Chat Giu Am Cho Dat

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CT 0902T#4

HƯỚNG DẪN THỬ NGHIỆM CHẤT TRƯƠNG NỞ GIỮ ẨM TRONG ĐẤT ĐÁP ỨNG NHU CẦU CANH TÁC THIẾU NƯỚC

Nước cùng với đất canh tác là cơ sở để phát triển nông nghiệp bền vững. Từ 3150 năm trước công nguyên khi người cổ Ai Cập dẫn nước vào lưu vực sông Nil nhân loại đã biết rằng cung cấp đủ nước là điều kiện cần thiết để cây trồng phất thiển.Những biến động trong việc cung cấp nước có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sản xuất nông nghiệp. Đấu tranh bảo đảm cân bằng về cung cấp nước là đấu tranh cho phát triển nông nghiệp và phát triển xã hội. Tai hoạ về thiếu nước và hạn hán cũng to lớn như tai hoạ về lụt bão. Trong lịch sử phát triển nông nghiệp, đã nhiều lần xuất hiện tình hình hạn hán và thiếu nước ở nhiều nơi trên thế giới và từ lâu đã là mối quan tâm, lo lắng của những người trực tiếp sản xuất ,của các nhà quản lý và các nhà khoa học.

Nông nghiệp nước ta cũng đã từng đối mặt với tình hình thiếu nước nghiêm trọng, nhất là vào thời gian các tháng mùa khô , ít mưa. Chẳng hạn, gần đây vào những tháng mùa khô năm 1997 - 1 998 vừa qua, hạn hán xảy ra trên những vùng rộng lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, các tỉnh Miền Trung, Trung du và vùng núi Phía Bắc. Thiệt hại do thiếu nước cho cây trồng vào thời gian đó lên tới trên 5000 tỷ đồng. Riêng ở Tây Nguyên 12.000 ha cafê bị mất trắng do thiếu nước tưới gây thiệt hại khoảng 3500 tỷ đồng. Còn ở những nơi khác, số tiền hỗ trợ cho việc chống hạn lên tới nhiều tỷ đồng.

Theo dự báo , tình hình khô hạn thiếu nước sẽ là hiện tượng kéo dài và ngày càng trầm trọng trong thế kỷ tới ở nhiều vùng trên thế giới, kể cả ở Việt nam ta.

Để đối phó với tình hình thiếu nước tưới cho cây trồng, trên thế giới có nhiều giải pháp. Về mặt hoá học, một trong những giải pháp tỏ ra có hiệu quả cao là áp dụng hợp chất polyme trương nở có khả năng dự trữ nước để cung cấp cho nhu cầu sống và phát triển của cây trồng. Đó là những polyme có trọng lượng phân tử cao, không độc hại, dễ bị phân huỷ sinh học trong đất, có thể giữ được lượng nước lớn và cung cấp dần dần cho cây trồng trong quá trình phát triển của thực vật.

Một trong những polyme trương nở giữ ẩm là đồng trùng hợp ghép lên tinh bột . Những polyme này có khả năng giữ lượng lớn nước, dễ bị phân huỷ sinh học trong đất.

NGHIÊN CỨU SƠ BỘ HIỆU QUẢ CHẤT GIỮ ẨM ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG:

Đối tượng thử hiệu lực là cây dưa hấu được trồng trên đất thịt nhẹ, pH 5,5-6,0. Dưa hấu được trồng thành luống, luống rộng 3,5m, trồng hai hàng /luống, mật độ 20.000 cây/ha. Sau khi cây xuất hiện ngọn bò (sau trồng 20 ngày) bắt đầu chế độ chăm, bón. Thí nghiệm tập trung vào thời gian chăm bón. Chế độ chăm bón theo 4 công thức sau:

Công thức CT1 : không tưới nước, không bón phân, không có chất trương nở giữ ẩm, để phát triển tự nhiên.

Công thức CT2: hàng ngày tưới nước đủ ẩm, bón phân bình thường, không có chất trương nở giữ ẩm.

Công thức CT3 : sử dụng lượng phân bón bằng một nửa so với công thức CT2 cùng với chất trương nở giữ ẩm vào gốc cây (10kg/ha), 15 ngày tưới nước một lần và lượng nước tưới bằng 50% so với công thức CT2.

Công thức CT4: bón chất giữ ẩm vào gốc cây gấp đôi so với công thức CT3 (20 kg/ha), không bón phân, chế độ tưới nước tương tự công thức CT3.

1. Về đặc điểm hình thái:

Các kết quả quan sát được nêu trong bảng 4.

Từ bảng 4 thấy rằng đối với cây có sử dụng chất trương nở giữ ẩm phát triển tương tự như cây được bón phân và tưới nước đủ, mặc dù lượng tưới nước khi sử dụng chất trương nở chỉ bằng 50%.

Bảng 4: Quan sát các biểu hiện hình thái .

Công thức Mầu sắc lá Mầu sắc vỏ Mầu sắc ruột Chiều dài dây

CT1 Xanh ánh bạc, lá nhỏ Xanh thẫm Đỏ thẫm, hơi khô 2,4-2,6

CT2 Xanh đậm, phiến lá

trung bình Xanh đen Đỏ tươi, nước vừa phải 3,3-3,5

CT3 Xanh đậm, phiến lá

trung bình Xanh đen Đỏ tươi, nước vừa phải 3,3-3,5

CT4 Xanh đậm, phiến lá

trung bình Xanh đen Đỏ tươi, nước vừa phải 3,0-3,2

Từ bảng 4 thấy rằng đối với cây có sử dụng chất trương nở giữ ẩm phát triển tương tự như cây được bón phân và tưới nước đủ, mặc dù lượng tưới nước khi sử dụng chất lượng nở chỉ bằng 50%.

2. Hiệu quả đối với năng suất:

Các kết quả về năng suất thu hoạch sau thời gian 85 ngày được trình bầy trong bảng 5.

Từ kết quả nêu trong bảng 5 thấy rằng năng suất thu hoạch dưa hấu theo chế độ bón chất trương nở giữ ẩm với lượng nước tưới bằng một nửa chế độ bình thường vẫn bảo đảm năng suất tương đương.

Bảng 5. Năng suất dưa hấu theo các chế độ chăm bón.

Công thức Số quả/cây Trọng lượng trung bình

một quả (kg) Năng suất (tấn/ha)

CT1 1 2,2 ± 0,2 22,1 ± 2,0

CT2 1 3,1 ± 0,2 29,8 ± 2,0

CT3 1 3,0 ± 0,2 29,7 ± 2,0

CT4 1 2,9 ± 0,2 29,3 ± 2,0

3. Về khả năng chống sâu bệnh:

Kết quả theo dõi khả năng chống sâu bệnh của dưa hấu được nêu trong bảng 6.

Từ kết quả nêu trong bảng 6 thấy rằng nói chung mức độ nhiễm bệnh sương mai nhẹ. Đối với bệnh héo lá, chế độ chăm bón như công thức CT1 tỷ lệ héo lá cao nhất, các công thức khác cho kết quả tương đương và nói chung là nhẹ.

Bảng 6. Khả năng chống sâu bệnh theo chế độ chăm bón

Công thức Bệnh sương mai (điểm) Bệnh héo lá (%)

CT1 1 9,5-10,0

CT2 1 2,4-2,6

CT3 1 2,2-2,5

CT4 1 2,7-3,0

Mặc dù, những kết quả trên đây chỉ là sơ bộ, nhưng đã cho thấy rằng với việc sử dụng chất trương nở giữ ẩm có thể giảm lượng nước tưới, giảm lượng phân bón , giữ được khả năng chống sâu bệnh của cây dưa hấu và chất lượng quả dưa. Đương nhiên, những ưu điểm của polyme siêu hấp thụ chỉ thể hiện nổi bật trong điều kiện khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng. Chắc chắn việc thử nghiệm trên diện rộng trong những chế độ canh tác khác nhau trên các tông đất có tính chất thổ nhưỡng khác nhau mới có thể có những kết luận đầy đủ.

KẾT LUẬN

1. Đã nghiên cứu phản ứng đồng trùng hợp ghép axit acrylic lên tinh bột, trong đó khảo sát ảnh hưởng của tỉ số chất phản ứng, thời gian phản ứng và lượng xúc tác. Đã tìm thấy điều kiện để tổng hợp được sản phẩm có khả năng hấp thu 300 g nước /g chất hấp thụ.

2.Đã sơ bộ khả sát hiệu quả của chất trương nở đối với cây trồng trong điều kiện phát triển thiếu nước. Bước đầu cho thấy khi sừ dụng chất trương nở có thể giảm lượng nước tưới, và trong điều kiện giảm nước tưới vẫn bảo đảm năng suất và khả năng chống chịu tương đương như khi tưới đủ nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Encyclopedia of Polymer Science and Technology, voi.2, lnterscience Publishers, division of John Wiley & Són Inc.,

New York,1965,p.485.

2.D.Trimnel,C.C.Swanson,R.L.Shogren,G.F.Fanta,J.Appl.Polym.Sci., 48, 1665 (1993)

3.M.O.Weaver, E.B.Bagley, G.F.Fanta, W.M.Doanh,US Pat.3,935,099(1976)

4.H.L.Hintz,D.C.Johnson,J.Org.Chem.,32(3)32(1967)

5.G.Gurdag,M.Yasar,M.A. Gurkanak,J. Appl.Polym.Sci.,66,929(1997)

Bộ phận phát hành: Phòng hỗ trợ khách hàng: (08) 6 2 945 723 Nội bộ: 107

Người liện lạc: Ks Trần Huy Cường

Mobile: 0918.319.346

Email:[email protected]

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#asdf