên sống một cách tròn đầy, toàn tâm toàn ý. Có câu chuyện một người đang bị cọp đuổi. Anh đến một triền núi và đu trên một sợi dây dại. Phía trên con cọp ngửi chừng anh ta, phía dưới, một con cọp khác đang gầm gừ chờ anh rơi xuống. Trong lúc anh ta lơ lửng như vậy, có hai con chuột bắt đầu gặm mòn sợi dây. Ngay lúc đó anh thấy một trái dâu chín đỏ gần kề. Một tay đu trên dây, tay khác cố với bẻ trái dâu. Trái dâu thật là ngọt lịm.

Chất lượng khác của tâm thuần quan sát là khi đã trải qua một thời gian huân tập, nó trở thành tự nhiên, không cố gắng, tự nó thức tỉnh thôi. Giống như tiến trình một người học đàn. Ngồi xuống, tập chạy ngón theo bài bản hướng dẫn. Ban đầu, những ngón tay di chuyển thật khó khăn; ngón tay luôn bấm trật phím nhạc và âm thanh nghe dở tệ. Nhưng cứ mỗi ngày ta rèn luyện, dần dà, ngón tay bắt đầu lướt trên phím một cách dể dàng, bản nhạc nghe rất hay. Sau thời gian cố định, trở nên thành thạo, đánh nhạc không còn là sự cố gắng nữa. Lúc bấy giờ không có khác biệt lúc đánh hay tập; đánh đã là tập rồi. Cũng như vậy, như ta thực tập tâm thần quan sát, ta bắt đầu rất chậm, biết từng động tác theo thứ tự, "nhấc," "di chuyển," "đạp," ý thức hơi thở, "lên-xuống," "ra-vào." Lúc mới tập, phải dụng công rất nhiều. Tâm thường hay mất đi chánh niệm. Có nhiều khó khăn và chướng ngại. Nhưng khi tâm được thuần trong chánh niệm rồi, tự nó tăng trưởng một cách tự nhiên. Có những thời điểm trong lúc hành tập khi chánh niệm có trớn mạnh, tự chính nó chánh niệm thôi, ta hành tập thật dể dàng, đơn giản và tự nhiên cái được sinh ra từ tâm Biết mà không dụng công.

Thuần quan sát là cách học hạnh lắng nghe tâm thân mình và môi trường. Có thể trong thời gian nào đó bạn ngồi yên lặng bên bờ sông hay bờ biển. Thoạt đầu ta chỉ nghe một thứ âm thanh dồn dập. nhưng nếu ngồi thật lặng yên, không làm gì khác ngoài chú tâm lắng nghe, ta bắt đầu nhận ra âm thanh nhẹ, sâu thẳm khác, những lượn sóng đánh tạt và bờ, hay nước chảy mạnh của dòng sông. Trong hòa bình và tâm an lành đó ta kinh nghiệm được sâu thẳm những gì đang xãy ra. Cũng vậy, khi ta lắng nghe tự thân; thoạt đầu mình chỉ nghe là "bản ngã" và "cái tôi." nhưng dần dà thân nầy tự nó hiển lộ là một khối tập hợp của những nguyên tử đang thay đổi, suy nghĩ, cảm giác, xúc cảm, và tưởng tượng, tất cả đều được soi sáng do chỉ đơn thuần lắng nghe, bằng chú tâm. Có một bài thơ tuyệt hảo của một vị Thiền Sư Ni:

Sáu mươi sáu lần đôi mắt nầy được mục kiến sự thay đổi cảnh mùa thu.

Tôi đã nói đủ về vần trăng; xin đừng hỏi nữa.

Chỉ cần lắng nghe tiếng thông và tùng reo vang khi không gió lay động.

Lắng nghe tiếng động của cây khi gió không lay động. Sự an lành của tâm thức đó diển tả trạng thái quân bình, sự sáng tạo và tiếp thu. Nó tạo ra cảm giác ý thức, xuyên thấu và chú tâm hoạt động. Nó tiếp thu trong sự không chọn lựa, không phân biệt hay xét đoán. Nó là tâm nhẹ nhàng, mở rộng. Khi chú niệm và nhận thức trong sáng được đi đôi với tiếp thu và bằng lòng, quân bình trở nên hoàn hảo nhất, và tâm cảm nhận một sự hòa đồng tuyệt đối, trong sáng cân bằng.

Có hai nhân tố tinh thần chịu trách nhiệm chủ chốt trong phát triển tâm biết. Thứ nhất là Định, khả năng tâm trụ trên một đối tượng. Nhân tố khác là chánh niệm, cái lưu ý đến những xãy ra chung quanh trong từng giây phút mà không để tâm bị lệch khỏi đối tượng; nó giữ tâm dính trên đối tượng và tập trung. Khi chánh niệm và định được phát triển, ta đạt đến tâm quân bình, sự lắng nghe thâm thúy xãy ra. Tâm ý thức một cách sâu sắc, xuyên thấu phát triển và phơi bày ra nhiều mặt ta là ai.

Trí tuệ không đến từ bất cứ từ trong một đối tượng đặt biệt nào, hay bất cứ trạng thái nào. Ngài Suzuki Roshi đã nói về cái "không có gì đặc biệt.." Chẵng có gì đặc biệt trong tâm ta, trong thân ta, trong đường lối vạn hữu chúng đang xãy ra. tất cả những gì sinh ra tự nhiên sẽ diệt đi; chẵng có gì đặc biệt để đạt được hay nắm bắt cả, chẵng có gì đặc biệt để ôm giữ. Bất cứ cái gì đến trong dòng chuyển biến thì cũng tốt thôi. Cái quan trọng là sự quân bình và trong sáng của tâm. Không có gì đặc biệt để ao ước khi gặp những kinh nghiệm hơi khác thường. Mặc dù hiện tượng khác thường thỉnh thoảng có thể xãy ra trong lúc hành tập, chúng cũng chẵng gì đặc biệt, chỉ là thêm một sự kiện để quan sát, chịu chung ảnh hưởng của luật vô thường. Cái mà ta muốn làm là xả bỏ tất cả, không đồng hóa với bất cứ cái gì dù là thế nào. Tự do về mọi mặt, không bị ràng buột, kể cả xiềng xích bằng vàng ròng, đến bất cứ những gì xãy ra. Khi ta kinh nghiệm diển tiến vô thường trôi chảy thật sâu sắc, khi ta có cái nhìn trong sáng và trực tiếp mỗi cơ phận trong ta đang thay đổi, chuyển biến, đó là lúc ta bắt đầu buông xả cái điều kiện hóa bị dính mắc sâu trong tiềm thức, ta và dòng biến chuyển là một. Không phản kháng, không ôm giữ, nắm bắt. Ta thể nhập vào dòng luân lưu của Pháp đang trải rộng.

Hỏi: Không có linh hồn, kể cả là một phần của biến trình?

Đáp: Sự phát triển nguyên thể của ý thức đến từ sự chứng nghiệm vạn vật với cái tâm yên lặng, không phải tư tưởng, khái niệm. Nó đi từ tần lớp khái niệm suy nghĩ của tâm đến tần lớp kinh nghiệm trực giác. Mọi ngôn ngữ sử dụng đều không thích đáng khi đem so sánh đến kinh nghiệm ý thức yên lặng. Tôi nghĩ cái giá trị đáng lưu ý tới bây giờ là không cần phải tin mù quán bất cứ việc gì. Hiểu thấu nguồn chơn sâu xa đến từ kinh nghiệm chính bạn trong thiền tập. Bạn biết được khái niệm có hay không đều không thành vấn đề. Có những vị toạ thiền cao cấp chưa từng học, chưa từng đọc, không phải là thông minh, nhưng họ thọ nhận cách thức hành tập và thực chất họ hành theo. Toàn chơn của Pháp mở rộng trong họ; họ cảm nghiệm được nhiều tần lớp chứng đắc và hơn nửa không có từ ngữ để truyền thông sự thấu hiểu yên lặng của họ. Điều rất quan trọng là kinh nghiệm được chơn pháp trong mỗi chúng ta cái đem đến giải thoát ý kiến và tư tưởng.

Hỏi: Mục đích của thực tập thiền định là gì?

Có rất nhiều cách để phát triển phần tu tập. một cách theo truyền thống là đạt được thiền định trước, rồi sử dụng năng lực tâm đó để đưa đến tuệ Minh Sát. Việc nầy có thể mất một thời gian dài do bởi cần phải có những môi trường đặc biệt để phát triển định lực. một phần đã xãy ra bên Miến Điện, nói riêng, khoảng 100 hay 150 năm gần đây, là sự phục hưng kỷ thuật thiền Minh sát cái phát triển định và tuệ cùng một lúc, mang lại đồng thời từng giây phút ý thức và tâm định đầy đủ cho sự chứng ngộ.

Hỏi: Những việc ta làm trên thế gian nầy ta có quyền chọn lựa chứ?

Đa số những gì xãy đến chúng ta bây giờ đều đã được qui định sẵn bởi nghiệp quá khứ của ta, nhưng ta phản ứng như thế nào đều tùy thuộc vào sự chọn lựa của ta ngay lúc đó. Ta có thể trưởng dưởng chánh niệm hay không. Chẵng có gì nhất thiết trói buộc ta để phản ứng lại sự kiện. Tự do nằm ở nơi ta có liên hệ như thế nào đến sự việc đang xãy ra hiện thời.

Hỏi: Quan niệm tâm lý học phương Tây về tiềm thức có liên hệ như thế nào đến thiền?

Việc xãy ra như lúc tâm thật lặng yên và ta trở nên ý thức một cách sắc sảo hơn, là nhiều sự việc những cái nằm các tần lớp dưới ngưỡng cửa ý thức bình thường, đa số những cái đó được gọi là tiềm thức hữu hình, được soi chiếu bởi chánh niệm. Ta bắt đầu quán sát cái lúc xưa là tiềm thức điều kiện hoá, và qua sự ý thức được nó sẽ đưa đến sự hội nhập tròn vẹn hơn trong tâm ta.

Hỏi: Dụng công ý thức trong từng giây phút có làm giảm đi tính phản ứng bộc khởi?

Vô thức tất nhiên không phải là không phản ứng trực tiếp. Nếu ta đang hành động một cách máy móc, ứng đáp lại theo điều kiện hóa riêng mỗi cá nhân, đó không phải là đối ứng tức thời, đó chỉ là một người máy. Khi một tín hiệu cố định qua sáu căn được đưa vào, ta hành động, phản ứng mà không hay biết gì cả. Đó không phải là trạng thái tâm ứng phó-nó là hành động máy móc. Ứng đáp tức thời đến khi tâm được yên lặng, khi tâm ở trong tần lớp trực giác, ý thức rỏ ràng từng giây phút. Khi chánh niệm được tăng trưởng, nó không cắt đoạn mạch lạc quán sát, làm vở đi nhịp điệu tự nhiên. Lúc ban đầu, rất là hữu dụng để ta tập trung vào mỗi biến trình riêng biệt, nhưng khi tâm thuần chú niệm được tăng trưởng mộ cách nhuần nhuyễn, nó lưu chuyển tự nó mà không dụng công nhiều.

Hỏi: Với sự phân tích phương pháp tập đàn Dương cầm và phương pháp thuần chánh niệm, đúng là có nhiều người tập đàn Dương cầm nhưng rất ít người tinh thông, sự việc đó có đúng cho thực tập thuần chánh niệm, rất ít người thật sự trở nên chánh niệm?

Mọi người tiến bộ một cách khác nhau. Được kể rằng có người tiến bộ chậm chạp và nhiều gian nan khổ sở. người khác tiến bộ chậm nhưng với nhiều cảm xúc dể chịu. Có người tiến bộ rất mau với nhiều phiền muộn, và người khác tiến bộ mau với nhiều hỷ lạc. Đa số đều tùy thuộc vào nghiệp huân tập quá khứ của ta, phát triển và tu dưởng các căn nhiều ít như thế nào. nhưng nếu ta đang đối mặt đúng phương hướng, chỉ một việc ta phải làm là cứ tiếp tục đi. Nếu nó phải cần đến một năm, sáu năm, hay năm kiếp nửa, miển là ta đang đi đúng lối, chỉ vậy thôi, đó mới là quan trọng. Ta muốn đối mặt đi về hướng giải thoát, không phải đi ngược trở lại, thục lùi vào bóng tối. vậy nên dù cho sự tiến triển của mỗi ngườI sẽ là như thế nào, chổ của ta đang đứng là nơi ta phải bắt đầu.

Hỏi: Ông nói người nào đó phải trải qua nhiều kiếp. Có một cái gì đó phải đi qua những kiếp đó như là một linh hồn?

Nó cũng có thể được hiểu một phần nào đó trong ý nghĩa những sự thay đổi cái xãy ra trong một đời. Lấy thí dụ, nếu bạn hồi tưởng lại năm hay mười năm về trước, thân thể của bạn đã hoàn toàn khác xa bây giờ, kể cả các tần lớp tế bào. Nó đã đi qua nhiều sự biến đổi. tâm đã trải qua không biết bao nhiêu lần biến chuyển, xuất hiện rồi tàn đi. Chẵng có nơi nào bạn có thể chỉ đúng điểm trụ của nó, không có nơi nào, trong thân và tâm nầy, cũng là cái thân và tâm hồi mười năm về trước. Nhưng bạn bây giờ là cái đã bị điều kiện hóa bởi những gì bạn đã là trước kia và bởi mỗi giây phút kế tiếp. Nói theo cách khác, mỗi giây phút là điều kiện quyết định cho sự xuất hiện của giây phút tới. Chẵng có gì được gọi là mang qua nhưng có một sự liên hệ giửa phút giây nầy và phút giây kế tiếp. Có một sự chuyển biến liên tục rất trật tự. Ở giây phút cuối của sự chết, tính chất của thức lúc đó là điều kiện trổi dậy của thức tái sanh kế tiếp. Chẵng có gì được mang qua, nhưng tùy thuộc vào giây phút cuối sẽ trổi dậy một thức mới.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#goodyear