Chế độ tiền lương cấp bậc (nhiều bậc) gồm nhữngnhững nội dung nào? Trình bày?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

VI. XẾP BẬC CÔNG VIỆC

6.1. Khái niệm, ý nghĩa

·         Khái niệm: Xếp bậc công việc là việc xắp xếp các công việc có chất lượng lao động khác nhau vào những bậc nhất định.

·         Ý nghĩa:

- Cùng với định mức lao động, xếp bậc công việc là cơ sở để thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.

- Là đòn bẩy để kích thích về mặt vật chất và tinh thần cho người lao động tăng NSLĐ và trình độ tay nghề của họ.

6.2. Căn cứ xếp bậc

Để có cơ sở xác định bậc công việc, người ta chia công việc tra làm 4 tính chất:

a. Tính chất nặng nhọc

Thể hiện ở mức độ hao phí về thể lực mà người lao động bỏ ra để hoàn thành mức công việc được giao. Sự hao phí đó được thể hiện ơe sự tiêu hao về thể lực và sự mệt mỏi ở cơ bắp.

Như vậy, thực chất của tính chất nặng nhọc là việc đi xác định cường độ lao động mà người lao động bỏ ra nhiều hay ít để hoàn thành mức công việc được giao.

Để xác định cường độ lao động bỏ ra nhiều hay ít, người ta căn cứ vào năng lượng tiêu hao (số calo) khi làm việc.

Xếp bậc công việc theo tính chất nặng nhọc sẽ hạn chế được tình trạng tránh việc nặng, tìm việc nhẹ.

Tùy điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, tính chất này có thể chia làm 5 mức độ khác nhau.

b. Tình chất phức tạp về kỹ thuật.

Thể hiện ở mức độ phức tạp của quy trính sản xuất và của việc sử dụng TLSX.

Để đánh giá tính chất phức tạp của công việc, người  ta căn cứ vào thời gian học tập, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm của người lao động.

Xếp  bậc công việc theo tính chất này sẽ có tác dụng kích thích người lao động hăng hái học tập, rèn luyện nâng cao trình độ tay nghề.

Tùy điều kinẹ cụ thể của doanh nghiệp, tính chất này có thể chia làm 5 mức độ khác nhau.

c. Tính chất quan trọng

Thể hiện ở mức độ về tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao, ở phạm vi tổn thất có thể xảy ra nếu như không hòan thành.

Để đánh giá tính chất quan trọng của công việc, người ta căn cứ vào vị trí của công việc đối với toàn bộ quá trình sản xuất.

Tính chất này có thể chia làm 4 mức độ khác nhau.

d. Tính chất độc hại đến sức khỏe.

Thể hiện ở mức độ hao phí đến sức khỏe do điều kiện làm việc gây nên.

Tính chất này có thể chia làm 4 mức độ khác nhau.

Có thể tóm tắt việc đánh giá tính chất các công việc theo bảng phân laọi dưới đây.

6.3. Các phương pháp xếp bậc công việc

a. Phương pháp hệ số điểm: Thực chất của phương pháp này là dùng một hệ số cố định để xác định bậc công việc.

- Xác định số bậc trong doanh nghiệp

Để xác định số bậc trong doanh nghiệp ngườita căn cứ vào quy mô và tính chất của các công việc. Nếu số lượng công việc nhiều và tính chất giữa các công việc lại phức tạp, chênh lệch nhau nhiều thì số bậc sẽ nhiều hơn.

- Xác định hệ số điểm = Điểm tổng hợp cao nhất : số bậc

- Xác định điểm tổng hợp của công việc theo 4 tính chất trên

                                          Điểm tổng hợp của các công việc cần xếp

bậc

- Xác định bậc công việc =

                                                                     Hệ số điểm

b. Phương pháp tổ hợp điểm

- Xác định số bậc trong doanh nghiệp

- Xác định khoảng cách điểm giữa các bậc: Chênh lệch điểm giữa điểm tổng hợp cao nhất và điểm tổng hợp thấp nhất chia cho số bậc. (15 : 5 = 3).

- Ấn định trước số điểm của mỗi bậc:

        4 - 6 ;         7 - 9  ;       10 - 12;           13 - 15  ;      16 - 18

            I               II                 III                   IV                 V

- Xác định điểm tổng hợp của công việc cần xếp bậc.

- Xác định bậc công việc. Đối chiếu điểm tổng hợp của công việc cần xếp bậc với tổ hợp điểm ổn định cho trước của mỗi bậc.

Trong thực tế:

+ Bậc công việc thường trùng với bậc công nhân.

+ Mỗi ngành đều có xác định số bậc công việc tương đương với bậc công nhân. Từ đó xác định hệ số bậc lương tương ứng với bậc công nhân.

+ Để xác định bậc công nhân tương ứng với bậc công việc, hàng năm doanh nghiệp thường tổ chức thi tay nghề cho công nhân.

 Thu Lao Lao Dong

I. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA

* Khái niệm: Thù lao lao động là phân phối vật phẩm tiêu dùng cho người lao động.

* Ý nghĩa: - Là biện pháp để thực hiện tái sản xuất sức lao động.

- Khuyến khích tăng NSLĐ

- Để giáo dục vè quan điểm lao động và hưởng thụ thành quả lao động đúng đắn. đồng thời là cơ sở để tăng thu nhập và nâng cao đời sống của người lao động.

II. CÁC HÌNH THỨC THÙ LAO LAO ĐỘNG

2.1. Thù lao theo thời gian: Căn cứ vào thời gian làm việc của từng loại lao động có tính đến trình độ nghiệp vụ của từng người.

- Ưu điểm: Đơn giản

- Nhược: Mang tính bình quân, không khuyến khích được tính tích cực của người lao động.

- Chỉ áp dụng trong những công việc không thể hoặc chưa thể thực hiện thù lao theo khoản được.

 

2.2. Thù lao theo khỏan

Là hình thức thù lao căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm hoặc công việc và đơn giá sản phẩm hoặc công việc hoàn thành. CÓ 2 hình thức

- Thù lao theo khỏan công việc

- Thù lao theo khoản sản phẩm

III. CÁCH TRẢ THÙ LAO

3.1. Trả thù lao lao động theo khoản trực tiếp: Căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm hoặc công việc mà người công nhân trực tiếp sản xuất để tính lương theo một đơn giá nhất định.

Đ = T : K

Đ: Đơn giá một đơn vị khối lượng công việc

T: Thù lao cho mức công việc hoặc sản phẩm khoản

K: Mức sản phẩm khoán

3.2. Trả thù lao theo khoán lũy tiến

Là chế độ trả lương sản phẩm bằng 2 loại đơn giá: Đơn giá không đổi và đơn giá lũy tiến.

Nếu công nhân sản suất vượt mức giao khóan thì:

+ Sản phẩm bằm trong mức khoán được tính theo đơn giá không đổi.

+ Sản phẩm vượt mức khóan được tính theo đơn giá lũy tiến.

Thường áp dụng cho những công việc khó, đòi hỏi tính thời vụ nghiêm ngặt.

Cách xác định:

Đ’ = Đ + Đh’

Đ’: Đơn giá lũy tiến

Đ: Đơn giá công việc (SF) trong mức khoán

h: % đơn giá được nâng

h tăng lên bao nhiêu là phụ thuộc mức tăng khối lượng công việc hoặc sản phẩm phẩm khoán.

Ví du: Để khuyến khích công nhân chăn nuôi vắt sữa được nhiều. Nông trường khoán 1 công nhân vắt sữa bì bậc 4 một ngày vắt sữa cho 3 con bò. Sản lượng sữa bình quân 1 con 1 ngày 9 lit. Nếu vắt vượt từ  1 - 10% thì đơn giá sẽ tăng 30%. Giả sử ngày hôm nay, công nhân đó vắt được 29 lít. Hãy tính lương cho công nhân trên.

Công thức: Lương ngày = lương tháng: số ngày sản xuất trong tháng

260.000 : 26 = 10.000đ

Đ = Lương ngày: sản phẩm khóan

Đ = 10.000 : 27 = 370

Đ’ = 370 + 370 x 30% = 481

L = K1Đ1 + (Kn - K1) Đ’n

L = 27 x 370 + 20 x 481 = 10.952đ

L: Lương sản phẩm lũy tiến

Đ1: Đơn giá cố định

K1: Số sản phẩm làm trong mức khóan

(Kn - K1): Số sản phẩm thực hiện vượt mức khởi điểm lũy tiến ở bậc thang n.

Đ’n: Đơn giá lũy tiến ở bậc thang n tương ứng với bậc thang của sản phẩm vượt.

3.3. Trả thù lao theo khóan có thưởng (thù lao bổ sung).

+ Đây là hình thức thù lao bổ sung được biểu hiện dưới hình thức thưởng.

+ Các hình thức:

- Thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm

- Thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu

- Thưởng vượt năng suất sản lượng, hòan thành kế hoạch trước thời hạn.

IV. VẬN DỤNG TRẢ THÙ LAO THEO KHÓAN SẢN PHẨM

* Điều kiện trả lương theo khóan sản phẩm

+ Phải xây dựng được quy trình sản xuất của từng loại cây trồng, từng con gia súc và các định mức kinh tế kỹ thuật.

+ Xác định đơn giá một đơn vị khối lượng công việc.

+ Đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời điều kiện vật chất cho người nhận khóan.

+ Xác định bậc công nhân tương ứng với bậc công việc.

*Nội dung

- Cách tính một số chỉ tiêu

+ Xác định khối lượng từng loại công việc (Vi)

+ Xác định tiền lương cho 1 đơn vị khối lượng công việc (gi)

+ Xác định tổng số tiền lương phải trả

                        Lkh = å Vi

+ Xác định sản lượng giao khóan (SFkh)

+ Xác định đơn giá một đơn vị sản phẩm.

Trong thực tế người ta tính như sau;

+ Xác định tổng số công khoán

+ Xác định bậc công việc bình quân

+ Tính lương của bậc công việc bình quân

+ Lkh = Tổng số công khoán x mức lương bậc công việc bình quân.

+ Xác định sản lượng giao khóan

+ Xác định đơn giá 1 đơn vị sản phẩm.

- Cách thanh tóan;

Trước khi thu hoạch daonh nghiệp căn cứ vào tổng số tiền lương phải trả cho công nhân theo kế hoạch. Cho nhóm (đội) tạm ứng 80% số lợng đó. Số lương lĩnh trước đó gọi là lương vay (Lv).

Sau khi thu hoạch, doanh nghiệp căn cứ vào sản lượng thu hoạch thực tế để tính tiền lương thực tế.

Ltt = SFtt x D

- Xác định khoản chênh lệch lương

SFtt = SF­kh: Số tiền còn lại C = 10 - 20% Ltt (Lkh)

SFtt > SFkh: C = 10 - 20% Ltt + Giá trị sản phẩm vượt

SFtt < SFkh: Tùy mức độ khác nhau mà doanh nghiệp có thể dữ lại một phần hay toàn bộ số lương chưa thanh tóan trên.

- Phân bổ lương

Tổng số tiền được lĩnh thêo hay bù vào của mỗi công nhân được tính tỷ lệ thuận với số tiền lương mà công nhân đã lính trước đây.

c = (C : Lv) x lv

c: Chênh lệch lương lĩnh thêm hay bù vào.

C: Chênh lệch lương của nhóm (đội).

Lv: lương vay sinh họat của nhóm (đội)

lv: Lương vay sinh họat của từng người.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro