LỜI MỞ ĐẦU: THẾ GIỚI 10 NĂM TUỔI

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thật bực mình - chúng ta không có việc gì để làm ở Nga hay châu Á. Chúng ta chỉcó thể kinh doanh cỏn con trong phạm vi quốc gia để cố gắng tăng trưởng nhưngchúng ta bị ngăn cản bởi cách mà các chính phủ điều hành quốc gia.- Douglas Hanson, Giám đốc điều hành công ty Rocky Mountain Internet đã nóinhư vậy trên Tạp chí phố Wall sau cuộc khủng hoảng tài chính dây chuyền năm1998 buộc công ty của ông phải hoãn việc phát hành đợt trái phiếu vô danh trị giá175 triệu USD.Rạng sáng ngày 8/12/1997, chính phủ Thái Lan tuyên bố đóng cửa 56 trên tổng số58 công ty tài chính hàng đầu. Chỉ qua một đêm, các ngân hàng tư nhân này đã rơivào tình trạng phá sản do sự mất giá của đồng nội tệ (đồng Bath). Các công ty tàichính vay một lượng lớn tiền bằng đồng đô la Mỹ và sau đó cho các doanh nghiệpThái vay lại để xây dựng khách sạn, văn phòng, những toà địa ốc sang trọng và cácnhà máy. Tất cả họ đều nghĩ rằng mình được an toàn bởi chính phủ đã cam kết giữchặt tỷ giá cố định giữa đồng Baht và đồng đô la Mỹ. Tuy nhiên khi chính phủkhông làm được điều đó, tiếp sau đó là các hoạt động đầu cơ được thực hiện chốnglại đồng Bath thì các giới thương nhân hiểu rằng nền kinh tế của họ không hề khoẻmạnh như họ vốn nghĩ. Đồng nội tệ đã giảm tới 30%. Điều này có nghĩa là giới kinhdoanh vay bằng đồng đô la sẽ phải trả nhiều hơn 30% giá trị đồng Bath cho mỗimột đồng vốn vay. Nhiều công ty không còn khả năng trả nợ cho các công ty tài 2chính, các công ty tài chính không thể trả nợ cho các chủ nợ nước ngoài và kết quảlà toàn bộ hệ thống rơi vào khủng hoảng, khiến 20.000 nhân viên văn phòng mấtviệc làm. Một ngày sau đó, tôi lái xe tới một cuộc hẹn ở Băng Cốc, phố Asoke -được ví như là phố Wall của Thái Lan, nơi mà hầu hết các công ty tài chính phá sảnđóng trụ sở. Chúng tôi chầm chậm lái xe qua từng công ty chứng khoán và tráiphiếu Mêhicô, để tiền dưới mỗi tấm nệm hoặc két an toàn để họ có thể tìm thấy. Sựsụp đổ của thị trường Braxin và bất kỳ thị trường mới nổi nào khác gây ra phản ứngdây chuyền đối với cả trái phiếu kho bạc Mỹ. Ngược lại, sự gia tăng giá trị của tráiphiếu kho bạc Mỹ khiến cho lãi suất mà chính phủ Mỹ đưa ra để thu hút các nhàđầu cơ giảm xuống đồng thời làm tăng giá trái phiếu của Mỹ và trái phiếu kháccũng như sự tăng giá trên những thị trường trái phiếu mới nổi.Sự sụt giá quá mạnh của trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng tạo ra phản ứng dây chuyềnlàm tê liệt hoạt động của các quỹ phòng ngừa rủi ro và các ngân hàng đầu tư. Ví dụnhư trường hợp Công ty quản lý vốn dài hạn LTCM đóng tại Greenwich,Connecticut. LTCM là công ty mẹ của tất cả các quỹ phòng ngừa rủi ro. Do nhiềuquỹ phòng ngừa bắt đầu tham gia vào thương trường cuối những năm 80 nên cạnhtranh trong khu vực này khá gay gắt. Mọi người đều chộp lấy cơ hội. Để kiếm đượctiền trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như vậy, các quỹ phòng ngừa đã phải đánhcuộc may rủi. LTCM đã nhờ tới 2 nhà kinh tế học đoạt giải thưởng Nobel, nhữngngười đã chỉ ra rằng sự lên xuống của chứng khoán và trái phiếu có thể dự đoánđược từ trong quá khứ. Với việc sử dụng mô hình máy tính và vay từ nhiều ngânhàng khác nhau, LTCM đã đặt cược 120 tỷ USD vào trò chơi may rủi với hy vọngrằng giá của các loại trái phiếu lớn sẽ tăng giá vào mùa hè 1998. LTCM đánh cượcrằng giá trái phiếu Kho bạc Mỹ sẽ giảm và giá của các loại trái phiếu vô danh vàtrái phiếu của các thị trường mới nổi khác sẽ tăng. Tuy nhiên mô hình máy tính củaLTCM chưa bao giờ dự đoán sự kiện nào có ảnh hưởng toàn cầu tương tự nênkhông lường được sự sụp đổ của Nga hồi tháng 8. Kết quả là LTCM thua cuộc. Khitoàn bộ thế giới đầu tư rơi vào khủng hoảng và đổ dồn tìm mua trái phiếu Mỹ, giáloại trái phiếu này đã tăng mạnh thay vì sụt giảm trong khi giá của các loại tráiphiếu khác lại giảm thay vì tăng. LTCM giống như một cái xương đòn chịu tácđộng từ nhiều phía trừ phần gốc. Và đã phải nhờ tới sự giúp đỡ của các ngân hàngđể tránh tình trạng bán tống bán tháo toàn bộ số trái phiếu và chứng khoán đangnắm giữ trong bối cảnh toàn thị trường tài chính thị trường lâm vào khủng hoảngdây chuyền.3Bây giờ chúng ta sẽ trở lại với câu chuyện của khu phố tôi. Đầu tháng 8/1998, tôi đãđầu tư một khoản tiền vào ngân hàng Internet mới mở của một người bạn. Mệnh giácổ phiếu mới đầu là 14,5 USD/cổ phiếu sau đó đã tăng lên 27 USD. Tôi cảm thấynhư một giấc mơ. Nhưng sau sự kiện sụp đổ ở Nga và gây ra phản ứng dây chuyền,giá cổ phiếu của công ty bạn tôi chỉ còn 8 USD. Tại sao lại như vậy ? Đó là vì ngânhàng của anh ta giữ rất nhiều tài sản thế chấp. Với sự sụt giảm của lãi suất ở Mỹ,mọi người đổ xô mô trái phiếu kho bạc Mỹ. Nhiều người đã lo ngại rằng mọi ngườisẽ thanh lý tài sản thế chấp. Nếu quả thực mọi sự diễn ra như vậy, ngân hàng củabạn tôi sẽ không đủ sức trang trải cho các khách hàng huy động vốn. Song trên thựctế dự báo thị trường đã sai và giá cổ phiếu của công ty lại tăng dần. Đầu năm 1999,một lần nữa tôi lại có cảm giác như đang sống trong mơ khi tập đoàn Amazon.comInternet bắt đầu phát triển và chú ý tới cổ phiếu của ngân hàng bạn tôi, giá cổ phiếuđã tăng rất mạnh. Giá của các loại cổ phiếu công nghệ khác mà chúng tôi có cũngtăng mạnh. Nhưng một lần nữa điều này đã không kéo dài trước khi cả thế giớimuốn dự tiệc. Thời gian đó, thay vì sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Nga là sựsụp đổ của thị trường chứng khoán Braxin và các thị trường Mỹ, kìm hãm tốc độphát triển của cổ phiếu Internet.Tôi theo dõi toàn bộ sự kiện này và tất cả điều mà tôi có thể nghĩ tới là phải mấtchín tháng sự kiện diễn ra ở phố Asoke mới ảnh hưởng tới phố tôi còn ảnh hưởngcủa Amzon Braxin (Amazon.country) tới Amazon.com chỉ diễn ra trong vòng 1tuần. Tờ báo Nước Mỹ ngày nay (USA Today) đã tổng kết về thương trường thếgiới thời điểm cuối năm 1998 bằng một câu rất chính xác : "Khủng hoảng lan sanglục địa này sau khi diễn ra ở lục địa kia giống như sự lay lan của virus. Các thịtrường Mỹ phản ứng ngay lập tức.... Trong tiệm cắt tóc người ta cũng bàn luận vềđồng Baht của Thái Lan".Nếu không đề cập tới vấn đề nào khác thì chỉ riêng câu chuyện từ phố Asoke tớiphố tôi và từ Amazon.country tới Amazon.com cũng đủ để tôi và nhiều người khácnghĩ về thế giới ngày nay. Hệ thống Chiến tranh lạnh chậm chạp, kiên cố, chia cắtthống trị thương mại quốc tế từ năm 1945 dần dần được thay thế bằng một hệ thốngmới thông suốt, kết nối toàn cầu mà chúng ta gọi là toàn cầu hoá. Tất cả chúng tađang ở trên cùng một dòng sông. Nếu không hiểu rõ bối cảnh của năm 1989 khi bứctường Berlin sụp đổ thì đảm bảo rằng một thập kỷ sau đó chúng ta đã am hiểu tườngtận. Quả thực, ngày 11/10/1998, khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lên đến 4đỉnh điểm, Merrill Lynch đã đăng một bài quảng cáo đầy trang trên các tờ báo lớntrên toàn nước Mỹ với tiêu đề : "Thế giới mười năm tuổi".Đó là thế giới được khai sinh sau khi bức tường Berlin sụp đổ năm 1989. Không aingạc nhiên về một nền kinh tế còn quá non trẻ mới phôi thai-nền kinh tế toàn cầu.Những thăng trầm, kiểm nghiệm đã chứng tỏ rằng sự ổn định của các nền kinh tếtuỳ thuộc vào thời gian. Nhiều thị trường trên thế giới mới chỉ mở cửa tự do gầnđây, trước đây bị thống trị bởi ý muốn chủ quan của con người chứ không phải củanhà nước. Từ nơi chúng ta ngồi, một thập niên trước đây, không ai thôi dự đoán vềsự sụp đổ của một thế giới không tường chắn. Song, sự phát triển của các thịtrường tự do và dân chủ trên toàn thế giới cho phép mọi người ở bất cứ nơi nàocũng có thể kỳ vọng vào những thành công trong tương lai. Và công nghệ phát triểntrở thành sức mạnh, không chỉ xoá bỏ ranh giới về mặt địa lý mà còn xoá bỏ nhữngngăn cách giữa mọi người. Dường như sau 10 năm, thế giới tiếp tục hứa hẹn nhiềuđiều mới. Và không ai có thể nói rằng tăng trưởng là dễ dàng.Quả thực, bài báo của Merill Lynch đã đúng phần nào khi cho rằng toàn cầu hoá đãtròn 10 tuổi. Vì từ giữa thập kỷ 1800 đến 1920, thế giới cũng đã từng trải qua thờikỳ toàn cầu hoá. Nếu so sánh khối lượng thương mại và dòng vốn chảy giữa cácquốc gia với GNP và dòng lao động di cư với dân số, quá trình toàn cầu hoá trướcThế chiến lần thứ 1 gần giống với những gì mà chúng ta đang sống hôm nay.Vương quốc Anh, sau đó thống trị toàn cầu, là nhà đầu tư lớn nhất vào những thịtrường mới nổi. Những tư bản kếch xù ở Anh, châu Âu và Mỹ thường bị đánh bạibởi các cuộc khủng hoảng tài chính, châm ngòi bằng sự kiện trái phiếu đường sắtArgentina hay trái phiếu chính phủ Latvia, trái phiếu chính phủ Đức. Không có sựkiểm soát tiền tệ và vì thế năm 1866 tuy không có cáp xuyên Đại Tây Dương songnhững cuộc khủng hoảng tài chính và ngân hàng ở NewYork cũng nhanh chóng ảnhhưởng tới Luân Đôn hay Paris. Tôi đã từng có lần nói chuyện với John Monks,người đứng đầu Liên đoàn thương nghiệp Anh, AFLCIO của Anh, người đã chorằng chương trình nghị sự của Quốc hội lần thứ nhất TUC ở Manchester, Anh năm1868 có nhiều vấn đề cần thảo luận:" Điều cần thiết là phải giải quyết vấn đề cạnhtranh ở các nước thuộc địa châu Á" và "Cần phải học tập các tiêu chuẩn giáo dục vàđào tạo của Mỹ và Đức". Vào thời điểm đó, đã xảy ra hiện tượng di dân nhiều hơnchúng ta nghĩ và trong thời kỳ chiến tranh, trước 1914, các nước không yêu cầuphải có hộ chiếu khi đi du lịch. Những người dân di cư sang Mỹ mà không cần phảicó visa. Khi bạn gắn kết các nhân tố lại với nhau cùng với những phát minh sáng 5chế tầu thủy chạy bằng hơi nước, điện báo, đường sắt và cuối cùng là điện thoại bạncó thể nói rằng kỷ nguyên đầu tiên của toàn cầu hoá trước chiến tranh thế giới lầnthứ nhất đã thu hẹp thế giới từ rộng lớn thành một thế giới quy mô vừa.Kỷ nguyên đầu của toàn cầu hoá và chủ nghĩa tư bản tài chính thế giới đã bị phá vỡbằng cuộc cách mạng tháng 10 Nga và sự sụp đổ của chủ nghĩa đế quốc. Thế giớiđược phân chia lại. Còn việc phân chia lại thế giới sau Thế chiến II không thực hiệnđược vì chiến tranh lạnh. Chiến tranh lạnh cũng là một hệ thống quốc tế, kéo dài từ1945 đến 1989 khi bức tường Berlin sụp đổ và thay hệ thống này bằng một hệ thốngmới : kỷ nguyên mới của toàn cầu hoá mà chúng ta đang sống "Toàn cầu hoá lầnII". Như vậy kể từ lúc mới khai sinh, toàn cầu hoá bị gián đoạn 75 năm bắt đầubằng Chiến tranh thế giới thứ nhất và kết thúc bằng Cuộc chiến tranh lạnh.Có rất nhiều điểm giống nhau giữa quá trình toàn cầu hoá trước đây và quá trìnhtoàn cầu hoá mà chúng ta đang sống hiện nay. Điểm mới có chăng chỉ là quy mô vàcường độ toàn cầu hoá. Và cái mới nữa là số lượng người và số nước tham gia vàoquá trình toàn cầu hoá cũng như chịu ảnh hưởng của quá trình này. Toàn cầu hoátrước 1914 có vẻ như diễn ra với cường độ khá mạnh nhưng không có sự tham dựcủa các nước đang phát triển. Quy mô của toàn cầu hoá trong thời gian đó cũng lớnhơn song không mạnh như ngày nay. Năm 1900, giao dịch ngoại hối hàng ngày lêntới hàng triệu đôla. Trong khi đó, theo Cục dự trữ liên bang NewYork, năm 1992con số trên đạt 820 tỷ USD, tháng 4/1998 là 1,5 nghìn tỷ USD mỗi ngày và còn tăngnữa. Thập kỷ vừa qua, chỉ tính riêng cho vay quốc tế của các ngân hàng trên toànthế giới đã tăng lên gấp đôi. Năm 1900, dòng vốn tư nhân chảy từ các nước pháttriển sang các nước đang phát triển tính bằng hàng trăm triệu đô la và chỉ một số ítnước tham gia vào quá trình luân chuyển vốn này. Theo thống kê của IMF, chỉ tínhriêng năm 1997, dòng đầu tư từ các nước phát triển sang các thị trường mới nổi đạt215 tỷ USD. So với kỷ nguyên toàn cầu hoá trước đây, kỷ nguyên toàn cầu hoángày nay diễn ra mạnh mẽ hơn.Toàn cầu hoá ngày nay không chỉ khác về mức độ mà còn khác về dạng thức. Theotạp chí Nhà kinh tế (The Economists), toàn cầu hoá trước đây được xây dựng bằngviệc cắt giảm chi phí vận chuyển. Nhờ những sáng kiến, phát minh đường xe lửa,tàu thủy chạy bằng hơi nước và ô tô, mọi người có thể đi đến mọi nơi và các giaodịch thương mại diễn ra cũng nhanh, rẻ hơn. Còn toàn cầu hoá ngày nay được xâydựng với việc cắt giảm chi phí viễn thông nhờ vi mạch, vệ tinh, cáp quang vàinternet. Những công nghệ mới này có thể kết nối thế giới chặt hơn. Công nghệ mới 6cũng có nghĩa là các nước đang phát triển sẽ không phải xuất nguyên liệu thô sangphương Tây và nhập về sản phẩm cuối cùng, họ có thể trở thành những nhà sản xuấtlớn. Công nghệ mới cũng cho phép các công ty lắp đặt các khâu của quy trình sảnxuất ở các nơi khác nhau, tiến hành nghiên cứu và thực hiện hoạt động marketing ởmọi quốc gia mà không hề có sự gián đoạn vì chúng được kết nối qua hệ thống máytính và điện thoại đặt ở một vị trí. Cũng chính nhờ có mạng lưới máy tính và cướcviễn thông rẻ nên ngày nay mọi người có thể chào hàng và tiến hành cung cấp dịchvụ trên phạm vi toàn cầu - từ những tiến bộ về y học tới phần mềm, viết và xử lý dữliệu - những sản phẩm chưa từng được mua bán trao đổi trước đây. Và tại sao lạikhông ? Theo The Economists, năm 1930, một cuộc gọi giữa NewYork và LuânĐôn kéo dài 3 phút phải mất 300 USD thì ngay nay cuộc gọi đó có thể thực hiệngần như là miễn phí thông qua Internet.Nhưng cái tạo ra một kỷ nguyên toàn cầu hoá độc nhất vô nhị như hiện nay khôngphải là sự tồn tại của những công nghệ trên mà là khả năng gắn kết của những côngnghệ này. Mọi quốc gia, doanh nghiệp có thể đến được với nhau một cách nhanhhơn, rẻ hơn, nhiều hơn. Ngay cả bản thân mỗi cá nhân cũng vậy. Điều này nhắc tôinhớ lại một ngày mùa hè 1998 khi người mẹ 79 tuổi của tôi, Margaret Friedman,sống ở Minncapolis gọi cho tôi với giọng rất buồn rầu. Tôi hỏi : "Có chuyện gì phảikhông mẹ?" bà nói : "Mẹ chơi brit qua mạng với 3 người đàn ông Pháp, họ nóichuyện với nhau bằng tiếng Pháp và mẹ chẳng hiểu gì cả". Khi tôi bật cười nghĩrằng mẹ tôi đã gian lận khi chơi brit với 3 người Pháp qua mạng mẹ tôi có vẻ nhưhơi phật ý. Bà nói: "Đừng cười con trai, mẹ đang chơi brit với một số người Siberi".Với những người cho rằng toàn cầu hoá ngày nay không khác mấy so với trước đây,tôi chỉ hỏi một câu đơn giản : "năm 1990, ông bà bạn có thể chơi brit với ngườiPháp qua mạng không ?" Tôi nghĩ là không. Có một vài điểm của toàn cầu hoá hiệnnay giống với những gì mà chúng ta đã thấy trước đây và cũng có những điểm trướcđây chưa từng có và một vài điểm mà chúng ta thậm chí chưa hiểu hết. Do vậy, tôicó thể nói sự khác biệt giữa 2 kỷ nguyên toàn cầu hoá như sau : Nếu kỷ nguyên toàncầu hoá đầu tiên đưa thế giới từ quy mô lớn về một thế giới quy mô vừa thì kỷnguyên toàn cầu hoá thứ 2 thế giới từ quy mô vừa trở thành thế giới thu nhỏ.Cuốn sách này tập trung lý giải toàn cầu hoá trong kỷ nguyên mới đã thống trị hệthống quốc tế cuối thế kỷ 20 - thay thế hệ thống chiến tranh lạnh như thế nào vàkiểm chứng ảnh hưởng của nó đối với chính trị và quan hệ quốc tế ra sao? Về mặtnày có thể nói toàn cầu hoá góp phần hình thành nên thế giới thời kỳ hậu chiếntranh lạnh. Để hiểu rõ hơn, tìm đọc thêm 4 quyển sách sau : Sự thăng trầm của cácsiêu cường: những thay đổi về kinh tế và xung đột quân sự từ 1500 đến 2000 của 7Paul M. Kennedy, Đoạn kết của lịch sử và người cuối cùng của Francis Fukuyama,những bài luận và các cuốn sách của Robert D. Kaplan, và cuốn Mâu thuẫn trongkhai hoá văn minh và phân chia lại trật tự thế giới của Samuel P.Huntington.Tất cả những cuốn sách trên đều chứa đựng những sự kiện quan trọng nhưng tôi chorằng chưa một ai trong số họ thực sự mô tả được thế giới hậu chiến tranh lạnh theocách chính thể luận. Bài viết của Kaplan rất sống động và chân thực nhưng lại tậptrung vào những mảng tối, tiêu cực của thế giới và khái quát cho toàn thế giới.Huntington lại khai thác các cuộc xung đột về văn hoá trên thế giới và chuyển sangbàn về những mâu thuẫn trong khai hoá văn minh, thậm chí còn dự báo về một cuộcchiến tranh thế giới trong tương lai. Tôi cho rằng cả Kaplan và Huntington đều chưađánh giá hết sức mạnh của các quốc gia, sự quyến rũ của thị trường toàn cầu, sựphát triển của công nghệ, mạng lưới và các quy tắc toàn cầu nên làm sai lệch nhữngdự đoán về tương lai (phần lớn là dự đoán tiêu cực).Kennedy và Huntington cố gắng tiên đoán cho tương lai nhiều hơn là nói về quákhứ hay chỉ nói về quá khứ. Kennedy đã xuất sắc khi nói về sự thất thế của đế quốcAnh, Pháp và Tây Ban Nha nhưng lại kết luận rằng đế quốc Mỹ sẽ là đế quốc thấtbại tiếp theo. Ông đã ngầm gửi một bức thông điệp rằng kế thúc chiến tranh lạnhkhông chỉ có nghĩa là chấm dứt sự tồn tại của Liên bang Xô viết mà còn có ám chỉsự suy tàn của Mỹ. Tôi cho rằng Kennedy đã chưa đánh giá đúng sự suy giảm củaMỹ thập niên 80 khi viết rằng bản thân Mỹ đang chuẩn bị và tự điều chỉnh để thâmnhập vào hệ thống toàn cầu hoá mới-một quá trình mà hiện nay hầu hết các nướctrên thế giới đều đi theo. Kennedy đã không thấy rằng, với sức ép của quá trình toàncầu hoá Mỹ phải cắt giảm ngân sách bảo hộ, tinh giản chính quyền và càng ngàycàng trở thành một siêu cường kinh tế chứ không hề mất đi vị thế đó.Huntington thì cho rằng kết thúc chiến tranh lạnh, chúng ta sẽ không còn nhữngngười cộng sản Xô viết vì thế có thể sẽ thay thế bằng những người Hồi giáo hayHindu. Ông loại trừ việc nảy sinh một hệ thống thế giới mới và dự kiến nhiều sựkiện khác nhau. Đối với Huntington, chỉ sự gắn bó với bộ lạc là hình thái tiếp theochiến tranh lạnh chứ không xuất hiện hình thái nào khác.Cuốn sách của Fukuyama chứa đựng nhiều vấn đề hiện thực, nhiều quan niệm vềnhững cái mới - sự thắng thế chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tư bản thị trường tự do là 8cách thức tổ chức xã hội hiệu quả nhất. Nhưng ngay bản thân nhan đề của cuốn sách(chứ không phải là cả cuốn sách) đã ám chỉ một kết cục là sự thắng thế này khôngđi đôi với thế giới mà chúng ta đã tìm ra.Theo cách riêng, mỗi một cuốn sách đã gây được tiếng vang vì các tác giả đã gợi ramột vấn đề mới "Một thế giới rộng lớn" - phần trọng tâm, giống như được gắn độngcơ để nói về các vấn đề quốc tế thời kỳ hậu chiến tranh lạnh - từ khai hoá văn minh,sự suy tàn của các đế quốc đến sự thắng thế của chủ nghĩa tự do.Quyển sách này rất khó đọc. Tôi tin rằng nếu bạn muốn hiểu về thế giới hậu chiếntranh lạnh bạn phải bắt đầu tìm hiểu một hệ thống thế giới mới - toàn cầu hoá. Đó là"Một thế giới rộng lớn" mà mọi người đều nên quan tâm tới. Toàn cầu hoá khôngcó nghĩa là những sự kiện có ảnh hưởng trong thế giới ngày nay mà nói rộng ra cómột ngôi sao Bắc Đẩu, một đội quân đang hình thành trên thế giới - đó là một hệthống. Cái mới của hệ thống này là : tuổi đời của các tổ chức xã hội, sự hỗn độn,mâu thuẫn trong khai sáng văn minh và tự do hoá. Và kịch bản của thế giới hậuchiến tranh lạnh là ảnh hưởng lẫn nhau giữa hệ thống mới và các hệ thống thế giớicũ. Đây là một bối cảnh rất phức tạp và chưa rõ hồi kết. Điều đó giải thích tại saotrong bối cảnh toàn cầu hoá bạn có thể chứng kiến những mâu thuẫn trong khaisáng văn minh cũng như những tương đồng của quá trình này, những hậu quả môitrường và những giải cứu môi trường đầy kinh ngạc, sự thắng thế của chủ nghĩa tưbản thị trường, tự do và sự phản kháng lại nó, sự tồn tại lâu bền của nhà nước quốcgia và sự nảy sinh của những nhân vật có quyền lực lớn. Điều mà tôi muốn nói làcuốn sách đã chỉ ra cách thức mà bối cảnh trên diễn ra và làm sao để kiểm soát nó.

Lời cuối cùng trước khi chúng ta bắt đầu đọc. Một hôm, nhà xuất bản và biên tậpcuốn sách này, Jonathan Galassi gọi điện cho tôi và nói : "Tôi đã kể với một vàingười bạn rằng ông đang viết một cuốn sách về toàn cầu hoá và họ đã nói: 'Ồ,Friedman, anh ấy yêu toàn cầu hoá'. Họ có ý gì vậy ? ". Tôi trả lời rằng tôi cảm thấytoàn cầu hoá giống như cảm nhận về buổi bình minh sớm mai. Nhìn chung, tôi chorằng mặt trời thức dậy vào mỗi buổi sáng là một điều tốt lành. Nó có lợi nhiều hơnlà có hại. Nhưng ngay cả khi tôi không quan tâm tới bình minh thì cũng không cónghĩa là tôi không hiểu gì về nó. Tôi không bắt đầu toàn cầu hoá, tôi không thể ngănchặn nó - cho dù nó ảnh hưởng tới sự phát triển của nhận loại và tôi không mấtnhiều thì giờ để cố gắng làm việc đó. Tất cả điều mà tôi muốn nói là làm thế nào mà 9tôi có thể hiểu về hệ thống mới, làm dịu đi những điều tồi tệ, cho đa số mọi người.Đó là tinh thần mà cuốn sách muốn chuyển tải.

Thomas L.Friedman

Washington DC

01/02/1999

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro