chg8 qly kt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

8.1.1 XỬ LÝ THƯ MỜI VÀ KÝ KẾT

HỢP ĐỒNG (tiếp nhận khách hàng)

  Tìm hiểu thông tin sơ bộ về khách hàng bằng việc tiếp cận trực tiếp và cả việc tìm hiểu, thu thập thông tin từ các nguồn liên quan

  Xem xét về lý do mà khách hàng chọn và mời xem có hợp lý, thoả đáng hay không        

  Xem xét các yêu cầu của khách hàng trên các mặt chủ yếu như: mục tiêu kiểm toán; phạm vi kiểm toán; thời gian thực hiện và hình thức báo cáo;

  Chuẩn bị các nội dung đàm phán và thực hiện việc đàm phán, ký kết hợp đồng kiểm toán với khách hàng

8.1.2.  CHUẨN BỊ NHÂN SỰ

VÀ PHƯƠNG TIỆN KIỂM TOÁN

Công việc chuẩn bị kiểm toán do các tổ chức kiểm toán này đảm nhận thì nội dung chủ yếu thường gồm: Xác định mục tiêu và phạm vi kiểm toán; Bố trí nhân sự (đặc biệt là trưởng nhóm) và phân công công việc cho tổ kiểm toán; Chuẩn bị các phương tiện, điều kiện cho kiểm toán. Các công việc này phải phù hợp với yêu cầu từng cuộc kiểm toán cụ thể.

8.2. TỔ CHỨC 

QUÁ TRÌNH KIỂM TOÁN

8.2.1. Tổ chức lập kế hoạch kiểm toán

8.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán

8.2.3. Tổ chức hoàn tất kết quả kiểm toán

8.2.1.  TỔ CHỨC

LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN (tiếp)

•          Mục đích của việc lập kế hoạch

-         Trợ giúp cho công việc kiểm toán tiến hành đúng thời gian, có chất lượng và hiệu quả.

-         Trợ giúp cho việc kiểm tra hoạt động kiểm toán

  Nội dung cơ bản cần được thể hiện trong kế hoạch

-        Những thông tin cần được kiểm toán viên thu thập

-        Mục đích kiểm toán BCTC nói chung và từng bộ phận nói riêng

-        Mức độ trọng yếu và rủi ro

-        Nội dung và phạm vi cần kiểm toán

-        Phương pháp và thủ tục kiểm toán

-        Thời gian, nhân sự và chi  phí kiểm toán

-        Các điều kiện phục vụ cho việc kiểm toán

Yêu cầu của việc lập kế hoạch

-          KHKT phải được lập riêng cho từng cuộc kiểm toán

-          KHKT đảm bảo bao quát hết các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán; đảm bảo cuộc kiểm toán được hoàn thành đúng thời hạn

-          KTV phải có đủ hiểu biết về đơn vị được kiểm toán

-          KHKT sẽ thay đổi theo quy mô, tính chất phức tạp cũng như kinh nghiệm và sự hiểu biết của KTV

  Tác dụng của việc lập kế hoạch

-          Kế hoạch kiểm toán càng khoa học, càng sát thực, càng chặt chẽ, đầy đủ, chi tiết, cụ thể thì hiệu quả và chất lượng kiểm toán càng cao. Kế hoạch kiểm toán thích hợp sẽ giúp kiểm toán viên.

-          Xác định được các vấn đề trọng tâm cần chú ý những điểm mấu chốt, quan trọng kiểm toán và khái quát hiết các khía cạnh trọng yếu, rủi ro của một cuộc kiểm toán, những bộ phận có thể rủi ro, những vấn đề cần được nhận biết để tránh sai sót và hoàn tất công việc nhanh chóng.

-          Giúp KTV thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp làm cơ sở để đưa ra các ý kiến xác đáng về các BCTC, từ đó giúp kiểm toán viên hạn chế những sai sót, giảm thiều trách nhiệm pháp lý, nâng cao hiệu quả công việc và giữ vững được uy tín nghề nghiệp đối với khách hàng.

-          Xác định được thời gian, biên chế, chi phí, nội dung, phương pháp kiểm toán cần thiết.

- Sử dụng các trợ lý một cách có hiệu quả: phối hợp giữa các kiểm toán viên với nhau, hạn chế sai sót, bất đồng, chồng chéo trùng lắp. Sử dụng hiệu quả tư liệu của các chuyên gia hay kiểm toán viên khác.

- Kế hoạch kiểm toán thích hợp là căn cứ để công ty kiểm toán hạn chế những bất đồng đối với khách hàng. Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán đã lập, KTV thống nhất với các khách hàng về nội dung công việc sẽ thực hiện, thời gian tiến hành kiểm toán cũng như trách nhiệm pháp lý của mỗi bên.

- Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã được lập, KTV có thể kiểm soát và đánh giá chất lượng công việc kiểm toán đã và đang thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán.

* Sản phẩm của kế hoạch kiểm toán

  Kế hoạch chiến lược

  Kế hoạch chi tiết

  Chương trình kiểm toán

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC

-           1/ Khái niệm:

Theo chuẩn mực 300- Lập kế hoạch: Kế hoạch chiến lược là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của một cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán.

-> Kế hoạch chiến lược vạch ra mục tiêu, định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm, phương pháp tiếp cận và tiến trình của cuộc kiểm toán

2/ Tính chất bắt buộc: Không mang tính chất bắt buộc

3/ Nội dung chủ yếu

                Tóm tắt những thông tin vê cơ bản tình hình kinh doanh của khách hàng.

- Những vấn đề liên quan đến báo cáo tài chính, chế độ kế toán, chuẩn mực kế toán áp dụng….

- Đáng giá ban đầu về Rủi ro tiềm tàng và Rủi ro kiểm soát

- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

- Xác định các mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp kiểm toán chủ yếu khi thực hiện.

- Dự kiến nhóm trưởng, thời gian bắt đầu và kết thúc cuộc kiểm toán.

- Xác định rõ các chuyên gia cần phối hợp và tư vấn cần thiết, như: Chuyên gia pháp luật; Chuyên gia kỹ thuật; Kiểm toán viên nội bộ; Kiểm toán viên khác; các chuyên gia chuyên ngành khác….

- Một số các điều kiện cần thiết khác như các tài liệu liên quan cần thiết, đi lại, chỗ ăn nghỉ, xử lý quan hệ với các cơ quan chức năng liên quan trước trong và sau kiểm toán …….

4/ Người lập:

Kế hoạch chiến lược do người phụ trách cuộc kiểm toán hoặc những Kiểm toán viên cao cấp hơn lập và được Giám đốc (hoặc người đứng đầu) công ty kiểm toán phê duyệt.

5/ Điều kiện lập

+ Quy mô lớn: Cuộc kiểm toán lớn về qui mô là cuộc kiểm toán BCTC tổng hợp (hoặc BCTC hợp nhất) của Tổng Công ty, trong đó có nhiều công ty, đơn vị trực thuộc cùng loại hình hoặc khác loại hình kinh doanh.

+ Tính chất phức tạp: Cuộc kiểm toán có tính chất phức tạp là cuộc kiểm toán có dấu hiệu tranh chấp, kiện tụng hoặc nhiều hoạt động mới mà kiểm toán viên và công ty kiểm toán chưa có nhiều kinh nghiệm.

+ Địa bàn rộng: Cuộc kiểm toán địa bàn rộng là cuộc kiểm toán của đơn vị có nhiều đơn vị cấp dưới nằm trên nhiều tỉnh, thành phố khác nhau, kể cả chi nhánh ở nước ngoài.

+ Kiểm toán BCTC của nhiều năm: Kiểm toán BCTC nhiều năm là khi công ty kiểm toán ký hợp đồng kiểm toán cho một số năm tài chính liên tục.

6/ Tác dụn: Kế hoạch chiến lược là cơ sở lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, là cơ sở chỉ đạo thực hiện và soát xét kết quả cuộc kiểm toán.

7/ Các khía cạnh cần tìm hiểu để lập KHCL

-          Quy mô và địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

-          Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, tính chất ngành nghề, các loại sản phẩm lao vụ, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp trên thị trường, xác định mức độ rủi ro tiềm tàng.

-          Môi trường kiểm soát, hoạt động và bộ phân quản lý của doanh nghiệp đặc biệt là trình độ, năng lực, kinh nghiệm, quá trình dào tạo đội ngũ cán bộ quản lý- đặc biệt là người đứng đầu.

-          Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp và đặc điểm tính chất công tác kế toán cho doanh nghiệp.

-          Các chính sách chế độ mà doanh nghiệp áp dụng, những nội quy, quy định mà doanh nghiệp đề ra và mức độ, hiệu lực, tin cậy của chúng.

-          Tình trạng tài chính và các quan hệ kinh tế của doanh nghiệp.

-          Quá trình thành lập, các điều kiện hiện tại và tương lai của doanh nghiệp.

-          Những thuận lợi, khó khăn và những phương án để khắc phục khó khăn của doanh nghiệp.

8/ Phương pháp để tìm hiểu những khía cạnh đó

C1: Đọc các BCTC tổng kết của đơn vị, báo cáo tổng kết đại hội cổ đông, hội đồng quản trị và các hội nghị quan trọng khác năm nay và nhiều năm trước.

C2: Đọc các BCTC, các báo cáo kiểm toán nội bộ của năm nay, năm trước.

C3: Xem xét các ghi chép kế toán và ghi chép nội bộ của doanh nghiệp.

C4: Trực tiếp thảo luận với các nhà quản lý, cán bộ lãnh đạo, các bộ chuyên môn về những lĩnh vực cần thiết.

C5: Nghiên cứu về quy chế kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp cũng như các văn bản, các quy định nội bộ cùng với các tài liệu, các thông tin có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình kiểm toán của kiểm toán viên.

C6: Xem xét nhật ký kinh doanh, nhật ký công tác của các bộ phận.

C7: Xem xét các yếu tố thuận lợi, khó khăn và những văn bản chính sách chế độ có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, KTV còn có thể thu thập thông tin bằng cách thu thập tài liệu của các bên, cơ quan, các tạp chí của ngành có liên quan đến hoạt động của đơn vị; các ý kiến đánh giá của các kiểm toán viên trước đó, các thông tin từ các nguồn khác cung cấp... (Mẫu kế hoạch chiến lược)

KẾ HOẠCH TỔNG THỂ

1/ Khái niệm

Theo chuẩn mực 300-Kế hoạch kiểm toán: Kế hoạch kiểm toán tổng thể là việc cụ thể hoá kế hoạch chiến lược và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của  các thủ tục kiểm toán.

2/ Tính chất bắt buộc  Kế hoạch tổng thể được lập cho mọi cuộc kiểm toán

3/ Nội dung chủ yếu của KHKT tổng thể

1. Tình hình về hoạt động, kinh doanh của đơn vị được kiểm toán

2. Tình hình về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ:

3. Kết quả đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu ban đầu của Kiểm toán viên.

4. Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của  các thủ tục kiểm toán:

5. Sự phối hợp, chỉ đạo, giám sát và kiểm tra:

6. Các vấn đề khác và những yêu cầu cụ thể:

7. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán tổng thể.

4/ Người lập: Kế hoạch kiểm toán tổng thể do các trưởng nhóm kiểm toán lập

5/ Tác dụng: Kế hoạch kiểm toán tổng thể là cơ sở để lập chương trình kiểm toán

CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN (tiếp)

1/ Khái niệm

Theo chuẩn mực 300-Kế hoạch kiểm toán “Chương trình kiểm toán là toàn bộ những chỉ dẫn cho kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và là phương tiện ghi chép theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán. Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho từng phần hành”

2/ Tính chất bắt buộc: Chương trình kiểm toán được lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểm toán

3/ Nội dung chủ yếu

Chương trình kiểm toán cần thể hiện rõ những nội dung sau:

+ Các thủ tục kiểm toán cụ thể: thủ tục kiểm toán nào được áp dụng: thủ tục cơ bản, thủ tục kiểm soát.

+ Phạm vi: Bao nhiêu phần tử (quy mô mẫu) và những phần tử nào được lựa chọn để áp dụng thủ tục kiểm toán đã được xác định

+ Lịch trình: Khi nào áp dụng các thủ tục kiểm toán đã được lựa chọn (trong kỳ hay sau ngày kết thúc niên độ kế toán)

+ Sự phối kết hợp giữa KTV với các trợ lý và với các chuyên gia và với khách hàng-> đảm bảo mọi bước kiểm toán được thực hiện trôi chảy, linh hoạt, nhuần nhuyễn; tránh trùng lắp, chờ đợi.

                Thảo luận với khách hàng và hoàn chỉnh kế hoạch kiểm toán

                Kiểm toán viên và công ty kiểm toán có trách nhiệm lập kế hoạch kiểm toán. Để lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên có quyền thảo luận với kiểm toán viên nội bộ, Giám đốc và các nhân viên của đơn vị được kiểm toán về những vấn đề liên quan đến kế hoạch và thủ tục kiếm toán nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc kiểm toán.

8.2.2 TỔ CHỨC THỰC HIỆN

KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN

-          Tổ chức thực hiện các khảo sát kiểm soát 

-          Thực hiện các khảo sát cơ bản      

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC KHẢO SÁT KIỂM SOÁT

Trên cơ sở đánh giá ban đầu về hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ và dự kiến của kế hoạch, chương trình kiểm toán; KTV căn cứ vào lịch trình kiểm toán đối với từng chu kỳ kinh doanh hay từng loại thông tin để thực hiện các thủ tục khảo sát kiểm soát cụ thể: Điều tra theo hệ thống và khảo sát chi tiết đối với kiểm soát

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC KHẢO SÁT CƠ BẢN

Khảo sát cơ bản bao gồm 2 kỹ thuật là: Phân tích, đánh giá tổng quát và Kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ và về số dư tài khoản (Xem chương 7)

Kỹ thuật phân tích, đánh giá tổng quát (với 2 kỹ thuật cụ thể: phân tích ngang và phân tích dọc) được sử dụng chủ yếu để phát hiện, xác định những biến động không bình thường của thông tin tài chính từ đó khoanh vùng trọng tâm, trọng điểm cần tập trung đi sâu kiểm toán.

Kỹ thuật kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ và về số dư tài khoản sử dụng chủ yếu để thu thập các bằng chứng cụ thể về quá trình hạch toán từng loại nghiệp vụ và tính toán tổng hợp số dư từng tài khoản làm cơ sở xác nhận cho số liệu tương ứng đã trình bày trên BCTC.

8.2.3 TỔ CHỨC HOÀN TẤT

KẾT QUẢ KIỂM TOÁN

- Lập Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý

                + Thủ tục lập báo cáo kiểm toán               

                + Thủ tục soạn thư quản lý

- Hoàn tất công việc kiểm toán

                + Giải quyết các sự kiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán                                                                 

                + Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý.

8.3 TỔ CHỨC GIẤY TỜ

VÀ HỒ SƠ KIỂM TOÁN

8.3.1 Tổ chức giấy tờ làm việc

                - Giấy tờ làm việc

                - Các mẫu biểu phân tích, tổng hợp, …

8.3.2 Tổ chức hồ sơ kiểm toán

                - Tập hợp, phân loại, sắp xếp

                - Lưu trữ hồ sơ: Hồ sơ kiểm toán chung, Hồ sơ kiểm toán năm.

8.4.  KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN

Kiểm soát từ tổ chức nghề nghiệp

-          Phương thức tiến hành

-          Nội dung kiểm soát

Kiểm soát từ nội bộ công ty kiểm toán

-          Phương thức tiến hành

-          Nội dung kiểm soát

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro