CHÂU THIÊN NGHỊCH CHUYỂN CÔNG PHU

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Mục đích: 

Khai thông hệ thống kinh mạch, luyện tinh hoá khí.

Thời gian:

- 3 tháng đầu: tập 1 buổi vào trước giờ đi ngủ tối, sau đó nằm xuống ngủ ngay.

- sau 3 tháng: tập 2 buổi vào trước giờ ngủ tối và ngủ trưa, sau đó nằm xuống ngủ ngay.

Không gian:

phòng hoàn toàn tối là tốt nhất.

Điều thân:

Ngồi bán già.

Đối với nam: chân phải đặt trên chân trái , bàn tay trái ôm lấy bàn tay phải, bàn tay phải nắm thành nắm đấm hờ.

Đối với nữ : chân trái đặt trên chân phải , bàn tay phải ôm lấy bàn tay trái, bàn tay trái nắm thành nắm đấm hờ. 

Không được nhắm mắt, hai mắt lim dim nhìn xuống dưới. Mới đầu công phu chỉ cần hơi khép mắt lại, sau khi đã nhập định thì tự nhiên sẽ lim dim, không cưỡng ép.

miệng ngậm, lưỡi để tự nhiên ở hàm dưới, công pháp này không yêu cầu phải cong lưỡi vì ảnh hưởng tới nhập tĩnh

Điều tâm:

ngừng tạp niệm, không tập trung vào bất cứ điều gì, theo ánh mắt nhìn xuống khoảng đen tối trước mắt. 

Điều tức:

yêu cầu phải thở được kiểu bụng ngược, hít vào thì phần bụng dưới rốn thót lại, thở ra thì phình ra, các bạn nào chưa rõ thì tìm các sách khí công để tham khảo cho biết chính xác cách hít thở.Hiện nay các sách khí công thường đưa thêm hướng dẫn cong lưỡi và co rút hậu môn nhằm nối thượng, hạ thước kiều, công phu này không dùng tới, yêu cầu bỏ phần đó, chỉ cần chú ý tới phép hít thở ngược thôi. Tập điều tức khi nào thuần thục thì hãy bắt đầu công phu Châu thiên nghịch chuyển

Châu thiên nghịch chuyển:

Sau khi đã điều thân , điều tâm , điều tức vài ba hơi để tập co giãn bụng dưới rồi thì bắt đầu chuyển pháp luân.

Theo phép thở bụng kiểu ngược thì khi hít vào bụng dưới từ từ co lại, đến đây thay vì thở ra hành giả tiếp tục hít vào, hít vào.. (thời gian tối thiểu phải đạt được là 1 phút), bụng dưới vẫn tiếp tục co lại đến khi cảm thấy ngộp thở không thể hít vào tiếp tục được nữa thì từ từ thở ra bằng mũi, bụng dưới từ từ phình to ra, đến khi nào thở hết không khí ra thì thôi ,đó là một hiệp.

tiếp tục thực hiện hiệp hai, ba đến khoảng chín hiệp thì ngừng, có thể tự nhiên nhập vào đại định.

Công phu xong thì nằm xuống ngủ luôn, lợi dụng giấc ngủ để cho nội khí tự động vận hành.

chứng nghiệm:

sau khi nằm xuống có thể thấy điện giật,bên tai có gío bão nổi lên, mắt nhìn thấy những đốm sáng như sao, đó là nội khí vận hành không có gì đáng ngại, thường người mới tập luyện do kinh mạch chưa thông thoáng dễ thấy hiện tượng trên , sau một thờ gian cơ thể được thanh lọc sẽ hết.

Những lưu ý để tập tốt Châu thiên nghịch chuyển:

-Muốn nhập định thì phải Châu Thiên Nghịch Chuyển đạt chất lượng

Vậy thế nào là đạt chất lượng? đó là:

-Châu Thiên Nghịch Chuyển đạt 9 hiệp thì phải cảm thấy rất mệt, hết sức lực

-Nguyên tắc của Châu Thiên Nghịch Chuyển là khi hít vào mặc dù biết không thể hít thêm vẫn cố gắng hít thêm tối đa đến khi không thể cố gắng được nữa mới thở ra, một hiệp tối thiểu đạt 1 phút.

-Làm Châu Thiên Nghịch Chuyển đạt chất lượng, thì sau mỗi hiệp hơi thở sẽ dồn dập, phải nghỉ điều hoà hơi thở 3,5 hơi( điều hoà bằng thở thuận) rồi lại tiếp tục hiệp2, nếu có thể làm liện tục hiệp 1,2,3..9 mà không cần nghỉ là chưa đúng nguyên tắc.

- Làm Châu Thiên Nghịch Chuyển đạt chất lượng thì sẽ tự nhiên nhập định, hơi thở tự nhiên chứ không phải thở nghịch nữa, thở nghịch chỉ dùng khi làm Châu Thiên Nghịch Chuyển thôi.

- Điểm quan trọng : vì chúng ta sử dụng ''phong'' để khai thông kinh mạch, nên Châu Thiên Nghịch Chuyển quan trọng nhất là động tác hít vào, hít vào, hít vào nữa, không thể hít vào nữa vẫn tiếp tục hít vào, khi này chắc chắn một phần không khí sẽ bị đẩy ngược ra ngoài để có chỗ trống cho phần không khí mới tiếp tục vào, và cứ thế đẩy ra cứ thế hít vào , đây là yếu quyết chính để Châu Thiên Nghịch Chuyển thành công, khi đó các bạn có thể sẽ nhận thấy là phần bụng dưới bị nén chặt cũng có thể bị rung động nhào nắn mạnh, thấy như vậy là bạn đã hoàn thành Châu Thiên Nghịch Chuyển trọn vẹn.    

THIỀN ĐỊNH

Sau khi tập CTNC được 6 tháng thì bắt đầu tiến hành thiền định.

Đây là công pháp truy nhiếp nguyên thần về nê hoàn cung mà cổ tiên giấu kín, nay sư huynh đem ra công truyền. Người luyện thiền định này coi như đã đặt một chân vào đại đạo, cho nên khi thực hành nếu có gặp nhiều trải nghiệm huyền ảo cũng không nên lo sợ.

Thiền định trong tư thế ngồi thì tiến hành sau khi CTNC, tư thế nằm thì nằm ngửa hay nghiêng cũng được miễn sao cho thoải mái.

Yếu quyết: Miệng ngậm, hai mắt nhắm kín, hai tròng mắt ngước nhìn lên khoảng đen tối phía trên trán, im lìm như mèo nằm rình chuột, tuy nhiên không được quá tập trung căng thẳng, cần tự nhiên thoải mái, nếu thấy tạp niệm khởi lên thì dùng tâm tức tương ỷ mà thâu nhiếp, tuyệt đối không thủ ý vào bất kỳ huyệt đạo nào trên đầu.Thời gian thiền định tối thiểu là 30 phút. 

Tiếp bài viết của Huyền Quang Tử

Năm 1997, NXB Mũi Cà Mau có ấn hành cuốn ''''''Khí đạo'''''''' của tác giả Lục Lưu, một khí công sư Trung Hoa đắc chân truyền của thái cực môn có nhiều nhận định rất chính xác, phần ''''''''sai lệnh khi luyện khí công'''''''' viết rằng: 

* Khả năng sai lệnh:

- Tu sơ cấp khí tụ như kênh lạch, sai lệch vô hại

- Tu trung cấp khí tụ như sông hồ, sai lệch ít di hại

- Tu cao cấp khí tụ như biển cả, sai lệch có hại 

Giải thích (Lục Lưu): luyện khí như tụ nước, lúc đầu còn vơi, rót vào thoải mái không sao.Đến mức lưng lửng đã phải chú ý. Khi nước đã cao, sông đã quá đầy thì thành tai họa lụt lội, đến lúc đó mới xảy ra sai lệch đáng kể... 

* Phân biệt công pháp chân thật:

- Quyết pháp không thấy trong sách cổ kim

- Công pháp chân thật không giống với những gì viết trong sách cổ kim 

Giải thích: Tất cả những gì xưa nay đã công bố ra cho công chúng đều là nền tảng của pháp phổ truyền.Tất cả những gì thuộc về bí pháp của các đại tông phái đều không công bố rõ cho đời nên dù có sao chép được cũng khó mà biết được. Dùng cách này soi vào nội hàm của các công pháp thì phát hiện được ngay dấu vết của việc sao chép, thật giả sẽ được phân biệt. 

Phần sai về" ý thủ đan điền" viết:

* Lò lửa lư đỉnh đan điền: 

- Lò lửa: chỗ bắc bếp nổi lửa, lò lửa có vị trí xác định

- Đan điền: chỗ lạc hoàng kết thành đan, đan điền không có vị trí xác định 

Giải thích: Ngày nay nhiều người cho rằng tập trung ý niệm vào bụng dưới là "ý thủ đan điền" đó là một quan nệm rất sai lầm? Ở bụng dưới đó chỉ là chỗ "bắc bếp nổi lửa", cần có "phi đan", "lạc hoàng", rồi khi ấy mới có thể định vị đan điền được.Nay đan vẫn chưa ló ra, làm sao có đan điền được. 

* Chỗ bắc lò nổi lửa:

- Không phải là kết cấu thực thể, chẳng rơi vào cảm xúc bên ngoài

- Trước thận sau rốn, dưới ly trên khảm

giải thích; ngày nay mọi người lấy một điểm nào đó ở mặt da rồi cho đó là nơi thủ khiếu, thật là sai lầm lớn! tiếp xúc của con người vốn ở mặt ngoài của da, nếu thủ ý như vậy càng làm cho khí thường tụ đến mặt da, tiết ra ngoài mà hao tổn dần.Tu vốn là việc tụ khí để tăng tinh, vì sao lại tự mở đập chắn để xả nước? 

* Cái mất của thủ khiếu:

- Thủ ý tiếp xúc ở bên ngoài sẽ tạo ra khai khiếu phóng khí

- Tụ hoả nhiệt thì lửa bừng lên tiêu hao hết khí

giải thích:"thủ ý đan điền" lúc cảm thấy nóng, lúc cảm thấy lạnh, lúc thấy khí hành, lúc không thấy, khí tụ thì nóng, khí trệ thì lạnh; tụ nhiều thì thấy trôi chảy dào dạt, thoát ra thì mất. Vì vậy có người thủ khiếu đến hàng chục năm mà vẫn không có công phu. nay xin vạch rõ để uốn nắn, người luyện công pháp này cần hết sức tránh phạm sai lầm đó! 

Cái sai của việc "lấy ý lĩnh khí": 

* Quy luật vận hành của khí":

- Khí thịnh thì tự vận hành; nếu khí không vận hành thì dẫn nó phỏng có ích gì?

- Khí vận hành hợp với đường của nó, có đường rồi còn đặt thêm đường vào đâu nữa? 

Giải thích: Khí vận hành một cách tự nhiên, hình thành trước sau, chủ thứ, hướng đi thuận nghịch, cần chi phải dẫn dắt nó để phạm đến tính tự nhiên của khí? 

* Sai lầm của việc đạo dẫn khí: 

- Lấy mạch của ý gia thay cho mạch tu vận hành chắc phải sai

- Biến khí nội tu thành khí ngoại tản, tu chính khí không thành! 

Giải thích; vòng vận hành của khí đều có đường đi riêng của mình, mạch của đông y là mạch sinh lý bệnh lý, mạch của phật, đạo là mạch công lý tu lý, nguồn cội của chúng hoàn toàn khác nhau, không thể lẫn lộn. Khí của con người thường phát tán ra ngoài, nên cần phải luyện tu, khiến cho khí quy trở bvề tụ ở giữa, nay lại dẫn khí tuần h2nh theo mạch y học mà đưa ra bề ngoài, há chẳng phải là tự làm hao mất khí đã tụ hay sao? vậy ai còn nói theo cái sai đó, thì nên sửa ngay đi! 

* Dẫn khí bị mất:

- Khí không đủ mà dẩn sẽ bị hư dương manh động

- Khí thinh tụ m2 dẫn thì sẽ bị hao tản ra ngoài

- Khí tĩnh ở trong mà dẫn thì sẽ làm loạn cơ chế khí 

Giải thích: vốn dĩ khí đang tĩnh mà lại dẫn bửa đi, sẽ làm cho khí bị nhiễu loạn, huống hồ còn nỗi lo, khí bị tiêu hao, tản ra ngoài? 

* Dẫn bừa nên gây ra bách bậnh:

- Khí không tuân theo đường đi chính thường mà đi ngược ngịch

- Khí không chạy theo đường của nó mà cướp đường đi chéo

- Khí dẫn bừa vào chổ bí kết đút nút lại 

* Ba thuyết chu thiên:

- Phù dương chu thiên: vòng vận hành chỉ trên phần ngoài (biểu), là ngụy(giả) chu thiên

- Thần khí chu thiên: vòng vận hành lưỡng nghi, là tiểu chu thiên

- Nguyên thần chu thiên: vòng vận hành tam giới - đại chu thiên 

Giải thích: Ngày nay người ta thường lấy noãn khí phù dương tuần hành trên mặt da, chỉ vận hành nổi theo mạch nhâm đốc của y gia, mà gọi là đại tiểu chu thiên, sai lầm quá lắm. 

* Cái mất của vòng vận hành nổi (phù chu)

- Lấy ý dẩn khí phạm vào tính tự nhiên

- Nội hkí ngoại dẫn, phạm vào hoà âm dương

- Do con người tuần kinh vận hành, lấy mạch của y gia thay cho mạch tu đạo 

Giải thích: Pháp ý thủ hạ nguyên để "bắc lò nổi lửa" là giai đoạn ban đầu xây dựng nền móng của đan đạo môn, lúc này khí phù dương ít tụ mà thường tuần vận.Tuy vậy chuyện khí phù dương thông suốt dồi dào chỉ mang tính nhất thời, cần phải dẫn chúng quy trở về, chớ có dẫn vận làm chúng hao tán mất, tự mình phải biết mà bớt lửa lò! người đời nay không hiểu rõ lý này, khi hkí phù dương mới động đã dẫn hoả vận hành theo đường tròn, còn tự cho đó là "đại tiểu chu thiên". chao ôi, thật ngu lắm! những ai mới học cần chú ý phân biệt! 

* Phù dương thông biểu:

- Một là bị hao tán

- Hai là trở ngại đối với việc tu

- Ba là khó bảo toàn

- Bốn là khó chữa bệnh 

Giải thích: vòng vận hành của khí phù dương, đối với lĩnh vực tu hành không được tính là nhập môn, đối với công phu không được coi là có trình độ. Cái chính là giữ cái hoà của việc thông biểu. cách làm này khó duy trì được lâu, cần tránh sa vào sai lầm này! 

* Tu và động tác:

- Hễ do nội khí dẫn động tạo ra động tác thì đều gọi là tu luyện

- Hễ do con người tạo tác ra động tác thì đều không gọi là tu luyện! 

Giải thích: có tu nên mới có tư thế ngoại động, thì tư thế đó chính là tư thế tu, những tư thế của người không tu, chỉ là tư thế bình thường! cho nên tu với không tu, là do bên trong chứ không phải do bên ngoài. Ngày nay người đời thường chấp vào động tác khí công, đúng là bỏ gốc lấy ngọn, bởi vì họ chưa biết vận động vốn không phải là lối tu chân chính của khí công! than ôi, giới nhân sĩ khí công thời nay, mỗi khi soạn động tác, đều đưa thuyết " ý thủ đan điền", "lưỡi chống lên vòm hàm trên", "lấy ý lĩnh khí","đại tiểu chu thiên","động công", "tĩnh công", rồi tự sáng tác công pháp, viết thành sách tung ra cho đời, chỉ đạo tập luyện. Ôi chao! nếu gọi đấy là khí công tu chân thì làm sao mà lại không đạt kết quả? nếu đúng như họ nói thì nhày múa ca hát, ăn mặc đi lại đều là công pháp cả ư! Khí công đến mức này đúng là lạm phát quá quẩn

Tiếp bài viết của Huyền Quang Tử:

Một số câu hỏi ,các triệu chứng và cách xử lý khi tắc nghẽn khí 

Hỏi : Trong KHí công thì nói rằng dùng ý dẫn khí đi theo vòng (Chu thiên), chiều của nó là dương trưởng, âm tiêu. Nhưng trong Năng lượng trường sinh học thì âm trưởng, dương tiêu, mỗi sách giải thích một khác. Vậy cái nào đúng, cái nào sai? Hay cả hai cái đều sai?

HQT:

-tu luyện khí công phải biết phân biệt hai thứ khí là thiên khí và địa khí, cách vận hành của chúng khác nhau xa lắm, ngày nay các môn nhân địên dạy người ta mở luân xa thu khí chính là địa khí mà thôi, thứ khí này không có tác dụng về mặt dưỡng sinh, không thể cải lảo hoàn đồng, sự vận hành của nó nằm bên ngoài cơ thể, cấu tạo thành các lớp năng lượng, có lẽ môn nhân điện gọi địa khí là năng lượng sinh học là có thể chấp nhận được. Thiên khí được hấp thu qua khiếu huyền quan, còn được gọi là hư vô huyệt, huyệt này rất bí mật, dẫu cho bậc đại thánh dùng con mắt huệ từ cõi vô hình mà nhìn trộm cũng không thấy được nó, nên có tên là huyệt hư vô là vậy, thiên khí này mới là thứ khí thực sự được nói tới trong khí công,nó chính là tiên thiên khí,là thứ khí được bẩm thụ khi còn trong bào thai, có thể cải lão hoàn đồng, giúp người trường sinh, tu thành tiên phật, thiên khí này chu lưu bên trong kinh mạch của thân thể.

Môn nhân điện vận hành năng lượng đi theo mạch nhâm từ dưới lên là đúng bãn chất của địa khí vốn được hấp thu từ dưới đất đi lện

môn khí công thì vận hành tiên thiên khí, từ huyền quang khiếu theo mạch nhâm mà chạy xuống là đúng bản chất vận hành của thiên khí

nhưng thực sự thì sự vận hành của khí là tự nhiên , khí đầy thì tự vận hành theo đường của nó. 

Hỏi : Trước đây có người nhận định :"yếu tiên thiên sẽ không có khả năng phục hồi, vì tiên thiên là thứ chỉ có thể thu được từ trước khi sinh ra, sau khi sinh ra rồi thì có luyện gì cũng vẫn chỉ là hậu thiên, vậy đã sinh ra rồi thì không có cách nào sử dụng được tiên thiên...".

Vậy như HQT nói, thì thông qua vô vi khiếu có thể thu được tiên thiên khí, tức là có thể phục hồi nhược điểm từ khi còn là mầm phôi của những trường hợp bị yếu tiên thiên?

HQT :đúng là như vậy, tu luyện khí công là quá trình phục hồi và phát triển khí tiên thiên, cải tạo lại tình trạng bẩm sinh của con người, là quá trình rèn luyện thần khí, tiêu chuẩn để phân biệt một khí công sư với người thường trước hết là sự khác biệt về thần khí, người xưa thường mô tả những người tu luyện khí công là tiên phong đạo cốt, thần khí khác phàm, mắt sáng, nhãn thần mạnh, tiếng nói mạnh...những người tự nhận là khí công sư hoặc chức danh tương tự mà không đạt tiêu chuẩn về thần khí thì không đáng tin, dẫu cho họ có công năng đăc dị đi nữa, về bản chất công năng đặc dị và tiên thiên khí không có quan hệ hai chiều, luyện thành tiên thiên khí thì sẽ phát sinh công năng nhưng có công năng không hẳn là đã luyện thành khí tiên thiên, có nhiều quy luật về luân hồi nhân quả nghiệp báo chi phối điều này.

ngay tại trung quốc, nơi có số lượng khí công sư đông nhất thế giới nhưng số người thực sự luyện được tiên thiên khí là rất ít, phần nhiều đều là những người có mang theo công năng đặc dị bẩm sinh, rồi tự mình sáng chế công pháp dạy người mà thôi, những thứ công pháp đó chỉ thích hợp với riêng vị đó chứ không thích hợp với tất cả mọi người, thật đáng buồn khi chúng ta đọc tin thấy một khí công sư chuyên phát khí chữa bệnh mà lại chết vì bệnh đứt mạch máu não khi chưa tới tuổi thất thập cổ lai hy, cách đây mười năm tôi thật sự thất vọng khi tham gia lớp học về năng lượng khi thụ giáo với những vị thầy mà thần khí tối tăm lạnh lẻo hơn ngừơi thường, thậm chí có vị chỉ trước sau một năm chữa bệnh cho người mà tóc đen hoá bạc trắng cả đầu... 

Các triệu chứng bệnh do tắc nghẽn khí và cách xử lý

đan điền là bể chứa tiên thiên khí, khi còn trong bào thai, cửa huyền quan thường mở , chân khí qua đó mà thâm nhập tàng chứa tại đan điền, sau đó phân phối cho ngũ tạng lục phủ, một phần lớn cung cấp cho mệnh môn tiết ra ngoài theo tinh sinh dục để thụ thai, cho nên trong tinh sinh dục có chứa khí tiên thiên, nếu sinh hoạt tình dục quá độ, rút hết khí của đan điền thì thì đan điền sẽ tự động rút khí của ngũ tạng và lục phủ để cung cấp cho hoạt động này, kết quả là sẽ yểu mệnh.cho nên sinh hoạt tình dụng điều độ thì sẽ không hao tổn tiên thiên khí qúa mức, nhưng cũng không cần diệt dục vì đó là quy luật tự nhiên, tiên thiên khí vẫn sẽ hao tổn khi ngủ mê nếu bị dồn nén lại.bàng môn tiểu thuật bày ra thuyết luyện tinh hoá khí thực ra không phải là tinh có thể bốc hơi thành khí mà là trong khi xuất tinh thì tìm cách giử tiên thiên khí lại đưa qua huyệt vĩ lư, đây chẳng qua là cách tiết kiệm chân khí để kéo dài tuổi thọ mà thôi. 

các phép luyện khí công dạy người ý thủ đan điền, nếu ở người có tiên thiên khí bẩm sinh mạnh thì lực lượng ở đan điền sẽ đủ mạnh để đột nhập vĩ lư, nếu không đủ lực lượng thì nó sẽ hút khí ngũ tạng lục phủ ra để làm việc này, vì vậy mà khi mới bắt đầu thủ ý thường không có cảm giác, sau một thời gian thì bắt đầu nhận được khí cảm là do khí từ tạng phủ được hút từ từ vào đan điền.

khi chân khí ở đan điền đủ mạnh thì nó đột nhập vĩ lư huyệt, thời gian này thường thấy huyệt hội âm nhảy nhót rung động, khí đi qua vĩ lư như dòng nước mát chảy qua, nhưng thường nó sẽ không qua hết, một phần bị tắc nghẻn lại và tồn lưu xuống kinh mạch ở mông và hai chân, người này sẽ mắc bệnh đau giống như đau thần kinh ở mông và chân, bệnh khi nặng khi nhẹ bất thường, trường hợp đau nặng không thể đi lại được.

phần khí vượt qua vĩ lư sẽ tiếp tục đi lên mệnh môn, thời gian này thấy mệnh môn thường nhảy động, sau khi đủ lực lượng tiếp tục thẳng lên giáp tích, đây là cữa ải khó vượt qua, nếu bị tắc nghẽn ở đây thì sẽ bị đau mỏi lưng, người bệnh không thể nằm ngữa khi ngủ, bệnh tăng nặng vào đêm, đau mỏi dữ dội, nơi đau không cố định mà di chuyển qua lại, biểu hiện giống như đau các dây thần kinh ở vùng lưng, ban ngày thì bệnh giảm nhẹ hoặc khỏi hẳn, đêm lại phát bệnh, không gây tổn thương ở xương sống.

một phần chân khí sẽ vượt giáp tích và tiến lên huyệt đại chùy và phong phủ đột nhập ngọc chẩm quan, đến đây sẽ gặp tắc nghẽn, chân khí sẽ thâm nhập vào cổ họng và lưỡi làm tê cứng vùng họng và lưỡi, lưỡi thường xuyên bị tê đau cứng, đặc biệt khi căng thẳng thần kinh và khi đọc sách các triệu chứng càng tăng mạnh kèm theo nhức đầu, có thể gây ra các chứng viêm xoang, tắc mũi, đau khớp thái dương, đặc biệt triệu chứng dễ thấy bên ngoài nhất là hay ngáp dài, không buồn ngủ cũng ngáp, cứ 5 phút thì lại ngáp một lần, trường hợp này khí không thể nhập ngọc chẩm quan mà bế tắc tại phong phủ, các triệu chứng trên ảnh hưởng vô cùng lớn tới năng xuất làm việc. 

cách xử lý có hai phương pháp

1.theo truyền thống, dùng ý thủ tại những nơi tắc nghẽn, nhằm tập trung chân khí bị tắc nghẽn lại và vượt ải, lần lượt tập trung lâu dài ở vĩ lư, giáp tích, thiên đột, phong phủ, chỉ tập trung chứ không dẫn khí, để nó tự vượt ải, khi vượt ải thì thấy xương sống bị kéo căng ra đến mức mỏi cơ xương sống, khi không thể chịu đựng được nữa thì chuyển sang huyệt kế tiếp, khi toàn bộ khí đột nhập qua ngọc chẩm quan rồi thì không cần quan tâm nữa, nó sẽ nhập vào não môn.

2.nếu theo cách truyền thống không hiệu quả thì có thể dùng châm cứu tại những nơi bế tắc , nhưng cách này dễ làm cho chân khí bị hao tán.

Những vấn đề liên quan đến huyền quan khiếu và tiên thiên khí

Vấn: tiên thiên khí được hấp thu như thế nào?

Đáp:tiên thiên khí được hấp thu qua khiếu huyền quan, nhờ bắc thượng thước kiều nên nó chạy dọc theo lưỡi có cảm giác như một dòng nước mát , đến gốc lưỡi thì trong miệng tự nhiên tiết ra rất nhiều nước bọt, đây là dấu hiệu duy nhất để nhận biết tiên thiên khí có được hấp thu hay không, tiên thiên khí lúc này nhập vào trong nước bọt, khi đầy miệng thì hành giả nuốt xuống, tiếng nước bọt này đi xuống có thể tạo thành tiếng sôi ùng ùng trong bụng, trạm dừng chân đầu tiên cvủa TTK là giáng cung, chứ không phải là trung đan điền tại huyệt đản trung như các sách vẫn nói, tại đây nó tập trung lực lượng, thường thấy khu vực này nhảy nhót,sôi như sấm động, khi đủ lực lượng rồi thì lưu thông xuống hạ đan điền, lúc này thấy hạ đan điền động khí, thường phát động tình dục, toàn thân bốc nóng,sau khi TTK vượt qua vĩ lư quan thì các hiện tượng trên đều giảm hẳn, quá trình tích luỹ TTK lại liên tục như vậy thông quan huyền quang khiếu, thực hiện quá trình thủ khảm điền ly, nếu không biết cách hấp thu TTK qua huyền quang khiếu thì lực lượng khí tại đan điền chỉ đủ lực lượng cho một lần vượt vĩ lư duy nhất sau đó đan điền sẽ trống rỗng, lúc này nếu tiếp tục ý thủ đan điền sẽ thấy cơ bụng bị nén chặt như thể đan điền đang cố sức hút một cái gì đó, đây là đều đáng lo chứ không phải đáng mừng.con đường vận hành của TTK từ huyền quang khiếu như vậy giống như đường vận hành của hệ tiêu hoá chứ không phải là vận hành theo mạch nhâm ở ngoài da. 

Vấn: xin chỉ dẫn về huyền quan khiếu

Đáp: trả lời thật khó, xin tạm mượn lời của Ngộ Nguyên Tử Lưu Nhất Minh vậy

.................

Sở chỉ chi phương là Tiên thiên nhất chi khí, đó là tổ khí sinh muôn vật, xưa nay các bậc tiên chân đều hái tổ khí đó, để liễu tính, liễu mệnh. cho nên nói: đắc kỳ nhất, vạn sự tất vậy, đó là nói tới khí đó.

Kim đơn tử thư không dám khinh truyền cang tinh là cái gì, nhất khí là ở nơi đâu, sợ rằng người không ra gì sẽ được, và sẽ bị trời quở trách, Ngộ Nguyện Tử xem sao là do Tổ sư truyền chân tả thần, nếu có tiết lộ đôi chút thiên cơ, mà có chí sĩ nào biết, thì là do họ tâm tri mặc hội, đó là do quỷ thần dạy họ chứ không phải là tội của Ngộ Nguyên vậy ( trích "tham đồng khế trực chỉ")

Hỏi : Nếu vậy thì phép luyện công theo Lữ Tổ bách tự cũng chưa thu được tiên thiên rồi. Vì dạy cụ thể cửa vào huyền quan khiếu và thủ ý chữ Phẩm động đậy. Mà theo gợi ý của HuyenQuangTu thì huyền quan khiếu không có điểm cụ thể....

HQT

chào bạn, hãy suy tửơng về huyền quan khiếu, đến một lúc nào đó cơ duyên sẽ tới , bàng môn vì không biết diệu dụng của huyền quan nên không giác ngộ được.

phép tu theo ''thái ất kim hoa tông chỉ'' chỉ ra được chân tác dụng của huyền quan khiếu là thiên tâm, nhưng phần dụng công đã cố ý chỉ dẫn sai, mục đích không gì khác hơn là để người có lợi căn biết rằng trên đời có huyền quan mà không lạc vào con đường sai, có dịp HQT sẽ bàn về vấn đề trên. 

Hỏi : Vậy thì chủ trương tính mệnh song tu cũng vẫn là hậu thiên rồi... vì đoạn gợi ý của huyenquangtu cho thấy đã hái được tổ khí thì tự động liễu tính liễu mệnh? Và quan trọng hơn để biết ai đó có nhân duyên tiên thiên hay không là xem sao (phải chăng là chính tinh thủ mệnh?).

HQT

vấn đề hái được tổ khí mới chỉ là nhập môn tu luyện thôi, nhưng cũng từ đây mà liễu tính liễu mệnh, đan kinh tuy viết về tính mệnh nhưng thật giả khó phân, thứ tự công trình cũng bị đảo lộn, người rất thông minh dẫu có đọc được cũng khó hình dung, mặc dù topic chuyên về khí công, nhưng bạn là người có căn khí, tôi sẽ vì bạn mà nói tóm lược công trình tu luyện của tiên thánh, sau này nếu có cơ duyên tôi sẽ nói rõ hơn ở một topic khác.

muốn học được môn cùng lý tận tính chí mệnh thì phải hiểu nhiều danh từ đạo môn, sau phải đọc sách nhiều, phải hiểu được các vấn đề sau:huyền quan khiếu, tiên thiên khí, chân diên,chân hống, ngọc dịch luyện hình,thế nào là hoạt tý thời,nhất dương lai phục, khảm ly giao cấu, nội giao hợp, ngoại giao hợp,kim dịch hoàn đan,kim đan,đến đây gọi là liểu mệnh, tiếp đến là càn khôn giao cấu, trưởng dưỡng thánh thai, từ đây trở đi là tu tính cho đến khi xuất anh nhi, rồi luyện thần hoàn hư, luyện hư hợp đạo là đắc phật quả.

tôi sẽ trình bày thứ tự ở dưới

1.Huyền quan khiếu và tiên thiên khí: là nền móng của tu luyện nội đan, nay tôi chỉ thẳng ra khiếu này ở trong đầu, khu vực sơn căn ấn đường, không phải vô cớ mà thuật tướng mệnh gọi chỗ này là mệnh cung, nhưng không có khẩu quyết khai mở thì coi như vô ích, không thể sờ nắn, mà cũng không thể tập trung để khai mở được, ngoại đạo không rõ nên dùng phép thủ ý ấn đường để mở huyền quan, làm vậy vô tình lại đem tiên thiên khí trong người đi ngược trở ra làm hại tính mệnh, vì thế đan kinh dùng cách nói hư ảo, khiến người ta tưởng là nó không có vị trí cụ thể, mục đích là muốn hành giả không phạm sai lầm thủ ý vậy. kỳ thực nói rằng nó không có vị trí xác dịnh cũng không sai, nhưng đây là chuyện của ''huyền quan lộ xuất'' sẽ nói sau.

khẩu quyết là :

muốn thái dược, phải không hái mới hái được

muốn thủ được phải không thủ mới thủ được

phải tĩnh định, không dùng động tác mới được

(tính mệnh khuê chỉ toàn thư)

tiên thiên khí còn có tên là chân diên,là nguyên khí, là ngoại dược dùng để lập mệnh

dẫu đắc sư truyền cũng chỉ đến đó mà thôi, từ đây về sau thì tự biết đường mà đi rồi, sách kim đơn chất đầy 3 xe ngựa cũng toàn nói chuyện từ đây về sau cả

2.ngọc dịch luyện hình: ngọc dịch là nước miếng trong miệng sinh ra để tiếp dẫn TTK dùng để luyện hình, tức là luyện thân xác, nó là của báu dưỡng sinh, có thể cải thiên mệnh, đoạt tạo hoá, làm cho sắp chết mà sống lại được là nó,nuốt được ngọc dịch này qúy gấp ngàn lầm ăn nhâm sâm nghìn năm, chớ lầm tưởng nó là nước dãi sinh ra do dùng lưỡi quét miệng, thứ nước dãi này do ngoại đạo phát minh ra làm gì có TTK trong đó, ngọc dịch sinh ra tự nhiên trên cơ sở hấp thu nguyên khí qua huyền quan, bổ dưỡng thân xác hao tổn,khôi phục lại tiên thiên, làm cơ sở để phục mệnh, thời gian trên dưới 100 ngày thì coi như luyện hình đã hoàn tất. 

3.hoạt tí thời:ngọc dịch luyện hình 100 ngày xây dựng nền móng để phục mệnh đã xong, lúc này tiên thiên đã tòan vẹn,trời và người chung một nhịp vận hành, đồng điệu cùng nhau, thì sẽ gặp thời cơ'' hoạt tí thời'', là lúc ''nhất dương lai phục'', ''huyền quan lộ xuất'',''nội đan xuất khoáng'' 

sách ''tính mệnh khuê chỉ'' viết

"lúc ấy là giữa quẻ khôn và quẻ phục, lúc ấy là lúc trời đất đóng mở, là lúc nhật nguyệt hợp bích, là lúc thảo mộc manh nha, là lúc âm dương giao hội trong thân, thần tiên thái dược vào lúc ấy, lúc ấy là lúc nội chân, ngoại ứng, tương phù ,tương hợp như hai miếng ấn tín chẻ đôi.đó chính là thiên nhân hợp phát chi cơ, thật là chí diệu, chí diệu vậy.

................................

trong khoảnh khắc ấy, một khiếu nhỏ phát sinh, cơ thể mềm như tơ, tim thấy hoảng hốt, dương vật tự nhiên cử phát. lúc ấy dương khí lưu thông tới thương đan điền, thời cơ đã tới.đó chính là hoạt tí thời, hai lỗ mũi sẽ trương nở. đó là lúc thời chí thần hoá, lúc đại dược sản sinh.trong bụng sôi như sấm, và đan điền cũng trương khai.nguyên khí hùng dũng xung tiến vào đan điền,lúc ấy là lúc huyền quan lộ xuất, và là lúc nội đan xuất khoáng"

lúc này nguyên khí xung tiến qua huyền quan khiếu với lực lượng rất lớn đến nỗi phát ra ánh sáng,phát hiện quan cảnh hồi quang phản chiếu, trên có thể nhìn thấy khiếu huyền quan, dưới nhìn thấu đan điền, nguyên khí hùng dũng vào đan điền, xuyên vĩ lư, vượt tam quan đốc mạch. 

4.huyền quan lộ xuất: nay lại nói thêm về huyền quan, sách ''tính mệnh khuê chỉ'' viết:

"khiếu này gọi là tổng trì môn, là kinh đô vạn pháp, nó không có biên cương, không trong ngoài. không dùng hữu tâm mà giữ được, không dùng vô tâm mà cầu được.

lấy hữu tâm mà cầu, sẽ sa vào sắc tướng, lấy vô tâm mà cầu sẽ lạc không vong. như vậy phải làm sao, thầy có khẩu quyết là:

khiếu này trống rỗng không bờ bến

biết mà không giữ ấy công phu 

trương hoà cảnh nói:

hỗn độn khiếu kia gọi tiên thiên

trong thấy hư vô hợp tự nhiên

từ trước khi sinh tìm ra được

biết ra chắc phải đại la tiên 

tư mã tữ vi nói:

hư vô một khiếu gọi huyền quan

giữa lòng trời đất với nhân gian

tám vạn bốn nghìn phân thương hạ

9,3,5,6 liệt tuần hoàn

lớn trùm pháp giới không lưu vết

nhỏ nhập trần ai, chẳng thấy nhan

cái đó gọi là chân tổ khiếu

trường sinh, linh bảo vốn hàm tàng 

tiết tữ hiền viết:

thiên địa không trung như lò bễ

thổi được bễ này sẽ là ai

căn nguyên động tĩnh là do đó

bạn muốn thử xem hãy giơ tay" 

huyến quan khiếu là ngôi trung nằm giữa cảnh tiên thiên và hậu thiên, con người và thiên địa đều thuộc cảnh hậu tiên, cùng chung khiếu này giao với tiên thiên là cái có trước thiên địa nhân

thánh nhân ví huyền quan khiếu như ống bể mà con người và thiên địa củng thổi chung thông với tạo hoá 

vì thế trong lúc ''hoạt tí thời'', con người và thiên địa đồng điệu thổi chung ống bễ huyến quan, trong thời khắc mà nhìn thấy cả tiên thiên và hậu thiên, cho nên phát hiện ra ngôi trung này, gọi là'' huyền quan lộ xuất'', nó thông với tạo hoá, nên gọi là không có biên cương là vậy

TIẾN DƯƠNG CÔNG

1.Đứng thẳng, hai chân rộng hơn hai vai, hai tay mở chưởng buông xuôi theo thân mình.

2.bắt đầu hít sâu vào bụng, xuống trung bình tấn, hai chưởng xoay ra sau lưng, tưởng tượng hai chưởng đang hổ trợ lưng đẩy một tảng đá lớn đang tiến tới áp sát lưng, vẫn tiếp tục hít sâu vào.

3.Vẫn tưởng tượng kết hợp hít sâu vào, đến khi nào không thể chịu đựng được nữa thì từ từ đứng thẳng dậy, hai chưởng xoay ngửa theo hai bên thân đẩy thẳng lên trời, đồng thời kết hợp thở ra từ từ bằng mũi.

THOÁI ÂM CÔNG

1.Đứng thẳng, hai chân rộng hơn hai vai, hai tay mở chưởng buông xuôi theo thân mình.

2.Bắt đầu hít sâu vào bụng, xuống trung bình tấn. Hai chưởng đẩy thẳng tới trước măt. Tưởng tượng hai chưởng đang đẩy một tảng đá lớn đang từ từ tiến đến áp sát ngực. Tưởng tượng hai chưởng không thể chống đỡ nổi tảng đá vẫn đang tiến tới áp sát vào ngực, hai chưởng bị tảng đá đẩy phải co về trước ngực, vẫn tiếp tục hít sâu vào.

3.Vẫn tưởng tượng kết hợp hít sâu vào, đến khi nào không thể chịu đựng được nữa thì bất ngờ đẩy mạnh hai chưởng về trước, tưởng tượng tảng đá bị đẩy bật văng ra xa, đồng thời kết hợp thở ra thật mạnh bằng mũi.  

Thời gian: Tập hai buổi chính là sáng và chiều.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#yuko