chep

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


  Được biết đến là văn nổi tiếng trên văn đàn văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Nguyễn Minh Châu được mệnh danh là người "mở đường tinh anh và tài năng" . Ông chính là một văn có một cảm hứng đời tư thế sự luôn luôn trăn trở về cuộc sống hiện thực,Sáng tác của ông chuyển sang cảm hứng thế sự với đề tài đạo đức và triết lí nhân sinh sậu sắc. Và "Chiếc thuyền ngoài xa" được xem là một tác phẩm tiêu biểu và rõ nét cho cảm hứng đó của nhà văn.

  MB: Nguyễn Minh Châu là nhà văn mở đường tài năng và tinh anh nhất của văn học ta hiện nay. Ông đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Tâm điểm những khám phá nghệ thụât của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tiền hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông. Truyện đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài, một người lao động lam lũ, bất hạnh, trải đời và sáng đẹp tình yêu thương, đức hi sinh, vị tha.  

Đặt tên truyện "Chiếc thuyền ngoài xa" Nguyễn Minh Châu muốnnói, con thuyền nghệ thuật mang vẻ đẹp tuyệt đỉnh nhưng nó quá xa rời đời thực, đầy ngang trái nghịch lí. Nghệ thuật phải gắn với đời, phản ánh trung thực cuộc đời, và phải biết quan tâm tới số phận con người. 

  Hình ảnh "Chiếc thuyền ngoài xa" được nhà văn khắc hoạ rất ấn tượng: "Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu trời sương mù trắng như sữa pha đôi chút màu hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ". Hình ảnh đó mang một "vẻ đẹp thực sự đơn giản và toàn bích" – vẻ đẹp của "một bức tranh bằng mực Tàu của một danh hoạ thời cổ", và tất cả vẻ đẹp đó đã được nhà nghệ sỹ nhiếp ảnh của chúng ta thu vào một tấm ảnh mà nó "được treo ở rất nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật".

– Hình ảnh "Chiếc thuyền ngoài xa" giờ đã hoá thân thành một tác phẩm nghệ thuật để mọi người nhìn ngắm, chiêm ngưỡng với tất cả những vẻ đẹp về màu sắc, đường nét, bố cục...và khi thưởng thức bức ảnh đó, những người sành nghệ thuật thể có cái cảm giác "trở nên bối rối", cảm thấy "trái tim như có cái gì bóp thắt vào" và "khám phá thấy cái chân lý của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn"...như cái cảm giác mà "tôi" đã từng có.
– Song, dù có là người sành nghệ thuật đến đâu, cũng không ai khám phá ra được:Đó là những con nguời, những cuộc đời, những số phận đầy trớ trêu, nghịch lý đã, đang và sẽ còn tiếp tục sống quay quắt bên trong chiếc thuyền ấy. Một người vợ nhẫn nhục cam chịu một cách tự nguyện những trận đòn thịnh nộ của anh chồng với "ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng" chỉ vì chiếc thuyền ấy, gia đình ấy (với trên dưới mười con người) cần có ông ta chèo chống lúc phong ba; Một đứa con trai yêu mẹ đến nỗi định giết cả bố mình... Cái sự thật bên trong ấy chỉ được người thợ chụp ảnh nhận ra khi "chiếc thuyền đâm thẳng vào chỗ tôi đứng", tức là ở một khoảng cách gần, rất gần!

  Với chi tiết này, câu chuyện dường như đã mở ra hai hình ảnh, hai thế giới khác hẳn: Chiếc-thuyền-ngoài-xa mang lại vẻ đẹp hoàn mỹ cho một tấm ảnh, còn chiếc thuyền khi đến gần lại làm vỡ ra một hiện thực nghiệt ngã đến xót xa của số phận con người. Vậy nên, có thể nói hình tượng "chiếc thuyền ngoài xa" đích thực là một ẩn dụ nghệ thuật hoàn toàn có dụng ý của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Giải mã hình tượng ẩn dụ đó, người đọc sẽ nhận ra một thông điệp mà nhà văn truyền đi, rằng cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thật, và rằng con người ta cần có một khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật nhưng nếu muốn khám phá những bí ẩn bên trong thân phận con người và cuộc đời thì phải tiếp cận với cuộc đời, đi vào bên trong cuộc đời và sống cùng cuộc đời. Chính vì thế, cho dù chỉ là một bức ảnh "hoàn toàn thế giới tĩnh vật" (hay nói đúng hơn là vẫn có con người nhưng đó chỉ là "những bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng") nhưng nhà nghệ sỹ nhiếp ảnh của chúng ta - cũng là người đã trực tiếp nhận ra những số phận ẩn tàng bên trong nó - bao giờ cũng như thấy "một người đàn bà bước ra" sau mỗi lần suy tư, ngắm nhìn thành quả nghệ thuật mà mình tạo ra nhờ cái giây phút "trời cho" ấy.

Hình tượng của chiếc thuyền ngoài xa là như thế và cho đến bây giờ hễ cứ nói đến hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa là nói đến sự hàm ẩn giữa nghệ thuật và cuộc đời. nghê thuật được sinh ra từ cuộc đời nhưng đồng thời nghệ thuật phải gắn liền với cuộc đời. Con người chúng ta khi nhìn bất cứ một sự việc nào là nghệ thuật hay không nghệ thuật thì cũng nên nhìn nhận một cách đa chiều. Bởi vì cuộc đời này không bằng phẳng một màu, trong một sự vật có thể chứa đựng nhiều mặt khác nhau. Dòng đời thì đa đoan phức tạp. Vì thế chúng ta nên nhìn nhận một cách thấu hiểu nhất chứ không nên phiếm diện.  

Chiếc thuyền là biểu tượng của bức tranh thiên nhiên về biển và cũng là biểu tượng về cuộc sống sinh hoạt của người dân hàng chài.

– Chiếc thuyền ngoài xa là hình ảnh gợi cảm, có sức ám ảnh về sự bấp bênh, dập dềnh của những thân phận, những cuộc đời trôi nổi trên sông nước.

– Chiếc thuyền ngoài xa biểu tượng cho mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Cái hồn của bức tranh nghệ thuật ấy chính là vẻ đẹp rất đỗi bình dị của những con người lam lũ, vất vả trong cuộc sống thường nhật.

  Trước Nguyễn Minh Châu, nhà văn Nam Cao từng quan niệm "Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối... Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than" (Trăng sáng). Là người đi sau, Nguyễn Minh Châu không lặp lại quan niệm đó, vì hình ảnh "chiếc thuyền ngoài xa" mang vẻ đẹp nghệ thuật thực sự chứ không hề là "ánh trăng lừa dối". Điều mà nhà văn muốn người đọc lưu tâm là cần phải có cái nhìn đa chiều, phổ quát mới có thể cảm nhận hết cái gai góc, phức tạp của cuộc đời này, bởi như ông đã nói "con người thì đa đoan, cuộc đời thì đa sự"  

  Cùng với việc xây dựng tình huống là những hình ảnh biểu trưng có sức gợi , sức kết lắng ý nghĩa tư tưởng lớn. Trong Chiếc thuyền ngoài xa, những hình ảnh biểu tượng ẩn chứa bao ý nghĩa sâu xa và chính những hình ảnh này kết lắng và chứa đựng chủ đề tư tưởng tác phẩm. 

Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa đã thể hiện những đổi mới thành công của Nguyễn Minh Châu. Bằng việc xây dựng tình huống thắt nút và việc sử dụng những hình ảnh có sức biểu trưng lớn, tác phẩm đã đi sâu khám phá cuộc sống đời thường với bao đa sự, đa đoan thời hậu chiến. Phải có cái nhìn tinh tế, sâu sắc, Nguyễn Minh Châu mới thấu hiểu và phát hiện được những vẻ đẹp thầm lặng ẩn giấu trong tâm hồn người phụ nữ khốn khổ ấy. Tác phẩm do vậy còn cho thấy tài năng và tấm lòng người cầm bút của Nguyễn Minh Châu. 

  Chiếc thuyền là biểu tượng của bức tranh thiên nhiên đẹp và cuộc sống sinh hoạt của người dân làng chài "Trước mặt tôi là một bức tranh mực tầu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ."

  Là một ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật. Đó là chiếc thuyền có thật trong cuộc đời, là không gian sinh sống của gia đình người hàng chài. Cuộc sống gia đình đông con, khó kiếm ăn, cuộc sống túng quẫn là nguyên nhân làm cho người chồng trở nên cục cằn, thô lỗ và biến vợ thành đối tượng của những trận đòn. Những cảnh tượng đó, những thân phận đó nếu nhìn từ xa, ở ngoài xa thì sẽ không thấy được.  

Vì ngoài xa nên con thuyền mới cô đơn. Đó là sự đơn độc của con thuyền nghệ thuật trên đại dương cuộc sống, đơn độc của con người trong cuộc đời. Chính sự thiếu gần gũi, sẻ chia ấy là nguyên nhân của sự bế tắc và lầm lạc. Phùng đã chụp được chiếc thuyền ngoài xa trong sương sớm – một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích, một chân lí của sự toàn diện. Nhưng khi chiếc thuyền đâm thẳng vào bờ, chứng kiến cảnh đánh đập vợ của người đàn ông kia, anh đã kinh ngạc và vứt chiếc máy ảnh xuống đất. Anh nhận ra rằng,vẻ đẹp ở ngoài xa kia cũng ẩn chứa nhiều oái oăm, ngang trái và nghịch lí. Nếu không đến gần thì chẳng bao giờ anh nhận ra. Xa và gần, bên ngoài và sâu thẳm...đó cũng là cách nhìn, cách tiếp cận của nghệ thuật chân chính.

  Cuộc sống muôn hình muôn vẻ, nhiều nghịch lí, mâu thuẫn. Nếu chỉ nhìn từ một phía thì sẽ đánh giá lệch lạc, phiến diện. Vậy cần phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều để từ đó đưa nghệ thuật vươn tới chiều sâu nhân bản: "Nghệ thuật phải gắn liền với đạo đức". Nhà văn không thể có cái nhìn dễ dãi trước cuộc sống mà phải biết nhìn thấu được bản chất bên trong của cuộc sống. Đó mới là nghệ sĩ chân chính. 

- KB: Truyện Chiếc thuyền ngoài xa qua những phát hiện của Phùng thân phận cay đắng, đầy bi kịch, nghèo khổ của người đàn bà hàng chài, đã bộc lộ những lo lắng, trăn trở của nhà văn về nhân cách đời sống con người, bộc lộ lòng thương cảm, trắc ẩn, trân trọng những vẻ đẹp trong tâm hồn người dân lao động. Truyện đậm chất tự sự, triết lý, tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.

- MB: Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xacủa nhà văn Nguyễn Minh Châu, nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc nhất chongười đọc là người đàn bà làng chài - người phụ nữ vô danh với tấm lòng bao dung, vị tha, đức hi sinh cao thượng mà khiến khi gấp trang sáchlại ta không thể nào quên.

- KB :Qua câu chuyện của người đàn bà, ta càng thấy rõ: Không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng của cuộc sống , không thể có cái nhìn một chiều, phiến diện với con người và cuộc sống. Đây cũng là nét mới trong văn xuôi sau năm 1975 mà NMC chính là vị"khai quốc công thần của triều đại văn học.

- MB: Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút xuất sắc nhất của nền văn xuôi Việt nam hiện đại. Ông là người mở đường tinh anh và thành công nhất của nền văn học thời kì đổi mới. Mang một ước nguyện khám phá con người ở bên trong con người, ông đã mang đến cái nhìn đa chiều các sự việc và con người trong cuộc sống vào tác phẩm của mình. "Chiếc thuyền ngoài xa" cùng với nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn là một ví dụ tiêu biểu cho phong cách này của ông. Nhân vật người đàn bà hàng chài được tác giả khắc học và phăm phá bằng cái nhìn đa chiều, từ nhiều điểm nhìn khác nhau. Có khi được hiện lên từ sự quan sát, cảm nhận của nhân vật Phùng -người nghệ sĩ nhiếp ảnh với tâm hồn nhạy cảm, phong phú, có lúc chị tự bộc lộ mình qua những lời nói, hành động trong mối quan hệ với mọi người xung quanh. Khi khám phá tính cách của người đàn bà hàng chài, ấn tượng đầu tiên Nguyễn Minh Châu muốn đem đến cho người đọc là vẻ ngoài xấu xí, lam lũ cùng với vẻ cam chịu đến nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài này ẩn dấu những vẻ đẹp nhân tâm của phụ nữ Việt nam hiên đại. 



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#van