chiec thuyen ngoai xa - NMC

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nguyễn Minh Châu là một trong những cây bút xuất sắc nhất của nền văn xuôi Việt nam hiện đại. ông được mệnh danh là vị khai quốc công thần của triều đại văn học mới, “Người mở đường tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc). Ông quan niệm rằng “thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người. vs  ước nguyện đó,ông đã mang đến cái nhìn đa chiều các sự việc và con người trong cuộc sống vào tác phẩm của mình. truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" là một ví dụ tiêu biểu cho phong cách này của ông. Nổi ba. Trong t’p?  là hình tượng người đàn bà làng chài - người phụ nữ vô danh với tấm lòng bao dung, vị tha, đức hi sinh cao thượng

Nhân vật người đàn bà được tác giả khắc họa và phăm phá bằng cái nhìn đa chiều, từ nhiều điểm nhìn khác nhau.Có khi được hiện lên từ sự quan sát,cảm nhận của nhân vật Phùng-người nghệ sĩ nhiếp ảnh với tâm hồn nhạy cảm,phong phú,có lúc chị tự bộc lộ mình qua những lời nói,hành động trong mối quan hệ với mọi

người xung quanh.

Đi suốt chiều dài thiên truyện, người đọc không hề biết đến tên của người đàn bà, khi thì nhà văn gọi bằng “chị ta”, lúc thì gọi bằng“mụ”, “người đàn bà hàng chài”. Vì sao Nguyễn Minh Châu không đặt tên cho người đàn bà này ?  Bởi chị cũng như bao người đàn bà ở vùng biển nghèo khổ này, chị là người vô danh. “Đây chính là một lối viết rất quen thuộc của Nguyễn Minh Châu sau 1975, nhà văn không hề tô vẽ cho nhân vật của mình. Người phụ nữ hiện lên không phải tấm gương lung linh thể hiện phẩm chất lý tưởng của con người. Nhân vật xuất hiện với sự nhẫn nhục câm lặng trước trận đòn tàn bạo của chồng, gợi cảm giác bức bối. Nhưng kiên trì theo dõi cuộc đời nhân vật, người đọc khám phá ra những vẻ đẹp rất người, lặng lẽ nhưng đáng trân trọng ở bà” (Đinh Hà Triều).

,ấn tượng đầu tiên cua  người đàn bà hàng chài ma Nguyễn Minh Châu đem đến cho người đọc là vẻ ngoài xấu xí.lam lũ

NMC đã để cho n/v của mình xuất hiện trên 1 khung thiên nhiên tuyệt đẹp của 1 buổi bình minh.Nhưng chính khung cảnh tuyệt đẹp ấy đã trở thành cái nền tương phản để nhà văn làm nổi bật hình ảnh đôi vợ chồng hàng chài lam lũ,xẫu xí., người đàn bà xuất hiện với vẻ ngoài rách rưới,nghèo khổ:"Thân hình cao lớn với những đường nét thô kệch...Mụ rỗ mắt..Khuôn mặt mệt mỏi sau 1 đêm thức trắng kéo lưới,tái ngắt và dường như đang buồn ngủ...Tấm lưng áo bạc phếch vad rách rưới.Nửa thân dưới ướt sũng...." Còn ngừi đàn ông thì tóc như tô quạ,chân đi chữ bát,tấm lưng rộng và cong như 1 chiếc thuyền… cả 2 là hiện thân của 1 cuộc sông khốn khổ , vất vả, nhọc nhằn.

Sự hiện diện của 2 ng đã phá vỡ khung cảnh thiên nhiên toàn bích kia và khiến cho người nghệ sĩ nhiếp ảnh phải ngạc nhiên đến sững sờ. và anh càng ngạc nhiên hơn khi thấy ngừi đàn ông bắt đầu hùng hổ,dùnh chiếc dây lưng đánh tới tấp vào ngừi đàn bà, Ông ta đánh vợ giống như trút cơn giận lửa cháy,vừa đánh,vừa chửi.Trong khi đó ngừi đàn bà câm nín,chiu đựng ,một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả cũng không tìm cách trốn chạy". Có thể nhận thấy đây là nơi quá quen thuộc với chị, sự quen thuộc ghê sợ, khủng khiếp bởi những trận đòn đã thành lệ "ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận năng" của người chồng vũ phu, thô bạo Vì thế nên dù đã chấp nhận, chị không nén nổi cay đắng. Khi đi qua bãi xe tăng hỏng, trước lúc đến bên chiếc xe rà phá mìn, ng đà bà đã"đứng lại ngước mắt nhìn ra ngoài mặt phá nước, chỗ chiếc thuyền đậu một thoáng, rồi đưa một cánh tay lên có lẽ đang gãi hay sửa lại mái tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống đưa cặp mắt nhìn xuống chân".  - cử chỉ của chị như muốn tìm đâu đó sự thay đổi hay trì hoãn dù chỉ một thoảng, nhưng rồi cũng chị cũng hiểu rằng đó là điều không thể, cánh tay chị "buông thõng" chán chường, cặp mắt nhìn xuóng chân cam chịu và mệt mỏi.,cuối cùng, chị vẫn phải chấp nhận những đòn roi như một phần cuộc đời mình; chấp nhận như cuộc sông của một người đi biển đánh cá phải đươg đầu với sóng to, gió lớn vậy. Muốn tồn tại thì phải chấp nhận. Đó là thái độ của một người đang thực hiện những nghĩa vụ cực khổ của mình - không cán thán, bất bình nhay tránh né.

Có những sự thực vỡ nhẽ khiến ta đắng lòng. Sự nhẫn nhục cam chịu của người đàn bà hàng chài là tất yếu, là lựa chọn minh triết của một người mẹ biết suy nghĩ bằng trái tim và cảm xúc bằng lí trí

Người đàn bà hàng chài không chỉ bị hành hạ về thể xác với những trận đòn tàn bạo của người chồng vũ phu àm còn bị giày vò nặng nề về tinh thần bởi sự nhục nhã khi bị đối xử như một con vật; bởi luôn nơm nớp lo sợ con cái bị tổn thương, bởi sự đau khổ khi luôn phải chứng kiến đứa con trai vì quá thương mẹ mà căm ghét đánh lại bố. Miêu tả hình ảnh một người mẹ vừa khóc, vừa phải "chắp tay vái lấy vái để đứa con" để nó đừng phạm phải một tội ác trái với luân thường đạo lí, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện sự xót thương cho nỗi đau khổ cùng cực mà con người có thể chịu đựng.

Người đàn bà đã không trốn chạy khi bị chồng đánh đập dã man trên bờ biển . Chị càng không có ý định tự giải thoát mình khỏi người chồng tàn bạo ấy. Sự chịu đựng của chị không phải chỉ trong một, hai lần chịu đòn mà kéo dào trong suốt cả cuộc đời. Sức chịu đựng và sự hi sinh thầm lặng của người đàn bà làng chài làm nhiều người ngỡ ngàng

Nguyên nhân sâu xa của sự cam chịu chính là tình thương con vô bờ bến của chị.

Vượt lên trên sự cay đắng và cơ cực , tình mẫu tử của chị tỏa sáng, đó chính là đức hi sinh cao thượng của một con người mang thiên chức làm mẹ. Chị gồng mình gánh chịu đòn roi của chồng là bởi vì những đứa con “Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được!”.Chị hiểu rằng bất kỳ một cuộc hôn nhân tan vỡ nào thì người buồn đau nhất chính là những đứa con, đứa có bố thì mất mẹ, có mẹ thì mất bố, chia đàn xẻ nghé. Chị quan niệm rằng một gia đình hạnh phúc là gia đình đầy đủ các thành viên dù đâu đó trong gia đình còn nhiều khiếm khuyết. Vì thương con mà chị quặn lòng gửi thằng Phác lên rừng ở với ông ngoại nó. Vì thương con và để tránh sự tổn thương cho những tâm hồn thơ bé nên chị đã bảo lão chồng “có đánh thì đưa chị lên bờ mà đánh”. Chị giống như con gà mẹ xòe đôi cánh che chở cho đàn con trước sự tấn công của loài chim ăn thịt. Chính tình mẫu tử thiêng liêng  cao thượng đã chấp cánh cho chị, đưa đàn con bay vút lên trên sự cơ cực, đói kém, nhọc nhằn và lam lũ. Chị chắt chiu dành dụm từ những niềm vui nhỏ nhất“Vui nhất là thấy đàn con chúng tôi được ăn no” để khỏa lấp những nỗi đau, để xoa dịu nỗi đời cay cực.  Người đàn bà vẫn chắt lọc, trân trọng những hạnh phúc nhỏ nhoi

Người đàn bà này ý thức được thiên chức, bổn phận làm mẹ, cam chịu nhẫn nhục vì con, hi sinh bản thân vì con Tình thương ấy tấm lòng ấy thật mênh mông như biển cả và cũng thật đáng trân trọng biết bao

Mặt khác,  Ẩn đằng sau lớp vỏ tưởng chừng vô cảm, thất học ,người phụ nữ hàng chài là một ngườirất thấu hiểu lẽ đời

Sở dĩ người đàn bà chấp nhận chuyện bị chồng đánh đập như việc những người đàn bà trên thuyền vẫn chấp nhận chuyện người đàn ông uống rượu là bởi vì chị là  một người phụ nữ giàu lòng nhân hậu, vị tha. C au nói   “Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được nhưng đừng bắt con bỏ nó”, khiến Phùng và Đẩu ngạc nhiên và vỡ lẽ đằng sau câu chuyện của người đàn bà hàng chài. Lão chồng vũ phu ấy đối với chị có hai cái “Ân” : ân huệ và ân nhân. Chị tự nhận thức: vì mình xấu, bị cái xấu đeo đuổi như định mệnh từ lúc còn nhỏ, trận đậu mùa để lại di chứng trên mặt chị là những nốt rỗ chằng chịt, theo năm tháng càng lớn lại càng xấu, càng già đi lại càng khó coi. Và vì xấu nên việc có mang với anh hàng chài là một ân huệ. Còn việc hắn đưa chị lên thuyền để chung sống đã đem hắn trở thành ân nhân. Vì là ân nhân cho nên chị không thể bỏ.

Chị cũng nhận phần thua thiệt về mình “Cũng tại đàn bà ở thuyền chúng tôi đẻ nhiều quá”. Và vì thuyền chật con đông nên cuộc sống khốn khó, có lúc phải ăn xương rồng luộc chấm muối. Trong suốt câu chuyện dài dằng dặc của đời mình, tuy khó khăn nhưng người đàn bà không tỏ ra oán giận chồng, ngược lại còn bênh vực chồng bởi chị cho rằng lão chồng chị không xấu, “trước kia là một anh con trai hiền lành nhưng cục tính”, từ ngày lấy chị thì cuộc sống khốn khó, vất vả cho nên lão chồng đã xem việc đánh vợ là một phương thức giải tỏa những bức bí của cuộc đời. Như vậy, chị là người rất hiểu chồng, thương chồng, chồng chị là nạn nhân của sự đói nghèo thất học, hắn vừa đáng thương lại vừa đáng tội, đáng tội vì hắn gây ra biết bao đau thương cho người thân, đáng thương vì hắn là nạn nhân.

, chị hiểu thế nào là “nổi vất vả cơ cực trên một chiếc thuyền không có người đàn ông”, chị và sắp nhỏ sẽ sống như thế nào khi không có “người đàn ông chèo chống lúc phong ba bão tố”. Giả sử Phùng và Đẩu bắt được người đàn bà bỏ chồng thì hóa ra lòng tốt của các anh lại biến các anh thành tội đồ bởi các anh đã đẩy người đàn bà và những đứa con chị đến chỗ thê thảm của cuộc sống. Ở gần cuối câu chuyện, khi Phùng đi lang thang dọc biển rồi quay trở lại vùng đầm phá trong cơn giông gió nổi lên, Phùng đã nhìn thấy giữa mặt phá mênh mông, giữa lúc tất cả con thuyền khác vào nơi trú ẩn an toàn thì vẫn còn chiếc thuyền lưới vó dập dềnh chao đảo trong bão gió và sóng dữ. Thử hỏi nếu không có người đàn ông trên chiếc thuyền ấy thì số phận chiếc thuyền sẽ ra sao?

Qua hình tượng ng đblc tác giả chia sẻ cảm thông của mình với những số phận đau khổ tủi nhục của những người lao động vô danh đông đảo trong xã hội. Lên án, đấu tranh với cái xấu, cái ác vẫn còn tồn tại trong từng gia đình. Phát hiện, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người lao động

Một điều nữa nhà văn muốn gửi gắm đó chính là vấn đề tiếp cận cuộc sống: cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Con người luôn có những quan hệ chằng chịt phức tạp. Bởi vậy nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng cuộc sống và con người không được dễ dãi, đơn giản, phiến diện, công thức. Chính vì có cái nhìn phiến diện mà Phùng và Đẩu mới bắt người đàn bà kia bỏ chồng. Khi và chỉ khi thấu hiểu tấm lòng người đàn bà hàng chài thì Phùng và Đẩu mới vỡ lẽ ra. Chính người đàn bà hàng chài đã dạy cho các anh bài học về cách nhìn nhận cuộc sống: Cuộc sống muôn hình muôn vẻ, nếu chỉ nhìn từ một phía thì sẽ đánh giá lệch lạc, phiến diện.  Vậy cần phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều để từ đó đưa nghệ thuật vươn tới chiều sâu nhân bản “Nghệ thuật phải gắn liền với đạo đức”.

Làm nên thành công của hình tượng người đàn bà nói riêng và tác phẩm nói chung, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tạo ra một tình huống truyện mang tính khám phá, nhận thức, phát hiện đời sống. Ngôn ngữ kể chuyện khách quan, giàu sức thuyết phục mang đến cho người đọc nhiều bất ngờ thú vị và thương cảm lẫn cảm phục.

Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha và đức hi sinh. Qua câu chuyện của người đàn bà, ta càng thấy rõ: Không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự vật, hiện tượng của cuộc sống, không thể có cái nhìn một chiều, phiến diện với con người và cuộc sống.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dandelion