chat va luong

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất

a. Chất và lượng thống nhất với nhau

Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng có chất và lượng. Chất và lượng của sự vật đều mang

tính khách quan. Trong sự tồn tại khách quan của mình, sự vật có vô vàn chất, do đó, nó cũng có

vô vàn lượng. Tuy nhiên, chất và lượng là hai mặt quy định lẫn nhau không thể tách rời; một chất

nhất định trong sự vật có lượng tương ứng của nó. Thí dụ: sự khác nhau về chất (trạng thái) của

nước ở thể lỏng với nước ở thể rắn (nước đá) được quy định bởi lượng là nhiệt độ; sự khác nhau

giữa "nước thường" với "nước nặng" được quy định bởi lượng là tỷ lệ giữa Hidrô và Ôxi trong

cấu tạo phân tử. Sự biến đổi tương quan giữa chất và lượng tạo nên tiến trình phát triển của sự vật.

Trong quá trình vận động và phát triển chất và lượng cũng biến đổi. Sự thay đổi của lượng

và chất không diễn ra độc lập đối với nhau, trái lại chúng có quan hệ với nhau. Nhưng không phải

bất kỳ sự thay đổi nào của lượng cũng thay đổi căn bản chất của sự việc. Lượng của sự vật có thể

thay đổi trong một giới hạn nhất định mà không làm thay đổi căn bản chất của sự việc đó.

Ví dụ: về nước

Nếu ta coi Chất là các trạng thái tồn tại khác nhau của nước Lượng ở đây là nhiệt độ

Điều kiện là nước nguyên chất, áp xuất là 1atm

Nếu xác định chất và lượng trong điều kiện cụ thể trên thì khi ta thay đổi về nhiệt độ (tức là lượng) trong một phạm vi khá lớn (00C < t0C<1000C), nước vẫn ở trạng thái lỏng (tức là chưa thay đổi về chất - trạng thái).

Như vậy: trong một giới hạn nhất định sự thay đổi của lượng chưa dẫn tới sự thay đổi

của chất. Vượt quá giới hạn đó sẽ làm cho sự vật không còn là nó, chất cũ mất đi, chất mới ra đời. Khuôn khổ mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất của sự vật, được gọi là độ.

Độ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, nó là khoảng giới hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật.

Trong giới hạn của "độ" lượng và chất tác động biện chứng với nhau làm cho sự vật vận động.

b. Lượng thay đổi dần dần dẫn đến sự thay đổi về chất.

Trong giới hạn của "độ", lượng là yếu tố động, nó thường xuyên biến đổi, quá trình này diễn ra một cách từ từ theo cách thức tăng dần hoặc giảm dần. Nhưng sự thay đổi đó chưa làm thay đổi về chất

Chất là yếu tố tương đối ổn định hơn. Khi lượng thay đổi đến giới hạn nào đó thì chất căn bản của sự vật mới thay đổi, sự vật không còn là nó nữa, một sự vật mới ra đời thay thế nó. Tại điểm giới hạn mà sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi về chất của sự vật được gọi là điểm nút. Bất kỳ độ nào cũng được giới hạn bởi hai điểm nút.

Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến sự ra đời chất mới. Sự thống nhất giữa lượng và chất mới tạo thành một độ mới với điểm nút mới. Vì vậy, có thể hình dung sự phát triển dưới dạng một đường nút của những quan hệ về độ.

Sự thay đổi về chất do những sự thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là bước nhảy. Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hoá về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra.

Như vậy, không có sự thay đổi dần dần về lượng thì không thể có sự nhảy vọt về chất được. Sự thay đổi dần về lượng được gọi là sự tiến hoá. Sự nhảy vọt về chất còn được gọi là cách mạng. Không có tiến hoá thì không có cách mạng, và không có sự phát triển

c. Sự thay đổi về chất tác động trở lại đối với sự thay đổi về lượng

Sự thay đổi về chất là kết quả của sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút. Sau khi ra đời,

chất mới có sự tác động trở lại sự thay đổi của lượng. Chất mới có thể làm thay đổi quy mô tồn

tại của sự vật, làm thay đổi nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật đó. Chẳng hạn,

chúng ta không thể dùng chai 1lít (thể tích của nó đủ để chứa hết 1 lít nước ở trạng thái lỏng) để

chứa hết 1 lít nước sau khi đã cho lít nước đó hoá hơi. Tốc độ vận động của phân tử nước ở trạng

thái hơi cao hơn rất nhiều so với tốc độ vận động của phân tử đó trong trạng thái lỏng...

Trạng thái lỏng điểm nút trạng thái hơi

--------------- |---------------------------------------------------|------------------------------

00C 00C < t0C<100 0 C 1000C

----------------------- ĐỘ ----------------------

d. Các hình thức của bước nhảy

Sự thay đổi về chất của sự vật hết sức đa dạng, với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau. Tính chất của các bước nhảy được quyết định bởi tính chất của bản thân sự vật, bởi những mâu thuẫn vốn có của nó, bởi điều kiện trong đó diễn ra sự thay đổi về chất.

* Bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần

+ Cơ sở của sự phân chia: dựa trên thời gian của sự thay đổi về chấtvà tính chất của bản thân sự thay đổi đó.

Những bước nhảy được gọi là đột biến khi chất của sự vật biến đổi một cách nhanh chóng ở tất cả các bộ phận cấu thành của nó. Chẳng hạn, khi tăng khối lượng Uranium 235 (Ur 235) đến một mức độ cần thiết được gọi là khối lượng tới hạn (khoảng gần 1kg) thì sẽ xảy ra phản ứng dây truyền, xảy ra vụ nổ nguyên tử ngay trong chốc lát.

Những bước nhảy được thực hiện một cách dần dần là quá trình thay đổi về chất diễn ra bằng con đường tích lũy dần dần những nhân tố của chất mới và mất đi dần dần những nhân tố của chất cũ. Ví dụ: quá trình cách mạng đưa nước ta vốn là nước kinh tế lạc hậu quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một bước nhảy như thế. Bước nhảy dần dần là quá trình phức tạp, trong đó có cả những quá trình tuần tự và những bước nhảy cục bộ.

Chú ý: cần phân biệt bước nhảy dần dần với sự thay đổi về lượng. Những sự thay đổi dần dần về lượng diễn ra một cách liên tục trong khuôn khổ của chất đang có, còn bước nhảy dần dần là sự chuyển hoá chất này sang chất khác, là sự dứt khoát của tính liên tục.

* Bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ

Bước nhảy toàn bộ là loại bước nhảy làm thay đổi toàn bộ về chất tất cả các mặt các bộ phận, các yếu tố cấu thành sự vật.

Bước nhảy cục bộ là loại bước nhảy làm thay đổi một số mặt một số yếu tố, một số bộ phận của sự vật đó.

Đối với các sự vật phức tạp về tính chất về những yếu tố cấu trúc, về những bộ phận cấu

thành thì bước nhảy diễn ra bằng con đường từ thay đổi về chất cục bộ để đi đến thay đổi về chất

toàn bộ. Sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đang diễn ra từ những thay đổi cục bộ để đi đến

thay đổi toàn bộ.

* Khi xem xét sự thay đổi về chất của xã hội, người ta còn chia sự thay đổi của nó ra thành thay đổi cách mạng và thay đổi có tính chất tiến hoá.

Cách mạng là sự thay đổi mà trong quá trình đó chất của sự vật biến đổi căn bản, không phụ thuộc vào hình thức biến đổi của nó. Tiến hoá là sự thay đổi về lượng với những biến đổi về chất không căn bản của sự vật.

Song cần lưu ý rằng, chỉ có sự thay đổi căn bản về chất mang tính tiến bộ đi lên mới là cách mạng. Nếu sự thay đổi về chất làm cho xã hội thụt lùi thì lại là phản cách mạng.

Từ những điều trình bày trên có thể rút ra nội dung cơ bản của quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại như sau: bất kỳ sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng, sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn tới thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng.

7.2.1.3. Ý nghĩa phương pháp luận

Nhận thức đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa thay đổi về lượng và thay đổi về chất chúng ta sẽ rút ra được ý nghĩa phương pháp luận quan trọng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thức tiễn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#macleee