[NLXH] Chí Phèo và Phần Còn Lại

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


“ Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời”.

Làm sáng tỏ nhận định.

-----------------------------------------------------------

Konstantin Georgiyevich Paustovsky, một trong những cố nhà văn thuộc Liên Xô đương thời,nổi tiếng bậc nhất với thể loại truyện ngắn,là cha đẻ của những nét bút chứa đựng vô số những tinh hoa nghệ thuật văn học được cô đọng lại và gửi gắm tạo lập thành những tác phẩm văn học kinh điển như tập truyện "Bông hồng vàng" ngợi ca bản chất lao động tốt đẹp của nhà văn, "Những ngày hè" đề cao vẻ đẹp đa dạng của thiên nhiên giúp con người thoát khỏi những ưu tư thường ngày và cân bằng lại bức tranh tâm hồn mỗi cá nhân hay tiểu thuyết lãng mạng "Những đám mây toả sáng".Ngoài ra ông còn được đề cử giải thưởng cao quý Nobel Văn học mặc dù cuối cùng được trao cho nhà văn Mikhail Sholokhov,nhưng những điều đó cũng đủ để khẳng định vị trí của ông trong lĩnh vực văn học nghệ thuật,và một trong những nhận định mà Paustovsky tâm đắc nhất đó là "Nhân vật làm nên bụi vàng của tác phẩm".Không thể chỗi cãi điều này khi để những ngòi bút của bao nhà văn có thể chạm đến đáy lòng của người đọc thì mọi chi tiết dù to dẫu nhỏ đều cần được đối xử như nhau, đều phải chau chuốt kĩ lưỡng tựa những con dao nhíp hay những thanh bảo kiếm nếu cùng qua quá trình rèn luyện mài dũa chỉnh chu bao nhiêu thì "sát thương" tác động nên cảm xúc của người đọc sẽ càng mạnh mẽ bấy nhiêu. Và nếu coi tất cả những nhân tố khác là cán cầm,chuôi kiếm hay vành chắn thì nhân vật văn học chính là thân kiếm,mũi kiếm,là phần trọng yếu để xuyên qua bao trái tim của những độc giả,tạo nên sự thuyết phục từ khẩu vào tâm của mọi người. Cho nên vì vậy để cho ra những đứa con tinh thần to lớn này chúng cần được tôi luyện trong một chiếc lò rèn lớn,trong đó cốt yếu phục vụ cho nhiệt độ của chiếc lò luôn ở trạng thái độ nóng tuyệt đối đó là tình cảm,sự sáng tạo,quan niệm,tư tưởng về thế giới và con người của tác giả,cho ra một hay nhiều nhân vật đình đám qua sự bùng cháy dữ dội từ ngọn lửa thiêng từ lò rèn nằm sâu trong "thế giới tư duy bao quát nghệ thuật" của tác giả,từ đó sinh ra những nhận định qua góc nhìn cá nhân của các nhà phê bình văn học,kể đến đó là "Nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan niệm của mình về cuộc đời". Và nếu chiếu theo nhận định của Paustovsky,có chăng đây là thứ chi tiết tối quan trọng quyết định tác phẩm văn học có phải là bụi vàng hay chỉ là một sa mạc cằn cõi khô khan?.
    Nghệ thuật là tự do,nhưng nếu sự tự do đó không thể mang đến sự thuyết phục thì có lẽ nghệ thuật đó chỉ nên giữ cho bản thân mình.Một nhà văn giỏi không bao giờ xây dựng lên một toà lâu đài nghệ thuật văn học mang kiến trúc đồ sộ,lộng lẫy,nguy nga,phức tạp mang tầm vĩ mô nhưng chiễm chệ trên ngai vàng đó lại là một tên ăn mày lôi thôi rách rưới.Một ban nhạc dù mỗi thành viên có đánh giỏi đến nhường nào hay có là The Beatles nhưng ca sĩ hát chính lại có vấn đề về thanh quản thì tổng quan lại cũng khó có thể hay được.Chỉ qua một vài ví dụ mang hơi hướng thiên về trừu tượng cũng đủ để tôn lên luận điểm muốn đề cập,đó là nói về tầm quan trọng trong việc xây dựng,sáng tạo một nhân vật,là nhân tố chiếm trọn mọi ánh đèn sân khấu,là thứ nổi bật hơn cả so với phần còn lại,là linh hồn của tác phẩm cũng chính là linh hồn của người viết được đưa vào trong đó.Nhưng để tránh nhầm lẫn thì cùng giải nghĩa từng từ trong nhận định cần bàn. Cần lưu ý rằng sự thể hiện của nhân vật văn học vẫn là một thứ gì đó mang thiên hướng nghệ thuật và phụ thuộc vào góc nhìn,thế giới quan của tác giả,thường là qua những đặc điểm biểu hiện điển hình để rồi từ đó phản ảnh lên ý nghĩa,bên cạnh đó những ý nghĩa đó từ thời điểm nóng hổi vừa thổi vừa ăn cho đến tận hiện thời cũng đã được mổ xẻ qua rất nhiều và suy ra được rất nhiều những tầng ý nghĩa khác nhau theo góc nhìn của mỗi độc giả sao cho hợp với từng thị hiếu của mỗi cá nhân thuộc những thời điểm khác nhau đó,nên những ý nghĩa nền tảng cũng chỉ mang tính tương đối,ước lượng nhưng dựa trên cơ sở hoàn cảnh sáng tác,tác giả,cốt truyện và nhiều phần tử khác trong đó thì có thể đưa ra những kết luận mang tính chính xác cao và đưa vào giáo dục diện rộng như bây giờ. Đó là suy nghĩa của cá nhân nên quay trở lại với vấn đề, nghệ thuật vẫn chỉ là nghệ thuật nên đừng đối chiếu với những thứ quá "hiện thực" vì đây là văn học chứ không phải tâm lý học hành vi.Tiếp đến là tư tưởng,có thể định nghĩa khái quát tư tưởng là quan điểm,là góc nhìn không rõ khách quan hay chủ quan của tác giả về một vấn đề hiện thực,là thái độ của tác giả đối với những vấn đề họ đặt lên tình huống trong tác phẩm mà họ đã bố trí.Tình cảm là những rung động của tác giả qua những cung bậc cảm xúc khác nhau dựa trên kinh nghiệm và trải nhiệm của tác giả,thường là những ấn tượng từ xã hội thực tế, để rồi từ đó sinh ra sự rung rinh trong tâm hồn  họ và còn là nguồn tài nguyên có thể khai thác vô tận vào trong những tác phẩm làm cho chúng được sinh động hoá và cảm xúc hoá dựa trên cảm xúc từ sự thật việc thật từ hiện thực.Cuối cùng là quan niệm,là cái nhìn riêng,cách đánh giá một vấn đề và những chân lý mà tác giả muốn khẳng định nó trong mỗi tác phẩm,điểm nhìn từ tác giả về những kiểu nhân vật và các mối quan hệ của các nhân vật trong tác phẩm .Từ những giải nghĩa đó ta có thể đứng thật xa ra ngoài những tác phẩm,mở to đôi mắt và bắt lấy cái nhìn bao quát lấy bức tranh toàn cảnh và có thể hiểu lấy rằng thông qua nhân vật của mình tác giả có thể bộc lộ được cảm xúc,cho vào những suy nghĩ từ tầm nhìn của mình,cách hiểu và xử lý những vấn đề hiện thực theo một cách gián tiếp và vô cùng tinh tế và tế nhị nhờ đó mà nhân vật đã làm tròn trách nhiệm như một phương tiện di chuyển,vận chuyển những tâm tư,ý tưởng của tác giả phản ánh một người,một xã hội,một vấn đề từ hiện thực được nén lại và chuyển thể vào trong những nét bút của mình đến những địa chỉ được gọi là những tác phẩm văn học.Bây giờ cùng đến với một địa chỉ cụ thể với cái tên là "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao.Có thể nói dưới văn phong xây dựng bố cục từ cốt truyện đến nhân vật một cách vô cùng tinh xảo khi ông khiến khái niệm chính phản diện trong mô típ của đa số những tác phẩm truyện trở nên mơ hồ,không rõ ràng đến kì lạ.Để nói về vấn đề này thì trong văn học,thế giới nhân vật cực kỳ đa dạng và phong phú,mỗi nhân vật đều có những phẩm chất khác nhau do những cá tính của các nhà văn xây dựng là khác nhau,nhưng theo thời gian với sự lặp đi lặp lại rõ ràng như một sự chia ranh giới thiện ác xuất hiện ngày càng nhiều,có thể chia nhân vật theo phẩm chất là nhân vật chính diện và nhân vật phản diện,nhân vật thuộc chính diện thường mang những tư tưởng,phẩm chất tốt đẹp và tiến bộ,nhưng ngoài ra còn có một loại nhân vật cũng là chính diện nhưng có những phẩm chất hoàn hảo đến mức khó hiểu từ ngoại hình cho đến tư duy làm cho chúng giống như những nhân vật được tác giả lí tưởng hoá khi tính chất của nhân vật được xây dựng có phần bị phi thực tế.Tiếp theo là loại nhân vật phản diện,có thể hiểu đây là loại nhân vật đi ngược lại hoàn toàn so với nhân vật chính diện từ ngoại hình cho đến phẩm chất xấu xa,ích kỷ,lạc hậu,cần phải loại bỏ hoàn toàn khỏi xã hội.Khẳng định sự vạch ra ranh giới đối lập,thiện ác,đen trắng xấu tốt trong các tác phẩm.Nhưng cũng có những nhân tố vật nếu áp mô típ này vào sẽ trở nên bất hợp lí như chính Chí Phèo,Thị Nở được đề cập ở trên,những nhân vật này đều có bản chất tâm hướng thiện nhưng dần dà bị biến chất trong tư tuởng,trong suy nghĩ qua những biến cố do tác giả thêm vào như một chất xúc tác làm cho cốt truyện thêm phần thu hút lại vừa thể hiện được quan niệm của mình khi con người rơi vào nghịch cảnh cuộc đời.Chí từ một con người lương thiện nhưng sau bao năm bị mục ruỗng và ăn mòn từ bên trong thì hắn bất chợt quay lại và trở nên biến chất từ ngoại hình khi qua sự miêu tả của Nam Cao: "Cái đầu thì trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen, hai mắt thì gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả cánh tay cũng thế”. Và đi song song với một ngoại hình bạm chợn đó là một tính cách không hơn không kém khi suốt ngày vất vưởng say rượu rồi chửi trời chửi đất chửi cha chửi mẹ thậm chí chửi cả làng Vũ Đại:"Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo?".Rồi sự kì dị đến độ liều lĩnh không màng đến long thể, sẵng sàng tự hủy hoại bản thân mình được thể hiện rõ ràng khi hắn còn dùng mảnh chai thủy tinh sau khi đập cái chai vào cột cổng rồi dùng nó rạch mặt nằm ăn vạ :"Thôi phải rồi, hẳn đập cái chai vào cột cổng...Và họ thấy Chí Phèo lăn lộn dưới đất, vừa kêu vừa lấy mảnh chai cào vào mặt. Máu ra loe loét trông gớm quá!".Cũng chính do hắn mà gây ra bao phiền toái cho cả làng khi bị Bá Kiến lợi dụng làm tay sai đi đòi nợ cho hắn.Quả thật để mà so sánh thì Nam Cao đúng là một "nhà điêu khắc" đại tài khi ông có  thể tạc ra một bức tượng có thể vừa cười vừa mếu nếu ta nhìn theo nhiều góc độ,cũng giống như cách mà Chí Phèo được xây dựng,từ cử chỉ,lời nói và hành động ngay từ đầu truyện cảm nhận đầu tiên của đa số độc giả đối với hắn chỉ là một tên giang hồ đầu đường xó chợ không hơn không kém nhưng về sau khi nghe đến tiểu sử bị Bá Kiến ghen tuông vớ vẩn rồi bị tống vào tù,những tháng ngày đày đoạ dài hạn đến liên miên đó đã khiến một người thanh niên chân phương có mơ ước một cuộc sống thiện lành bình dị đó bị méo mó về cả thể xác lẫn tư tưởng bởi chế độ nhà tù thực dân thời kỳ đó,khiến hắn trở thành một tên quái dị kiêm chiếc loa phóng thanh chạy bằng động cơ nồng độ cồn.Có thể nói khi đọc "Chí Phèo",người đọc dường như được Nam Cao đèo ở trên một trên chuyến tàu siêu tốc,sự lên xuống liên hồi của những cung bậc cảm xúc lẫn lộn,từ ghét bỏ,ghê tởm đến thương hại,đồng cảm.Ngoài sự thao túng cảm xúc người đọc này cũng thể hiện được quan niệm của Nam Cao,rằng một người nông dân chất phác hiền lành có thể bị méo mó đến đáng sợ nhường nào khi họ bị ép vào chốn đường cùng,phải rơi vào cảnh khốn cùng đến mức nào mới có thể thay đổi nhiều đến vậy.Nếu trong "Chữ Người Tử Tù" của Nguyễn Tuân,Huấn Cao còn có quá khứ là một nhà nho tài ba,có tài viết chữ đẹp và điều đó còn được thể hiện một lần nữa ở cảnh cho chữ cuối truyện,Huấn Cao còn có được sự kính trọng từ đáy lòng của cai ngục trước khi nhận án tử,được chết trong tư thế ngẩng cao đầu,hay tác phẩm "Tắt Đèn" của Ngô Tất Tố thì chị Dậu vẫn được coi như một con người,sự tồn tại của chị vẫn được công nhận bởi hàng xóm láng giềng,thì Chí Phèo,chính Chí Phèo đang phải trải qua sự xa lánh của cả làng Vũ Đại,trong mắt người dần trong làng,hắn chẳng khác nào một con quỷ đội lốt trong hình dạng một gã bợm nhậu.Sự bần cùng đến cực hạn đó đè nén xuống đôi chân rệu rã của Chí Phèo,thậm chí sự tồn tại của hắn chỉ được coi như một mối nguy hại đến cả làng thì thử hỏi xem,liệu có nhân vật nào phải bất lực ngôn từ như hắn hay không? Đó cũng là cách giải thích hợp lí cho việc Chí Phèo luôn phải dựa vào những cơn say men rượu để chối bỏ đi thực tại,nơi mà hắn sống như một hiện thân của cái ác trong mắt của dân làng.Ấy thế mà để một con người đã đánh mất đi bản ngã và đã vứt bỏ đi phần người, hành động theo phần con quay lại và cố gắng níu lấy những hi vọng mong manh như lửa từ một ngọn diêm trước cơn bão tuyết cuồn cuộn,ước mơ lại một lần để trở thành một con người lương thiện như hắn đã từng.Thứ gì có thể làm được điều gần như bất khả thi đó?. Chính là tình yêu,hai tâm hồn mục rữa,vất vưởng đã va phải nhau trong buổi đêm định mệnh ấy,Chí Phèo,nếu được coi là con quỷ của làng Vũ Đại,thì Thị Nở đích thị chính là tạo vật của quỷ tại làng Vũ Đại,với nhan sắc ma chê quỷ hờn,chim bay cá lượn ấy thì khó có ai có thể nhìn thẳng vào mặt ả quá 5 giây,nhưng tại sao trong mắt Chí Phèo,con người ấy lại xinh đẹp đến thế,đó là thứ vẻ đẹp tâm hồn thuần chất,bỏ đi ngoại hình vì chính Thị,Thị là người duy nhất lúc đó coi Chí như một con người chứ không phải một con quái vật như những người khác,chính là thứ tình cảm nghệ thuật  và nhà văn Nam Cao đang truyền tại vào nhân vật Chí Phèo dựa vào tình huống truyện,thứ ông muốn khẳng định đó là sức mạnh của tình yêu và sự đồng cảm giữa người với người hiếm thấy trong một xã hỗi đương thời xô bồ như vậy,chỉ khi đặt mình vào hoàn cảnh người kia,chúng ta với có thể có sự cảm thông với nhau,Thị Nở với sự nhân nghĩa và đồng cảm đã cảm hoá được con quỷ trong tâm của Chí,đã kéo được phần người của Chí,đang bị vùi sâu xuống  chiếc đầm lầy tội lỗi ngay trong tâm mình. Chính bát cháo hành của Thị Nở đã giúp Chí Phèo hết cơn đói mờ mắt nhưng cũng đồng thời khiến cho thức tỉnh bản ngã của anh ấy trở lại,những bùn đất còn vương trong tâm hồn của hắn đang được gột rửa,bát cháo nóng hổi cũng chính là ngọn lửa hi vọng thắp lên que diêm nhỏ trong bão tuyết,là sự ấm ám nhỏ nhoi của tình người còn xót lại trong ngôi làng không có sự đồng cảm đó.Một lần nữa,Chí Phèo lại muốn được sống trở lại,hắn muốn mình lại làm người lương thiện và Thị Nở chính là nguồn động lực mạnh mẽ nhất cho anh ấy lúc bấy giờ,họ giống như âm và âm ,nhân lấy nhau để thành dương,trở thành người lương thiện.Nhưng nếu đây là một câu chuyện cổ tích,có lẽ hiện thực tàn khốc sẽ không thực sự bành trướng khó chấp nhận đến vậy.Một lần nữa,trước ngưỡng cửa đang mở rộng đến vậy,sự ngăn cấm từ bà cô của Thị Nở đã chính thức đóng sầm cánh cửa đó lại đồng thời cũng dập nát ngọn lửa đang bừng bừng trở lại của Chí.Cái bi kịch kinh khủng đến bất chợt với hắn như một nhát dao cuối cùng cắt phăng đi hi vọng làm lại cuộc đời từ dưới bùn đen của Chí,chính thức bao vây hắn từ tứ phía,không đường lui cũng hết đường thoát,trong sự căm phẫn tột cùng đó,hắn đã nốc hết rượu,và cầm dao đến nhà Bá Kiến, nhân vật tượng trưng cho những kẻ thống trị thời bấy giờ,Chí Phèo muốn chính thức kết thúc mọi thứ tại đây.Ban đầu,hắn định giết cả nhà,giết chết bà cô của Thị Nở,nhưng cuối cùng bước chân của hắn lại kéo đến nhà của Bá Kiến.Một bên là cái ác thuần túy,một bên là cái thiện bị vấy bẩn.Hình ảnh con dao của Chí cướp đi sinh mạng của Bá Kiến và cũng lấy đi tính mạng của bản thân hắn đã kết thúc tất cả,đến cuối cùng thì: "Ai cho tao lương thiện?". Câu nói mang đậm sự cay đắng đến tận xương tận tủy của một con người hiền lành đang trên con đường làm lại cuộc đời,rồi lại gục ngã ngay tại đó,cảm nhận để thốt ra câu đó liệu Chí đã dồn nén bao nhiêu nỗi đau đớn,sự tủi nhục,sự bất lực toàn phần trong bản thân để rồi sự nghẹn ngào trong cổ họng đã tới giới hạn và bộc phát ra một lần và mãi mãi cho một đời như một hiện thân của sự oan nghiệt dưới thân thể vật lý,dưới con mắt của người trong làng,bọn họ đều là những con quỷ sống chẳng ai muốn chết chẳng ai thương,thế nhưng nếu thử đặt mình vào vị trí của hắn,liệu góc nhìn của họ có thay đổi hay không?.Qua tác phẩm đó dưới nét bút tài hoa của nhà văn Nam Cao ta có thể hoàn toàn thấy được bao nhiêu cảm xúc và tư tưởng được gửi gắm vào trong từng tình tiết của nhân vật Chí mang lại.Nam Cao muốn lên án trật tự xã hội hỗn loạn thời bây giờ,nơi quyền con người,quyền được sống của bao con người lương thiện bị xã hội đương thời coi rẻ không đang một hào một cắc,chà đạp lên không thương tiếc,và cũng xây dựng lên một nhân vật bản tính thiện và khai thác được những giá trị tốt đẹp của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm để thể hiện rõ dưới số phận phải chịu bi kịch đó dù cho bị điên dại hoá hay lưu manh hoá.Hình ảnh Chí Phèo thay vì đến nhà Thị Nở thì lại quay sang nhà Bá Kiến cũng là một tình tiết thể hiện rằng đó là thứ "lí trí" cuối cùng trong vô thức của Chí Phèo mặc dù cảm xúc đã chiếm hữu để hắn phải đi đến việc kết liễu Bá Kiến rồi tự sát,cũng là cái kết vừa đau vừa đáng của hắn.Thông qua nhân vật chính đó là Chí Phèo của tác phẩm "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao thì chúng ta cũng có thể tự mình đưa ra đáp án của bản thân mình trong nhận định kia rồi,một tác phẩm văn học không thể nào thiếu đi nhân vật,nếu một tác phẩm không có sự phân bố nhân vật hoặc không có nhân vật,thì làm sao những ý niệm,quan niệm,cảm xúc và tư tưởng của tác giả có thể được gửi gắm một cách trôi chảy mạch lạc và có bố cục được cơ chứ,lúc đó sẽ chẳng khác nào một cái xe ô tô lại thiếu đi bốn cái bánh cả,nhựng để xây dựng lên một nhân vật cũng không phải là một vấn đề đơn giản cho tác giả,nhà văn cần phải có sự sáng tạo cần và đủ,một cái nhìn sự vật sự việc một cách thật bao quát và khách quan,tư tưởng và quan niệm mang khuynh hướng phát triển và tiến bộ thì mới có thể làm ra một nhân vật tốt đồng thời lấy nó làm tiền đề cho sự tiếp nhận tác phẩm và khám phá tác phẩm của người nghe người đọc cho sau này.
     Nói chung là, một tác phẩm văn học nghệ thuật hay cần phải hoàn chỉnh trong mọi yếu tố và nhân vật chính chính là mắc xích tối quan trọng và cần một con mắt nhìn đời sâu rộng,tầm nhìn xa và tân tiến,cảm xúc chân thật từ đáy lòng,những quan niệm,những tư tưởng hướng về sự phát triển và tăng tiến không ngừng về chất lượng những tác phẩm,vì họ hiểu nếu những tác phẩm bị tiêm nhiễm những tư tưởng cực đoan và nhưng suy nghĩ tà đạo được chà trộn trong hằng hà xa số những tác phẩm hay khác thì nó sẽ có thể ảnh hưởng cực kỳ xấu đến cách nhận định,sự nhân thức về thực tế và làm méo mó trong suy nghĩ của những độc giả hưởng ứng những tác phẩm văn học đó,hãy lấy những bài học từ nhân vật Chí Phèo của Nam Cao chứ đừng biến thành một phiên bản khác của hắn.Và để kết thúc một bài dài thì là sẽ là một nhận định về một tác phẩm văn học đúng nghĩa của một nhà phê bình văn học Nga hàng đầu của phong trào Âu hoá thế kỉ 19:"Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả,nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan,nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó." Vissarion Belinsky.
    

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro