cảm nhận về tác phẩm " Chiếc Thuyền Ngoài Xa" của Nguyễn Minh Châu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút tiên phong của nên văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Ông còn được mệnh danh là người mở đường tinh anh và tài hoa của nền văn học Việt Nam thời kì đổi mới, bằng sự thức thời và nhạy bén của người nghệ sĩ Nguyễn Minh Châu không chỉ nhận ra nhu cầu đổi mới mà ông còn dẫn đầu trong công cuộc cách tân nghệ thuật ấy. Nếu trước năm 1975 các tác phẩm của ông viết về đề tài chiến tranh, người lính và những cảm hứng sử thi lãng mạng đậm nét thì sau đổi mới ông lại tập trung bút lực vào công cuộc tìm kiếm và khám phá những vấn đề thế sự nổi cộm. Đó là hành trình khám phá con người trong cuộc sống mưu sinh thời hậu chiến đồng thời cảm thông thấu hiểu với những kiếp người gian lao, từ đó phát hiện và trân trọng những hạt ngọc quý ẩn giấu trong tâm hồn con người. Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho tài năng và phong cách của Nguyễn Minh Châu ta không thể không nhắc đến tác phẩm " Chiếc Thuyền Ngoài Xa"
Truyện là những tình huống đan xen nhau được khởi nguồn từ anh thợ ảnh đi săn tìm cái đẹp. Từ đó phát hiện ra lẽ đời và ngời sáng vẻ đẹp của tình mẫu tử, đức hi sinh, lòng vị tha, bao dung, nhân hậu và sự can đảm- Đó là hạt ngọc ẩn giấu trong cái lấm láp của đời thường mà Nguyễn Minh Châu dẫn dắt tài tình đưa ta đến bài học đáng quý của cuộc sống về lẽ đời, cái nhìn cuộc sống : một cái nhìn đa diện, nhiều chiều. Qua đó ta thấy tình yêu thương, sự trân trọng, cảm thông của tác giá đối với con người
Từ những tình huống đan cài tình huống nối nhau khiến người đọc liện tục phát hiện ra những ý nghĩa mới mẻ, sâu sắc trong tầng tầng lớp lớp câu chuyện. Từ câu chuyện chiếc thuyền ngoài xa đến cuộc đời của người đàn bà hàng chài rồi quay lại câu chuyện của người nghệ sĩ. Từ bài học triết lí xa- gần đến bài học về cái bên ngoài và cái bên trong, nội dung và hình thức... Tận sâu là quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh mà tác giả khéo léo dẫn ra trong từng tình huống truyện độc đáo
Từ tình huống trong đời sống, nhà văn trở lại với câu chuyện nghệ thuật và đem quan điểm nghệ thuật sâu sắc. Quan điểm đó gợi nên từ ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa: Trước khi là nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy là một người biết yêu ghét, vui buồn trước nghịch cảnh của cuộc sống. Đường vì nghệ thuật thuần túy mà bỏ quên cuộc đời, bởi lẻ nghệ thuật chân chính luôn là cuộc đời và vì cuộc đời " Văn học trước hết là cuộc đời sau đó mới là nghệ thuật "
Không như hình ảnh thuyền ngư phủ lạc trong sương đầy thơ mộng, lãng mang trong tác phẩm " Vì sao" của Xuân Diệu mà chiếc thuyền của Nguyễn Minh Châu là nỗi vất vả, lam lũ vì gánh nặng mưu sinh; bế tắc cùng quẫn vì hơn chục đứa con chen chúc trong chiếc thuyền chật chội bấp bênh trên mặt biển đầy sóng gió; tăm tối, nhục nhã vì tình trạng thất học, bạo lực nặng nề. Nhưng trên hết là vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà hàng chài có vẻ ngoài kém duyên luôn khiến ta phải tôn trọng, đó là một người phụ nữ lam lũ, khổ sở bị cuộc sống nghèo đói, đông con và sự tàn nhẫn của tên chồng vũ phu chèn ép. Ấy vậy mà người đàn bà ấy vẫn cam chịu, nhẫn nhục, chấp nhận cuộc sống tàn bạo ấy một cách lạ kì. Chị xin chồng đem mình lên bờ đánh để trách làm tổn thương tâm hồn bé bỏng của các con, gửi thằng Phác- con chị cho ông ngoại để tránh thằng bé vì mẹ mà xung đột với cha và có lẽ vì quá yêu các con mà chị chấp nhận cam chụi cho chồng đánh để các con được có cha, được ăn ngon... và cũng một phần nào đó chị chấp nhận để bị đánh vì chị thấu hiểu cho nỗi khổ của chồng chị. Bởi vậy chị chấp nhận bị đánh đập mà chưa từng van xin, khóc lóc hay trốn tránh cho đến khi chị chứng kiến thằng Phác vì thương mẹ mà đánh bố nó phạm phải luân thường đạo lí còn bố nó thì đánh lại con ngã quay, chứng kiến cảnh những người mà chị yêu thương vì chị mà đánh nhau, chị đã khóc bởi nỗi xấu hổ, nhục nhã trước thằng Phác và người chứng kiến- nghệ sĩ Phùng. Cuộc sống có khổ sở, tăm tối vậy đó nhưng chị vẫn biết chắt chiu cho mình những miền hạnh phúc nhỏ nhoi: khi được thấy đàn con ăn no, khi gia đình vui vẻ bên nhau. Dẫu những niềm hạnh phúc ấy có như ngôi sao băng vụt qua bầu trời tăm tối, thì đối với chị vậy là quá đủ rồi.
Những hi sinh, phẩm chất cao quý của người đàn bà hàng chài đã tạo nên một tình mẫu tử thiêng liêng. Hình ảnh của chị đã góp phần hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam. Và đó chính là quan niệm " nghệ thuật vị nhận sinh" mà Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm
Bởi sự chiêm nghiệm sâu sắc về nghệ thuật và cuộc sống tác giả đã mang đến cho người đọc bài học đắt giá về cái nhìn cuộc sống: một cái nhìn đa diện và nhiều chiều, phát hiện bản chất thật sự của nghệ thuật phía sau vẻ đẹp của hiện tượng .Bằng cách khắc họa nhân vật, xây dựng tình huống truyện độc đáo, sử dụng ngôn ngữ linh loạt, sáng tạo Nguyễn Minh Châu đã thành công làm nổi bật chủ đề và tử tưởng của tác phẩm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro