Chỉ có tình yêu là bền vững ( những tấm lòng cao cả)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I.                   Ăn mừng những ngày tốt đẹp.

Ung thư. Xương sống tôi bỗng lạnh ngắt lên khi tôi nói ra hai từ đó. Chỉ là hai từ thôi, nhưng nó gây ra biết bao đau đớn. Tôi nghĩ nó sẽ không xảy ra cho bất cứ ai mà tôi quen biết, cho tới ngày nó xảy ra với mẹ tôi.

Chuyện xảy ra vào tháng tư, vào một năm học mà tôi nghĩ là nó rất tuyệt vời. Năm đó tôi đang học lớp bốn với một giáo viên giỏi nhất, cô DeRosear.

Đó là năm mọi người đều trông đợi bởi vì cô DeRosear là giáo viên nổi tiếng nhất.

Khi tôi về nhà đã thấy mẹ tôi có mặt ở nhà rồi. Điều này kỳ cục thật, bởi vì mẹ không bao giờ về nhà trước tôi. Mẹ đang ngồi trên trường kỷ cùng với ba. Hàng ngàn ý tưởng khủng khiếp lướt qua đấu tôi. Nếu bà ngoại mất rồi thì sao? Mình không có dịp chào vĩnh biệt bà ngoại rồi? Nếu anh tôi gặp tai nạn thì sao?

Khi tôi bò lên chiếc trường kỷ tới gần mẹ tôi, bà mỉm cười và hôn tôi một cái rõ kêu, thế là tôi cảm thấy nhẹ nhỏm cả lòng bèn tiếp tục làm công việc bình thường của tôi. Trong suốt trương trình TV mà tôi thường xem sau khi làm bài tập xong, mẹ tôi bắt đầu nhận điện thoại. Những cú điện thoại réo gọi không dứt cho đến tận đêm. Mỗi lần điện thoại reng, mẹ tôi lại hối hả về phòng bà. Thế là tôi biết có chuyện không hay xảy ra.

Khi mẹ tôi quay lại, tôi hỏi:

- Mẹ? Tại sao mẹ cứ rời khỏi phòng mỗi khi mẹ nhận điện thoại vậy?

Mẹ tôi quay sang hai chị em tôi và nói:

      -  Các con, mẹ có một điều muốn nói với các con. Mẹ bị một chứng bệnh mà nó sẽ làm cho mẹ rất yếu. Mẹ bị ung thư.

Khi nghe mẹ nói điều đó, tôi cảm thấy trái tim đau nhói lên. Tôi thầm nghĩ: “Tại sao Chúa sẽ mang mẹ tôi đi khỏi gia đình tôi nhanh quá vậy? Tôi đã làm gì nên tội?” Tôi không hề biết rằng chúng tôi chỉ mới bắt đầu cuộc hành trình rất dài và rất đau đớn.

Hôm sau, trẹn chiếc xe buýt, tôi quay sang Kate, bạn tôi, và nói:

-                     Mẹ mình …

Tôi chỉ nói được bấy nhiêu và bắt đầu òa khóc. Kate ôm chặt tôi rồi thì thào bên tai tôi:

-                     Mình biết, và mình có mặt ở đây vì cậu đấy.

Nghe vậy, tôi biết Kate sẽ sẵn lòng giúp đỡ tôi.

Khi những người khác hay tin mẹ tôi bị ung thư, mỗi người có một cách phản ứng khác nhau. Với bà ngoại tôi, ung thư là bãn án tử hình, vì ông ngoại cũng chết vì ung thư vào năm mẹ tôi đang học lớp chín.

Mẹ tôi bắt đầu vào giai đoạn hóa trị. Tóc mẹ rụng hết và hầu như lúc nào bà cũngbệnh. Tơi nhớ rõ có những đêm mẹ tôi mệt tới nỗi không tài nào ăn uống được. Những đợt hóa trị làm bà nôn mửa nhiều hơn.

Suốt mùa hè, mẹ tôi ở rịt trong nhà. Vào những ngày đẹp trời, mẹ và hai chị em tôi đi dọc theo bờ hồ và đoán xem những đám mây hình gì. Trong những ngày này, chúng tôi nói chuyện sẽ làm gì hôm sau, hoặc năm sau … cùng với mẹ. Chúng tôi không hề nhắc tờ chuyện mất mẹ.

Chúng tôi nhận được nhiều sự giúp đỡ từ những người khác nhau, từ những nơi khác nhau. Khi năm học mới bắt đầu, mẹ tôi phải vào phòng mổ. Tôi phải ở chung với giáo viên của tôi là cô Stephens. Cô thường làm món bánh mì nướng  Pháp cho tôi ăn. Những lát bánh làm tôi thấy nguôi ngoai, nó cho tôi biết có người quan tâm tới tôi và dành thời gian rãnh rổi cho tôi. Tôi  thường cho con chó ăn nếu bánh còn dư, hoặc nếu tôi muốn con chó cũng có cảm giác dễ chịu như tôi. Cô Stephens luôn có mặt bên cạnh tôi cùng với nụ cười, hoặc câu nói “Mọi việc rồi sẽ ổn”.

Đôi khi tôi mất hi vọng, trong lòng băn khoăn “Liệu tôi sẽ mất mẹ tôi như mẹ đã mất ông ngoại không?” Tôi dành ra hàng giờ để trách móc Chúa, nói cho Người biết rằng Người không thể mang mẹ tôi đi mất được! Tôi cần mẹ! Người không thể mang mẹ tôi đi khỏi được!

Sáu tháng trọc hết tóc và nôn mửa vì hóa trị, tình trạng mẹ tôi có phần khá hơn. Bà bắt đầu bình phục một cách chậm chạp.

Vào ngày 5 tháng 9 năm 1999, mẹ tôi trở thành người kéo dài mạng sống sau năm năm. Khi ngày đó đến, chúng tôi tổ chức tiệc thật lớn. Bạn bè khắp nơi kéo tới ăn mừng nhân vật đặc biệt, mừng chiến thắng của mẹ tôi (vì đã chống lại được ung thư)!

Nếu bạn biết một người nào đó bị ung thư, bạn có thể giúp đỡ bắng cách làm những việc nho nhỏ. Bạn có thể có mặt bên cạnh họ trò chuyện hoặc làm vài việc lặt vặt cho họ.

Đối phó với bệnh ung thư là điều rất khó khăn. Đừng chôn kín tình cảm của bạn. Cứ thoải mái trò chuyện với một người nào đó. Chung quanh bạn luôn có những người sẵn sàng giúp đỡ. Bạn đừng đầu hàng!

Trong đời bạn sẽ có những ngày tốt đẹp và những ngày ảm đạm, thường thì ảm đạm nhiều hơn. Nhưng như tôi đã học được nơi mẹ tôi, chúng ta cứ ăn mừng những ngày tốt đẹp!

                                                                              Leslle Beck, 14 tuổi

II.Bobby Lee

     Ngày nào cũng vậy, tôi và thằng em trai đi bộ từ trường về nhà, ngang qua một nhà máy lọc dầu. Mẹ tôi luôn dặn chúng tôi phải đi chung với nhau va không được nói chuyện với người lạ. Một ngày nọ, chuyến đi bộ về nhà của chúng tôi đã thay đổi, và thay đổi mãi mãi. Khi hai chị em tôi vừa đi ngang nhà máy, tôi nghe giọng một người đàn ông vang lên:

-                    Này, chào các cháu.

Tôi quay đầu lại và thấy một ông lão già khụm đang đứng đó với một nụ cười hiền lành trên môi.

Vẫn giữ một khoảng cách, tôi đáp lại:

Chào ông.

Các cháu có muốn uống một ly soda lạnh không? Ông biết các cháu hay đi ngang đây mỗi ngày. Ông không làm hại các cháu đâu.

Lúc đó, tôi cảm thấy nóng rực vì đi b và phải đeo cái ba-lô nặng trịch trên lưng, nhưng tôi biết mẹ tôi sẽ làm gì sau khi thằng em tôi méc lại việc tôi trò chuyện với người lạ. Tôi bèn đáp:

- Cám ơn ông. Cháu không được phép nói chuyện với người lạ

- Ồ, ông hiểu. Mẹ cháu nói đúng đấy. Ông tên là Bobby. Thôi các cháu về đi.

Nói xong ông lão biến mất trước cổng nhà máy.

Tôi nghĩ: Một con người kỳ cục thật. nhưng tôi cũng cảm thấy không vui khi nghĩ mình đã xúc phạm ông lão khi gọi ông ấy là người lạ.

Tôi về nhà và kể lại mọi chuyện cho mẹ tôi nghe. Bà bảo tôi làm đúng khi không ní chuyện với người lạ, vì vậy tôi cố tránh mặt ông lão mấy ngày sau đó. Nhưng chuyện này thật là không thể. Những con đường khác không được an toàn bằng con đường này, và mỗi lần chúng tôi đi ngang qua nhà máy, một giọng quen thuộc lại cất lên;

-                                            Này, các cháu.

Một ngày nọ, gia đình tôi rủ nhau đi dạo trong khu xóm. Khi chúng tôi sắp tới nhà máy, tôi nhận thấy cánh cửa hé mở. Tôi nhớ có lần mình thầm cầu nguyện là Bobby sẽ xuất hiện để chứng minh ông ấy là người lạ “tốt bụng”. Và ông ấy đang có mặt ở đó.

Ông Bobby mỉm cười va tiến về phía mẹ tôi:

-                    Chắc hẳn bà là mẹ của cô bé xinh đẹp, còn ông là cha cô bé. Rất vui khi gặp được ông bà.

Nụ cười và vẻ ngạc nhiên thật sự trên gương mặt cha mẹ tôi là tất cả những gì tôi mong muốn.Họ nói chuyện với nhau vài phút. Khi về nhà, cha mẹ tôi nói rằng chúng tôi có thể gặp ông Bobby sau giờ tan học.

Từ đó, ngày nào đi học về, hai chị em tôi cũng ghé thăm ông Bobby. Ông ấy mời chị em tôi vào thăm căn phòng nhỏ của ông, rồi chúng tôi nói chuyện về học hành, về bạn bè và các môn thể thao.

Không lâu sau, tôi bắt đầu dẫn vài đứa bạn về nhà với mục đích gâp gỡ ông Bobby. Thế rồi ngày nào cũng có một nhóm khoảng 14 đứa trẻ ghé thăm ông Bobby, và xử lí phần soda cung như kẹo chewing-gum. Giờ đây nghĩ lại, tôi mới thấy ông Bobby mua đồ ăn thức uống đó chỉ để chiêu đãi chúng tôi, mà nhóm chúng tôi không phải là ít người.

Tình bạn giữa ông Bobby và chúng tôi kéo dài khoảng ba năm. Cuối cùng, mẹ tôi quyết định đã đến lúc phải làm một điều gì đó cho ông Bobby. Thế là, với một ý tưởng và nhiều nỗ lực, bà tổ chức một buổi lễ tri ân tại nhà máy lọc dầu nhân Ngày của Cha. Tất cả bọn trẻ- thường đến thăm ông Bobby – và cha mẹ của chúng cũng được mời đến dự.

Trên tấm bảng đồng tri ân, mẹ tôi nhờ khắc dòng chữ”Kính tặng Người Ông của Khu phố” và ghi tên của tất cả chúng tôi ở bên dưới. Tôi nhớ ông Bobby đã khóc khi nhận tấm bản đó. Tôi nghĩ, chắc ông chưa bao giờ nhận được yêu thương nhiều như vậy trong suốt quãng đời dài của ông.

Ngày hôm sau, mẹ tôi đã tặng cho ông Bobby một tấm ảnh phóng to “Lễ tri ân Người Ông của Khu phố”trong đó tất cả chúng tôi đều đứng vây quanh ông.

Vào một buổi chiều lạnh lẽo của tháng hai, chúng tôi ghé thăm nhà ông như thường lệ, và biết tin ông Bobby đã mất . Tôi nhớ mình đã khóc nhiều ngày liền sau khi nhận được tin dữ đó. Ông Bobby thật sự là là một người ông của tôi.

Mẹ và hai bà phụ huynh khác cùng đến dự lễ tang. Ngay trên quan tài có ba món vật: Lá cờ tổ quốc được gấp thành hình tam  giác (tập tục dành cho người cựu chiến binh), tấm bảng tri ân mà chúng tôi tặng ông, và tấm ảnh chụp ông ấy trong Ngày của Cha(với chúng tôi đứng vây quanh). Ông Bobby không có con. Và tôi cho rằng chúng tôi là con của ông ấy.

Đến tận hôm nay tôi vẫn còn nghĩ đến ông ấy - một ông lão không có gia đình, gắn bó với một đám trẻ “lạ” và cuối cùng đám trẻ đó lại có ý nghĩa rất nhiều với ông ấy. Bây giờ tôi biết được lý do tại sao tôi đã gặp gỡ Bobby và lý do tại sao đám trẻ chúng tôi ghé thăm ông ấy mỗi ngày. Ông ấy có thể thanh thản ra đi khi biết rằng còn rất nhiều người yêu thương ông ấy.

                                                                               Daphne M. Orenshein, giáo viên mẫu giáo

IV.Chỉ có tình yêu là bền vững

Ngày hôm qua, sau khi bảo tôi và thằng em tôi (Rhys) không được chơi giỡn ầm ĩ trong nhà, mẹ tôi đi tắm. Cũng là lúc sự việc xảy ra. Chúng tôi đang chơi đập gối vào nhau, em tôi sút tay làm cái gối bay tới, hất đổ món đồ thủy tinh hình vòm để trên bản, khiến nó rơi xuống đất bể thành từng mảnh nhỏ.

Với một thính giác siêu phàm, mẹ tôi nghe tiếng đổ vỡ của thủy tinh. Không uổng phí một phút giây nào, bà lao ngay vào phòng để tìm hiểu. Tôi chắc hai anh em tôi sẽ bị la mắng dữ dội, nhưng thay vào đó, bà quỳ xuống bên đống đổ nát và bắt đầu khóc thổn thức.

Điều này khiến hai anh em chúng tôi cảm thấy khó xử. Chúng tôi nhào tới, ôm lấy mẹ, và mẹ giải thích lý do tại sao bà buồn bực như vậy. Bên dưới đống đổ nát là một bông hồng trắng bằng sứ. Cha đã tặng nó cho mẹ nhân kỷ niệm ngày cưới lần đầu tiên của họ. Cha nói, nếu trong tương lai cha cóquên mua hoa tặng mẹ vào ngày lễ kỷ niệm, mẹ chỉ việc nhìn vào bông hồng trắng đó. Nó giống như tình yêu của họ - bền vững suốt đời.

Bây giờ thì nó nằm dưới đất, gãy mất một cánh. Chúng tôi cũng khóc và đề nghị dán keo lại cho mẹ. Mẹ nói, dù có dán lại, giá trị của nó cũng đã giảm đi rồi. Chúng tôi lấy con heo đất ra, đề nghị đền tiền cho mẹ, nhưng mẹ nói rằng bông hồng tượng trưng cho tình yêu của cha và không thể lấy lại được.

Trong lúc mẹ thu dọn đống đổ nát, chúng tôi cố nghĩ mọi cách để làm bà vui, nhưng chúng tôi không thành công. Bà không thèm nhìn, không thèm để ý, không thèm nghe gì cả. Chỉ có những giọt nước mắt nối đuôi nhau lăn dài xuống má.

Sau khi dọn dẹp xong, mẹ tôi trở lại phòng tắm. Tôi chận mẹ lại nơi hành lang và nói tôi có điều quan trọng muốn kể. Mẹ định đi vòng qua tôi, trả lời:

- Bây giờ thì không được.

Tôi khăng khăng chận bà lại và nói:

- Con muốn nói một điều quan trọng. Nó là quy luật của chúa

Tôi dùng hai tay nắm lấy vai mẹ và nói tiếp:

- Mẹ à, tất cả mọi vật đều có thể bị đổ vỡ. Chúng không thoát được quy luật này. Chỉ có một vật không giống như vậy, đó là tình yêu. Đó là vật duy nhất không hề bị tan vỡ.

Mẹ tôi ôm tôi thật chặt, rồi cuối cùng bà mỉm cười. Bà nói tôi thông minh và hiểu được những điều mà ngay cả người lớn cũng không thể hiểu nỗi.

Sau bữa ăn tối, chúng tôi họp mặt gia đình. Chúng tôi bàn về các lỗi lầm và tầm qua trọng của việc rút kinh nghiệm sau lỗi lầm đó. Mẹ dán lại cánh bông bị gãy, bây giờ tren7 cánh hoa có thêm một lằn keo lờ mờ.

Mẹ tôi nói khẽ:

- Mặc dù người khác có những bông hồng nguyên vẹn, bông hồng của mẹ vẫn là độc nhất. Tì vết nhỏ của nó nhắc cho mẹ nhớ một điều quan trọng hơn: Sự nhận biết chỉ có tình yêu là bền vững mãi mãi.

Ngày nào cũng vậy, tôi và thằng em trai đi bộ từ trường về nhà, ngang qua một nhà máy lọc dầu. Mẹ tôi luôn dặn chúng tôi phải đi chung với nhau va không được nói chuyện với người lạ. Một ngày nọ, chuyến đi bộ về nhà của chúng tôi đã thay đổi, và thay đổi mãi mãi. Khi hai chị em tôi vừa đi ngang nhà máy, tôi nghe giọng một người đàn ông vang lên:

- Này, chào các cháu.

Tôi quay đầu lại và thấy một ông lão già khụm đang đứng đó với một nụ cười hiền lành trên môi.

Vẫn giữ một khoảng cách, tôi đáp lại:

- Chào ông. 

- Các cháu có muốn uống một ly soda lạnh không? Ông biết các cháu hay đi ngang đây mỗi ngày. Ông không làm hại các cháu đâu.

Lúc đó, tôi cảm thấy nóng rực vì đi bộ và phải đeo cái ba-lô nặng trịch trên lưng, nhưng tôi biết mẹ tôi sẽ làm gì sau khi thằng em tôi méc lại việc tôi trò chuyện với người lạ. Tôi bèn đáp:

- Cám ơn ông. Cháu không được phép nói chuyện với người lạ 

- Ồ, ông hiểu. Mẹ cháu nói đúng đấy. Ông tên là Bobby. Thôi các cháu về đi. 

Nói xong ông lão biến mất trước cổng nhà máy.

Tôi nghĩ: Một con người kỳ cục thật. nhưng tôi cũng cảm thấy không vui khi nghĩ mình đã xúc phạm ông lão khi gọi ông ấy là người lạ.

Tôi về nhà và kể lại mọi chuyện cho mẹ tôi nghe. Bà bảo tôi làm đúng khi không ní chuyện với người lạ, vì vậy tôi cố tránh mặt ông lão mấy ngày sau đó. Nhưng chuyện này thật là không thể. Những con đường khác không được an toàn bằng con đường này, và mỗi lần chúng tôi đi ngang qua nhà máy, một giọng quen thuộc lại cất lên;

- Này, các cháu. 

Một ngày nọ, gia đình tôi rủ nhau đi dạo trong khu xóm. Khi chúng tôi sắp tới nhà máy, tôi nhận thấy cánh cửa hé mở. Tôi nhớ có lần mình thầm cầu nguyện là Bobby sẽ xuất hiện để chứng minh ông ấy là người lạ "tốt bụng". Và ông ấy đang có mặt ở đó.

Ông Bobby mỉm cười va tiến về phía mẹ tôi:

- Chắc hẳn bà là mẹ của cô bé xinh đẹp, còn ông là cha cô bé. Rất vui khi gặp được ông bà. 

Nụ cười và vẻ ngạc nhiên thật sự trên gương mặt cha mẹ tôi là tất cả những gì tôi mong muốn.Họ nói chuyện với nhau vài phút. Khi về nhà, cha mẹ tôi nói rằng chúng tôi có thể gặp ông Bobby sau giờ tan học.

Từ đó, ngày nào đi học về, hai chị em tôi cũng ghé thăm ông Bobby. Ông ấy mời chị em tôi vào thăm căn phòng nhỏ của ông, rồi chúng tôi nói chuyện về học hành, về bạn bè và các môn thể thao.

Không lâu sau, tôi bắt đầu dẫn vài đứa bạn về nhà với mục đích gâp gỡ ông Bobby. Thế rồi ngày nào cũng có một nhóm khoảng 14 đứa trẻ ghé thăm ông Bobby, và xử lí phần soda cung như kẹo chewing-gum. Giờ đây nghĩ lại, tôi mới thấy ông Bobby mua đồ ăn thức uống đó chỉ để chiêu đãi chúng tôi, mà nhóm chúng tôi không phải là ít người.

Tình bạn giữa ông Bobby và chúng tôi kéo dài khoảng ba năm. Cuối cùng, mẹ tôi quyết định đã đến lúc phải làm một điều gì đó cho ông Bobby. Thế là, với một ý tưởng và nhiều nỗ lực, bà tổ chức một buổi lễ tri ân tại nhà máy lọc dầu nhân Ngày của Cha. Tất cả bọn trẻ- thường đến thăm ông Bobby - và cha mẹ của chúng cũng được mời đến dự.

Trên tấm bảng đồng tri ân, mẹ tôi nhờ khắc dòng chữ"Kính tặng Người Ông của Khu phố" và ghi tên của tất cả chúng tôi ở bên dưới. Tôi nhớ ông Bobby đã khóc khi nhận tấm bản đó. Tôi nghĩ, chắc ông chưa bao giờ nhận được yêu thương nhiều như vậy trong suốt quãng đời dài của ông.

Ngày hôm sau, mẹ tôi đã tặng cho ông Bobby một tấm ảnh phóng to "Lễ tri ân Người Ông của Khu phố"trong đó tất cả chúng tôi đều đứng vây quanh ông.

Vào một buổi chiều lạnh lẽo của tháng hai, chúng tôi ghé thăm nhà ông như thường lệ, và biết tin ông Bobby đã mất . Tôi nhớ mình đã khóc nhiều ngày liền sau khi nhận được tin dữ đó. Ông Bobby thật sự là là một người ông của tôi.

Mẹ và hai bà phụ huynh khác cùng đến dự lễ tang. Ngay trên quan tài có ba món vật: Lá cờ tổ quốc được gấp thành hình tam giác (tập tục dành cho người cựu chiến binh), tấm bảng tri ân mà chúng tôi tặng ông, và tấm ảnh chụp ông ấy trong Ngày của Cha(với chúng tôi đứng vây quanh). Ông Bobby không có con. Và tôi cho rằng chúng tôi là con của ông ấy.

Đến tận hôm nay tôi vẫn còn nghĩ đến ông ấy - một ông lão không có gia đình, gắn bó với một đám trẻ "lạ" và cuối cùng đám trẻ đó lại có ý nghĩa rất nhiều với ông ấy. Bây giờ tôi biết được lý do tại sao tôi đã gặp gỡ Bobby và lý do tại sao đám trẻ chúng tôi ghé thăm ông ấy mỗi ngày. Ông ấy có thể thanh thản ra đi khi biết rằng còn rất nhiều người yêu thương ông ấy.

Daphne M. Orenshein, giáo viên mẫu giáo

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro