Chết Trùng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chết trùng

Câu chuyện xảy ra vào ngày mồng 7 tết nguyên đán, cái năm mà thủ tướng Võ Văn Kiệt vừa ban sắc lệnh cấm đốt pháo và các chất gây nổ. Không khí của ngày tết cũng vì thế mà trở nên tẻ nhạt và buồn chán. Mọi người lúc bấy giờ chỉ biết lấy chuyện hơn thua nhau trên chiếu bạc làm vui. Tôi cũng vậy, buổi chiều hôm đó tôi đang chơi xì phé tại một sạp hàng bán hột vịt lộn thì con Gái Lớn con bà 2 tốt đi tới, điệu bộ của nó trông hớt ha hớt hải như đang lo lắng điều gì đó.

Vừa thấy chúng tôi nó liền lên tiếng hỏi: " nãy giờ có ai thấy má tui đi ngang qua đây không, bả đi cấy lúa trên Bàu TRòn sao giờ vẫn chưa thấy về"

Nhìn vẻ mặt lo lắng đến tội nghiệp của nó nên mọi người mới trấn an nó và bảo nó đừng lo, có lẽ bà 2 ghé nhà người quen chúc tết nên về hơi trễ chút thôi, đừng có lo lắng quá. Không biết rồi sau đó bà 2 có về nhà như mọi người đã nói không. Tôi thì chẳng thèm để ý nhiều đến chuyện đó, điều duy nhất tôi quan tâm lúc này là làm sao để thắng được nhiều tiền. Bà 2 tuy đã ngoài 60 tuổi nhưng vẫn còn rất khỏe mạnh, chắc là đi cấy lúa xong sẵn dịp ghé nhà người quen chới thôi mà, có gì đâu mà phải đi tìm.

Đến 22 giờ 00, tôi buộc phải về nhà ngủ sớm vì đã thua đến đồng xu cuối cùng. Cho đến khi chiếc đồng hồ quả lắc nhà tôi vừa đổ xong 12 tiếng chuông thì tôi băt đầu tỉnh giấc. Tôi tỉnh giấc không phải vì âm thanh của tiếng chuông đồng hô mà còn nhiều thứ âm thanh hỗn độn khác. Tiếng gió rít từng cơn giữa đêm khuya như báo hiệu có chuyện chẳng lành xảy ra, tiếng người xầm xì to nhỏ, tiếng khóc nỉ non và tiếng của một người đàn bà vang lên lảnh lót:

" BÀ HAI CHẾT RỒI, TRỜI ƠI BÀ HAI TỐT CHẾT RỒI BÀ CON ƠI"

Tôi cảm thấy lạnh toát cả người, tim đạp loạn nhịp. Bà hai Tốt chết rồi ư? nhưng tại sao lại chết? hàng ngàn câu hỏi đang nhảy múa trong đầu tôi. Nếu là bây giờ thì tôi đã ngồi dậy và tung cửa chạy ra ngoài xem thử chuyện gì đã xảy ra, nhưng lúc đó tôi chỉ mới 11 tuổi, một thằng nhóc éc 11 tuổi sống ở cái vùng nông thôn khỉ ho cò gấy này mà dám đi ra khỏi nhà vào lúc 12 giờ đêm thì quả là một chuyện không tưởng. Do đó, tôi cứ nhắm mắt thở đều rồi ngày mai hẳn tính.

Sáng hôm sao, mọi điều thắc mắc của tôi đã được giải đáp một cách thỏa đáng. MỌi người kể lại rằng: Tối hôm đó, khi đã hơn 22 giờ mà bà 2 vẫn chưa thấy về nhà, mọi người mới hoảng hốt và tập trung bà con dòng họ đổ xô đi tìm. Gõ cửa từng nhà người quen, tìm khắp các hang cùng ngõ hẻm, bụi tre bụi chuối nhưng đều không thấy tăm hơi bà 2 đâu. Lúc này có một người đưa ra ý kiến là đi lên Bàu Tròn tìm bà 2, biết đâu bả bị trúng gió té xỉu ở đó thì nguy.

Anh Lợi con trai của bà 2 liền ngắt lời, anh cho rằng có gặp bà 2 lúc hon 5 giờ chiều, lúc đó trong bà 2 còn rất khỏe mạnh, da dẻ hồng hào bình thường, bà hai còn bảo anh về trước đi, cắm xong bó mạ này khoảng 10 phút là bà 2 về liền.

Vậy là khả năng bà già tui trúng gió xỉu là khôgn thể nào, hay là...........-anh lợi nói

Một người đứng gần đó liền lên tiếng: Hay là cái gì, mày nói đại ra đi, đang nóng ruột mà mày cứ úp úp mở mở hoài

hay là bả bị ma giấu- anh lợi đáp

Bị MA GIẤU, nghe có vẻ mơ hồ đối với những người theo chủ nghĩa khoa học duy vật của MAC-LÊNIN, nhưng ở cái xứ âm u ám chướng này thì ba cái phạm trù triết học đó có cũng bằng không, thực tế chính là bằng chứng chứng minh hùng hồn nhất. Và thực tế nơi cái xóm nghèo của tui đã từng có người bị ma giấu. Đó là một người đàn bà mà đến bây giờ tui không còn nhớ tên, vào lúc chạng vạng, bà ta đi qua miếng đất hoang đại tiện nhưng mãi đến khuya vẫn chưa thấy về. COn cháu đốt đuốc đi tìm cả đêm nhưng không gặp, đến khi trời vừa hừng sáng người ta phát hiện bà ta đang bị kẹt giữa bụi tre Tàu trong tư thế đứng, mắt mở trừng trừng ngây dai, tóc ướt đẫm vì sương, và đáng sợ nhất là trong miệng của bà ta...có rất nhiều phân bò khô trong miệng và hình như bà ta đã nuốt rất nhiều thứ vào trong bụng rồi. Vất vả lắm mọi người mới đốn bớt vài cây tre để tìm được khoảng trống lôi bà ta ra, mọi người đều khôgn biết bà ta vào đứng giữa bụi tre bằng cách nào và tại sao đêm đó mọi người cầm đuốc đi ngang qua đó hàng chục lần nhưng không hề thấy bà ta đứng đó.

Bà ta trở về nhà như một cái xác khôgn hồn, hơi thở yếu ớt, không cử động được và chẳng nói được tiếng nào, trong khi đôi mắt trắng dã vô hồn nhìn về phía những người thân của mình như có điều gì đó u uất cần bày tỏ...

Mọi biện pháp được bày ra, đánh gió, uống nước cốt chanh nhưng bà ta vẫn khôgn tỉnh. Một cụ già trong xóm cho rằng bà ta đã bị trúng tà, hãy lấy quần dơ của đàn bà có kinh đánh vào đầu bà ta 3 cái nhất định sẽ tỉnh lại. Và biện pháp trên đã thực sự hữu hiệu, bà ta đã tỉnh lại. Một cách thều thào đầy khó khăn nhưng mọi người nghe bà ta nói đều có thể hiểu được chuyện gì đã xảy ra với bà ta.

Người chết trở về

Ông bà Phạm trước đây luôn luôn cư ngụ ở thành phố, nhưng trước khi ông Phạm hồi hưu, hai ông bà quyết định về sống tại miền quê để được hưởng bầu không khí trong lành và sự yên tĩnh cần thiết cho tuổi già. Họ mua một mảnh đất xinh xắn nằm trên một sườn đồi, và vừa dọn vào, công việc đầu tiên của bà Phạm là cho trồng ngay một vườn rau với đủ những loại rau cải mà ông bà ưa thích. Với một vườn rau xanh tươi, mỗi tuần ông bà chỉ cần mua sắm thêm một ít thực phẩm và một vài thứ lặt vặt là đã có thể sống thoải mái suốt tuần. Một hôm trong khi đang làm việc ngoài vườn, bà Phạm có cảm tưởng như mình đang bị ai đó theo dõi. Ngước mắt nhìn lên, bà thấy một thiếu niên ốm yếu với đôi mắt trũng sâu đang đứng nhìn bà. Cậu bé mặc một chiếc quần jean cũ và đi chân không. Bà giơ tay vẫy chào nhưng cậu bé cứ đứng bất động. Bà thầm nghĩ có lẽ cậu ta yếu ớt quá tới độ không đủ sức giơ tay lên vẫy lại. Cậu bé gầy trơ xương và bà Phạm có thể đếm được từng cái xương sườn của nó. Đứng theo dõi bà làm việc trong vài phút, cậu bé quay mình rảo bước và chẳng mấy chốc đã biến dạng sau những bụi cây rậm rạp. Hai hôm sau cậu ta trở lại và đi cùng là một người đàn bà khoảng bốn mươi tuổi, cũng ăn mặc rách rưới, mặt mũi hom hem. Người đàn bà tiến tới sát hàng rào, lên tiếng hỏi bà Phạm trong khi cậu bé cúi đầu lẽo đẽo theo sau:
- Bà là người mới mua mảnh đất này phải không?
- Dạ đúng đó. Bà có cần tôi giúp gì không?
Người đàn bà nói với vẻ cứng cỏi:
- Tôi tới đây xem có giúp được gì cho bà hay không. Đây là Mẫn, con trai tôi. Nó làm việc rất giỏi và rất khoẻ mạnh chứ không yếu ớt như cái dáng vẻ bề ngoài của nó đâu. Nếu bà cần, nó sẽ phụ bà trong công việc vườn tược cũng như để bà sai vặt. Mỗi ngày chỉ xin bà cho cháu 5 ngàn đồng.
Bà Phạm toan từ chối vì bà không muốn cần có ai phụ giúp mà trái lại bà rất thích hoạt động một mình trong bầu không khí trong lành tại đây. Tuy nhiên trước hình ảnh tiều tụy của cậu bé với đôi tay buông xuôi và đôi mắt trõm lơ, bà hơi ngập ngừng:
- Con bà coi bộ còn nhỏ quá, và hình như nó cũng không được mạnh khoẻ lắm...
Người đàn bà giơ tay ngắt lời:
- Năm nay nó đã được mười sáu tuy coi nó có vẻ nhỏ hơn tuổi của nó. Như tôi đã nói, nó rất mạnh khỏe chứ không yếu đuối như hình dáng của nó đâu. Tôi bảo đảm là bà sẽ không có điều gì than phiền. Mẫn là một người giúp việc rất giỏi.
Năm ngàn đồng một ngày đối với bà Phạm không nghĩa lý gì và bà nghĩ rằng nếu cho cậu bé này phụ giúp bà một tay, bà sẽ có cơ hội cho cậu ta ăn uống đầy đủ. Nghĩ thế, bà Phạm bèn đáp:
- Được thôi! Mỗi ngày cháu Mẫn có thể tới đây vào lúc mười giờ sáng và đi về vào lúc năm giờ chiều. Tôi sẽ cho cháu ăn trưa luôn.
Rồi bà Phạm quay sang phía cậu bé:
- Sao Mẫn, cháu thấy như vậy có được không?
Mẫn không trả lời khiến bà Phạm tự hỏi không biết cậu ta có nghe bà nói hay không vì cậu ta vẫn đứng yên cúi đầu, không hề ngước mắt. Mẹ của Mẫn ra hiệu cho bà Phạm bước ra xa với bà rồi bà thầm thì:
- Thưa bà, tôi không muốn con tôi phải đi đi về về vì nhà chúng tôi ở cách đây khá xa. Nó có thể ngủ trong căn chòi nhỏ đàng kia và xin bà đừng bận tâm gì về việc cho nó ăn uống. Tôi sẽ đem đồ ăn tới cho nó mỗi ngày. Nó ăn uống khó khăn lắm. Tôi biết nó muốn ăn món gì và sẽ lo cho nó. Mỗi lần tôi tới, xin bà cho tôi năm ngàn đồng.
- Thế còn cháu Mẫn thì sao? Nếu cháu ấy làm việc cho tôi, tôi phải trả tiền cho cháu mới phải!
Người đàn bà lắc đầu:
- Thưa bà, bà không hiểu. Tôi cần tiền để nuôi mấy đứa nhỏ ở nhà. Ba của cháu Mẫn mất rồi và bây giờ chỉ có mình nó là người có thể làm việc được để nuôi gia đình. Nó muốn làm việc để giúp đỡ tôi và bà sẽ không ân hận khi nhận cho nó giúp việc. Nó rất siêng năng, làm việc không biết mệt và không bao giờ than phiền bất cứ điều gì cả.
- Thôi được rồi. Nhưng tôi nghĩ rằng có lẽ nó không nên ngủ ngoài lều, để tôi sửa soạn một phòng trong nhà dành cho nó. Nhà tôi rất rộng!
- Thưa bà không sao đâu. Nó không cần ngủ trong nhà đâu. Nó khó ngủ lắm và tôi không muốn nó làm phiền bà. Nó ngủ trong cái chòi tranh kia là tốt nhất.
Thế là ngày hôm sau Mẫn tới làm việc cho bà Phạm. Chẳng bao lâu, bà Phạm nhận thấy những gì mẹ cậu ta nói với bà hoàn toàn đúng. Mẫn không bao giờ than phiền cũng như không bao giờ tỏ ra mệt mỏi. Mỗi buổi sáng dù ông bà Phạm dậy sớm tới đâu đi nữa, Mẫn đã đang làm việc hăng say, khi thì cho gà vịt, cho cá ăn khi thì làm vườn... Dần dần bà cho Mẫn làm một vài việc vặt trong nhà và bất cứ việc gì bà sai cậu ta, không bao giờ bà phải nhắc lại lần thứ hai. Một hôm, bà nói với ông Phạm:
- Thằng bé Mẫn nó giỏi thật! Nhưng nó không giống một đứa con trai mà giống như... một cái máy vậy. Ông có biết là nó không hề nói một lời nào với tôi hay không? Nó cũng không bao giờ nhìn tôi mà chỉ luôn luôn nhìn xuống đất.
Ông Phạm càu nhàu:
- Hừ! Tôi chỉ biết một điều là nó làm cho tôi nổi da gà. Có thể nó bị câm hay sao đó. Và theo ý tôi, có thể tâm trí nó không được bình thường cho lắm.
Bà Phạm lắc đầu:
- Không thế đâu, tôi thấy nó rất thông minh. Tôi chỉ có cảm tưởng như nó là một kẻ mộng du, làm việc trong khi đang ngủ...
Ông Phạm ngắt lời:
- Ờ, thì... giá thuê mướn như vậy cũng được... À, mà không được! Chỉ có năm ngàn đồng một ngày quả là không thể chấp nhận được khi nó làm việc thật siêng năng. Mình cho nó lên mười ngàn đồng đi. Tôi không bực bội gì vì sự hiện diện của nó, nhưng để coi việc tăng lương có khiến nó phản ứng gì hay không.
Bà Phạm thì không nghĩ rằng Mẫn để ý tới vấn đề tiền bạc vì cậu ta không bao giờ đụng chạm tới. Mỗi ngày, sau buổi trưa cậu bé ngưng làm việc, đứng yên một chỗ nghiêng đầu như nghe ngóng. Chỉ mấy phút sau mẹ cậu xuất hiện từ sau hàng cây dâm bụt dầy đặc, mang đồ ăn trên một cái gà-mên đậy kín tới cho cậu. Bà ta chờ tới khi bà Phạm trả tiền rồi mới dẫn con tới lều và ngồi chờ trong khi con bà ăn uống. Bà Phạm nói với chồng bằng một giọng bất bình:
- Tại sao bà ta lại không chịu để tôi cho nó ăn uống? Tôi đã thấy món ăn bà ta đem tới cho nó, trông giống như một loại cháo lỏng. Đó không phải món ăn thích hợp cho một đứa bé làm việc vất vả như vậy. Tôi thấy hình như nó còn ốm hơn khi vừa mới tới đây nữa.
Ông Phạm hoàn toàn đồng ý. Xương mặt của Mẫn bây giờ lộ ra rõ rệt. Khi cậu cúi xuống, những đốt xương sống hiện lên thật rõ sau làn vải áo. Bà Phạm cố gắng một lần nữa khi gặp mẹ Mẫn:
- Tôi muốn cho cháu Mẫn ăn đồ nóng hàng ngày. Nếu không, tôi không thể để nó tiếp tục làm việc như hiện tại. Nó mỗi ngày một gầy yếu. Tôi sợ rằng nó có thể bị bệnh hay làbị suy dinh dưỡng.
Một nét hoảng hốt hiện lên trong đôi mắt người đàn bà:
- Thưa bà, bà không hiểu đâu. Mẫn giống y như cha nó. Nó không ăn được những món ăn của bà và của tôi. Nó không thể ăn muối được. Cơ thể của nó không chịu đựng được muối. Xin bà cứ để mọi việc diễn tiến như hiện tại và xin cho cháu nó tiếp tục làm việc với bà. Nó là đứa con duy nhất mà tôi nhờ cậy được. Nếu không có số tiền mà nó kiếm được ở đây, mấy em nó ở nhà sẽ chết đói hết cả.
Bà Phạm đành phải nhượng bộ:
- Thôi được. Nó có thể tiếp tục làm việc với tôi. Phải nhìn nhận rằng nó làm việc rất giỏi nhưng nó có vẻ không được vui lắm khi ở với chúng tôi. Nó không bao giờ cười và cũng không bao giờ nói một lời với tôi hoặc nhà tôi.
Người đàn bà nhún vai:
- Thưa bà, điều đó không có nghĩa gì hết. Mẫn là đứa trẻ rất khác người. Nó không có cùng sự xúc cảm như những đứa trẻ khác. Nó chỉ biết một việc duy nhất là giúp đỡ tôi và các em nó. Xin ông bà đừng thắc mắc gì về nó. Nó luôn luôn làm những gì nó muốn. Xin hãy để yên cho Mẫn…
Tuy nhiên bà Phạm vẫn tự hỏi “Có phải đó là việc Mẫn muốn làm hay không?”. Rồi một buổi tối hôm đó bà đứng ở cửa sổ phòng ngủ nhìn ra căn chòi tranh nơi Mẫn thường ngủ. Cậu bé không ngủ mà ngồi ngay ở cửa, hai tay bó gối nhìn ánh trăng không chớp mắt. Bà nói lớn:
- Chắc có điều gì lạ lắm thì phải.
Ông Phạm đang ngái ngủ lên tiếng:
- Bà nói cái gì thế?
- Thằng Mẫn đó. Tôi đứng theo dõi nó đã nửa tiếng đồng hồ. Nó ngồi yên như phỗng đá vậy. Với những việc nó làm ban ngày, đáng lẽ nó đã phải ngủ từ lâu rồi. Nhưng mà không, nó vẫn ngồi bó gối ngoài kia kìa.
Ông Phạm vừa ngáp vừa tiến tới bên vợ:
- Đáng lẽ tôi phải cho bà biết điều này từ lâu rồi. Tôi thấy nó vẫn luôn luôn ngồi đó suốt đêm. Theo tôi biết, nó hình như không bao giờ ngủ. Thú thực với bà, tôi thấy thằng bé này có vẻ ma quái quá! Nhưng thực ra nó đâu có làm gì phiền ai đâu!
Bà Phạm không nói nhưng biết rõ rằng Mẫn đã khiến bà lo nghĩ rất nhiều. Sáng hôm sau, hình dáng cậu bé khiến bà cảm thấy bất nhẫn. Làn da xanh xao của Mẫn bây giờ đã trở thành vàng khè, bóng loáng. Xương trán và xương má của Mẫn như lộ rõ ra. Bà còn lo lắng hơn nữa khi thấy Mẫn có vẻ chậm chạp hơn và mệt mỏi hơn thường lệ. Bà hỏi:
- Sao, cháu thấy không được khoẻ trong người có phải không?
Mẫn không đáp lại, lặng thinh cúi đầu đi qua trước mặt bà. Cảm thấy bứt rứt, bà Phạm nói với chồng:
- Ông coi nó kìa. Tôi nghĩ rằng nó bị bệnh. Nó di chuyển như một ông già vậy.
Ông Phạm chăm chú nhìn Mẫn đang cắt cỏ một cách chậm chạp:
- Bà nói đúng. Sao da nó bị đen nhiều chỗ thế nhỉ?
- Tôi không biết nhưng chắc chắn một điều là nó bị thiếu dinh dưỡng quá độ. Tôi không cần biết mẹ nó nói những gì và tôi sẽ chuẩn bị một vài món ăn ngon lành và bổ dưỡng cho nó. Rồi ngày mai ông đưa nó lên tỉnh gặp bác sĩ xem sao.
Nghĩ rằng có lẽ Mẫn thiếu chất protein, bà Phạm bèn làm món súp khoai tây, cà rốt, sườn heo, hột gà, còn thêm một ly sữa tươi và một cái bánh ngọt. Xong xuôi bà gọi Mẫn vào, đưa cậu ta vào phòng ăn và nói thật ngọt ngào:
- Cháu mau ngồi vào bàn đi. Tôi sửa soạn một bữa ăn thật đặc biệt cho cháu vì hôm nay là đúng ba tháng cháu làm việc với tôi. Đây là một dịp kỷ niệm dành cho cháu.
Mẫn cắn một miếng, rồi một miếng nữa. Cậu nhai miếng sườn heo chầm chậm trước khi nuốt. Rồi cậu ta từ từ đứng lên. Bà Phạm lên tiếng với vẻ lo lắng:
- Sao vậy? Cháu chưa ăn xong mà muốn đi đâu vậy?
Nhưng Mẫn đã đi ra ngoài rồi. Bà Phạm chạy tới mở tung cánh cửa. Mẫn đã đi tới hàng cây bao quanh mảnh đất với những bước chân thật dài. Bà Phạm lớn tiếng gọi nhưng Mẫn vẫn không hề nhìn lại. Ông Phạm cầm tay vợ:
- Thôi cứ để nó yên. Chắc là nó muốn đi về nhà. Có lẽ mẹ nó nói đúng. Đáng lẽ bà không nên cho nó ăn những món đó.
Đêm hôm đó bà Phạm trằn trọc suốt đêm. Hôm sau khi trời mới tờ mờ sáng bà đã dậy, ra vườn đi tới đi lui. Đúng như bà lo ngại, Mẫn đã không quay trở lại. Tuy nhiên ngay trước buổi trưa, mẹ cậu ta tới nơi, tiến thẳng tới trước mặt bà Phạm, khuôn mặt bà ta đanh lại:
- Bà đã làm việc đó phải không? Bà cho nó ăn sau khi tôi đã dặn bà không được làm như vậy. Bà cho nó ăn cái gì thế?
- Thì... tôi cho nó ăn súp khoai tay và sữa tươi, là những thứ đồ ăn cần thiết cho Mẫn.
Người đàn bà rên lên:
- Súp khoai tây! Trời ơi! Bà cho nó ăn muối rồi!
Rồi bà ta rít lên the thé:
- Bà điên rồi hay sao? Tại sao bà không để nó được yên?
Bà Phạm có vẻ bối rối:
- Tôi rất tiếc nếu đồ ăn của tôi khiến cho cháu Mẫn bị bệnh.
Đột nhiên bà Phạm đổi giọng giận dữ:
- Nhưng... nó thiếu ăn tới độ gần chết đói ngay trước mắt tôi. Tôi không thể nhắm mắt làm ngơ được. Tôi sẽ trả tiền thuốc men và sẽ nhờ một bác sĩ săn sóc cho nó.
Người đàn bà kia im lặng trong một phút trước khi lên tiếng bằng một giọng khá buồn bã:
- Thưa bà, xin bà vui lòng đi theo tôi để xem những gì bà đã làm cho con tôi.
Người đàn bà quay lưng. Bà Phạm đi theo bà ta xuyên qua cánh rừng trước khi tiến tới một chân đồi. Khoảng nửa tiếng sau, hai người tới một túp lều xiêu vẹo nơi ba đứa nhỏ đang ngồi yên ngoài cửa. Khi bà Phạm ngưng lại, người đàn bà nắm tay bà tiếp tục kéo lôi đi. Bà Phạm hỏi:
- Đây không phải nhà bà hay sao? Cháu Mẫn không có trong căn nhà này hay sao?
Người đàn bà lắc đầu tiếp tục đi tới. Mấy phút sau cả hai vượt qua một hàng cây trước khi tiến tới một khoảng đất trống với một vài ụ đất cỏ mọc um tùm. Một vài ụ đất có cắm cây thánh giá, những ụ khác thì không. Bà Phạm rùng mình:
- Đây là chỗ nào vậy bà?
Người đàn bà thản nhiên đáp:
- Một khu nghĩa trang cũ. Không còn ai dùng đến nữa. Đây, mời bà tới đây.
Rồi bà ta chỉ vào một ụ đất. Bà Phạm giật mình nổi gai ốc khi thấy đám cỏ phía trên như bị xé bung ra và dường như có người tìm cách đào một cái hố ở phía dưới.
Không một ai hoặc một sức mạnh nào có thể buộc bà tới gần ngôi mộ bị đào tung lên đó. Tuy nhiên từ nơi bà đứng, bà Phạm nhìn thấy dưới hố một hình thù co quắp trong chiếc quần jean sờn rách và cái áo thun bẩn thỉu. Người đàn bà rên rỉ:
- Đó, thằng Mẫn đó. Đó là chỗ bà đưa nó tới đó. Chồng tôi và nó chết từ hai năm nay giữa một mùa đông lạnh lẽo vì chứng sưng phổi. Tôi cầu khẩn cả hai trở lại nhưng chỉ có thằng Mẫn đáp lại lời cầu xin của tôi. Nó biết là tôi cần nó. Nó muốn săn sóc cho tôi và mấy em của nó. Nó luôn luôn là một đứa con ngoan ngoãn.
Bà Phạm ngẩn ngơ:
- Bà nói gì thế? Tôi... tôi không hiểu gì cả...
Người đàn bà dường như không để ý, lẩm bẩm:
- Tôi phải săn sóc cho nó thật cẩn thận. Bà có biết là bà không thể cho người chết ăn muối hay không? Muối làm người chết quên tất cả mà chỉ nhớ chỗ ngơi nghỉ cuối cùng của họ mà thôi. Chính bà đã khiến cho thằng Mẫn phải trở về với nấm mồ cũ của nó, và từ bây giờ trở đi, chắc chắn là nó sẽ không bao giờ rời khỏi nơi đó nữa...

Hồn người kiếp dê

Ông Khôi đang nằm ngủ chợt nghe có tiếng dê kêu: be be..... Ông mở mắt. Ngạc nhiên:
- Lạ nhỉ? Sao lại có tiếng dê kêu. Nhà mình từ xưa đến nay có nuôi dê bao giờ đâu?
Tiếng dê kêu mỗi lúc một rõ, ông lắng tai nghe và hoảng hồn. Vì tiếng dê phát ra từ bụng của ông. Ông vã mồ hôi, lẩm bẩm:
- Chết rồi! Chiều nay ăn thịt dê ở nhà lão Duy, lão ấy mổ con dê mời cả xóm đến dự. Con dê đực màu trắng…
Ông vội nôn ọe ra, nhưng không có cách gì ra được, có lẽ nó đã tiêu hết rồi. ông thấy người nôn nao khó chịu, bụng cứ óc ách.... ông lay vợ dậy. Bà vợ càu nhàu:
- Có chuyện gì thế? Tôi mệt lắm, đừng bắt tôi phải chiều chuộng ông có gì để sáng sớm.
Ông Khôi lập cập:
- Không, tôi đâu có bắt bà làm chuyện ấy. Bà ơi tôi sợ quá!
Bà vợ mở mắt, ngồi nhổm dậy tò mò:
- Có chuyện gì mà ông sợ thế? Ông là tay xưa nay coi trời bằng vung, có biết sợ ai?
Ông Khôi chỉ vào bụng mình và nói:
- Tiếng dê kêu trong bụng của tôi. Nó kê be be nghe rõ mồn một.
Bà vợ cười sặc sụa:
- Ông thần hồn nát thần tính rồi, nốc rượu cho lắm vào. Hồi chưa ăn thịt dê, cái bụng nó óc ách khó chịu là phải, làm gì có tiếng dê nào?
Ông Khôi nói:
- Bà thì chỉ lo ngủ với ngáy, rõ ràng là tôi nghe tiếng dê kêu mà. Đó, bà có nghe không?
Bà vợ ghé tai vào bụng chồng lắng nghe. Bà rụng rời tay chân:
- Quả là có tiếng dê kêu thật. Tiếng kêu rất thảm thiết. Sao kỳ lạ vậy? Hay con dê này là ma quỷ?
Ông Khôi thở dài:
- Tôi làm sao mà biết được. Từ trước đến giờ mình vẫn ăn thịt dê, có sao đâu?
Bà vợ thừ người:
- Như vậy con dê của lão Duy có vấn đề. Sáng mai ông hỏi thử lão ấy xem sao? Con dê lão ấy mua ở đâu? Ông Khôi gật đầu nằm xuống ngủ. Tiếng dê không kêu nữa mà là tiếng người rên rỉ:
- Mau trả lại thân xác cho ta. Tại sao các ngươi lại ăn thịt ta.
Ông Khôi xanh cả mặt.
- Dê kia ngươi vừa nói cái gì? Ngươi nói được tiếng người à?
Tiếng nói cau có:
- Ông đã ăn thịt của ta, ta bắt ông phải trả nợ.... Như ta đã bắt lão Duy đền tội. Hắn cả gan bắt ta đem thịt ta chia cho mọi người. Hễ ai ăn thịt ta phải trả lại cho ta...
Ông Khôi lắp bắp:
- Nhưng đâu phải chỉ có mình tôi ăn, còn mấy người khác mà.... mà tôi biết đền cho ông cái gì bây giờ...?
Tiếng dê gắt: (??)
- Con dê đó, anh Duy bắt được ngoài nghĩa địa. Nó là một con dê trắng. Anh ấy kể lại cho tôi nghe.
Bốn người đàn ông rụng rời:
- Con dê ở nghĩa địa à? Thôi rồi, mình ăn phải thịt con dê ma rồi. Hèn chi nó đòi mạng là phải. Bây giờ phải làm sao đây. Sao ông Duy liều thế nhỉ?
Bà vợ ông Duy ai oán:
- Con dê đó không chỉ là con dê ma. Mà nó chính là con ma hóa thành.
Ông Khôi kinh hãi:
- Ma à? Làm sao mà ma hóa thành dê được?
Vợ ông Duy nức nở:
- Đêm trước, ông Duy nhà tôi từ phía núi Dài về nhà, ông đi dự tiệc cưới của con người bạn. Lúc đó ông đã say chếnh choáng. Lúc qua nghĩa địa, gặp một người áo trắng. Ông Duy cứ tưởng là người. Lúc nói chuyện mới biết là ma, con ma đó đi bắt hồn ai đó. Con ma hỏi ông:
- Thế anh là người hay ma?
Ông Duy bảo:
- Tôi là ma. Con ma mới chết nên còn nặng mùi thịt sống.
Con ma cười lạt lẽo:
- Thì ra là vậy, hèn chi tôi thấy mùi người.
Trò chuyện một lát. ông Duy hỏi:
- Ma quỷ sợ gì nhất?
Con ma trả lời:
- Ma quỷ chỉ sợ nước bọt của người sống. Ngoài ra ma không sợ gì hết.
Thế là ông Duy nhân lúc con ma mải nói chuyện, liền nhổ bãi nước bọt xoa vào đầu nó. Con ma kinh hoàng rú lên rồi biến mất. Lát sau, có tiếng dê kêu. Một con dê trắng, ông khoái quá, liền dắt con dê về nhà.... Tôi nhìn con dê mà kinh khiếp. Mắt nó trợn trừng, lấp lánh sáng ghê rợn. Tôi hỏi con dê đó ông bắt ở đâu, ông kể lại như vậy. Tôi sợ quá:
- Anh ơi! Anh rước ma quỷ về nhà rồi, mau thả nó ra đi, kẻo tai họa đó.
Ông Duy gạt đi:
- Đó là lộc của trời cho, ta phải tận hưởng. Ngày mai, tôi sẽ thịt nó để đãi bạn bè tôi, xem thử dê ma có ngon không?
Tôi can ngăn hết lời nhưng anh ấy đâu có chịu nghe, bây giờ tai họa thảm khốc như vậy mình tôi phải gánh chịu.... Rồi ai nuôi hai con tôi đây ông Duy ơi là ông Duy....
Giọng bà vợ ông Duy nghèn nghẹn, đứt quãng. Ông Khôi bủn rủn tay chân. Mồ hôi vã ra như mưa:
- Trời ơi, như vậy là thịt người chết chứ đâu phải là thịt dê. Ông Duy ơi. Ông làm khổ chúng tôi rồi.
- Tôi phải xẻo thịt để đền cho con ma mất thôi.
Ba ông kia mếu máo:
- Có ai ngờ vì tham miếng ăn, bây giờ phải lãnh hậu quả như vầy. Biết làm sao bây giờ?
Đám ma đã buồn, lại còn thảm hơn, khi bốn người lại ở trong tình thế nguy cấp. Mạng sống của họ bây giờ do ma quyết định.... Chôn cất ông Duy xong, ai về nhà nấy lòng trĩu nặng lo lắng, bồn chồn...
Đêm đó, ông Khôi thao thức khiếp sợ, có hai người đến tìm ông và lôi ông đi. Ông chưa kịp phản ứng gì đã thấy mình ở dưới Diêm Cung. Ông thấy các ông: Hào, Du, Thuật có mặt ở đó. Diêm Vương lạnh lùng:
- Quỷ vô thường, có đúng là bốn tên này đã ăn thịt ông không?
Quỷ vô thường đau khổ:
- Dạ đúng ạ. Cúi xin Điêm Vương bắt chúng đền tội. Chúng đã chọc tiết tôi rồi làm các món nhắm: xào lăn, tái, nướng, chúng nhai rau ráu, nhai đến đâu tôi đau nhức đến đó.....
Diêm Vương quát:
- Khôi, Hào, Du, Thuật. Các ngươi đã nghe rõ rồi chứ? Vì sao dám ăn thịt quỷ vô thường....
Bốn người cúi rạp xuống, lát sau ông Khôi thanh minh:
- Dạ! Tâu Diêm Vương, quả thật chúng tôi không hề biết đó là thịt quỷ. Nếu biết có cho vàng chúng tôi cũng không dám ăn. Ông Duy không nói rõ, chỉ biết mời chúng tôi ăn. Chúng tôi vô tình thôi ạ...
Diêm Vương gật đầu:
- Ta đã hiểu điều đó. Lỗi này tất cả là ở tên Duy. Hắn cả gan bắt quỷ đang làm nhiệm vụ về ăn thịt mà đây cũng có lỗi của quỷ vô thường, tại sao lại để hắn lừa?
Quỷ cúi đầu:
- Dạ, tôi nhận nhiệm vụ của Diêm Vương bắt tên Khôi, nào ngờ bị tên Duy lừa. Hắn nhổ nước bọt xoa đầu tôi, bắt tôi hóa dê và nói rõ để cứu bạn hắn. Tôi chỉ than thầm vì mắc mưu hắn. Cứ ngỡ hắn sẽ thả tôi ra, tôi sẽ đáp đầu vào đá để trở lại kiếp quỷ nào ngờ hắn cả gan ăn thịt tôi, khiến tôi nham nhở thân xác như vầy. Cúi xin Diêm Vương lóc thịt chúng trả lại cho tôi.
Diêm Vương cười nhạt:
- Tội của ngươi ta chưa xử đâu, còn mấy người kia vì lỡ vô tình nên tha cho chúng. Chỉ bắt tên Duy phải đền mạng. Lôi tên Duy ra đây...
Duy bị lôi ra, đóng gông ở cổ, tay chân bị xích chặt. Diêm Vương ra lệnh lóc thịt Duy trả lại cho quỷ vô thường. Duy la ầm lên vì đau đớn. Diêm Vương nói:
- Sao lúc mi thịt dê mi không kêu đau.... Xong hình phạt ở Diêm Cung, ta phạt ngươi phải làm con dê trắng, lang thang nơi nghĩa địa và sẽ có người bắt ngươi về làm thịt. Còn bốn tên kia, ta cho về nhớ lần sau đừng có dại dột như vậy nữa.
Cả bốn người mừng rỡ ra về... Ông Khôi thấy mình tỉnh dậy và lại nghe tiếng dê kêu, nhưng lần này không phải ở trong bụng mà ở ngoài nghĩa địa.
Vì nhà ông cũng ở gần đó, ông sực nhớ lời Diêm Vương phán, vội chạy ra. Quả thấy con dê trắng. Ông nghĩ ông Duy đã có công bắt quỷ cứu mình khỏi chết nên chạy đến ôm con dê vào lòng. Con dê ngoan ngoãn trong tay ông.... Ông đưa con dê trắng về nhà cho vào chuồng rồi chăm sóc chu đáo. Ai hỏi mua ông cũng không bán. Vì ông biết đó là ông Duy hóa thành. Ông tâm sự với dê trắng như với người bạn. Vợ ông thắc mắc:
- Con dê đó bán được khối tiền không bán, lại cho ăn sung mặc sướng. Ông quả là lẩm cẩm.
Ông Khôi trợn mắt:
- Con dê này có ân với tôi đó. Nó là bạn tôi..... Bà có biết nó là ai không?
Bà vợ tò mò:
- Thế con dê trắng đó là ai?
Ông Khôi thì thầm. Bà vợ bủn rủn tay chân, lắp bắp:
- Trời đất, ông nói thật đấy chứ. Để tôi qua nhà ông ấy báo cho vợ ông ấy biết.
Ông Khôi lắc đầu:
- Đừng, làm vậy thì chỉ làm khổ thêm cho bà ấy cứ để ông Duy ở đây sống cho trọn kiếp dê.
Bà vợ đồng ý

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro