chanhocdaicuong

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

II. Nhận mặt các quân chắn :

Bộ chắn bao gồm 100 cây được rút ra từ 120 cây của bộ Tổ Tôm (bỏ đi 20 cây là nhất văn,nhất vạn, nhất sách, thang thang). Trong đó có 4 cây "chi chi" còn lại 94 cây, số cây còn lại này đều có một nguyên tắc để gọi và nhận mặt quân là tên quân bài được hợp thành từ phần số (từ 2 đến 9 , tiếng Khựa bẩn là nhị, tam, tứ, ngũ,lục, thất , bát, cửu) và phần chữ (bao gồm văn ,vạn, sách). Ví dụ : nhị vạn,tam văn ... như vậy tổ hợp của những quân bài này sẽ có 8*3=24 quân. Mỗi quân bài này có 4 con giống nhau , như vậy tổng số quân bài là 24*4=96 quân thường và 4 quân chi chi ( còn gọi là ông cụ)

Chữ Khựa tên quân bài cũng được viết theo nguyên tắc trên, nó cũng bao gồm phần bên phải là phần số , phần bên trái là phần chữ .

Như vậy để nhận mặt nhanh các quân bài thì trươc hết bạn nên nhận mặt các số trước từ nhị đến cửu . Những người mới chơi thường hay nhìn nhầm thất với cửu vì hai ký hiệu này thoáng nhìn có vẻ giống nhau (Hê hê cái này có thể coi là bài học tiếng tàu đầu tiên và cơ bản rồi - bạn biết thêm đựợc một ngoại ngữ nữa rồi đấy) sau đó bạn nhận mặt phần chữ bao gồm 3 chữ là văn , vạn, sách .

để dễ nhận ra hàng chữ cứ nhớ câu dân gian các cụ "réo truyền" "Văn chéo, Vạn vuông, Sách loằng ngoằng", nhìn vào phía trên bên trái, Văn có nghĩa là kí tự giống gạch chéo, Vạn tức là hình chữ điền, hình vuông, Sách là kí tự loằng ngoằng phức tạp nhưng rất dễ nhận ra).

Bộ bài chắn chỉ có 20 cây đỏ, tức là 5 quân Chi chi, Cửu vạn, Cửu Sách, Bát Vạn, Bát Sách. Còn lại là 80 cây đen.

Khi đã nhận được mặt chữ rồi thì bạn cũng nên thử tìm hiểu xem các hình ứng với các chữ đấy xem thế nào khi đó bạn sẽ hiểu được tại sao trong dân gian người ta gọi là cửu vạn, bát sách ... Tại sao một số đức ông sau khi bia rượu xong ròi cứ đòi "bát sách" . Hê hê cũng thú vị đấy chứ ! Bây giờ bạn sẽ tìm hiểu nguyên tắc ù là như thế nào.

III. Chờ ù và ù nghĩa là gì :

Để hiểu điều thú vị này thì trước tiên bạn phải hiểu thế nào là chắn, thế nào là cạ đã .

- Chắn : là một đôi có 2 quân bài giống nhau hoàn toàn về cả chũ và số . ví dụ chắn tam vạn gồm hai quân tam vạn ...

- Cạ : là một đôi chỉ giống nhau về phần số còn phần chữ thì khác nhau ví dụ cạ : tam van với tam sách , tam vạn với tam văn..

- Ba đầu : gồm ba cây chỉ giống nhau về phần số còn phần chữ thì khác nhau ví dụ ba đầu : tam van +tam sách+ tam văn...

Khi lên bài thì bạn nên xếp riêng chắn , cạ, ba đầu , những cây què để dễ hình dung thế bài của mình. Có hai kiểu ù là ù rộng và ù bạch thủ :

- Ù rộng : Khi chơi bài mõi người có 19 cây, khi ăn một cây bạn phải đánh trả đi một cây nên số cây không đổi và vẫn là 19 cây. Bài đang chờ ù rộng có nghĩa là trên tay bạn và cả ở dưới chiếu nữa (Khi ăn chẵn học cạ thì bạn phải hạ chắn hoặc cạ mình ăn xuống chiếu) đã có ít nhất 6 chắn, 3 cạ và một con què chính là con chờ ù . khi rút nọc con ở nọc hợp với con bạn đang chờ thành một chắn hoặc một cạ nữa thì có nghĩa là bạn ù. Ù đã có 6 chắn sẵn thì gọi là ù rộng

- Ù bạch thủ : Bài đang chờ ù bạch thủ có nghĩa là bạn đã có ở trên tay và cả ở dưới chiếu nữa đúng 5 chắn, 4 cạ và một con què chính là con chờ ù . khi rút nọc, con ở nọc hợp với con bạn đang chờ thành một chắn.như vậy khi ù bạch thủ kể cả con ù ở nọc bạn có đúng 6 chắn và 4 cạ.

*Như vậy có thể hiểu Ù thời điiểm đầu tiên bài của bạn và bài nọc hơp lại chỉ có chắn và cạ. Nói chung chỉ có đủ chắn và cạ thì mới "thăng" được - ngoài đời cũng thế mà ...Hê hê . Nếu có đúng 6 chắn thì là ù bạch thủ, nhiều hơn 6 chắn là ù rộng.khi chờ bạch thủ ( còn gọi là chờ hẹp) nghiã là chờ thêm chắn nữa. còn chờ rộng thì chờ hoặc cạ hoặc chắn đều ù được.chờ hep thì bạn chỉ có tối đa 3 cơ hội ù còn chờ rộng thì bạn sẽ có tôí đa 11 cơ hội ù. thử nghĩ xem có đúng không.

Ban có thấy ù trong chơi phỏm và trong chơi chắn có nguyên tắc cũng "dưa dứa" đúng không ? Tuy nhiên khi ù chắn bạn có điều thú vị hơn là nó còn các cước sắc - hô sướng mồm hơn phỏm nhiều . Bây giờ thử ngâm cứu quả cước sứac trong chắn xem thế nào nhé

IV.Các cước sắc và cách tính điểm của cước sắc :

1.Xuông : 2điểm, : Ù rộng và ko có cước nào, còn gọi là ù nhạt.

2.Thông : 3điểm, 1dịch: Ván trước vừa ù, thì ván ù tiếp theo sẽ có cước thông.

3.Thiên ù : 3điểm, 1dịch: Người có cái là người có 20cây trên bài, nếu có đủ luôn chắn, cạ và ít nhất đáp ứng yêu cầu cơ bản thì ù luôn, gọi là Thiên ù.

4.Địa ù : 3điểm, 1dịch: Cây đầu tiên từ dưới nọc lật lên cho phép mình ù luôn, thì ù này là địa ù.

5.Chì : 3điểm, 1dịch: tất cả các trường hợp ù tại Cửa mình ( bên tay phải) thì gọi là Ù chì, tức là cây để ù hiện lên ở Cửa mình.

Các cước trên là những cước trời cho- may mắn thì được và không cần gò bài còn những cước sau đây thì phải tính toán để gò bài (gò bài ở đây là chọn quân ăn và chờ ù).

6.Tôm : 4diểm, 1dịch: trên bài có Thất Văn, Tam sách, Tam vạn. Nếu có 3 chắn này thì tức là có đôi Tôm.

7.Lèo : 5điểm, 2dịch: trên bài có Chi chi, Cửu vạn, Bát sách. Nếu có 3 đôi này thì tức là có đôi Lèo.

8.Bạch định : 6điểm, 3dịch: Trên bài ko có 1 cây đỏ nào, toàn cây đen.

9.Tám đỏ : 7điểm, 4dịch: Trên bài có 8 cây màu đỏ, 12 cây đen.

10.Kính tứ Chi : tính điểm bằng 8 đỏ 2 lèo: 11điểm, 8dịch: Trên bài có 4 con Chi Chi, còn lại là toàn cây đen.

11.Thập thành : tính điểm bằng 8 đỏ 2 lèo : 11điểm, 8dịch: Bài ù toàn Chắn, kô có 1 cạ nào.

12.Có thiên khai : 3điểm, 1dịch : Trên bài có sẵn 4 cây giống hệt nhau.

13.Có ăn bòn : 3điểm, 1dịch: Trên bài có sẵn 1 chắn nào đó, ví dụ có chắn Tam vạn, nếu ăn được thêm 2 cây Tam vạn nữa để có 2 chắn Tam vạn để dưới chiếu thì gọi là có ăn bòn. Nếu ăn bòn để ù thì phải Hô là Ù bòn. Nếu ăn bòn xong mà chưa ù, thì sau này, khi u' rồi, thì nhớ hô thêm cước có ăn bòn để thêm điểm.

14.Có Chiếu : 3điểm, 1dịch: trên bài có 3 cây giống y hệt nhau, nếu ai đánh ra hoặc nếu từ lọc lật lên 1 cây y hệt 3 cây này thì có thể chíu nếu thích, và phải hạ cả 3 cây trên bài xuống để tạo với cây vừa ăn được thành 1 cột 4 cây(2 chắn) . Nếu chíu rồi ù ngay (bất kể là cây bị chíu được đánh ra hay dược lật từ nọc) thì phải hô là chíu ù, nếu chíu xong mà chưa ù thì sau này khi ù rồi nhớ phải hô là có chíu để thêm điểm.

Nhớ là sau khi chíu xong thì phải Trả Cửa, tức là mình lấy về cây chíu được từ chỗ nào, thì phải trả lại (đánh ra) 1 cây vào vị trí đó; trừ trường hợp cây chíu được là cây mà người ở Cửa trên (ngồi bên trái mình) đánh xuống vị trí Cửa trên của mình(**), sau khi chíu xong thì không cần Trả cửa mà có thể đánh như binh thường 1 cây nào đó xuống Cửa mình.

15.Bạch thủ : 4điểm, Nếu tính cả trên bài và dưới chiếu có 5 chắn và 4 cạ, thì coi như là đang đợi ù bạch thủ con lẻ còn lại. Từ lọc lật lên con nào y hệt con lẻ này thì mình sẽ được ù.

Riêng bạch thủ ù chi được 5 điểm

16. Gà Những cước sau là có thêm Gà, tức là sẽ được cộng thêm 5 điểm: Chì bạch thủ, Bạch thủ ù bòn.

Bị chê là "gà" nhưng cứ thỉnh thoàng lại có gà la lại ấm rồi

Cách tính điểm :

* Nếu là ù bạch thủ = điểm ù bạch thủ+dịch của các cước còn lại+gà(nếu có)

Ví dụ : bạch thủ ù chi tám đỏ hai lèo có chiếu =bạch thủ ù chi 5+tám đỏ 5+hailèo*2 +chiếu 1 =15 điểm

* Nếu là ù rộng = Điểm của cước to nhất + dịch của các cước còn lại + gà (nếu có)

Ví dụ : chì tám đỏ lèo có tôm có chiếu =tám đỏ 7+lèo 2+tôm 1+chiếu 1+chì 1=12 điểm

Tùy theo từng nơi còn có thêm một số cước nữa và cách tính điểm của từng cước cũng khác nhau, nhưng phổ biến giang hồ nhất là những Cước và cách tính điểm như trên .

V.Một số lưu ý :

1- Nếu đợi ù con Chi Chi, chỉ được phép đợi ù bạch thủ, nếu đã có 6 chắn trở lên thì được phép ăn Chi chi để tạo thành Chắn Chi, rồi tính toán để đợi ù con khác.

2- Khi ù ba đầu thì không được hô bạch thủ, ví dụ Nếu trên bài có 5 chắn, 3 cạ, và 3 đầu:Tam sách, Tam Vạn, Tam Văn, thì gọi là Ba đầu Tam; nếu dưới nọc lật ra 1 con Tam bất kỳ nào, thì sẽ đựơc ù, nhưng ko được phép hô là ù bạch thủ.

3- Không được ăn cạ đổi chờ : ví dụ : trên bài đang đợi ù bạch thủ con Tam Sách, và có 1 cạ Nhị vạn Nhị văn, nếu dưới nọc lật ra 1 con Tam Vạn thì tức là chưa ù được, nhưng mình sẽ không được phép ăn con Tam Vạn này (để thành Cạ Tam sách, Tam Vạn) rồi đánh ra 1 trong 2 con Nhị để đợi ù con Nhị.

4- Nếu đã khhông ăn cạ hoặc chắn ở cửa trên thì cũng không được ăn cạ hoặc chắn ở cửa chì

5- Nếu người bên tay trái đánh 1 cây ra Cửa trên, hoặc lật lọc vào Cửa trên hay Cửa chì mà bị người khác Chiếu, cây Trả cửa được phép ăn, không được phép ù, dĩ nhiên là trừ trường hợp Chíu ù.

Nếu mình đánh ra hoặc Trả cửa vào Cửa mình mà bị người khác Chíu thì dĩ nhiên là cây Trả của người đó không được ăn, chỉ được phép Chíu ù.

Nếu gặp trường hợp mình Trả cửa vào Cửa trên, và cây này bị người khác Chíu, thì cây Trả cửa của người đó mình vẫn có thể ăn được.

6- Được phép đánh ra 1 cây y hệt cây Trả cửa của người khác vào Cửa mình (cái cây Trả cửa này trước đó mình kô được phép ăn theo . Ngoài ra thì không được phép đánh ra 1 cây giống y hệt 1 cây bất kỳ ở Cửa trên, Cửa mình, hay Chắn, Cạ của mình ở dưới chiếu.

7- Nếu chơi chéo cánh, không được phép chíu ù cây mà người chéo cánh mình đánh ra.

8- Nếu chơi chéo cánh, người chéo cánh mình bị báo thì mình ù không được tiền, nhưng ván sau nếu ù thì vẫn được hô thêm cước thông.

9- Nếu mình bị ù báo, ván sau cho dù có ù thì cũng không được hô thêm cước thông.

10- Những trường hợp ù mà không bị mất tiền, kô được thu tiền là do bị lỗi Treo Tranh thường, lỗi Trái vỉ, ván ngay sau có ù thì cũng không được hô thêm cước thông, trừ trường hợp như chú í 10 nêu trên.

11- Không được ăn cạ rồi lại đánh đi một cạ trên bài mình cũng như nếu đã đánh đi một cạ rồi thì chỉ được ăn chắn.

• Lưu ý khi ăn và xếp bài xuống chiếu:

12- Trái bỉ : Khi ăn 1 cây nào đó để tạo thành 1 Cạ để dưới chiếu, cây bị ăn phải đặt ở dưới, tức là cây rút từ bài ra phải đặt lên trên. Làm như thế để thiên hạ có thể phỏng đoán bài. Nếu vi phạm thì gọi là bị lỗi Trái bỉ.

13- Treo Tranh : Khi ăn 1 cây nào đó để tạo thành 1 Cạ để dưới chiếu, ví dụ như trên bài có cây Nhị Văn, ta ăn cây Nhị vạn để tạo thành Cạ Nhị vạn Nhị văn, phải để ‎ í xem trên bài có Chắn nhị vạn không. Nếu có phải hạ cây Nhị vạn trên bài xuống chiếu để tạo thành Chắn nhị vạn đặt dưới chiếu, còn trên bài thì ta đã có Cạ nhị vạn nhị văn. Nếu có chắn này mà kô phát hiện ra, thì mình sẽ bị mắc lỗi Treo Tranh. Ở những nơi nghiêm khắc, hạ tịch bất hồi, vi phạm lỗi là phải để nguyên, ai phát hiện ra thì nói, ko thì thôi. Còn thông thường thì sau 1 vòng mới bắt lỗi, tức là ta có thể thay đổi, trong ví dụ trên: giả sử nhầm lẫn hạ con Nhị văn xuống, ta có thể thay đổi ngay, hạ con Nhị vạn trên bài xuống, cầm con Nhị văn lên. Để tránh trường hợp này, thông thường khi ăn để tạo Cạ, người ta thường úp cây từ trên bài xuống rồi đánh đi cây khác cho nhanh ván bài, rồi kiểm tra xem trên bài minh có chắn nào trùng với cây vừa ăn không. Một lỗi Treo Tranh nghiêm trọng là nếu mình Chíu mà lại không hạ cả 3 cây xuống, thường là do mình quên mà ra, tức là sẽ dẫn đến việc không Trả cửa, nếu may mắn rơi vào trường hợp (**) thì sẽ chỉ bị lỗi Treo Tranh thường, ván sau có ù thì kô được hô thông, còn không thì sẽ bị nặng hơn là Bị báo.

VI. Chia bài và bắt cái :

Sau khi ù thì ván bài đó kết thúc và chuyển chơi ván tiếp theo ,người thắng và người đối diện người thắng sẽ không phải chia bài, 2 người còn lại đều phải chia, mỗi người chia đều 5 phần rồi 2 bên ném bài hợp lại nhau theo kiểu gì cũng được, số cây lẻ ra sau khi chia hợp lại bằng 5 tức là chia đủ .Chia đúng tức là bài nọc co 24 cây con bốn phần con lại mõi phần 19 cây . Người bắt cái phải kiêm tra nọc trước khi bắt cái và thông báo nọc thũa thiếu đẻ cac nhà biết . sau khi xếp bài xong, phải kiểm tra xem mình có thừa thiếu hay không, Sau vòng đầu tiên mới phát hiện mình bị thừa, thiếu thì ngồi im... không được ù, dĩ nhiên là cũng kô bị báo, bị đền, ngồi mà đì nhà dưới cánh, hehe... Người làm cái phải vứt 5 cây kia vào 1 trong 5 bài vừa chia, vứt vào bài nào cũng được, bài đó sẽ được gọi là nọc, sau đó chọn ra 1 cây bất kì trong Lọc để ném ngửa vào 1 bài bất kì trong 4 bài còn lại, cây này sau khi ngửa ra thì làng sẽ biết được nó có thứ tự thế nào, và dựa vào đó mà phân cái theo chiều ngược kim đồng hồ, nhất là Chi, nhị là người bên phải, tam là người trước mặt, tứ là người bên trái, ngũ lại là nhất, lục lại là người bên phải...có thể lấy bài theo nguyên tắc : chi,ngũ,cửu: nhất - nhị,lục: tiến - tam, thất: đối - tứ, bát : lùi . Mọi người nhặt bài theo chiều ngược kim đồng hồ, xếp bài, rồi bắt đầu chơi.

những cước quên kô hô sẽ kô được tính điểm; hô sai, hô thừa cước thì bị báo(*), bị phạt bằng đúng số điểm hô sai, hô thừa; còn ù phá bạc tức là chưa ù mà đã hô láo(vô tình hoặc cố í) thì sẽ bị phạt nặng bằng 8 đỏ, hay như thế nào thì tùy thuộc vào từng khu.

Trên đây là tổng kết khá đày đủ về một môn khoa học giải trí có rất nhiều " thống khoái" là chắn học. biết chơi chắn là có thể được ngồi "chiếu trên" hầu các cụ rồi. Hy vọng vài lòng trên đây có thể giúp ích cho những ai quan tâm đến môn "đan quạt" thú vị này.

Hết.

Nhắn chú Syl :

Chơi Hoa rơi của Phật ( ù bạch thủ chì con Nhị Vạn < hình hoa quả >, trên tay có con sắn Ngũ Vạn < hình ngôi chùa > ) thì thường chỉ có ở Bác Cổ . Anh oánh ở đấy còn dính cả cái trò Kính Nhị Chi( trên chỉ có 2 con Chi Chi là đỏ ) => Ngấy lắm , lệ làng thôi , cứ chơi theo đúng luật phổ biến thích hơn .

Nào thì xé cạ, gò, tẩy, câu, chíu...

Câu: là cái tưởng như dễ nhất trong các cái trên. Giống hệt như khi các chú câu kéo trong phỏm. Không có gì nhiều để nói. Chỉ lưu ý các chú là khi câu con gì thì cũng phải tính xem liệu nó có còn hay không, liệu thằng đầu cánh có què con đó hay không? Làm thế nào để tính được như vậy thì không có cách nào khác là các chú phải chịu khó nộp học phí nhiều nhiều chút vì chính đoạn này mới là high-tech.

Xé cạ (chắn): Thường khi đánh chắn thì bài càng "tròn" (nhiều chắn và cạ, ít cây què) càng tốt. Nhưng có khi vì một lý do nào đó mà ta không có cây thích hợp để đánh cho nhà dưới (VD như không dám đánh vì biết nó đang rình ăn cây đó của mình, bài tròn vo, thèm ăn cây gì đó nên phải đánh để câu, đang chờ bạch thủ bị lấp lỗ...) thì ta phải xé cạ, thậm chí trong một số trường hợp phải xé cả chắn. Xé cạ nói đơn giản là đánh 1 cây trong 1 cạ trên tay xuống, nhưng đánh con nào thì lại là cả một nghệ thuật, đặc biệt khi xé cạ chờ ù. Đánh con nào để thằng dưới cánh không ăn hoặc phải ăn (đánh để bắt nó ăn còn khó hơn đánh để nó không ăn được), để con nào để có cơ hội thằng nhà dưới tự thúc vào đít mình hay vồ được dưới nọc) thì phải nhìn bài trên mặt, tính bài trong nọc và nếu có thể, nhìn bài thằng bên cạnh . Xé chắn thì nói chung ít khi làm, vì xé cạ thì còn đánh được cả cạ (nếu các chú chỉ ăn toàn chắn dưới mặt), còn nếu đã xé chắn thì bị bó chờ, không thể đánh cả chắn đi được. Đây có lẽ là kỹ thuật cao cấp nhất trong chắn học.

(Mai tiếp)

P/s: Chú caferee, đã gọi là đánh "chắn" thì phải có năm người và xài cả 120 quân. Đánh 4 người các cụ ta gọi là "bí tứ", nghĩa là bí quá thì chơi 4 vậy. Còn có thể chơi "bí tam" nữa, cũng với nghĩa như trên.

I. Nhất Đì nhì Ù - tinh hoa tư tưởng Phương Đông

Đây là một trong những tư tưởng chỉ đạo tối cao, là kim chỉ nam cho mọi hành động của các nhà Chắn học. Nếu nói xé cạ, câu, gò, tẩy, ... là cấp chiến thuật thì Đì là ở cấp chiến lược. Đặt Đì lên trước Ù thể hiện rất rõ tư tưởng phương Đông là "Không ăn đạp đổ", kiểu gì thì cũng phải làm cho nó thấp hơn mình, không cần phải cao hơn nó.

Thế nào là Đì?

Trong Chắn học, đì là chỉ một sê ri đòn đánh cho thằng dưới cánh những quân mà nó không thể ăn được, hoặc là có thể ăn được nhưng mà ăn thì sẽ dở cười dở mếu. Đì là một thuật ngữ mang tính chuyên môn cao. Đì mang tính trừu tượng nên người ta thường hiểu Đì qua những ví dụ của nó. Ví dụ: Thằng ấy bị xếp đì sấp mặt. Hoặc Mày mà làm vậy thì thế nào cũng bị nó đì.

Áp dụng Đì thế nào?

Thực ra không có một cách chính tắc nào nói về Đì. Đì phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và sự tính toán bài trước đó, nhìn bài hiện tại và nhìn vào tâm trạng của bọn cầm bài. Nhớ bài trước đó là một đòn rất lợi hại, nếu càng nhớ được nhiều ván trước đó thì khả năng Chờ, Đì và Ù là rất cao. Tuy nhiên khả năng này ít người có, hoặc có thì cũng không cao nên thường nhìn vào bài hiện tại. Ở chắn việc này không mấy khó khăn bởi ăn vào là đặt ngay xuống nên việc nhìn bài đánh là khá dễ dàng. Nhìn vào tâm trạng của bọn cầm bài cũng là một biện pháp hay nhưng thường chỉ áp dụng được với newbie, còn với bọn già đời lọc lõi thì cực khó

Đì đặc biệt hữu hiệu với những kiểu đánh chéo cánh (Đặc biệt là đánh hội ăn ngô cay), một thằng đì, một thằng nhẩn nha ăn rồi chờ ù.

Một số chú y khi Đì!

- Chú trọng Đì nhưng nếu đánh lẻ thì vẫn phải chú y Ù.

- Nếu đánh chéo cánh cần phân công rõ thằng nào Ù, thằng nào Đì. Có thể dùng mật hiệu.

II. Tẩy: Thuật ngữ chuyên dùng chỉ việc đánh hết các quân đỏ trên tay đi để ù bạch định. Thường xảy ra khi bài các chú có hai hoặc ba đỏ. Nếu các con đỏ này đều trơ lơ (què) thì dễ ra quyết định tẩy hơn vì ngoài hậu quả là nhà dưới có thể ù 8 đỏ ra thì không khó khăn gì khi thực hiện. Nếu dính một hoặc hai cạ thì công việc khó khăn hơn nhiều. Trường hợp cả hai cây trong cạ đều đỏ thì bắt buộc phải tẩy cả cạ. Nếu là cạ có một con văn thì thường cũng phải tẩy cả cạ, nhưng đôi khi nhà dưới hoặc nọc sẽ cho ta ăn con văn ấy và công việc lại trở nên dễ dàng như các Hải đăng đi cóp & pết. Tuy vậy cũng không nên hy vọng nhiều quá. Và nhiều khi các chú sẽ phải cầm chính cái con văn ấy để chờ ù. Trong trường hợp này thì cố gắng chờ bạch thủ.

Đôi khi bài các chú có quá nhiều đỏ đến mức phải đánh bớt đi để ù tám đỏ. Quả này ít xảy ra nhưng khong phải không có. Vụ này cũng là tẩy đỏ, nhưng là tẩy ngược.

Gò: Đây là kỹ thuật thường áp dụng khi bài các chú có nhiều khả năng sẽ ù suông mà lai muốn kiếm tí cước sắc để xướng cho sang mồm. Có nhiều loại hình gò khác nhau. Anh sẽ mô tả lần lượt từ dễ đến khó.

• Gò tôm: Thường diễn ra khi các chú cầm một con thất sách/vạn, một con tam sách/vạn hoặc mọt chắn tam sách/vạn và 1 con tam văn. Gò tôm nói chung dễ. Chỉ cần ăn con thất văn hoặc con tam còn thiếu rồi chờ cây còn lại. (Trường hợp ăn được cả tam lẫn thất rồi chờ nhị thì ko noi làm gì)

• Gò lèo: Diễn ra khi các chú cầm một cạ cửu/ bát, một con chi và một con bat/cửu trơ lơ mà lại không dám hoặc không muốn tẩy đi để ù bạch định. Lúc này cũng giống như gò tôm, cần ăn cho được một/hai con cần thiết rồi chờ con còn lại. Thường là sẽ chờ chi, nếu nhà dưới nó thúc chi vào đít rồi hoặc chi nổi sớm thì chờ bát hoặc cửu.

• Gò tám đỏ: Nói chung là khó. Nếu đã có từ năm đỏ trên tay thì công việc tương đối dễ dàng và không gọi là gò nữa. Gò là khi ta chỉ có bốn, thậm chí ba đỏ cùng hai con văn. Bốn đỏ gò tám đỏ thì dễ hình dung hơn, cứ một ăn một. Ba đỏ gò tám đỏ thì thiên nan vạn nan. Thường chỉ gò kiểu này khi nhà dưới khát đỏ ra mặt và nhà trên thì tẩy thật lực. Cộng với nọc chiều thì cũng có thể thành công.

Chíu: Very easy. Cầm ba con giống hệt nhau trên tay, khi con còn lại do bất cứ nhà nào đánh ra hoặc do rút nọc mà lên, dù ở bất cứ đâu, thì hô chíu rồi lôi về cửa mình mà chén. Quả này thường được 1 dịch. Hè hè!

Ăn bòn: Cầm một chắn bài trên tay, thường do tránh treo tranh, đôi khi do cố tình (cấu lại của nhà dưới một cây nó thèm ra mặt chẳng hạn) nên tách chắn ra đưa xuống mặt một cây, trên tay còn lại một cạ hoặc 1 cây trơ lơ mà lại ăn được nốt cây còn lại thì gọi là ăn bòn. Quả này cũng được 1 dịch.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#tatromeo