chau A trc khi bi xl

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. Châu Á trước khi bị thực dân phương Tây xâm lược. Trước khi châu Á bị các nước thực dân Âu - Mỹ xâm lược và đô hộ, các nước phương Đông nói chung, châu Á nói riêng không phải đều là những nước "lạc hậu", "dã man", đình trệ và lạc hậu như nhiều nhà sử gia tư sản khẳng định, mà ngược lại ở đây đã có trình độ văn hoá phát triển khá cao không thua kém gì nhiều nước ở châu Âu, ví như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản . . .Tuy nhiên, sự phát triển đó không đồng đều ở các nước, có những quốc gia đã là chế độ phong kiến phát triển nhưng cũng có những quốc gia vẫn còn là chế độ thị tộc, bộ lạc. 1. Tình hình kinh tế - Đến giữa thế kỷ XIX, kinh tế các nước vẫn là kinh tế tự nhiên, xây dựng trên nền tảng kinh tế tiểu nông kết hợp chặt chẽ với thủ công gia đình. - Giai cấp địa chủ tìm mọi cách chiếm đoạt ruộng đất và thu tô nặng, có nơi lên tới trên 50% hoa lợi của nông dân (Trung Quốc, Nhật Bản). Quá trình tập trung ruộng đất của giai cấp địa chủ luôn diễn biến song song với quá trình bần cùng hoá và phá sản của nông dân. Nông dân mất ruộng đất càng bị địa chủ bóc lột nặng nề, nền kinh tế tiểu nông bị phá hoại. - Nhưng ở một số nước cũng đã xuất hiện những yếu tố TBCN: công trường thủ công ra đời, sản xuất hàng hoá nhỏ ngày càng lệ thuộc vào những người thu mua, quan hệ hàng hoá tiền tệ ngày càng thâm nhập vào nông thôn. Ở Trung Quốc, trong công nghiệp đã xuất hiện hiện tương làm thuê, công trường thủ công đã xuất hiện nhiều, quy mô sản xuất lớn hơn, kỹ thuật sản xuất cũng tiến bộ hơn. Các trung tâm buôn bán cũng cũng dã xuất hiện và phát triển ở nhiều nước. Việc buôn bán được mở rộng không chỉ ở trong nước mà còn quan hệ buôn bán với các nước ở bên ngoài cả trong khu vực và các nước châu Âu. Tuy nhiên, chế độ phong kiến vẫn còn thống trị đã cản trở sự phát triển của kinh tế TBCN. Do vậy, các yếu tố kinh tế kinh tế TBCN phát triển một cách chậm chạp. Ở Việt Nam, vào khoảng cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, trong lòng xã hội phong kiến cũng đã xuất hiện những tiền đề của CNTB, đến thế kỷ XIX những mầm mống của quan hệ sản xuất TBCN cũng đã hình thành. Tuy nhiên, những yếu tố, mầm mống đó đã bị chế độ phong kiến nhà Nguyễn cản trở, nó không có điều kiện để phát triển. 2. Tình hình chính trị - Đến thế kỷ XIX, tình hình chính trị ở châu Á cũng rất phức tạp, rối ren, nhưng nhìn chung chế độ phong kiến vẫn tồn tại. - Ở châu Á, chế độ phong kiến trung ương tập quyền nhưng đã ở giai đoạn suy thoái, giai cấp phong kiến đua nhau bóc lột, nhũng nhiễu đối với nhân dân nhưng lại ăn chơi phung phí, tài chính của nhà nước luôn bị thiếu hụt. Các cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các phe phái phong kiến luôn diễn ra làm cho tình hình chính trị càng thêm rối ren và suy yếu - Nhà nước không chăm lo đến sản xuất, củng cố đê điều, mà còn bắt nhân dân phải chịu thêm những khoản tô thuế nặng nề, đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân bằng nhiều hình thức. Thực hiện chính sách ngu dân. Thi hành chính sách "Bế quan, toả cảng", khước từ mọi đề nghị cải cách, canh tân đất nước. 3. Tình hình xã hội - Xã hội châu Á tuyệt đại đa số là nông dân, họ sống trong các làng mạc với các tập quán, phong tục lỗi thời ràng buộc, chưa có sự giác ngộ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình. - Sự tồn tại của chế độ công xã nông thôn đã làm cho xã hội châu Á dường như bị đóng kín với thế giới bên ngoài. Mác đã mô tả về chế độ công xã nông thôn ở Ấn Độ trước khi bị thực dân Anh xâm lược: "Những công xã ấy đã hạn chế lí trí của con người trong những khuôn khổ chật hẹp nhất, làm cho nó trở thành một công cụ ngoan ngoãn của mê tín, trói buộc nó bằng những xiềng xích nô lệ của các quy tắc cổ truyền, làm cho nó mất hết mọi sự vĩ đại, mọi tính chủ động lịch sử. Chúng ta không được quên sự ích kỷ của những con người dã man, họ đã tập trung mọi lợi ích của mình trên một mảnh đất nhỏ bé đáng thương, thản nhiên nhìn những đế quốc lớn sụp đổ, nhìn những hành động tàn khốc không thể tưởng tưởng được xảy ra, nhìn dân cư các thành phố lớn bị tiêu diệt. Họ đã thản nhiên nhìn tất cả nhìn tất cả những các đó mà không hề suy nghĩ, giống như nhìn những hiện tượng tự nhiên và bản thân họ trở thành miếng mồi yếu đuối của bất kỳ kẻ đi xâm chiếm nào khi kẻ ấy đoái nhìn đến họ" (Mác - Ăngghen, tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1981, tr 559). - Sự thay đổi về kinh tế cũng đưa đến sự thay đổi vị trí của các giai cấp, đẳng cấp trong xã hội phong kiến. Ví như ở Nhật Bản, vị trí của tầng lớp võ sĩ, tầng lớp thương nhân . . . - Do sự áp bức, bóc lột nặng nề của giai cấp phong kiến đối với quần chúng nhân dân nên dẫn đến mâu thuẫn giữa giai cấp phong kiến và nông dân ngày càng gay gắt và nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân đã bùng nổ liên tiếp với phạm vi lan rộng trong cả nước. Chính các cuộc đấu tranh đó đã làm cho chế độ phong kiến càng thêm khủng hoảng trầm trọng. Điều đó, chứng tỏ chế độ phong kiến ở các nước châu Á nói chung đã suy yếu không đủ khả năng lãnh đạo và đáp ứng những nhu cầu của dân tộc và thời đại - Trong khi đó, từ nửa sau thế kỷ XVII, đến thế kỷ XVIII đặc biệt thế kỷ XIX, CNTB ở phương Tây đã phát triển rất cần thị trường, mở rộng thuộc địa. Vì vậy, châu Á là đối tượng quan trọng của các nước thực dân Âu, Mỹ. Tình trạng suy yếu về mọi mặt của các nước châu Á lại là điều kiện thuận lợi để các nước đẩy nhanh quá trình xâm lược. Do vậy, nhân dân các nước châu Á sẽ phải trải qua nhiều khó khăn cả ở trong nước và kẻ thù ở bên ngoài.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro