thương sao hết?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Anh đã giết em, anh chôn em vào trái tim anh

Từ đây anh không được yêu em ở trong sự thật

Một cái gì đã qua, một cái gì đã mất

Ta nhìn nhau, bốn mắt biết làm sao?

Ôi! Em mến yêu! Em vẫn là người anh yêu mến nhất

Cho đến bây giờ ruột anh vẫn thắt

Tim anh vẫn đập như vấp thời gian"

_ anh đã giết em, xuân diệu

***

trong một ngôi nhà đã bỏ hoang, bao quanh căn nhà đó là những con hào giao thông ngoằn ngoèo, khúc khuỷu. ở nơi đó, thay vì không khí lạnh lẽo thấu da thấu thịt, cái lạnh buốt người và rùng rợn của một ngôi nhà hoang, thì đấy lại là tiếng đọc bài vang dội của những đứa trẻ. có khi tiếng đọc đó to, rõ ràng, khi lại chỉ còn tiếng của cô giáo đang miệt mài giảng bài với những nhiệt huyết bừng cháy của tuổi trẻ, không chỉ vậy những tiếng con trẻ nô đùa sau giờ học lại tạo ra những phút giây bình yên đến vô cùng. bình yên đó chưa kéo dài được bấy nhiêu lâu, lại có tiếng mắng inh ỏi của một người phụ nữ

- trương thắng triệt! rốt cuộc bao nhiêu lâu nữa thì cậu mới ngấm được môn của tôi vậy?

cậu thiếu niên nhìn thoáng chắc cũng trạc tầm mười ba, mười bốn tuổi. thằng nhóc ấy luôn bị quở trách vì học lực yếu môn toán. không phải học kém, mà là không thích học toán, lúc nào nó cũng bao biện như thế. tên nhóc nom nét mặt cục cằn này đây là rất ghét môn toán, cậu bị quở trách hết lần này đến lần khác, nhưng có vẻ những lời nói đấy đều là bóng gió với cậu thiếu niên trẻ này. cái bộ môn tính toán ấy, cậu kém thật bởi vì mọi hứng thú và đam mê kia cậu đã dành hết cho văn chương và thơ ca rồi. thắng triệt là người có một tâm hồn bay bổng cùng với những con chữ, cậu nhóc sáng tạo vô cùng, khả năng văn thơ cũng được các lão già trong làng gật gù thích thú.

[...]

nhớ hồi mới mở lớp học, thằng triệt thích một cô nhóc. cô bé này thì lại hơn cậu một tuổi, vô cùng lanh lợi, lém lỉnh, được các dì các mệ trong làng cưng còn không hết. đường nét khuôn mặt thì vô cùng sắc sảo như để tôn lên được nét nghịch ngợm của em. trương thắng triệt chết mê chết mệt cô nhóc đấy, cậu thiếu niên trẻ làm hẳn một bài thơ và viết hẳn một bức thư tình thật dài, mong sao gửi gắm được toàn bộ tâm tình vào đó, cầu cho người ta thấy hết tâm can nên chẳng ngần ngại moi hết ruột gan ra mà viết, viết sao cho thật dài. ấy vậy nhưng cô bé này vốn chỉ giỏi toán, chữ thì cũng bập bẹ, nhìn thư tưởng tranh vẽ thế là cũng chẳng thèm quan tâm.

thắng triệt lúc bấy giờ đợi mãi không thấy hồi âm, cậu thiếu niên đành sinh chán nản, kéo theo càng ghét môn toán hơn. tâm hồn trong tiết này lúc nào cũng treo ngược cành cây, không lấy một tí tập trung nào hết. mường tượng rằng địch mà đánh bom ngay giờ toán, chắc ngẩm cậu thiếu niên này cũng chẳng hề hay biết đâu.

trong một lũ trẻ con trong làng chơi với nhau, có 1 cậu nhóc nhìn dáng người mảnh khảnh, làn da phải gọi là trắng nhất hội. tụi bạn suốt ngày chê là đồ con gái. nhưng đấy chỉ là ngày trước, từ ngày tên nhóc ấy mách mạ thì không còn thằng oắt nào dám làm gì nữa. mạ nó làm nghề bán bánh xèo bên kia cầu, cây cầu mà mấy anh bộ đội vệ quốc quân lắp để cho mấy đứa tới trường học; tía nó thì làm giang hồ, thấy ai cũng đồn rằng tía nó chả theo bên nao không phải việt minh cũng chẳng phải việt gian. bọn trẻ trong làng bảo tía nó hễ thấy ai làm phản đều đánh cho bầm dập, sáng hôm sau người đó chỉ có lết bò về nhà. thằng nhóc ấy là dương hoàng hà, tía thằng hà đi làm suốt ngày mang cho nó của ngon vật lạ về. bọn trẻ trong làng cứ nhằm đúng ngày hăm ba hàng tháng, lúc tía nó về liên đến nhăm nhe đồ chơi của thằng hà.

duy có cái cậu triệt, nó là đứa con trai đầu tiên mà chơi cùng thằng hà, không trêu chọc nó là đồ con gái, cứ thế rồi chả biết tự khi nào thằng hà thích nó nhất trong cái làng này, cơ mà đứa trẻ nhát gan ấy không dám nói. sợ nó nói xong mất hết tình nghĩa bao lâu, hơn nữa còn bị đánh bầm dập rồi bị chửi rủa bởi mấy người trong làng trong xóm nữa. thế nên thằng hà thích đến mấy cũng chỉ giữ trong lòng nó. cậu triệt đó nhìn vậy chứ cũng để ý thằng hà được một thời gian rồi. lần nào cậu thiếu niên trẻ kia bị mắng xong bắt đi ra ngoài đứng phạt, y như rằng hôm răng cũng có một đứa nhóc lon ton chạy ra theo làm thành một cái đuôi. lần nào lần nấy, cũng một câu "anh triệt để hà giúp cho anh môn toán nhé"

triệt nó cũng khoái lắm, cơ mà chẳng biết làm gì, nhận lời thì ngại, để em bé tuổi hơn chỉ bảo thì nhục nhã để đâu cho hết, mà từ chối thì nó buồn, bản thân chàng thi sĩ nhỏ tuổi ấy cũng không chịu được. thế là nó đành mỗi lần như thế, toàn nói khéo chuyển qua chuyện khác, mà thằng hà đâu vừa, nó ứ chịu, cứ nằng nặc đòi chỉ cho anh triệt của nó.

-anh triệt cứ yên tâm hầy. em học bên văn nứa không có giỏi đâu, nhưng toán em giúp được anh đó!

-cảm ơn thằng hà, nhưng anh đang chưa cần.

cứ lần nào tên nhóc kém toán nói xong câu đấy, mặt mũi thằng hà lại phình to lên, xong ỉu xìu xuống, rồi quay lưng đi lững thững về lại lớp, nom thằng nhóc mặt trắng non choẹt đấy xị ra, tưởng búng được cả sữa từ hai bầu má nó. đứa trẻ đó cố chấp thật, trương thắng triệt hết mức để đánh trống lảng đi, mà nó vẫn cứ lì lợm không chịu nghe. anh triệt của nó càng từ chối nó lại càng làm. nhiều lúc nó không chịu được, đâm ra khóc lóc, chạy về hỏi mạ, nó làm mạ nó chỉ biết cười trừ.

-mạ ơi, răng anh triệt cứ chối quài vậy mạ, có cái mô tê chi mà anh cứ không nhận!

-mạ đoán chắc triệt nó ngại thôi.

nói rồi mạ nó lại cười hiền xoa mái đầu mềm của thằng nhóc. tụi trẻ trong làng trêu nó như nào dì năm biết hết, đợt đỉnh điểm dì cáu quá, cầm chiếc roi mây dài để đánh lũ trẻ ranh đấy. bị đánh thì chúng nó càng ghét thằng hà, mạnh mồm còn tuyên bố không chơi với thằng hà nữa, nhưng ngày mười lăm tháng đó bố thằng hà lại về, chúng nó cuốn quýt lại với nhau ngay. trẻ con mà, có bánh quà cho chúng nó, chúng nó lại vui vẻ trở lại ngay, đâu so đo mệt mỏi chi nhiều. tía với mạ thằng hà nhìn hung dữ như thế, nhưng dân làng quý nhà họ lắm, thấy người nghèo đói hay người tản cư, mạ thằng hà chả ngại tay đưa họ ngay một dĩa bánh xèo nóng hổi, còn tía nó thì người to khỏe, tên đầu trâu mặt ngựa của xóm nên xóm này giặc chưa thấy tràn vào. dân làng đồn nhau, chắc lũ đấy sợ tía thằng hà, sợ chưa kịp bắn đã bị tía nó bẻ súng gãy làm đôi. dù như thế, tía mạ thằng hà chưa đánh nó lần nào, chăm nom con như chăm con búp bê bằng bông, nên da nó trắng hồng, tóc nó óng lên mượt mà, các dì các mệ cứ xuýt xoa với mạ nó, làm sao con trai mà xinh còn hơn cả con gái nữa.

[...]

thời chiến khác thời bình, đâu phải lúc nào cũng yên ổn trôi qua để nhận lấy con chữ mà học. lâu lâu lũ giặc cứ rảnh lại đánh cho một quả bom xuống dưới, có khi chỉ là đạn lạc vô tình trúng đến, lúc thì quả bom to đùng từ máy bay, lúc thì chỉ có mấy quả bom bi nhỏ nhỏ, làm đứa nào đứa ấy đi học là phải đội mũ rơm. trong lòng lúc nào cũng nơm nớp lo với sợ, nhưng được đi học thì vui lắm, mà bọn nhóc cũng chỉ cần thế thôi. cứ mỗi lần bom rơi. ngồi học nhưng vẫn phải dểnh tai nghe, xem xem có tiếng còi hú chuông reo không, để sẵn sàng mà chạy tránh bom, các cô trò hễ nghe thấy tiếng còi hú từ xa, lại phải thật nhanh chui xuống cái giao thông hào mà trú. quả đúng như các cụ, các lão nói, thời thế tạo nên anh hùng, có mấy đứa nhóc trạc tuổi mười mấy trăng rằm, còn biết cầm cả súng, dùng súng thật mà ngỡ súng đồ chơi không ấy. lũ còn lại thích trêu giặc, dùng ná cao su mà lấy đá rồi bắn. chúng nó nhắm giặc như nhắm chim ấy, bắn cái nào trúng cái đấy, lâu lâu trượt một nhát mà cả bọn sợ lặng hết cả người, lúc đấy mặt ai cũng tái nghét, sợ bị phát hiện, ấy thế mà lại vui. thắng triệt cũng là nằm trong những đứa biết cầm súng, nó là đứa chuyên đi học lỏm mấy anh bộ đội rồi quay ra chỉ dạy cho mấy đứa khác. còn thằng hà thì tham gia mấy trò nghịch trêu giặc của lũ còn lại.

về căn bản vui lắm, triệt cũng cố mà chỉ thằng hà để cầm súng rồi, ấy thế mà nó mảnh khảnh, gầy gò với ốm yếu quá, cầm súng bắn lúc nó giật lại không cầm nổi. thế là thằng triệt chịu thua, thằng hà vốn thích cậu triệt chỉ súng cho, cơ mà sức nó yếu quá biết sao giờ. nó còn về bảo tía cho nó tập súng cùng, tía nó cũng sợ con trai mình yếu nên không dám cho. thằng hà nằm vật ra đất mà mè nheo, khóc đến hai mắt sưng vù, mệt hụt cả hơi thở đều đều ngày thường. mạ nó thấy cũng thương, nhưng tía nó bảo mạ nó mà bênh nó nữa là nó hư. thế là mạ nó thôi, mạ nó không dám ho he nữa

ngày thì vẫn cứ trôi, thời gian thì vẫn chẳng đợi chờ một ai cả. mấy anh bộ đội đi hành quân vô tình đi qua nơi này, lại còn mấy đứa nhìn có vẻ trạc tuổi mười mấy trăng rằm ăn mặc đồ bộ đội, nhìn rõ là oai. triệt thấy các anh đi qua cứ thế mà đưa mắt nhìn theo không rời nửa bước, nó cũng muốn được đi theo. nó nghe tía nó kể là đây là việt minh, mấy anh cứ ra trận theo tiếng gọi của tổ quốc, của cụ hồ, đánh giặc giữ nước. cậu thiếu niên trẻ nghe say sưa, thằng hà ngồi cạnh mắt cũng sáng quắc lên. hai đứa muốn đi lắm, cậu triệt kia xin một cái tía đồng ý luôn. còn thằng hà, mạ với tía nó xót con, giữ lại nhất quyết không cho đi. thằng hà không được chấp thuận cho cái mong cầu nhỏ nhoi ấy, cứ thế nằm nhà ăn vạ suốt mấy ngày liền.

lúc nó chịu nín ra khỏi nhà thì hay tin cậu triệt đi theo mấy anh vào quân khu rồi. thằng hà mệt quá, không khóc được nữa, mấy bữa nọ nó khóc nhiều quá rồi thế là nó ngất đùng ra đấy. tía với mạ nó hốt hoảng nhận tin, liền đưa con trai lên trạm xá có mấy cô chú trong bộ đội ra làm, để khám chữa cho con. thằng bé sốt cao, trán nóng hừng hực, xong chân tay lạnh ngắt cứng đờ, mặt mày thì tái nghét lại, hình như má nó gầy đi mấy bận. may là nó không sao, không tía nó phá banh chỗ trạm xá lên mất. thằng hà để tỉnh dậy cũng mất dăm ba ngày. lúc nó dậy cô y tá dúi cho nó mấy tờ giấy được cuộn tròn để trong cái lọ cho nó. cô nhỏ nhẹ kêu

-là triệt nó gửi con đấy, lúc nó đi nó thấy con không ra nó thấy tủi lắm đấy.

thằng hà hai mắt tròn vo, mở to rồi lại chớp chớp vài cái, mắt nó tựa mắt nai, lóng lánh chứa đầy ánh nước. nó nghe là đây là thư của triệt mà tay chân luống cuống, cầm có cái lọ cũng không chắc. trượt lên trượt xuống mấy lần, mãi nó mới mở được thư ra mà đọc. đúng là cậu thiếu niên trẻ này văn thơ lai láng thật đấy, nhìn cứ tưởng là viết văn bản của chính phủ. đọc thư mà thằng hà nước mắt cứ rơm rớm, lâu lâu không kìm được mà rơi một giọt ra khỏi mắt.

"huế, ngày hăm sáu tháng năm, năm ...

gửi cho hà yêu dấu của anh!

giờ này thì anh không còn ở nơi đây nữa rồi, huế hôm anh đi trời đổ mưa to lắm, chắc nó đang buồn đấy, nó buồn giống hôm anh đi không thấy có hà, nước mắt anh dù cố kìm cũng không để cho nó khỏi tuôn rơi ra, chắc nó đang nhớ hà, nó muốn chạy lại tới chỗ hà lắm. chạy tới để trách móc là sao hà không ra đưa anh đi chứ, không biết hà có thấy nhớ anh không? hay anh đi vài bữa là hà quên anh rồi. nhưng hay tin hà ốm, lòng anh cũng muốn đau ốm mãi theo, trái tim thổn thức cũng không kìm được mà thắt quặn lại, có lẽ nó cũng nhớ hà.

hà biết không, hà xuất hiện trên đời anh, như hà là vì tinh tú sáng rọi, để soi chiếu cho tâm hồn này của anh bớt đôi phần cặn cỗi. có những phút giây con người ta muốn ở lại bên nhau mãi mãi, ước muốn được bẻ cong giá trị thời gian để giữ đối phương lại. anh cũng đơn thuần như bao người khác thôi. cũng không thể khác đi được so với họ là bao nhiêu. anh ở nơi này đây chỉ muốn có hà ở bên. con tim anh đi theo tiếng gọi tổ quốc, nhưng rồi người cầm nắm nó vẫn là em.

anh muốn hái hết sao trên bầu trời rộng lớn, hái hết hoa ở cách đồng xa oải kia, tất thảy đều muốn dành dụm để tặng cho em, để mà minh chứng được cho sự mong cầu của anh với em. dẫu chẳng biết ra đi có hay chăng cái ngày đất nước toàn thắng, để quay về lại bên em, về với cánh đồng xanh thẳm anh và em từng dạo chơi ngày bé, ta sẽ lại chạy cùng nhau, ta sẽ lại nằm ườn trên bãi cỏ cùng nhau. và lần này hãy để anh nói cho em, những điều mà anh chưa kịp nói, những lời hứa, những ước nguyện anh chưa kịp làm.

khi anh về, tất cả của anh, đều thành của em.

thương và nhớ em nhiều.

trương thắng triệt."

cô y tá đứng kế nhìn, chắc ngẩm triệt với hà quý nhau lắm. cô không chắc nhưng cô có cảm giác hai đứa nhỏ này thích nhau thật rồi. mấy lần đi qua trường để sơ cứu cho mấy đứa nhỏ, cô đều thấy hai đứa này đi với nhau. hơn hết thấy cách thằng triệt nhìn thằng hà, cô lại thấy ánh mắt hai đứa nhỏ này trao cho nhau không hề bình thường. với cô thì chuyện 2 người cùng giới yêu nhau cô không cấm cản, nhưng cô lại sợ cái xã hội chết tiệt này sẽ chì chiết hai đứa nhỏ. tình yêu bắt đầu từ trái tim, mà trái tim thì đâu phân biệt màu da, sắc tộc hay giới tính. nhưng căn bản mọi người lúc bấy giờ lại không hiểu được.

cô vẫn nhớ chứ, nếu không phải là vì xã hội thì cô sẽ không đơn côi một mình, thằng triệt cũng không mồ côi mạ. cô với mẹ triệt mến nhau nhiều lắm, nhưng gia đình của mạ cậu triệt lúc bấy giờ không thích, ép mợ phải kết hôn với một người đàn ông, phải sanh con đẻ cái để có "người nối dõi tông đường". mợ cũng sanh con, là cậu triệt bây giờ. mợ sanh xong, mợ liền đi tìm tới cái chết là một sự giải thoát thanh thản cho mợ. bấy giờ thằng triệt mới có 5 tuổi, mạ nó đi đâu nó cũng biết chứ, triệt nó hiểu chuyện lắm. mạ nó mặc dầu sanh con vẫn còn qua lại với cô y tá. mợ thương cô mà cô cũng thương mợ, nhưng tía của mợ phát hiện mợ đi với cô. song cấm cản cô trong nhà, chính tay tía đã đập đánh mợ đến không còn nhìn ra mặt mũi đâu. người ta bảo mợ hóa điên liền gieo mình xuống sông xanh biếc ở đầu làng.

tía nó thì thương mạ nó thật lòng, nhưng mạ nó thì không. lúc mạ cậu triệt mất, tía nó mới ăn năn sao lúc mợ còn sống không giải oan giúp mợ. nếu tía cậu và mạ cậu không cưới nhau thì mạ cậu cũng sẽ không đến mức tự gieo bản thân mình, đấy là suy nghĩ của tía nó. còn ông ngoại nó thì không chịu nổi cảnh mất con, hối hận vì không nghe con, nên ngoại nó liền treo cổ chỗ góc cây gần sông mà mợ gieo mình. ông nó đi rồi, bà nó lại bị dân làng xỉa xói, lăng nhục người đàn bà góa chồng đến mức không chịu được, bà nó đành bỏ đi biệt xứ. thế là một mình tía nó nuôi cậu triệt tới giờ.

thằng hà tuần nào cũng gửi cho cậu triệt một bức thư, cách 1 tuần một bức thư được hồi đáp. hai người trao hết tâm tình của mình đi theo từng lá thư, cuối thư nào cậu triệt cũng nói "hứa với em là anh sẽ về sớm, khi nào giặc bị đuổi hết khi đó anh và em sẽ được ở bên nhau". thằng hà vẫn luôn một lòng tin rằng rồi cậu triệt sẽ về khi nước nhà giải phóng. bọn trẻ trong làng cứ thấy thằng hà gửi thư cho thằng triệt thì càng trêu nó là "đồ con gái". nó không thèm để tâm, nó chỉ cần thấy thư của cậu triệt gửi về thôi. nó vẫn đợi, đợi cho đến khi mà nó không thể nữa...

[...]

tía nó phát hiện nó và cậu triệt thường xuyên qua lại với nhau, thế là tía nó mò tìm hiểu rõ sự tình. hóa ra con trai mình có tâm tình với con trai nhà ông trương. tía nó giận quá, đem nó ra đánh, xong để nó nhịn đói ba ngày, sức nó thì yếu không chịu nổi liền ngất đi. tía nó ngày nào cũng lôi nó ra chửi nó. khi tới giới hạn của một con người, mặt nó phờ phạc nhìn trông không còn sức sống, đôi môi hồng hào ngày nào nay cũng tái nhợt dần, nó hỏi:

-tía thật sự còn thương con không?

-tao vẫn thương mày nên tao mới đánh để mày hiểu ra

-vậy nếu tía thương con, răng tía không nghĩ đến hạnh phúc nì tía? mắc cái chi mà tía cứ cản con vậy?

-tía không biết, nhưng điều đấy là sai. con phải lấy vợ lập nghiệp chứ không phải là yêu một thằng con trai. đó là bệnh hoạn, con đang bị nó tẩm bùa đúng không. tía sẽ bảo mạ đi gọi thầy về.

nói rồi tía nó chạy đi gọi mạ, kêu gọi thầy. hà cũng bất lực, bèn cố gượng dậy, đi tới chỗ của cô y tá. bảo cô viết cho nó một bức thư rồi gửi cho cậu triệt, cô nhìn nó thì bảo nó ngồi xuống, có ý muốn giúp nó, nó chỉ ngồi xuống bạt chứ nhất quyết không để cô chữa bệnh cho mình. cô nhìn nó xót lắm. không hiểu sao nó thành như này, nhưng sau khi nghe nó đọc thư để cô viết thì cô mới hiểu qua phần nào. nghe thằng hà đọc mà mắt cô đỏ hoe. nội dung bức thư rằng

"anh triệt yêu quý của em, em thương anh lắm, em không phải thương theo kiểu anh em bình thường nữa rồi. em vẫn luôn mặc kệ lũ trong làng nói em là 'đồ con gái', cả đời này em có thương thì em vẫn chỉ thương mình anh, anh trương thắng triệt của em thôi. em không biết nếu anh đọc bức thư này thì em còn trụ nổi không. ngày đất nước ta giải phóng thì còn lâu lắm. em chắc khó mà đợi ngày anh về kịp, nhưng em tin bằng một cách nào đấy em vẫn sẽ nhìn thấy anh. tía em không cho em thương anh, tía bảo em là bệnh hoạn. anh tin em nhé, em không bệnh đâu anh nì. em chỉ muốn sống thật với bản thân một chút thôi. chỉ cần đó là anh thì em nguyện cho dù thành cái gì em cũng sẽ trở thành. em chấp nhận không làm con của tía em nữa, dương hoàng hà này không cần của ngon vật lạ. nếu anh về khi đất nước ta giải phóng mà anh không thấy em, cũng đừng buồn anh nhé. hà vẫn sẽ ở cạnh anh, theo một cách khác. thằng hà vẫn là thằng hà của anh. đọc xong mong anh đừng giận em, có lẽ hai người chúng ta không có duyên thật anh ạ. yêu anh thật nhiều!"

bức thư được cô gửi đi, tối hôm đó hà lên cơn sốt nặng. cậu thiếu niên nhỏ với làn da trắng và dáng người mảnh khảnh không chịu nổi nữa rồi. em vẫn cố nhoẻn một nụ cười trên đôi môi hồng chúm chím nay đã tái nhợt của em. trong cơn mê sảng, các cô chú cố gắng cứu lấy em, cứu lấy một sinh mạng nhỏ nhoi, đang thoi thóp từng nhịp thở. trong số đó có cô y tá hay chơi với em đang lo sợ nhất, cô đang cầu nguyện cho em có thể qua khỏi được, cô vẫn luôn nhẩm trong đầu rằng em còn phải sống để đợi anh triệt của em trở về bên em nữa chứ. cô rơi vào trầm tư, sự bất lực của cô càng tăng khi đo nhịp tim của em. nó đang chậm dần, nhưng nó lại vẫn không dừng hẳn. có lẽ trái tim ấy đang đợi chờ lời hồi đáp, lời hồi đáp lại của một tình yêu.

đến lúc này rồi, trong cơn mê sảng em vẫn lí nhí hỏi các cô chú đang cố gắng hồi nhịp thở cho em

-cháu... muốn biết... bao nhiêu thì... mua được 'bình yên'....

nhà thằng hà cũng không đến độ nghèo, cũng thuộc tầng lớp trung lưu khá giả. nó muốn mua 'bình yên', ai bán cho nó với, bao nhiêu rồi nó cũng sẽ trả. các cô chú mắt ai cũng đỏ hoe, nhiều người ngồi canh lúc nó tỉnh, nước mắt cũng đã lã chã rơi tự bao giờ. mấy bác bệnh nhân cũng chạy ra đứng chờ quanh giường cậu thiếu niên nhỏ ngây ngô. đúng hai giờ sáng, mọi nỗ lực của bác sĩ đều vô vọng, linh hồn em đã không còn ở đây nữa. em đã cố gắng rồi, giờ em có thể đi theo anh triệt của em đến khắp mọi miền tổ quốc thân thương. mà cũng phải thôi, từ ngày tía nó cấm cản nó yêu đương, sức sống nó đã không còn, thân xác nó vốn đã mất đi cái hồn nhiên và trong sáng nhất của tuổi thiếu niên. nó có thể vẫn đang tồn tại hiện hữu trên cõi đời theo một dạng nào đó chứ vật chất nó đã không còn sống ở nơi này nữa rồi.

tía mạ thằng hà sáng sớm hôm sau nhận tin con trai mình đã rời đi trong đêm, hai người liền gào khóc kêu ai oán. cô y tá đưa cho tía mạ nó một bức thư, bảo của nó đấy. đọc xong họ không biết hối cải như nào. mạ nó đọc xong thét lên khóc càng thương tâm hơn, đập liên tục vào người chồng, giật giật áo của tía nó như là đòi tiền. mạ nó đòi lại con, tía nó thì im lặng như tờ. tía thằng triệt cũng chạy sang kịp, nhìn hai vợ chồng như vậy thì tía thằng triệt cũng biết.

[...]

vài tháng sau, đơn vị cho nghỉ phép, từ chiến khu xuôi ngược về huế, thằng triệt hối hả chạy lại làng kiếm thằng hà. nó hi vọng mình sẽ về kịp, về để nói rằng nó cũng thương thằng hà lắm. cậu thiếu niên muốn chạy thật nhanh về để ôm lấy người mình thương thầm bấy lâu. triệt muốn ôm thằng hà thật chặt, mặc kệ người đời nói họ là bệnh hoạn. lúc bấy giờ sao cảm tưởng đôi chân ấy lại chậm chạp thế, phải nhanh lên chứ, nhanh để còn thấy đôi mắt to cong lên cười rồi nói thương anh.

đường đi vòng vèo nhưng rồi cũng dần ngắn lại, ngôi nhà mái ngói nâu duy nhất trong làng dần hiện ra, chạy thẳng một mạch tới trước cửa nhà hà như một thói quen từ lâu khó bỏ. ấy thế mà về đến nơi, thấy mạ nó phờ phạc ngồi trước bậc thềm, tía nó thì đang rít điếu thuốc lào ngoài vườn. nó chạy vào, gặp mạ hà thì chào hỏi lễ phép, nhưng mạ thằng hà như người mất hồn, không nói không rằng nửa câu.

-mợ ơi, thằng hà đâu rồi ạ?

mạ nó không đáp lời cậu triệt, chỉ ngước lên cười cười. hai tay mạ thằng hà áp lên má cậu triệt, mạ nó nhìn thằng triệt, bỗng hai con mắt mợ đỏ lên và rồi từng dòng nước mắt cứ thế rơi xuống. tía thằng hà thấy cậu thiếu niên trẻ đừng đờ ra khó xử liền bảo nó đi theo. ông dắt cậu ra một bia mộ, trên đấy có một dòng chữ, là tên của em. ngày, tháng, năm sinh, năm mất đều được khắc ghi rõ ràng. đôi mắt của cậu thiếu niên trẻ ngày nào, giờ đã chững chạc lên, nhưng lúc bây giờ nó không tin vào mắt mình, người nằm đây chắc chắn không phải thằng hà của cậu đâu. mắt nó đỏ bừng lên, trái tim đập lên những nhịp đập hỗn loạn, nó đang tuyệt vọng, sự tuyệt vọng khi phải thấy người mình thương nằm dưới mảnh đất lạnh lẽo. mắt cậu triệt đấy ngước lên dần dần, rồi nhìn thẳng vào ông dương, ý hỏi có thật không hở bác.

-phải là thằng hà đấy, tao chẳng biết nói gì nữa. cái lúc tao thấy nó thích mày, tao tưởng nó mắc bệnh, nó bị mày tẩm bùa mê thuốc lú chi, mà nhất quyết bám lấy mày. là tao đã sai, nó thương mày là thật triệt ạ, nó gắng gượng đợi mày về nhưng rồi tao lại nhẫn tâm để nó đi. đáng lẽ, người nằm đó nên là tao mới đúng, là tao không đủ tốt.

ông nói với chiếc giọng chững chạc nhưng vẫn không thể che giấu nổi sự run rẩy trong tâm can, dù cũng cố kiềm lại, nhưng nhắc đến lỗi lầm mà mình đã gây ra với đứa con trai duy nhất của mình, ông vẫn không chị được để cho đôi mắt dần đỏ ngầu. còn cậu triệt thì như chết lặng, cậu không tin đứa trẻ mà mình luôn chờ mong được trở về gặp lại nó thì giờ đã đi xa, đi về nơi thật xinh đẹp nào đó.

chàng trai nhỏ nhắn ngày đấy cười đùa cùng cậu, suốt bao tiết toán chạy ra hỏi gạ gẫm, ý muốn giúp, hỏi cậu cách cầm súng. nhớ lúc đó nó hỏi vu vơ, cậu tưởng đùa. nó hỏi triệt có thích nó không, đương nhiên rất nhiều rồi. cậu ngại lắm nên cứ lảng câu của nó đi, nghĩ rằng chắc nó trêu thôi, ai ngờ là nó thích thật. sao kịp trả lời nó nữa đây? sao để nó biết trương thắng triệt này vô cùng yêu dương hoàng hà?

nhưng anh vẫn còn công việc ở chiến khu, làm sao để đau thương cho tròn vẹn đây. cái phút giây tưởng chừng như ngừng lại này, trong lòng anh lại càng thêm ý chí, quyết tâm, đứng dậy bước tiếp để chống giặc. anh mong, một ngày đất nước giành lại được tự do, được độc lập, thì phần hạnh phúc anh sẽ quỳ xuống bên mộ em mà nói anh thương nó, thương nó thật nhiều. nghĩ tới thế, tay anh đưa lên lau sạch dòng nước mắt, đi một mạch về nhà soạn ba lô tiếp tục lên đường hành quân.

[...]

những ngày thằng triệt ở chiến khu, có lúc nó cảm thấy tủi nhục đến tận cùng, cứ nằm rồi nghĩ đến cái việc, em đã rời nó mà đi rồi, em không còn kề cạnh bên nó nữa. song lại có thêm mấy anh em xung quanh chạy ra hỏi xem, sao từ ngày nó nghỉ phép xong trở về, lúc nào mặt nó cũng buồn buồn. cảm giác cái khuôn mặt ấy không còn sức sống như trước nữa, không hay ai đã hút hết linh hồn nó rồi, để lại nó một mảnh xác đơn côi.

rồi tới một ngày, lũ giặc tràn vào làng nó, cái làng nhỏ vốn dĩ đang yên bình nay vương mùi khói, ảm đạm đến lạ kỳ. dân làng sớm hay tin đã đi tản cư, để lại một cái làng trống không một bóng người, các anh vệ quốc quân cũng lui tản tới để lập chiến khu, chống lại giặc, giữ lấy chiếc làng bé xinh. trương thắng triệt cũng được điều động quay trở lại nơi anh từng sống, cái làng giờ đây sao nó thật ảm đạm, không còn những phiên họp chợ những sớm mai khi gà vừa gáy, không còn những tiếng con trẻ nô đùa dưới gốc bàng già, cũng chẳng còn các gánh hàng rong, kể cả gánh bánh xèo của mẹ thằng hà.

giặc vừa rút hết, trương thắng triệt nhẹ chân rảo bước tới nấm đất nhỏ nhô lên, trên nấm đất nhỏ có những bông hoa cúc trắng nhỏ li ti mọc trùm lên nhau, cũng có những ngọn cỏ dài xen lẫn đôi ba bông cỏ lau nhẹ nhàng phất phơ trong gió. nhẹ nhàng rút trong ba lô một nén hương và một chiếc bật lửa, anh cẩn thận đốt nó lên rồi đặt vào chiếc bát nhỏ trước mặt. đôi môi sứt mẻ nhẹ nhàng mấp máy tựa muốn nói cái gì đó, nhưng lại thôi.

cậu ta ngồi đó một lúc lâu, cứ ngẫm nghĩ cái gì, trong thâm tâm lúc ấy hỗn độn, không biết nên cư xử như nào. đột nhiên, anh cất lời, phá tan cái bầu không khí ảm đạm, tĩnh lặng tới lạnh người ấy.

-hà thương yêu của anh, đáng lẽ... đáng lẽ ngay từ cái lúc ban đầu, từ những chiếc thư đầu tiên anh ở chiến khu gửi về, anh nên viết thương em, thương em thật nhiều. anh cũng không nên khước từ biết bao câu nói đem ý hỏi của em...

ngưng lại một chút, đôi mắt đã hây hây đỏ kia dần lóng lánh ánh nước, rồi dần dần, từng giọt, từng giọt cứ thế mà rơi xuống. những viên pha lê sáng trong làm từ nước, thứ nước từ sự đau khổ tột cùng, nhưng cậu ta khóc thì ai thấu chăng? nếu con người ta chưa từng bật ra những thanh âm thống thiết tột cùng thì sao có thể biết nức nở bồi hồi và trăn trở về hạnh phúc mà cuộc đời đem đến. nếu con người chưa từng trải qua những khoảnh khắc uất nghẹn nước mắt của đớn đau, đày ải thì làm sao có thể trân quý những sinh mệnh, những phút giây dù cho là giản dị nhất nơi "quán trọ trần gian" này.

rồi cậu triệt ấy lại thêm 1 lần, tiếp tục cất lời:

-giá như khi ấy, anh biết rằng câu em nói thích không phải là sự bông cợt non nớt, hẳn anh sẽ trả lời thật tận tình, rằng anh yêu em như nào, và hay chăng nếu có phải đem trăng xuống làm quà trao hỏi để rước em về, anh cũng nguyện ước làm điều đó cho em. anh muốn làm sao cho em biết, cho em thấu được tất thảy tâm can, anh cũng nguyện đem hết những gì anh có, trao hết cho em... dù sao thì đất nước cũng sắp giải phóng rồi em hì, cái gì của anh, sắp thành của em rồi... đợi anh nhé?

[...]

từ sau ngày hôm đấy, ngày nào nó cũng ra đó ngồi với thằng hà, không ăn không ngủ, chỉ ngồi kể cho nó hết chuyện này chuyện kia. lấy giấy ra viết thơ cho nó, rồi lại đọc thư mà chưa kịp gửi về cho nó, rồi có hôm lôi cả đàn ra ca cho nó những bài ca nó học được khi đi lên mặt trận. ngồi bên cạnh nơi em nằm nghỉ, mặt nó nom bình thản lắm, còn có chút ý cười mỗi khi cất tiếng hát, hay đọc thơ cho em nghe. được dăm bữa, nửa tháng, người ta phát hiện một cậu thiếu niên trẻ nằm bất động cạnh bia mộ của thằng hà. trong tay vẫn giữ khư khư cái ná đạn mà trước người ta hay thấy thằng hà cầm.

mặc dù chẳng ai nghe thấy tiếng nó kêu la ai oán, hay những tiếng khóc gào thảm thiết, nhưng khi người ta phát hiện ra nó, từng dòng nước ịn sâu vào gò má đen sạm, gầy gò ấy, đôi mắt sưng vù nhắm nghiền lại tựa như được ngơi nghỉ sau bao đêm thức trắng. dù nó đã chết, ấy thế mà đấy lại là một cái chết trong sự mãn nguyện, chết để giải thoát nó khỏi thế giới cô độc ấy. dù đất nước vẫn chưa hoàn toàn giải phóng, nó vẫn để lời hứa giải phóng gặp em dang dở, như cách em bỏ ngỏ lời thương nó dở dang...

những người đồng đội trên chiến trường sau khi tới nhận lại thân xác người bạn sống chết với mình biết bao ngày đêm, không ai kiềm được cái nhói đau trong lòng, họ đọc được những bức thư mà triệt viết gửi em, lá thư nào cũng mở đâu là "gửi người anh thương nhất trần đời" và đóng lại với câu "dẫu một mai hơi thở anh ngưng, nhịp tim anh mỏi mệt mà ngủ quên, em hãy tin anh, anh vẫn luôn thương em, và mãi mãi thương em".

họ quyết định chôn người đồng chí bên cạnh nấm mồ của người cậu thương nhất, và rồi đặt lên kia những nhành hoa hái vội, lấy tay gạt nhanh dòng nước mắt nóng hổi mới rơi. song ai nấy đều đưa tay lên chào người chiến sĩ trẻ ấy, mong cho cậu được an nghỉ, và được bước cùng em đi khắp mọi miền thế gian. về phần họ, những người lính tiếp tục dồn bước đi lên mặt trận, chiến đấu để lấy lại phần lãnh thổ quê hương tổ quốc tươi đẹp, chiến đấu để cho những người đã nằm xuống cũng cảm nhận được trọn vẹn niềm vui của đất nước.

[...]

-anh đến rồi ạ? em bảo anh không được buồn mà?

-phải rồi hà ơi, anh đến để gặp em này, đến để nói rằng anh yêu em nhiều lắm. chứ anh thương mày sao hết!

ngày anh triệt từ chiến khu về, cũng là ngày mà những lá thư đang dang dở được về tới nơi, về tới nhà của em hà. vài tháng sau ngày anh triệt rời khỏi thế giới, đất nước ta giành lại được độc lập tự do. dẫu vậy, có đôi ba người, họ vẫn đã và đang tiếp tục đi kiếm tìm sự hạnh phúc, tía thằng triệt nghe tin con trai mất ngay sau khi đất nước giải phóng, ông quằn quại mà hóa điên hóa rồ, cầm cái súng đồ chơi và những lá thư đi khắp mọi miền đất nước để hỏi tìm con, ông không tin con trai mình đã chết, ông vẫn tin rằng ở đâu đó trương thắng triệt, đứa con trai duy nhất của ông vẫn đang sống, chỉ là nó đang trốn ông thôi. người ta kêu lão mất trí rồi, lão lại cãi "tất cả tụi mi mới là kẻ mất trí! tụi mi giấu con trai tao đâu?"

dân làng đều tiếc thương cho gia đình họ, thương cho cả một mối tình đẹp còn chưa đến bến bờ, tiếc cho chàng thanh niên xung phong ra mặt trận chỉ chờ ngày trở về với em, nhưng lại làm lỡ làng cuộc đời còn lại. và họ cũng tiếc cho em, tiếc cho đứa trẻ phải bỏ lại tuổi xuân xanh rờn để nằm dưới lớp đất khô cằn và lạnh lẽo.

tình duyên đôi lứa của họ, tựa một khúc nhạc vang ca, nhẹ nhàng da diết, nhưng lại xen thảm thiết đau buồn, có lẽ bản nhạc ấy vẫn vang vọng lại trong lòng những người còn sống và ở lại, hoặc bản nhạc buồn ấy sẽ mãi nằm lại cùng với họ, cứ dần trôi đi vào quên lãng.

nhưng cho tới cuối cùng, với trương thắng triệt, cái mảnh tình nhỏ nhoi này, dẫu còn chưa đặt dấu chấm hết, nhưng câu nào cũng sẽ mang ý thương. và cũng vậy, với dương hoàng hà, vì tinh tú của cậu triệt, sẽ vẫn luôn sáng mãi, vẫn luôn soi tỏ vào lòng anh, luôn là ánh đèn dầu bập bùng cháy lên để giữ cho tình yêu này sáng mãi. họ chưa từng nói thương nhau khi ở kề cạnh bên nhau, thế mà bất kể từng dòng từng chữ họ trao gửi qua những lá thư đều là tình cảm họ dành riêng cho nhau...

_______________________

những lời nói sau cùng:

thật sự là xin lỗi mọi người rất nhiều, vì sự bất cẩn của mình mà mình đã vô tình up nhầm chiếc bản hảo chưa hoàn chỉnh lên, dù sao rất cảm ơn mọi người vì đã đọc chiếc oneshot bé ti tí mừng 1k lượt đọc mắt đầy sao ạaa. cảm ơn mọi người đã ủng hộ các em chíp chíp của mình, thật sự mình biết ơn mọi người nhiều lắm!!! 

chiếc chíp chíp này lết lên được 1000 lượt đọc nữa chắc hẳn sẽ có ngoại truyện thêm về chuyện tình của hai người này, dù mình biết đây có thể đây là cái kết nó hơi day dứt chút, nhưng mình vẫn mong các bạn đón nhận chiếc chíp chíp này nhéee

thương, và thương vượt tận cùng của khái niệm thời gian!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro